Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Học kì 1

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Học kì 1

Tiết 1 – Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Văn Trà)

I.Mục tiêu :

1.Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, DT và nhân loại, thanh cao, giản dị.

2.Kỹ năng: Rèn cho học sinh học và sử dụng cách viết văn nghị luận.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

II.Chuẩn bị:

 1. Thầy : soạn bài, bảng phụ, tư liệu về Bác.

 2. Trò : Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, tìm tư liệu nói về phong cách của Bác.

III.Tiến trình bài dạy.

1.Kiểm tra bài cũ:( 2 phút )

 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh :

 (Nhận xét - đánh giá sự chuẩn bị bài của học sinh )

 Vào bài : (1)HCM không những là nhà yêu nước, nhà CM vĩ đại mà còn là nhà danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM.

 

doc 147 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 – Bài 1
Kết quả cần đạt
* Thấy được vẻ đẹp mang phong cách HCM – sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại vĩ đại và bình dị - để càng thêm kính yêu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác.
* Nắm các phương châm hội thoại về lượng và về chất để vận dụng trong giao tiếp.
* Biết sử dụng một số biện pháp NT trong văn bản TM.
Ngày soạn: 23/8/2009
Ngày dạy: 24/8/2009
Lớp: 9 A, B, C.
Tiết 1 – Văn bản : Phong cách Hồ Chí Minh
 (Lê Văn Trà)
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, DT và nhân loại, thanh cao, giản dị.
2.Kỹ năng: Rèn cho học sinh học và sử dụng cách viết văn nghị luận.
3.Thái độ: Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
II.Chuẩn bị:
 1. Thầy : soạn bài, bảng phụ, tư liệu về Bác.
 2. Trò : Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, tìm tư liệu nói về phong cách của Bác.
III.Tiến trình bài dạy.
1.Kiểm tra bài cũ:( 2 phút )
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh : 
 (Nhận xét - đánh giá sự chuẩn bị bài của học sinh )
 Vào bài : (1’)HCM không những là nhà yêu nước, nhà CM vĩ đại mà còn là nhà danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM.
2.Dạy nội dung bài mới:
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
Nêu yêu cầu đọc : giọng chậm, nhấn ở những luận điểm nêu phong cách sống của Bác.
+ Đọc đoạn văn I (Từ đầu đến “hiện đại”)
 Gọi học sinh đọc đoạn văn còn lại .
-Nhận xét cách đọc.
Em hiểu: phong cách, di dưỡng tinh thần có nghĩa là như thế nào?
-Dựa vào chú thích 1+12 trả lời.
 Yêu cầu tự tìm hiều các chú thích còn. 
Bài văn được viết theo thể loại gì? phương thức biểu đạt chính?Thuộc chủ đề gì?
- Văn xuôi, (văn bản nhật dụng)
- Phương thức biểu đạt : 
 Tự sự + nghị luận
CM + (biện luận).
Chủ đề:sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.(không chỉ có ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài).
Theo em văn bản có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung chính từng đoạn?
-Hai đoạn:
+Từ trong cuộc đời...rất hiện đại:vốn tri thức văn hoá sâu rộng của Hồ Chí Minh.(luận điểm 1).
+ Cũn lại: lối sống của Bỏc Hồ.(luận điểm 2)
 Các em hãy chú ý theo dõi tác giả CM từng luận điểm – học tập phong cách của Bác.
Đọc thầm lại đoạn văn I:
Vốn tri thức sâu rộng của HCM được tác giả CM bằng những luận cứ nào ?
