Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Học kì II

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Học kì II

VẺ ĐẸP CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9

Giúp học sinh:

Hiểu được vẻ đẹp của văn học trung đại qua các tác phẩm đã học về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.

 Biết cảm nhận cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, giàu ý nghĩa của tác phẩm văn học trung đại đã học ở lớp 9.

 Rèn kỹ năng tìm hiểu, phát hiện kiến thức.

 Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về văn học dân tộc.

* Trọng tâm: Phần I

II- Chuẩn bị:

- GV: Bài soạn, tài liệu

- HS: Chuẩn bị sách vở, tài liệu.

III-Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12 /1/2009 Học kỳ II
Ngày giảng: 14 /1/2009	Tiết 34: Chuyên đề : 
Vẻ đẹp của văn học trung đại
qua một số tác phẩm TRONG CHƯƠNG TRìNH NGữ VĂN lớp 9
Giúp học sinh:
Hiểu được vẻ đẹp của văn học trung đại qua các tác phẩm đã học về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
 Biết cảm nhận cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, giàu ý nghĩa của tác phẩm văn học trung đại đã học ở lớp 9.
 Rèn kỹ năng tìm hiểu, phát hiện kiến thức.
 Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về văn học dân tộc. 
* Trọng tâm: Phần I
II- Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tài liệu
HS: Chuẩn bị sách vở, tài liệu.
III-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
- GV: Giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
GV:
- Văn học trung đại Việt Nam (lớp 9) đã phản ánh những hình ảnh nào?
HS trả lời.
HS nhận xét.
GV: Em hãy kể ra những nội dung hiện thực mà Văn học trung đại Việt Nam phản ánh?
HS trả lời.
HS nhận xét.
GV chốt.
Lấy dẫn chứng minh hoạ.
HS lấy dẫn chứng trong các truyện: Truyện Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnhđể minh hoạ.
HS lấy dẫn chứng trong các truyện: Truyện Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, để minh hoạ.
Hoạt động 3: Luyện tập: (12’)
Bài tập 1:
Truyện Kiều có 2 giá trị về nội dung:
(Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo).
- Theo em giá trị hiện thực biểu hiện ở những điều gì?
- Giá trị nhân đạo biểu hiện ở những điều gì?
- Giá trị nghệ thuật thể hiện ở ngôn ngữ và thể loại thơ như thế nào?
(Về thể loại Truyện Kiều viết theo thể thơ nào? Ngôn ngữ được tác giả Nguyễn Du sử dụng đó là ngôn ngữ gì? Chữ Nôm hay chữ Hán?).
Bài tập 2:
 Dựa vào tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789).
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò (3’) 
GV: Khái quát bài
HS: Làm tiếp bài tập
I- Bài học:
1- Giá trị nội dung:
a- Giá trị hiện thực:
Văn học trung đại Việt Nam (lớp 9) đã phản ánh trung thực hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ IX: 
- Tầng lớp thống trị nhũng nhiễu, ra sức bóc lột nhân dân ăn chơi xa hoa, không lo việc triều chính, vơ vét tham lam.
- Chiến tranh phong kiến xảy ra liên miên gây bao đau khổ cho người dân: chết chóc, ly tán, mất mát, hiểu lầm đáng tiếc( Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí)
- Cái ác hoành hành: Từ tầng lớp quan lại đến đám nho sỹ, bọn cướp đường. (Truyện Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)
- Đó là xã hội mà bọn thống trị hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã.
(Hoàng Lê nhất thống chí)
- Con người trong xã hội giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm.(Mã Giám Sinh mua Kiều)
- Con người trở thành món hàng đem cân đong, đo, đếm cả nhan sắc lẫn tài hoa.(Truyện Kiều)
II- Luyện tập:
Bài tập 1:
* Giá trị hiện thực:
- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ đặc biệt là số phận của người phụ nữ.
* Giá trị nhân đạo:
