Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Hành động nói (tt)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Hành động nói (tt)

I. Mục tiêu bài học:

 Học sinh:

 - Củng cố lại khái niệm về hành động nói; Phân biệt hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp .

 - Rèn luyện kỹ năng xác định hành động nói trong giao tiếp và vận dụng hành động nói có hiệu quả để đạt được mục đích giao tiếp.

II. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định: 8a / 25 (vắng .)

 2. Kiểm tra: Thế nào là hành động nói? Có mấy kiểu hành động nói cơ bản. Hãy kể tên và lấy ví dụ minh hoạ

 3. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Hành động nói (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 98: Tiếng việt Ngày dạy: 03 / 03 / 09
HÀNH ĐỘNG NÓI (tt)
I. Mục tiêu bài học:
 Học sinh:
 - Củng cố lại khái niệm về hành động nói; Phân biệt hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp .
 - Rèn luyện kỹ năng xác định hành động nói trong giao tiếp và vận dụng hành động nói có hiệu quả để đạt được mục đích giao tiếp.
II. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định: 8a / 25 (vắng.)
 2. Kiểm tra: Thế nào là hành động nói? Có mấy kiểu hành động nói cơ bản. Hãy kể tên và lấy ví dụ minh hoạ
 3. Bài mới:
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
* Hoạt động 1:Xác định hành động nói.
- Treo bảng phụ.
- Yêu câu đánh số thứ tự cho các câu trong đoạn trích Sgk .
+ Đánh dấu trong đoạn trích Sgk .
- Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trong đoạn văn?
+ Giống nhau: Đều là câu trần thuật; đều kết thúc bằng dấu chấm 
-Trong 5 câu ấy, những câu nào giống nhau về mục đích nói?
+ Câu 1 , 2, 3 => mục đích là trình bày .
+ Câu 4, 5 => mục đích là cầu khiến 
-Xác định hành động nói cho mỗi câu?
- Hành động nói tương ứng:
+ câu 1: trình bày 
+ câu 2: trình bày 
+ câu 3: trình bày 
+ câu 4: cầu khiến 
+ câu 5: cầu khiến 
* Hoạt động 2: Vận dụng hành động nói.
- Qua việc tìm hiểu ở trên, ta có thể rút ra những nhận xét gì về quan hệ giữa câu và hành động nói?
- Lấy ví dụ minh hoạ?
+ Câu trần thuật thực hiện hành động nói: trình bày ta gọi là cách dùng trực tiếp .
+ Câu trần thuật thực hiện hành động nói: Cầu khiến ta gọi là cách dùng gián tiếp .
-Ví dụ: 
a. Ôi chao, biển chiều nay đẹp thật => câu cảm thán bộc lộ cảm xúc trực tiếp .
b. Cậu hãy tự hỏi mình xem!=> Câu cầu khiến thực hiện hành động chất vấn.
-Vậy với việc tìm hiểu các ví dụ trên em hãy cho biêt viêc thực hiện hành động nói như thế nào?
+ Trình bày theo phần ghi nhớ .
I. Cách thực hiện hành động nói:
 1.Ví dụ : sgk 
-Nhận xét:
+ Giống nhau:
Là câu trần thuật, kết thúc bằng dấu chấm .
+ Mục đích nói:
- Câu 1, 2, 3 => trình bày 
- Câu 4, 5 => cầu khiến.
+ Hành động nói:
- Câu 1, 2, 3 => trình bày 
- Câu 4, 5 => cầu khiến.
->Câu trần thuật1,2,3: thực hiện hành nói:trình bày 
=> cách dùng trực tiếp.
Ví dụ: Mấy giờ thì đá bóng trận chung kết?
->thực hiện hành động hỏi trực tiếp.
- Câu trần thuật thực hiện hành động nói: cầu khiến 
=> cách dùng gián tiếp .
Ví dụ: Từ sáng đến giờ tớ đã nghe cậu nói câu này ba lần.
 -> câu trần thuật thực hiện hành động điều khiển 
2. Ghi nhớ : SGK/71 
*Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập:
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
+ Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1.
- Gợi ý: Những câu nghi vấn đứng cuối đoạn văn trong bài Hịch tướng sĩ và câu nghi vấn mở đầu đoạn thực hiện hành động nói khác nhau.
+ Lên bảng làm.
- Theo dõi – nhận xét.
+ Xác định yêu cầu bài tập 2.
- Gợi ý nhằm củng cố them hiểu biết về hiện tượng kiểu câu và hành động nói do kiểu câu diễn đạt có thể không trùng khớp nhau.
- Phát ba phiếu học tập cho ba nhóm và nêu yêu cầu: 
+ Nhóm 1: bài 3 (Hưng)
+ Nhóm 2: bài 4 (Huệ)
+ Nhóm 3: bài 5 (Vân)
+ Tiến hành thảo luận trong 5 phút.
- Gọi đại diện nhóm thuyết trình kết quả.
+ Theo dõi – nhận xét bổ sung.
- Sửa bài cho từng nhóm
+ Sửa bài vào vở.
II. Luyện tập:
 Bài tập 1: Xác định câu nghi vấn:
-Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?
 (Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định)
-Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?
 (Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định)
-Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?
 (Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định)
-Vì sao vậy?
 (Câu nghi vấn thực hiện hành động gây sự chú ý)
- Nếu vậy, rồi đây, sau khi giặc giã dẹp yên. Muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?
 (Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định)
* Câu nghi vấn ở đoạn văn đầu tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lí lẽ của tác giả.
* Câu nghi vấn ở đoạn văn giữa bài thuyết phục và động viên, khích lệ tướng sĩ.
* Câu nghi vấn ở đoạn cuối khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõi. 
Bài tập 2:
-Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hành động cầu khiến, kêu gọi.
- Cách dùng gián tiếp này tạo ra sự đồng cảm sâu sắc, nó khiến cho những nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng thiết thân của mỗi người.
Bài tập 3:
 * Các câu có mục đích cầu khiến:
 Dế Choắt:
 - Song anh có cho phép em mới dám nói ...
 - Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đoà giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang ... 
 Dế Mèn:
- Được chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
- Thôi, im cái điệu hát mưu dầm sùi sụt ấy đi.
* Nhận xét:
 - Dế Choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn, mền mỏng, khiêm tốn.
 - Dế Mèn ỷ thế là kẻ mạnh nên giọng điệu ra lệnh ngạo mạn, hách dịch.
 Bài tập 4:
 - Có thể dùng cả 5 câu.
 - Hai cách b và e nhã nhặn và lịch sự hơn cả.
Bài tập 5:
 - Hành động a hơi kém lịch sự 
 - Hành động b hơi buồn cười.
 - Hành động c là hợp lý nhất .
4. Củng cố: Chọn một hành động bất kì. Hãy thực hiện hành động nói đó bằng cách trực tiếp và gín tiếp.
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 a. Bài học: Các hành động nói trong những câu sau được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp?
 * (Thằng kia!) Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu!Mau!(Ngô Tất Tố)
 * Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-renThầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý. (Buổi học cuối cùng)
 b. Bài mới: Chuận bị “Ôn tập về luận điểm”
 + Xem lại kiến thức lớp 7 và cho biết luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?
 + Vấn đề là gì?
 + Muốn giải quyết được vấn đề, người viết phải làm gì?
 + Tại sao khi sắp xếp luận điểm phải theo tầng bậc? Tử dễ đến khó?
*******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT98.doc