(Nắm vững phương tiện ngôn ngữ)
- Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá, luôn để tâm tìm hiểu về các nền văn hoá.
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
+ Bác nói, viết thông thạo nhiều thứ tiếng (Nga, Anh, Pháp, Trung)
+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (Bác làm nhiều nghề khác nhau : Phụ bếp, bồi bàn, viết sách báo.( các nghề Bác làm đều cực nhọc, cuộc sống cự khổ (Luân Đôn))
+ Bác luôn học hỏi, tìm hiểu mọi vấn đề một cách kỹ lưỡng đến mức uyên thâm.
* Điều quan trọng là tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
 Luận cứ này được tác giả CM như thế nào ?
+ Tiếp thu các nền văn hoá một cách khoa học, chọn lọc cái hay, tinh tuý, phê phán hạn chế tiêu cực.
+ Dựa trên nền tảng văn hoá DT mà tiếp thu và ảnh hưởng quốc tế. Cái gốc của văn hoá dân tộc không lay chuyển.
Nhận xét của em về cách lập luận của tác giả ở đoạn văn trên?Tác dụng của cách lập luận đó?
- Lập luận chặt chẽ, nêu luận cứ xác đáng.
- Lối diễn đạt tinh tế.
-> Tạo sức thuyết phục mạnh mẽ cho đoạn văn.
Từ đoạn văn trên em học tập được gì ở Bác?
- Muốn có tri thức, văn hoá àhọc, hỏi, tiếp thu chọn lọc ...
- Không đánh mất bản sắc dân tộc.
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
 Phong cách HCM còn được tiếp tục làm sáng rõ ở phần II của văn bản à tiết sau các em tìm hiểu.
I. Đọc, tìm hiểu chung
 ( 15 phút )
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Tầm sâu rộng vốn tri thức văn hoá của HCM:
 ( 24 phút )
Được đúc kết, được chọn lọc tinh tế từ cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ của người.
3.Củng cố : ( 2 phút ).
Khái quát kiến thức.
	Hỏi: Theo tác giả, để có được vốn tri thức sâu rộng về văn hoá, chủ tịch HCM đã làm gì?
Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
Học tập có tiếp thu, chọn lọc, phê phán.
Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề.
Cả A,B,C đều đúng.
Đáp án D
4. Hướng dẫn học sinh học bài, chuẩn bị bài ở nhà : ( 1 phút )
	- Đọc lại văn bản, sưu tầm thêm các mẩu chuyện về Hồ Chí Minh.
	- Tìm hiểu lối sống của Bác Hồ.
Tiết 2 – Văn bản : phong cách Hồ chí minh (tiết 2)
 (Lê Văn Trà)
I.Mục tiêu :
Tiếp tục cho học sinh tìm hiểu văn bản để thấy rõ lối sống giản dị rất phương đông, rất Việt Nam của Lãnh tụ HCM.
 Rèn kinh nghiệm viết văn nghị luận cho học sinh.
 Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy : soạn bài, sưu tầm tài liệu về phong cách HCM.
2. Trò : 	Chuẩn bị bài theo câu hỏi sách giáo khoa 
 Sưu tầm những mẩu chuyện về Bác khi Bác hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
 III.Tiến trình bài dạy.
1.Kiểm tra bài cũ : (5phút).
 Vào bài : Giờ trước các em tìm hiểu phong cách HCM qua vốn tri thức sâu rộng của người. Trong giờ học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu lối sống của Người.
2.Bài mới:
?
HS
HS
Hỏi:
HS:
Hỏi
HS
GV
Hỏi:
HS
GV
Hỏi:
HS
GV:
HS:
Hỏi:
HS:
GV:
Hỏi:
GV
Hỏi:
Hỏi:
GV
Hỏi:
ở lớp 7, các em đã được học văn bản nào nói về đức tính của Bác? Nêu biểu hiện của đức tính?
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Biểu hiện : nhà ở, bữa cơm ăn, quan hệ với mọi người
+ Đọc đoạn văn “lần đầu tiên ..cháo hoa”
Tìm những dẫn chứng và lý lẽ tác giả CM cho lối sống giản dị của lãnh tụ Hồ Chí Minh ?