 - Truyện Kiều thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người, sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bảo trong xã hội PK; sự chân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến ước mơ, khát vọng chân chính.
* Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ văn học dân tộc và thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ.
- Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc: ngôn ngữ kể chuyện, trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả).
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng: tả cảnh ngụ tình, bức tranh chân thực,sinh động.
Bài tập 2:
HS viết đoạn văn đảm bảo các ý chính sau:
- Ngay thẳng, căm ghét bọn ngoại xâm.
- Có ý chí quyết tâm đánh giặc.
- Có tài khích lệ quân sĩ chiến đấu vì nghĩa lớn.
=> Quang Trung là vị vua yêu nước, có tài cầm quân mạnh mẽ trí tuệ sáng suốt nhạy bén tài dụng binh thư thần. 
* Củng cố- dặn dò:
Ngày soạn:14 /1/2009 
Ngày giảng: 17 /1/2009	Tiết 35: Chuyên đề : 
Vẻ đẹp của văn học trung đại
qua một số tác phẩm TRONG CHƯƠNG TRìNH NGữ VĂN lớp 9
Giúp học sinh:
 Hiểu được vẻ đẹp của văn học trung đại qua các tác phẩm đã học về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
 Biết cảm nhận cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, giàu ý nghĩa của tác phẩm văn học trung đại đã học ở lớp 9.
 Rèn kỹ năng tìm hiểu, phát hiện kiến thức.
 Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về văn học dân tộc. 
* Trọng tâm: Phần I
II- Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tài liệu
HS: Chuẩn bị sách vở, tài liệu.
III-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
- GV: Giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
GV:
- Văn học trung đại Việt Nam (lớp 9) đã phản ánh những hình ảnh nào?
HS trả lời.
HS nhận xét.
GV: Em hãy kể ra những nội dung hiện thực mà Văn học trung đại Việt Nam phản ánh?
HS trả lời.
HS nhận xét.
GV chốt.
Lấy dẫn chứng minh hoạ.
HS lấy dẫn chứng trong các truyện: Truyện Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnhđể minh hoạ.
HS lấy dẫn chứng trong các truyện: Truyện Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, để minh hoạ.
Hoạt động 3: Luyện tập: (12’)
Bài tập 1:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
 Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
 (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
- Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ” “xuân sơn”? Cách nói “làn thu thuỷ” “nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao?
- Nói khi tả vẻ đẹp của Kiều, Nguyễn Du đã dự báo cuộc đời và số phận của nàng có đúng không? ý kiến của em?
Bài tập 2:
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò (3’) 
GV: Khái quát bài
HS: Làm tiếp bài tập
I- Bài học:
1- Giá trị nhân đạo:
a- Chủ đề người phụ nữ qua các tác phẩm văn học trung đại:
- Vẻ đẹp về nhan sắc, tài năng, phẩm hạnh:
+ Thuý Kiều: Tài sắc vẹn toàn, hiếu hạnh đủ đường,
Thuỷ chung nhất mực, có khát vọng tự do công lý chính nghĩa.
+ Vũ Nương: Thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
+Kiều Nguyệt Nga: Xinh đẹp, hiền hậu, nết na, ân tình.
- Số phận: 
+ Số phận bi kịch, đau khổ, oan khuất: Vũ Nương.
+ Bi kịch điển hình của người phụ nữ: Nhân vật Thuý Kiều hội đủ những đau khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa mà hai bi kịch lớn nhất là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch nhân phẩm bị chà đạp.
- Bi kịch tình yêu tan vỡ: Tình yêu Kim- Kiều là tình yêu lý tưởng nhưng lại bị tan vỡ và không bao giờ hàn gắn được.
- Bi kịch bị chà đạp về nhân phẩm: Kiều tài sắc vẹn toàn nhưng lại trở thành món hàng để mua bán, phải thất thân với Mã Giám Sinh, phải chịu “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”Kiều luôn coi trọng nhân phẩm, luôn có ý thức về nhân phẩm nhưng phải từ bỏ nhân phẩm “chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”
