Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH

Mục tiêu bài học: Giúp học sinh

1. Kiến thức: 1. Kiến thức: Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân (một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản). Hiểu được hệ thống luận điểm, luận cứ: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là đấu tranh cho một thế giới hòa bình để ngăn chặn nguy cơ đó. Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: hệ thống luận điểm chặt chẽ, xác đáng, luận cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, cách lập luận chặt chẽ thuyết phục.

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.

3. Thái độ: Có ý thức tham gia các hoạt động Vì hòa bình, chống chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà chung của trái đất, tuyên truyền cho cuộc hoạt động đó.

Chuẩn bị của GV&HS:

GV: Tranh ảnh, tư liệu thời sự có liên quan đến bài học, phiếu học tập

HS: Bài soạn, bảng nhóm, nam châm, bút dạ màu.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy.: ... /8/ 2010	Lớp 9B ... HS 	Vắng: ... HS	... Phép 
TIẾT 6
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức: 1. Kiến thức: Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân (một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản). Hiểu được hệ thống luận điểm, luận cứ: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là đấu tranh cho một thế giới hòa bình để ngăn chặn nguy cơ đó. Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: hệ thống luận điểm chặt chẽ, xác đáng, luận cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, cách lập luận chặt chẽ thuyết phục.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
3. Thái độ: Có ý thức tham gia các hoạt động Vì hòa bình, chống chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà chung của trái đất, tuyên truyền cho cuộc hoạt động đó. 
Chuẩn bị của GV&HS:
GV: Tranh ảnh, tư liệu thời sự có liên quan đến bài học, phiếu học tập
HS: Bài soạn, bảng nhóm, nam châm, bút dạ màu...
Các hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
1. Kiểm tra (3')
Cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
2. Giới thiệu bài mới (2')
Thông tin thời sự về chiến tranh, xung đột ở các khu vực trên thế giới.
Giới thiệu văn bản và tác giả (SGK)
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
HĐ1: Đọc văn bản, tìm hiểu chung (10')
GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc 
HS đọc lần lượt đến hết
Nhận xét, uốn nắn cách đọc
Kiểm tra việc đọc chú giải của HS
I/ Đọc văn bản, tìm hiểu chung
1. Tác giả: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két
 - Nhà văn có nhiều đóng góp cho hòa bình nhân loại qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học.
- Giải thưởng Nô-ben văn học 1982
2. Văn bản: trích trong bản tham luận Thanh gươm Đa-mô-clét đọc tại cuộc họp sáu nước ... vào tháng 8/1956
HĐ2: Tìm hiểu văn bản (25’)
Phiếu học tập (câu hỏi 1 SGK)
Nêu luận điểm và hệ thống luận cứ?
HS ghi kết quả vào phiếu
Thu phiếu, quan sát nhanh kết quả, gọi HS
trình bày
II/ Tìm hiểu văn bản
1) Luận điểm và hệ thống luận cứ
Nhận xét, kết luận
HS đọc và quan sát luận điểm, ghi tóm tắt.
GV dẫn dắt đến hệ thống luận cứ
Quan sát hệ thống luận cứ
Hãy tóm tắt hệ thống luận cứ trên bằng một câu ngắn gọn 
- Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân, hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất; đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
- Hệ thống luận cứ:
 + Nguy cơ chiến tranh hạt nhân...
 + Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi cơ hội sống tốt đẹp của con người
 + Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người, phản lại sự tiến hóa...
 + Ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ của toàn nhân loại...
=> Mối đe dọa hạt nhân và nhiệm vụ của loài người.
Phân tích luận cứ 1 
( Nguy cơ chiến tranh hạt nhân)
Đọc phần văn bản từ đầu -> "vận mệnh thế giới"
HS nêu và ghi luận cứ 1 (a)
Trả lời câu hỏi (theo chuẩn bị)
Tác giả mở đầu đoạn văn = các chi tiết nào?
Đưa những chi tiết đó nhằm mục đích gì?
Thảo luận: Em có nhận xét gì về cách trình bày vấn đề của tác giả?
GV định hướng HS nêu ý kiến, nhận xét, kết luận. Ghi tóm tắt kết quả đúng 
 2) Phân tích luận cứ
 a, Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
 - Chi tiết: 
"Hôm nay ngày 8-8-1986" => thời gian xác định ...