- Cương vị lãnh đạo cao nhất Lối sống giản dị 
+ Nơi ở, làm việc : nhà sàn nhỏ – ao ( Làng quê)
Nhà có : Phòng khách + Làm việc; Phòng ngủ
+ Trang phục : Bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp.
+ Tư trang : Chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài kỷ niệm nhỏ.
“Nhà gác đơn sơ một góc vườn
 Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
 Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối
 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”
(Thăm nhà Bác ở – Tố Hữu)
+ ăn uống đạm bạc : Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa
(Thảo luận): Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
(Thảo luận - phát biểu)
ĐHKT :
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó ố Lối sống thuộc nhân cách giản dị trong hoàn cảnh đất nước, nhân dân đang khổ đau, cùng cực.
+ Cũng không phải là cách tự thần thánh hoá bản thân, tự làm cho khác đời, khác người, hơn đời gây sự chú ý về mình (cách làm của một số người)
+ Đây là lối sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ : Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. 
Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, giọng văn ở đoạn văn trên? tác dụng?
- Từ ngữ giản dị mộc mạc, dễ hiểu, dẫn chứng cụ thể
- Giọng văn : Thân mật, trân trọng, ngợi ca
-Tác dụng: Toát lên vẻ đẹp trong lối sống của lãnh tụ HCM.
Chính lối sống đó của Bác làm nên phong cách HCM rất vĩ đại, rạng ngời - đó là bài học sống đầy giá trị nhân văn
à văn bản không những mang tính cập nhật lối sống hưởng thụ của một số người trong xã hội – mang tính giáo dục thế hệ trẻ con cháu mai sau.
Đọc thầm lại đoạn văn còn lại:
Đoạn văn, tác giả bình luận phong cách HCM. Em có nhận xét NT tác giả sử dụng ở đoạn văn này?
- Tác giả sử dụng thủ pháp NT so sánh.
- HCM Cuộc sống của 1 vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền ố Lối sống giản dị đến mức giản dị , tiết chế của người.
- Tác giả sử dụng biện pháp liên tưởng tới 2 bậc hiền tài của dân tộc : Nguyễn Trãi – Nguyễn Bỉnh Khiêm (những người con đã hết lòng vì dân vì nước, sống thanh bạch không màng danh lợi)
(Câu thơ .)
ố Ca ngợi nếp sống giản dị, thanh đạm của HCM đó là một cách sống di dưỡng tinh thần, quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống. Đó là cuộc sống có khả năng đem lại sự thanh cao, hạnh phúc cho tâm hồn và thể xác.
Tình cảm của tác giả trước phong cách HCM ?
-Tác giả ngợi ca, trân trọng, kính phục phong cách sống của lãnh tụ HCM.
Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc triết với tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca “Nhà văn hoá lớn, nhà đạo đức lớn, nhà CM lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người HCM, một con người rất giản dị, một con người VN gần gũi với mọi người”
Thành công về NT tác giả sử dụng trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM ?
 -Kể + binh luận +CM đan xen một cách tự nhiên “Có thể nói ..HCM” “Quả như một câu chuyện .cổ tích”.
- Chi tiết chọn lọc tiêu biểu
- Sử dụng từ HV thành công
- Biện pháp so sánh, liên tưởng
Cảm nhận của em về phong cách HCM ?
- đọc ghi nhớ.
Cho học sinh thự hiện phần LT
Hãy kể một câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác mà em đã được nghe kể hoặc được đọc tư liệu?
- Học sinh thực hiện.
II. Tìm hiểu văn bản 