II- Luyện tập:
Bài tập 1:
 Hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ” “xuân sơn” có thể hiểu là:
 + “thu thuỷ” (nước hồ mùa thu): tả vẻ đẹp của đôi mắt Thuý Kiều trong sáng, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn, trí tuệ; làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sinh động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt.
+“xuân sơn”(núi mùa xuân) gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung, đầy sức sống.
Cách nói“làn thu thuỷ” “nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ vì vế so sánh là đôi mắt và đôi lông mày được ẩn đi, chỉ xuất hiện vế được so sánh là “làn thu thuỷ” “nét xuân sơn”
- Khi tả sắc đẹp của Kiều, Nguyễn Du đã dự báo cuộc đời, số phận của nàng qua câu thơ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Vẻ đẹp của Thuý Kiều đã làm cho tạo hoá phải ghen ghét, đố kỵ “hoa ghen” “liễu hờn”nên số phận nàng sẽ éo le, đau khổ, đầy trắc trở.
Bài tập 2:
* Củng cố- dặn dò:
Ngày soạn:1 /2/2009 
Ngày giảng: 4 /2/2009	Tiết 36: Chuyên đề : 
Vẻ đẹp của văn học trung đại
qua một số tác phẩm TRONG CHƯƠNG TRìNH NGữ VĂN lớp 9
Giúp học sinh:
 Hiểu được vẻ đẹp của văn học trung đại qua các tác phẩm đã học về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
 Biết cảm nhận cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, giàu ý nghĩa của tác phẩm văn học trung đại đã học ở lớp 9.
 Rèn kỹ năng tìm hiểu, phát hiện kiến thức.
 Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về văn học dân tộc. 
* Trọng tâm: Phần I
II- Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tài liệu
HS: Chuẩn bị sách vở, tài liệu.
III-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
- GV: Giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
GV:
- Văn học trung đại Việt Nam (lớp 9) đã phản ánh những hình ảnh nào?
HS trả lời.
HS nhận xét.
GV: Em hãy kể ra những nội dung hiện thực mà Văn học trung đại Việt Nam phản ánh?
HS trả lời.
HS nhận xét.
GV chốt.
Lấy dẫn chứng minh hoạ.
HS lấy dẫn chứng trong các truyện: Truyện Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnhđể minh hoạ.
HS lấy dẫn chứng trong các truyện: Truyện Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, để minh hoạ.
Hoạt động 3: Luyện tập: (12’)
Bài tập 1:
Truyện Kiều có 2 giá trị về nội dung:
(Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo).
Theo em giá trị hiện thực biểu hiện ở những điều gì?
Giá trị nhân đạo biểu hiện ở những điều gì?
Giá trị nghệ thuật thể hiện ở ngôn ngữ và thể loại thơ như thế nào?
(Về thể loại Truyện Kiều viết theo thể thơ nào? Ngôn ngữ được tác giả Nguyễn Du sử dụg đó là ngôn ngữ gì? Chữ Nôm hay chữ Hán?).
Bài tập 2:
Dựa vào tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789).
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò (3’) 
GV: Khái quát bài
HS: Làm tiếp bài tập
I- Bài học:
1- Giá trị nhân đạo:
b- Chủ đề người anh hùng qua các tác phẩm văn học trung đại:
- Người anh hùng với lý tưởng đạo đức cao đẹp qua hình ảnh Lục vân Tiên (Lục vân Tiên cứu Kiều Nguyệt nga)
+ Lý tưởng theo quan niệm tích cực của nho gia:
 Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Lý tưởng theo quan niệm đạo lý của nhân dân: trừng trị kẻ ác, cứu giúp những người hoạn nạn .
- Người anh hùng dân tộc qua hình tượng Nguyễn Huệ: Quang Trung đại phá quân Thanh (Hoàng Lê nhất thống chí- Hồi 14).
+ Lòng yêu nước nồng nàn.
+ Quả cảm, tài trí.
- Nhân vật Từ Hải: nhân cách cao đẹp: nhân hậu, dũng cảm
c- Lên án, tố cáo thế lực bạo tàn: 
Tố cáo xã hội phong kiến vì tiền, bất công, thối nát, tàn bạo chà đạp con người.
II- Luyện tập:
Bài tập 1:
* Giá trị hiện thực:
- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ đặc biệt là số phận của người phụ nữ.