"50 000, 4 tấn, mười hai lần..." => số liệu, tính toán cụ thể, xác thực
 - Mục đích: Chỉ ra sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.
* Vào đề trực tiếp, chứng cứ rõ ràng, gây ấn tượng mạnh và thu hút người đọc 
4. Củng cố (3')
Khái quát nội dung
Nhận xét giờ học
4. Hướng dẫn tự học (2’)
Học phần nội dung đã ghi
Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài...
˜™&˜™&˜™&˜™&˜™
Ngày dạy.: ... /8/ 2010	Lớp 9B ... HS 	Vắng: ... HS	... Phép 
TIẾT 7
(Tiếp văn bản) ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân (một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản). Hiểu được hệ thống luận điểm, luận cứ: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là đấu tranh cho một thế giới hòa bình để ngăn chặn nguy cơ đó. Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: hệ thống luận điểm chặt chẽ, xác đáng, luận cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, cách lập luận chặt chẽ thuyết phục.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
3. Thái độ: Có ý thức tham gia các hoạt động Vì hòa bình, chống chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà chung của trái đất, tuyên truyền cho cuộc hoạt động đó. Ý thức sử dụng từ đúng và hay. 
Chuẩn bị của GV&HS
GV: Tranh ảnh, tư liệu, phim ảnh thời sự có liên quan đến bài học, phiếu học tập
HS: Bài soạn, bảng nhóm, nam châm, bút dạ màu...
 Các hoạt động dạy và học
 Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
1. Kiểm tra (4')
Nêu luận điểm và hệ thống luận cứ ... Phân tích luận cứ 1
2. Giới thiệu bài mới (2')
Chuyển ý từ tiết 6
HĐ1: Đọc văn bản (5')
Đọc phần văn bản chứa luận cứ
HĐ2: Phân tích các luận cứ 2,3,4 (25')
Nêu luận cứ 2 (b)
HS nhận phiếu học tập, thực hiện các yêu cầu ghi trong phiếu, ghi bảng nhóm: 
Tác giả đã dùng cách diễn đạt nào để trình bày luận cứ?
Ghi các chi tiết, dẫn chứng trong văn bản để minh họa
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm trao đổi, nhận xét, kết luận
Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn văn?
2) Phân tích luận cứ
 b, Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng để con người có cuộc sống tốt đẹp hơn
 - Đưa dẫn chứng toàn diện
 - Đưa VD so sánh trên nhiều lĩnh vực, cách so sánh tiêu biểu...=> T/c phi lí của cuộc chạy đua vũ trang ...
=> Chứng cứ toàn diện, xác thực; lập luận chặt chẽ, so sánh sắc sảo giàu sức thuyết phục
Chuyển ý, nêu luận cứ 3 (c)
HS thực hiện như trên
Đưa những chứng cứ khoa học về sự tiến hóa tác giả nhằm khẳng định điều gì?
 c, Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người, phản lại sự tiến hóa tự nhiên
 - 380 triệu năm... quá trình 
 - 180 triệu năm nữa... tiến hóa lâu dài 
 - Bốn kỉ địa chất... của sự sống 
 - Chỉ cần ... sự hủy diệt diễn ra quá nhanh
 => Hiểm họa chiến tranh hạt nhân đối với sự tiến hóa (chiến tranh phi lí)
Thảo luận
Tác giả kêu gọi chống chiến tranh bảo vệ hòa bình thế giới bằng những từ ngữ nào?
Tại sao tác giả lại nhắc nhở: nhân loại cần giữ gìn kí ức?
Từ đó, em nhận thức được gì qua văn bản này?
Ghi nhớ (T21)
đ, Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hòa bình
- "Chúng ta đến ... công bằng" hướng người đọc đến một thái độ tích cực: phải đấu tranh chống chiến tranh hạt nhân 
- Nhấn mạnh: nhân loại cần giữ gìn kí ức, 
lên án kẻ đã đẩy nhân loại đến thảm họa...
Ghi nhớ
HĐ2: Luyện tập (5') 
Hướng dẫn kẻ bảng thống kê các hình ảnh đối lập trong bài.