 ( tiếp )
1.
2. Lối sống của HCM
 ( 30 phút )
Rất bình dị, tự nhiên, thanh cao, rất phương đông, rất Việt Nam, song cũng rất mới và hiện đại.
III. Tổng kết :(5 phút)
1. Nghệ thuật:
2. Nội dung :
(Ghi nhớ)
IV. Luyện tập: ( 4 phút)
IV. Củng cố bài : ( 3 phút )
HS : ý nghĩa của việc học tập theo phong cách HCM?
- Cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế song cần giữ gìn phát huy bản sắc của dân tộc mình. (Hoà nhập không hoà tan)
HS : Nhận thức của em về lối sống bản thân qua văn bản ?(Cách ăn mặc, nói năng, học tập .)
	- Học sinh bày tỏ quan điểm
	- Giáo viên giúp học sinh bộc lộ suy nghĩ.
V. Hướng dẫn học sinh học bài, chuẩn bị bài ở nhà : ( 2 phút )
- Đọc lại văn bản, học tập NT viết văn nghị luận của tác giả, phong cách sống của Bác.
	- Chuẩn bị bài các phương châm hội thoại
 - Sưu tầm một số câu chuyện kể về loói sống giản dị của Bác 
Soạn : 28/08/2008
Giảng : / 09 / 2008
 Tiết 3 Các phương châm hội thoại
 (Tiếng Việt)
Phần chuẩn bị :
 I. Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. 
 Học sinh có kinh nghiệm sử dụng các phương châm này trong giao tiếp.
 Giáo dục học sinh có cách giao tiếp hiệu quả.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy : soạn bài, bảng phụ ghi vĩ đại, bảng nhóm.
2. Trò : 	- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của sách giáo khoa 
- Ôn lại KT lớp 8 về vai giao tiếp, lượt lời trong hội thoại
- Nắm sơ lược về nội dung bài học.
Phần thể hiện trên lớp:
I. ổn định lớp : ( 1 phút)
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài, vở của học sinh.
	(nhận xét - đánh giá) ( 2 phút)
III. Dạy bài mới :
	Giới thiệu bài : ở lớp 8, các em đã hiểu một số ND của ngữ dụng học như hành động, lời nói, vai giao tiếp, lượt lời trong hội thoại. Trong hội thoại các em cần lưu ý các phương châm có thể xảy ra. Vì lẽ trong giao tiếp có nhiều quy định không được nói ra thành lời nhưng người tham gia vào giao tiếp cần tuân thủ nếu không mục đích giao tiếp sẽ không đạt. Vậy những quy định đó như t ... y thợ, không thuốc thang mà thật hiệu nghiệm bởi cứu người bằng cả tấm lòng xót thương
Em nhận thấy ngư ông và gia đình như thế nào?
Thảo luận nhóm 
( giáo viên treo bảng phụ có ghi câu hỏi thảo luận)
Theo dõi 14 câu thơ vừa tìm hiểu, ta thấy Lục Vân Tiên gặp nạn và đã thoát nạn bởi được Giao Long và gđ ngư ông cứu giúp, cưu mang. Câu chuyện có thể kết thúc tại đây, vậy tại sao tác giả lại viết tiếp đoạn truyện còn lại? giải thích?
( HSTL-PB)
ĐHKT : Đoạn thơ còn lại là lời thoại giữa Ngư ông và Lục Vân Tiên, qua lời thoại tác giả giúp ta hiểu rõ hơn về phẩm chất, nhân cách cao thượng của Ngư ông
ố Qua lời thoại, ta thấy Ngư ông là người :
+ Cảm thông, sẻ chia với Lục Vân Tiên 
+ Mời chàng ở lại cùng gđ “ hôm mai.vui” cho dù gđ ông không giàu có gì.
+ Không hề tính đến ơn cứu mạng
“ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây”
à coi việc cứu người là việc làm đương nhiên là lẽ thường tình trên đời
( liên hệ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga )
Qua lời thoại ở đoạn thơ cuối “ Rày doihàn giang”
Em nhận thấy ông Ngư còn là con người như thế nào?
Hãy CM? ố Đây là đoạn thơ tả cảnh + tình hay nhất
Bày doi, mai vịnh vui vầy : Biểu cảm
Hứng gió, chơi trăng, tắm mưa, chải gió, nghêu ngaokhoẻ quơ chài lưới, mệt quăng câu dầm : Nghệ thuật miêu tả ố câu kinh luân