* Giá trị nhân đạo:
 - Truyện Kiều thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người, sự lên án, tố cáo nh ... /2/2009	Tiết 38: Chuyên đề : 
Vẻ đẹp của văn học trung đại
qua một số tác phẩm TRONG CHƯƠNG TRìNH NGữ VĂN lớp 9
Giúp học sinh:
 Hiểu được vẻ đẹp của văn học trung đại qua các tác phẩm đã học về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
 Biết cảm nhận cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, giàu ý nghĩa của tác phẩm văn học trung đại đã học ở lớp 9.
 Rèn kỹ năng tìm hiểu, phát hiện kiến thức.
 Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về văn học dân tộc. 
* Trọng tâm: Phần I
II- Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tài liệu
HS: Chuẩn bị sách vở, tài liệu.
III-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
- GV: Giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
GV:
- Nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 9?
HS trả lời.
HS nhận xét.
GV: Em hãy kể ra những chi tiết thực mà Văn học trung đại Việt Nam phản ánh?
HS trả lời.
HS nhận xét.
GV chốt.
GV: Lấy dẫn chứng minh hoạ.
HS lấy dẫn chứng trong các truyện: Truyện Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnhđể minh hoạ.
GV: Việc đưa các yếu tố kỳ ảo vào truyện có tác dụng gì?
HS lấy dẫn chứng trong các truyện: 
Hoạt động 3: Luyện tập: (12’)
Bài tập 1:
Trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, hình ảnh cái bóng có một vị trí đặc biệt quan trọng. Em hãy viết một bài văn ngắn để làm rõ nhận xét trên.
Bài tập 2:
 Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
 Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
 Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
 (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
a- Sáu câu thơ trên nằm ở phần nào trong tác phẩm? hãy nêu ngắn gọn nội dung đoạn thơ đó.
b- Từ láy nao nao thường được dùng để diễn tả tâm trạng con người. vậy mà Nguyễn Du lại viết Nao nao dòng nước uốn quanh. Cách dùng từ như vậy mang đến ý nghĩa như thế nào cho câu thơ?
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò (3’) 
GV: Khái quát bài
HS: Làm tiếp bài tập
I- Bài học:
2- Giá trị nghệ thuật:
a- Nghệ thuật tự sự:
* Đa dạng, phong phú về thể loại:
- Truyền kỳ: Chuyện người con gái Nam Xương.
- Tuỳ bút: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
- Chí: Hoàng lê nhất thống chí.
- Truyện thơ Nôm: Truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên.
* Bám sát đời sống thực để đưa vào truyện những chi tiết chân thực làm cho câu chuyện có sức thuyết phục:
- những yếu tố dân chạy giặc Hồ chết nhiều: Chuyện người con gái Nam Xương.
- những địa danh trong Chuyện người con gái Nam Xương.
- những chiến công lừng lẫy của Nguyễn Huệ- Quang Trung, những sự kiện lịch sử gấp gáp
- những hiện thực trong: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên.
* Việc đưa những yếu tố kỳ ảo có tác dụng lớn trong
II- Luyện tập: 
Bài tập 1: 
 Vai trò của hình ảnh cái bóng trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương:
- Cách kể: 
+ Làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với cổ tích.
+ Giữ vai trò thắt nút, mở nút cho câu chuyện.
- Góp phần thể hiện tính cách:
+ Bé Đản ngây thơ.
+ Trường Sinh hồ đồ, đa nghi.
+ Vũ Nương thương chồng con.
- Góp phần tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, lạc hậu, bất cônglàm tan vỡ hạnh phúc của con người.
Bài tập 2:
 a- Sáu câu thơ có vị trí: ở phần thứ nhất của tác phẩm “Gặp gỡ và đính ước”. Cụ thể: trong đoạn tả cảnh chị em Thuý Kiều đi du xuân.
Đoạn thơ tả cảnh chị em Thuý kiều bắt đầu trở về.
 b- Phân tích để thấy rõ: cảnh đã được nhân hoá một cách tự nhiên nên cảnh vật nhuốm màu tâm trạng con người. Cảm giác về một ngày đang còn mà đã linh cảm thấy một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện, như dự báo về cảnh và người sẽ gặp: nấm mộ Đạm Tiên và chàng Kim Trọng