 II/ Luyện tập
3. Củng cố (3'): Nêu hệ thống luận điểm
Đọc ghi nhớ
4. Hướng dẫn tự học (2’): Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết, đoạn băng về đề tài trên ...; đọc kĩ văn bản, tìm hiểu thái độ nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hòa bình nhân loại thể hiện trong văn bản.
Học bài. Thuộc ghi nhớ
Hoàn chỉnh bài tập luyện trên giấy A4. Chuẩn bị tiết 8.
˜™&˜™˜™&˜™˜™&˜™
Ngày dạy.: ... /8/ 2010	Lớp 9B ... HS 	Vắng: ... HS	... Phép 
TIẾT 8
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Nắm được những hiểu biết cốt yếu về ba phương châm hội thoại: quan hệ, cách thức, lịch sự (nội dung của từng phương châm). 
3. Kĩ năng: Vận dụng trong hoạt động giao tiếp. Nhận biết và phân tích được cách sử dụng đúng các phương châm hội thoại trong một tình huống giao tiếp cụ thể. 
2. Thái độ: Có ý thức, thái độ đúng đắn vận dụng các phương châm hội thoại khi giao tiếp.
Chuẩn bị của GV&HS:
GV: Bảng phụ, phiếu học tập
HS: Bài soạn, bảng nhóm, nam châm, bút dạ màu...
Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Kiểm tra (3')
 Nêu nội dung của các phương châm hội thoại đẫ học? Làm bài tập 5 (SGKT11)
2. Giới thiệu bài mới (2')
Chuyển tiếp ý từ phần kiểm tra
Hướng dẫn tìm hiểu phương châm quan hệ (8’)
- HS đọc thành ngữ. Trao đổi:
 + Thành ngữ chỉ hoạt động giao tiếp như thế nào?
 + Hãy thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi XH toàn những hoạt động giao tiếp như vậy?
 + Qua đây em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
 +Thông thường, trong giao tiếp thường đề cập đến >1 đề tài, khi đó người tham gia giao tiếp cần phải làm gì để đảm bảo được phương châm này? Tránh được "Ông nói gà, bà nói vịt"
- Quan sát các trường hợp giao tiếp bằng hàm ngôn 
-Trao đổi:
 + Có phải những trường hợp giao tiếp này người tham gia giao tiếp đã không nói đúng đề tài?
 + Trình bày ý kiến giải thích của em? 
- Quan sát BT4a, ghi câu trả lời vào bảng nhóm, trình bày ý kiến 
- Nhận xét, đánh giá kết quả, đọc ghi nhớ T21
- Chuyển mục II
I/ Phương châm quan hệ
- Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh lạc đề
- Muốn thay đổi đề tài GT cần báo trước...
- Có tình huống giao tiếp bằng hàm ngôn 
Ghi nhớ (T21)
Hướng dẫn tìm hiểu phương châm cách thức (8’)
- HS đọc lần lượt từng thành ngữ
- Trả lời câu hỏi bằng phiếu học tập
 + Mỗi thành ngữ chỉ cách nói như thế nào?
 + Cách nói ấy có ảnh hưởng gì đến giao tiếp?
II/ Phương châm cách thức
 + Bài học rút ra qua tìm hiểu trên là gì? 
- Đọc truyện cười "Mất rồi", thảo luận, trả lời các câu hỏi SGKT20 trên bảng nhóm, trình bày kết quả, nhận xét đánh giá.
- Quan sát bảng phụ ghi kết quả đúng, tự ghi bài.
- Trao đổi:
 +Có nên nói theo kiểu của cậu bé trong truyện không? vì sao?
 + Bài học được rút ra từ tìm hiểu trên là gì?
- Đọc ghi nhớ T22 
Tránh nói dài dòng, ấp úng...
Tránh cách nói mơ hồ
Ghi nhớ (T22)
Hướng dẫn tìm hiểu phương châm lịch sự (7’)
- Đọc truyện
- Trao đổi:
 + Điều mà cả người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy nhận được từ nhau là gì?
 + Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên?
- Đọc ghi nhớ
III/ Phương châm lịch sự
Cần tế nhị, tôn trọng lẫn nhau qua cử chỉ, lời nói...=> thái độ lịch sự.