Kinh luân : ( nghĩa bóng ) : tìa sửa sang, sắp đặt trị nước à ông là người có tài kinh luân, xong vì là người không màng danh lợi nên ông làm nghề chài lưới để được tự do, cuộc sống trong sạch ngoài vòng danh lợi, chứ thực ông không thua kém ai.
Quan điểm sống của Ngư ông trùng với quan điểm sống của Nguyễn Đình Chiểu.
Hình ảnh Ngư ông >< Trịnh Hâm, một con người vì danh lợi à táng tận lương tâm.
Em cảm nhận được gì về thái độ, tình cảm của tác giả với NDLĐ qua đoạn thơ?
Nguyễn Đình Chiểu, trên quan điểm tiến bộ, từng trải cuộc đời nên ông hiểu : cái xấu, cái ác luôn ẩn sau những mũ cao, áo dài( Bùi Kiệm, Trịnh Hâm) nhưng vẫn còn có những con người trên đời này thật đáng kính trọng ( họ lao động nghèo khổ mà cao thượng, nhân hậu, thanh cao)
Vì thế cố nhà thơ Xuân Diệu đã viết “ Ưu ái với con người lao động, sự kính mến họ là một điểm quan trọng của tâm hồn Đồ Chiểu”
Trả lời câu 4 sách giáo khoa/121
Chỉ ra những thành công về nghệ thuật trong đoạn trích?
Liên hệ văn tự sự 
Tìm chủ đề của đoạn trích?
- pp cái ác, đề cao cái thiện, đặt niềm tin vào những điều tốt đẹp của con người.
( học sinh đọc ghi nhớ )
học sinh thực hiện ở nhà
I. Tìm hiểu chung
II. Phân tích :
Trịnh Hâm là kẻ phản bạn, độc ác, hèn hạ.
Ông Ngư và gđ ông rất quý trọng tính mạng con người.
Ngư ông là con người có tấm lòng nhân ái, hào hiệp.
Ngư ông còn là con người yêu lao động, ghét danh lợi
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đặt niềm tin vào cái thiện, vào con người lao động bình thường.
III. Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
Xây dựng nhân vật tương phản
Ngôn ngữ dân dã, mang màu sắc Nam Bộ
Kết hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
2. Nội dung :
( Ghi nhớ )
IV. Luyện tập
IV. củng cố bài :
	H. Em học tập được ở Ngư ông cách sống như thế nào?
+ Cảm thông, chia sẻ với người nghèo khó, hoạn nạn
+ Sống trong sạch, chân thật
+ Yêu lao động
V. Hướng dẫn học sinh học bài, chuẩn bị bài ở nhà :
	- Học thuộc lòng đoạn thơ “ Bày doi hàn giang”
	- Nắm nội dung, nghệ thuật của đoạn trích 
	- Thực hiện phần lý thuyết
	- Chuẩn bị : Chương trình ngữ văn địa phương theo yêu cầu của sách giáo khoa 
Soạn : 04/09/2006
Giảng thứ 5 ngày 07/09/2006
Tiết 42 – chương trình địa phương
( Phần Văn )
A. phần chuẩn bị :
i. Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh bổ xung vào vào vốn hiểu biết bằng việc nắm được những tác giả và tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình. Học sinh bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu phân tích tác phẩm văn học địa phương.
Rèn cho học sinh kỹ năng tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học địa phương. 
Giáo dục học sinh thái độ, quan tâm, yêu mến văn hoá địa phương.
Chuẩn bị:
1. Thầy : Sưu tầm các tác phẩm văn học địa phương, phân loại.
2. Trò : chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên : Sưu tầm các tác phẩm – tác giả ; tìm hiểu nội dung, nghệ thuật.
B. Phần thể hiện trên lớp:
I. ổn định lớp :
II. Kiểm tra việc chuẩn bị cho tiết học theo các nhóm :
Nhận xét việc chuẩn bị bài của học sinh 
III. Dạy bài mới :
Vào bài : Văn học địa phương cũng là mảng văn học quen thuộc, quan trọng góp phần làm phong phú nền văn học dân tộc. Giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu trang văn học địa phương.