* Củng cố- dặn dò:
Ngày soạn: 11/2/2009 
Ngày giảng: 14/2/2009	Tiết 39: Chuyên đề : 
Vẻ đẹp của văn học trung đại
qua một số tác phẩm TRONG CHƯƠNG TRìNH NGữ VĂN lớp 9
Giúp học sinh:
 Hiểu được vẻ đẹp của văn học trung đại qua các tác phẩm đã học về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
 Biết cảm nhận cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, giàu ý nghĩa của tác phẩm văn học trung đại đã học ở lớp 9.
 Rèn kỹ năng tìm hiểu, phát hiện kiến thức.
 Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về văn học dân tộc. 
* Trọng tâm: Phần I
II- Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tài liệu
HS: Chuẩn bị sách vở, tài liệu.
III-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
- GV: Giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
GV:
- Văn học trung đại Việt Nam (lớp 9) đã phản ánh những hình ảnh nào?
HS trả lời.
HS nhận xét.
GV: Em hãy kể ra những nội dung hiện thực mà Văn học trung đại Việt Nam phản ánh?
HS trả lời.
HS nhận xét.
GV chốt.
Lấy dẫn chứng minh hoạ.
HS lấy dẫn chứng trong các truyện: Truyện Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnhđể minh hoạ.
HS lấy dẫn chứng trong các truyện: 
Hoạt động 3: Luyện tập: (12’)
Bài tập 1:
 Khi gợi tả nhan sắc Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật mang tính ước lệ. Điểm giống và khác nhau trong cách tả Thuý kiều với Thuý Vân? 
Bài tập 2:
 Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
 Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh
Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.
 Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
 Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
 Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.
1- Nhữngcâu thơ trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? Giới thiệu xuất xứ nhữngcâu thơ đã trích.
2- Viết một câu đơn mà chủ ngữ là một cụm chủ vị để giới thiệu nội dung đoạn thơ trên.
3- Qua đối thoại, ta thấy mã giám Sinh- nhân vật được kể trong đoạn thơ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Hãy giải thích cho mọi người rõ điều đó. Mục đích của việc vi phạm phương châm hội thoại đó là gì?
4- Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo cách lập luận quy nạp, trong đoạn có dùng câu đã viết ở BT 2. Nội dung phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ.
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò (3’) 
GV: Khái quát bài
HS: Làm tiếp bài tập
I- Bài học:
2- Giá trị nghệ thuật:
b- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: 
* Xây dựng nhân xật qua những lời đối thoại, những lời tự bạch của nhân vật, sắp xếp đúng chỗ -> giúp khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật: 
- Chuyện người con gái Nam Xương:
+ lời nói của bà mẹ: nhân hậu, từng trải.
+ lời nói của Vũ nương: hiền thục, nết na, trong trắng.
+ lời nói của bé Đản: hồn nhiên, thật thà.
- Truyện Kiều: khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại.
* Tính cách nhân vật bộc lộ qua hình dáng, lời nói, hành động, tâm trạng:
- Truyện Kiều: 
+ Thuý kiều: nết na, trong trắng, hiếu thảo
+ Mã giám Sinh: kẻ buôn thịt bán người lọc lõi, trơ tráo.
- Hoàng Lê nhất thống chí: Thể hiện qua nhân vật Nguyễn Huệ- Quang Trung, xây dựng tính cách nhân vật qua hành động, lời nói -> làm nổi bật hình ảnh một nhân vật anh hùng quyết đoán, quả cảm, có tầm nhìn xa trông rộng, có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén
- Truyện Lục Vân Tiên: Xây dựng tính cách nhân vật Lục Vân Tiên, ông Ngư, Kiều nguyệt Nga, Trịnh Hâmqua hành động, lời nói.
c- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên: độc đáo, đa dạng.