Ghi nhớ (T23)
Hướng dẫn luyện tập (12’)
Yêu cầu: Tìm thành ngữ có liên quan đến các PCHT; phát hiện lỗi liên quan đến PCHT
- BT1 SGK T23: Thi giải đáp nhanh 
Đọc và làm BT2 theo nhóm, trình bày miệng, nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh kết quả.
Làm BT3 vào phiếu học tập, thu, chấm trong khi cho HS làm BT4
Làm BT4 theo nhóm, chấm nhóm nhanh và đúng 
IV/ Luyện tập
 Bài tập 1
- Khuyên dùng lời nói nhã nhặn lịch sự khi giao tiếp
- Tìm thêm: Lời nói gói vàng...
Bài tập 2: Nói giảm,nói tránh
Bài tập 3:
Bài tập 4:
3. Củng cố (3’)
 Khái quát nội dung bài học.
 Nhận xét giờ học
4. Hướng dẫn tự học (2’)
 Hoàn chỉnh các bài tập. Thuộc ghi nhớ. Tìm VD về việc không tuân thủ PC về lượng, PC về chất trong hội thoại. Chuẩn bị tiết 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
˜™&˜™˜™&˜™˜™&˜™
Ngày dạy.: ... /8/ 2010	Lớp 9B ... HS 	Vắng: ... HS	... Phép 
TIẾT 9
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về văn thuyết minh. Hiểu được vai trò (hỗ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng); tác dụng (làm cho đối tượng hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng) của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Cách đưa yếu tố miêu tả vào văn bản thuyết minh
2. Kĩ năng: Quan sát các sự vật, hiện tượng. Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh. 
2. Thái độ: Có ý thức sử dụng phù hợp các yếu tố miêu tả trong một văn bản thuyết minh.
Chuẩn bị của GV&HS:
GV: Bảng phụ, phiếu học tập, các tư liệu liên quan đến bài học ...
HS: Bài soạn, bảng nhóm, nam châm, bút dạ màu...
Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Kiểm tra (4')
Để cho văn bản thuyết minh được hấp dẫn, sinh động, người ta thường dùng những biện pháp nghệ thuật nào? Cho VD?
2. Giới thiệu bài mới (2')
Chuyển ý từ phần kiểm tra bài cũ
HĐ1: Hệ thống kiến thức đã học ... (5')
I/ Hệ thống kliến thức.
HĐ2: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh (20')
- HS đọc văn bản
- Giải thích nhan đề văn bản
- Xác định đối tượng thuyết minh
- Thảo luận nhóm:
 + Tìm những câu văn thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối
 + Ghi kết quả lên bảng nhóm
 + Trình bày bảng 
- Trao đổi nhận xét về kết quả thảo luận, bổ xung hoàn chỉnh kết quả.
- HS tự ghi câu văn đã tìm được vào dấu (...) trong mỗi đoạn (hoặc có thể gạch chân câu văn trong VB)
- HS đọc thầm và quan sát từng đoạn văn trong văn bản để tìm các câu văn có yếu tố miêu tả; tự điền vào dấu (...) trong từng đoạn văn
- Thực hiện các bước còn lại như trên
- Thảo luận về tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Quan sát 2 đoạn văn bản cùng ND
 + Một đoạn văn chỉ có câu văn thuyết minh
 + Một đoạn văn có dùng yếu tố miêu tả
II/ Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 
1) Văn bản 
Cây chuối trong đời sống Việt Nam
 - Đối tượng: một loài cây
 - Các câu văn thuyết minh:
 + Đoạn1: 
 + Đoạn 2:...
 + Đoạn 3:...
 - Các câu văn có yếu tố miêu tả:
 + Đoạn 1...
 + Đoạn 2...
 + Đoạn 3...
-> làm hiện lên đặc điểm, tính chất nổi bật về ( ... ) của đối tượng. 
- Đối chiếu khả năng biểu đạt của từng đoạn
- Kết luận. Đọc và trả lời mục d T25
HS khái quát nội dung kiến thức đã học
Đọc ghi nhớ (T25)
-> Làm câu văn, đoạn văn sinh động, hấp dẫn; đối tượng tm nổi bật, gây ấn tượng 
 - Cần bổ xung: (như BT1 T26)
Ghi nhớ
HĐ2: Luyện tập (10')
Làm miệng BT1 T26
Làm bài tập 2 theo nhóm, trình bày kết quả trên bảng nhóm
Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh bài tập từng nhóm. GV đánh giá kết quả.