HS
GV
GV
GV
HS
GV
Hoạt động theo nhóm
+ Thống kê các tác giả - tác phẩm tiêu biểu vào bảng phụ
Nhận xét kết quả của các nhóm
Cùng học sinh lập bảng
Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
Cung cấp một số tác phẩm khác
Yêu cầu học sinh tìm nội dung, nghệ thuật à cái hay, cái đẹp của tác phẩm? Giá trị của tác phẩm?
1. Thống kê danh sách các tác phẩm văn học :
- Kèm theo tác giả địa phương
- Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật
2. Lập bảng thống kê tác giả, tác phẩm văn học địa phương
Cột 1 : STT
Cột 2 : tg
Cột 3 : tác giả 
Cột 4 : tác phẩm 
Cột 5 : nội dung
Cột 6 : nghệ thuật
3. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học tiêu biểu :
Ví dụ : Đêm hội Sơn La ( Mai Hương)
- Sáng tác năm 2002
- Nội dung : Cảm xúc của tác giả về lễ hội ( múa xoè ) của dân tộc thái Sơn la : Đêm hội đông vui, điệu múa đẹp đầy ý nghĩa.
- Nghệ thuật : yếu tố biểu cảm. miêu tả, giọng thơ vui, dạt dào tình cảm, thể thơ tự do
Bài 2 : Đường lên Mường Do ( Đinh Tân)
- Sáng tác : Tháng 04/2005
- Nội dung : Sự khởi sắc và thay đổi của Mường Do khi được Đảng, nhà nước quan tâm
- nghệ thuật : thể thơ tự do, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, hình ảnh thơ đẹp, gợi tình.
IV. củng cố bài :
	H. Em có suy nghĩ gì sau khi tìm hiểu trang văn học địa phương?
+ Trân trọng, yêu thích
+ Thấy rõ vẻ đẹp của quê hương, con người
+ Tự hào, gìn giữ
V. Hướng dẫn học sinh học bài, chuẩn bị bài ở nhà :
	- Sưu tầm thêm tác phẩm văn học địa phương
	- Chuẩn bị bài : Tổng kết từ vựng, chuẩn bị bài theo yêu cầu sách giáo khoa
	+ Ôn lại từ vựng Lớp 6 đến lớp 9
	+ Sơ lược nắm nội dung bài học
Soạn : 04/09/2006
Giảng thứ 5 ngày 07/09/2006
Tiết 43 – tiếng việt
Tổng kết về từ vựng 
A. phần chuẩn bị :
i. Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu hơn, biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ đơn, từ phức, thàng ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, HT chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, phân biệt HT nhiều nghĩa và HT đồng âm)
Rèn cho học sinh kỹ năng hệ thống hoá các kiến thức đã học
Giáo dục học sinh ý thức học tập nghiêm túc từ ngữ tiếng việt để vận dụng trong giao tiếp và tạo văn bản.
Chuẩn bị:
1. Thầy : Xem lại kiến thức từ vựng từ lớp 6 đến lớp 9
2. Trò : chuẩn bị bài theo yêu cầu của sách giáo khoa 
B. Phần thể hiện trên lớp:
I. ổn định lớp :
II. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh :
Nhận xét, đánh giá việc chuẩn bị bài của học sinh 
III. Dạy bài mới :
Vào bài : Để củng cố lại kiến thức về từ vựng Tiếng Việt đã học trong chương trình THCS – tiết học này ôn tập 
HS
GV
HS
HS
HS
HS
GV
Hãy nhắc lại khái niệm từ đơn và từ phức? 
Ví dụ : Hoa, quả, lá
Ví dụ : Xe đạp, sách vở, hoa lá, cành cây, quê hương
Người ta chia từ phức làm mấy loại?
Phân loại từ ghép và từ láy :
Điền vào sơ đồ câm cấu tạo từ tiếng việt
Treo bảng phụ kẻ sẵn sơ đồ câm à học sinh điền
Treo bảng phụ ghi bài tập 2
Học sinh thực hiện bài tập 2
Gạch chân từ láy giảm nghĩa, tăng nghĩa theo yêu cầu 
Thế nào là thành ngữ, phân biệt thành ngữ với tục ngữ?
- Phân biệt với tục ngữ : Thành ngữ là những câu nói dân gian, ngắn gọn, bền vững, có hình ảnh, nhịp điệu à kinh nghiệm và nhìn nhận của nhân dân với TN, LĐ, SX, con người, xã hội.