- Nghệ thuật ước lệ: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều.
- Chọn lọc chi tiết, tả bằng các từ ngữ tạo hình: Cảnh ngày xuân- Truyện Kiều. 
- Tả cảnh ngụ tình: Kiều ở lầu Ngưng Bích- Truyện Kiều. 
- Tả cảnh bằng nhữngchi tiết chân thực, gợi cảm.
II- Luyện tập:
Bài tập 1:
*Giống nhau: 
- Cả hai cách miêu tả đều lấy vẻ đẹp của con người so sánh với thiên nhiên (lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để miêu tả vẻ đẹp)
- Cả hai nhân vật đều được miêu tả theo lối tuyệt đối hoá nhan sắc, đẹp đến mức không thể đẹp hơn nữa.
* Khác nhau: 
- Vẻ đẹp Thuý Vân được miêu tả cụ thể từng đường nét. Người đọc có thể hình dung được Vân từ khuôn mặt đến hình dáng, từ giọng nói đến nụ cười, từ làn da đến mái tóc.
- Vẻ đẹp của Thuý Kiều được Nguyễn Du thiên về miêu tả thần thái của vẻ đẹp: một vẻ đẹp không chút gợn, mềm mại như nước mùa thu và xanh thắm, tươi tắn tràn đầy sức sống như núi mùa xuân. Vẻ đẹp ấy là sự kết tinh những tinh hoa của sông núi đất trời. Vẻ đẹp của Kiều không có khuôn mẫu như Vân
Bài tập 2:
* Củng cố- dặn dò: 
Ngày soạn: 15/2/2009 
Ngày giảng: 18/2/2009	Tiết 40: Chuyên đề : 
Vẻ đẹp của văn học trung đại
qua một số tác phẩm TRONG CHƯƠNG TRìNH NGữ VĂN lớp 9
Giúp học sinh:
 Hiểu được vẻ đẹp của văn học trung đại qua các tác phẩm đã học về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
 Biết cảm nhận cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, giàu ý nghĩa của tác phẩm văn học trung đại đã học ở lớp 9.
 Rèn kỹ năng tìm hiểu, phát hiện kiến thức.
 Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về văn học dân tộc. 
* Trọng tâm: Phần I
II- Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tài liệu
HS: Chuẩn bị sách vở, tài liệu.
III-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
- GV: Giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Luyện tập: (38’)
Bài tập 1:
 Chi tiết cuối cùng kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một chi tiết kỳ ảo.
 a- Hãy kể lại ngắn gọn chi tiết ấy bằng một đoạn văn từ 3-5 câu.
 b- Nhận xét về chi tiết cuối cùng này, có ý kiến cho rằng: Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh, kỳ ảo. Nhận xét đó có đúng không? Vì sao?
Bài tập 2:
Phân tích, so sánh cảnh ngày xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Cỏ thơm liền với trời xanh - Trên cành lê có mấy bông hoa” với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời -cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du?
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò (3’) 
GV: Khái quát bài
HS: Làm tiếp bài tập
 Luyện tập:
Bài tập 1:
 a- Khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang ba ngày, ba đêm, vũ Nương đã hiện về trên một chiếc kiệu hoa, theo sau là 50 chiếc thuyền, cờ hoa rợp một khúc sông đưa nàng trở về. Vũ nương đứng giữa dòng sông, nói lời từ tạ với Trương Sinh, rồi bóng nàng loang loáng mờ dần rồi biến mất.
 b- Phải bày tỏ được thái độ đánh giá của mình với ý kiến cho rằng: Tính bi kịch của cuộc đời, số phận người phụ nữ (nàng Vũ Nương) vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh, kỳ ảo.
Hay hiểu cụ thể hơn là: Dù cho câu chuyện có cách kết thúc phần nào có hậu, Vũ Nương đã được sống một cuộc sống khác, ở một thế giới khác, giầu sang, được tôn trọng, thương yêu nhưng tất cả chỉ là ảo ảnh. Dù cho Vũ Nương có trở về trong rực rỡ, uy nghi nhưng cũng chỉ thấp thoáng, ẩn hiện và ngậm ngùi từ tạ: “Thiếp đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Người đã chết không thể sống lại, hạnh phúc thực sự đâu có thể làm lại được nữa. Đó chính là bi kịch. Điều đó một lần nữa khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Bài tập 2:
* Củng cố- dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docTU CHON NV 9 VE DEP CUA VAN HOC.doc