Làm bài tập 3: mỗi HS dùng bút chì đánh dấu những câu văn miêu tả trong bài
Tự đối chiếu, trao đổi để tìm kết quả đúng.
II/ Luyện tập
 Bài tập 1T26 (Mẫu): Lá chuối khô (màu nâu sẫm), (công dụng nút chai, khử độc...)
Bài tập 2T26:
Bài tập 3T26:
4. Củng cố (3')
Khái quát nội dung bài học
Nhận xét, đánh giá giờ học
4. Hướng dẫn tự học (2’)
Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn chỉnh bài tập
Chuẩn bị bài tiết 10
˜™&˜™˜™&˜™˜™&˜™
Ngày dạy.: ... /8/ 2010	Lớp 9B ... HS 	Vắng: ... HS	... Phép 
TIẾT 10
LUYỆN TẬP
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học về việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. 
2. Kĩ năng: Có kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả để viết đoạn văn, bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. 
3. Thái độ: Có ý thức đưa yếu tố miêu tả vào văn bản thuyết minh tự giác, có chủ đích.
Chuẩn bị của GV&HS:
GV: SGK, SGV, Bài soạn, Bảng phụ, phiếu học tập
HS: Bài soạn, giấy A0, nam châm, bút dạ màu
Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Kiểm tra (3')
Đọc thuộc lòng ghi nhớ T25
Trình bày bài tập 3 T 26
2. Giới thiệu bài mới (2')
Chuyển ý từ phần kiểm tra bài cũ
HĐ1: Củng cố kiến thức (10')
Yêu cầu nhắc lại những kiến thức đã học.
Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung cần củng cố
I/ Củng cố kiến thức
- Miêu tả làm cho đối tượng thuyết minh hiện ra cụ thể, sinh động.
- Có thể sử dụng miêu tả trong câu văn, đoạn văn để giới thiệu, trình bày ... đặc điểm từng bộ phận hoặc những điểm riêng độc đáo ...
- Yếu tố miêu tả chịu sự chi phối của bài thuyết minh. 
HĐ2: Luyện tập (20’)
HS nhận diện đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. Nhận diện chi tiết được miêu tả. 
Tự đọc hai văn bản Trò chơi ngày xuân và Dừa sáp. Đánh dấu những câu văn, những cụm từ miêu tả trong hai văn bản
Nhận xét về cách miêu tả 
II/ Luyện tập
 1) Nhận diện yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
HS làm bài tập 1 theo nhóm 
Quan sát bảng phụ ghi dàn ý của đề bài
Tự chọn 1 ý, trao đổi, thống nhất nội dung để viết (chú ý sử dụng yếu tố miêu tả) 
Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh bài tập
Làm bài tập 2 (cá nhân)
Mỗi HS tự viết đoạn văn đã thống nhất nội dung ở nhóm (BT1)
2) Luyện tập viết đoạn văn sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Bài tập 1 T 28
Có thể quan sát bảng phụ ghi đoạn văn mẫu trước hoặc sau khi làm bài tập 2
Câu văn miêu tả (gạch chân)
Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả
Thu và chấm một số bài viết của học sinh
Bài tập 2 T 28
Mẫu: Đoạn văn thuyết minh đặc điểm “Con trâu với tuổi thơ  “
Đến với làng quê, đâu đâu ta cũng gặp hình ảnh những đứa trẻ cởi trần trùng trục, da rám nắng, ngồi ngất ngưởng trên lưng trâu. Những chú trâu, đuôi phe phẩy, ung dung gặm cỏ một bức tranh đẹp về cuộc sống thanh bình.
3. Củng cố (3’)
Khái quát chung yêu cầu luyện tập
Nhận xét giờ học.
4. Hướng dẫn tự học (2’): Chọn đề văn thuyết minh để tập tìm ý, lập dàn ý. Vận dụng viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
Chuẩn bị bài tuần III
˜™&˜™˜™&˜™˜™&˜™
Ngày ... tháng... năm 2010
Kiểm tra của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docBaisoan NV9 Tuan2 1011.doc