Thực hiện bài tập 2 à bảng phụ
Nhận xét kết quả bài làm của học sinh 
Khái niệm nghĩa của từ ?
VD : Hoạt động ( rời chỗ hoặc tác động) : đi, chạy, đấm, đá.)
Rộng lượng giải thích cho độ lượng
Nhắc lại khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ ?
Ví dụ : mắt dùng cho : người, na, dứa, lưới.
I. Từ đơn và từ phức :
Khái niệm :
- Từ đơn : do một tiếng có nghĩa tạo thành
- Từ phức : do hai hay nhiều tiếng tạo thành
+ Từ ghép : Ghép các tiếng có nghĩa với nhau
+Từ láy : có sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng
Từ ghép : chính phụ, đẳng lập
Từ láy : Phụ âm đầu, phần vần 
* Bài tập 
Từ ghép : ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, mong muốn, rơi rụng..
Từ láy : Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh
3. Từ láy :
- Giảm nghĩa : Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp
- Tăng nghĩa : nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt.
II. Thành ngữ :
1, Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2. Thành ngữ :
b. đánh trống bỏ dùi : làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm
d. Được voi đòi tiên : lòng tham vô độ, có cái này đòi cái kia
e, nước mắt cá sấu : hành động giả dối được che đậy một cách tinh vi, dễ đánh lừa người nhẹ dạ cả tin
Tục ngữ : 
a. Hoàn cảnh sống, môi trường xã hội ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành phát triển nhân cách của con người 
c. Muốn bảo vệ mình có hiệu quả thì phải tuỳ cơ ứng biến, tuỳ đối tượng mà có cách hành xử tương ứng.
3. Thành ngữ chỉ động vật :
- Chó : 
1. Chó cắn áo rách
2. Như chó với mèo
3. Hàm chó vó ngựa
- Mèo
1. Mèo mù vớ cá rán
2. Mèo già hoá cáo
3. Mèo mả gà đồng
- Voi :
1. Trăm voi không được bát nước sáo
2. Voi giày, ngựa xéo
Thành ngữ chỉ thực vật :
1. Bãi bể nương dâu
2. Cắn rơm cắn cỏ
3. Cây cao bóng cả
Thành ngữ có yếu tố chỉ sự vật :
1. Bóc áo tháo cày
2. áo chiếu quần manh
3. Nón mê áo rách
4. Thành ngữ trong văn chương:
1. Cơm cha áo mẹ công thầy
nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
( ca dao)
2. Người nách thước kẻ tay đao
..như sôi ( ND-TK)
3. Thân em .
..nước non
( bánh trôi nước – HXH)
III. Nghĩa của từ :
1. Khái niệm : Nghĩa của từ là ND ( sự vật, tính chất, hành động, quan hệ..) mà từ biểu thị
2. Bài tập : Những cách hiểu đúng
3. Cách giải thích a : Không hợp lý, không thể dùng DT giải thích cho TT.
Cách giải thích b : đúng : lấy KN giải thích cho KN
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ :
1. Khái niệm : 
Từ nhiều nghĩa : từ có từ hai nghĩa trở lên
HT chuyển nghĩa của từ : là quá trình mở rộng nghĩa của từ
2. Bài tập :
Từ hoa được dùng theo nghĩa chuyển :
+ Tu từ ngữ pháp : hoa ( thềm hoa, lệ hoa)
+ Tu từ từ vựng : hoa : đẹp, sang trọng, tinh khiết à trong trường hợp này coi hoa là một hiện tượng chuyển nghĩa lâm thời.
IV. củng cố bài :
	Giáo viên yêu cầu học sinh viết một văn bản ngắn có sử dụng các từ vừa ôn tập ( chủ đề lựa chọn)
Học sinh viết, đọc
Giáo viên + lớp sửa chữa
V. Hướng dẫn học sinh học bài, chuẩn bị bài ở nhà :
	- Sưu tầm các câu thơ, đoạn văn có sử dụng các từ ngữ nêu trên
	- Chuẩn bị bài : ôn tập từ đồng âm.trường từ vựng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_hoc_ki_1.doc