Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Hội thoại

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Hội thoại

HỘI THOẠI

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Nắm được trong hội thoại, mỗi người cần xác định đúng ví trị xã hội của mình. Đó là các vai xã hội: vai theo quan hệ chức vụ xã hội, vai theo quan hệ thân tộc, gia đỉnh, vai theo quan hệ tuổi tác, giới tính Khi ở vị trí khác nhau thì có cách đối xử khác nhau

- Có ý thức sử dụng vai xã hội hợp lí để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp ngôn ngữ

- Rèn kĩ năng

II. Chuẩn bị:

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 107. Tiếng việt	 Ngày dạy: / 3/09 
HỘI THOẠI
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Nắm được trong hội thoại, mỗi người cần xác định đúng ví trị xã hội của mình. Đó là các vai xã hội: vai theo quan hệ chức vụ xã hội, vai theo quan hệ thân tộc, gia đỉnh, vai theo quan hệ tuổi tác, giới tínhKhi ở vị trí khác nhau thì có cách đối xử khác nhau
- Có ý thức sử dụng vai xã hội hợp lí để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp ngôn ngữ
- Rèn kĩ năng 
II. Chuẩn bị:
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 8a / 28 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: Vở bài tập cùa các em: Khuyên, Thành, Tân, Sang
 3. Bài mới: 
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về vai xã hội trong hội thoại.
- Cho học sinh đọc ví dụ (bảng phụ) trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
- Trong ví dụ bạn vừa đọc, có mấy người trao đổi với nhau?
+ Hai người 
- Đó là những ai?
- Hãy xác định các lời thoại (lời nói) của chị Dậu?
+ Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh dậy được một lúc, ông tha cho (1).
+ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! (2)
+ Mày trói ngay chồng ba đi, bà cho mày xem! (3)
- Lời thoại nào là của cai lệ?
+ Tha này! Tha này!
- Quan hệ giữa chị Dậu và cai lệ là quan hệ gì?
+ Quan hệ giữa người chức trách và người dân thường.
- Trong cuộc hội thoại ở phần trích trên, ai là người có vai trò xã hội cao hơn?
+ Cai lệ (người đi thu thuế -> người có chức trách).
* Chốt: Qua ví dụ vừa phân tích, các em đã chứng kiến cuộc thoại giữa chị Dậu và cai lệ: đã xác định được vai trong xã hội. Vậy vai trong hội thoại là gì?
+ Tự thảo luận – trình bày. 
- Em hiểu gì về vai trong xã hội? Các vai xã hội thường gặp là gì? 
+ Khái quát ghi nhớ 1 Sgk/95.
* Bài tập củng cố:
+ Đọc đoạn trích ở mục I (Sgk/tr 92,93)
- Trong cuộc hội thoại giữa bé Hồng và bà cô bé Hồng:
+ Bề trên là bà cô.
+ Bé Hồng là bề dưới.
=> Quan hệ vai xã hội giữa họ là quan hệ gia đình, dòng tộc.
- Qua các cuộc hội thoại vừa diễn ra theo em cách đối xử giữa người có vai thấp đối với người có vai trò cao như thế nào? Với thái độ gì?
- Còn cách đối xử của người có vai trò ngang nhau thì ra sao?
- Lấy ví dụ minh hoạ.(cha mẹ – con cái, bạn bè...)
* Chốt: Thái độ của người nói trong các vai trò xã hội như thế nào?
+ Khái quát ý 2 trong ghi nhớ Sgk trang 94.
I. Vai xã hội trong hội thoại:
1. Ví dụ:
- Chị Dậu: vai người dân thường, thái độ: ý thức được thân phận, nóng hóa liều
- Cai lệ: vai người có chức trách, thái độ: hống hách.
-> Vị trí xã hội của người hội thoại 
=> Vai trong hội thoại
2. Ghi nhớ:
 (Sgk /tr. 94).
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
+ Xác định yêu cầu của bài tập 1.
- Tìm những chi tiết thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc, vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với các tướng sĩ trong bài Hịch tướng sĩ.
+ Dùng bút chì gạch chân những câu văn thể hiện thái độ đó.
+ Trình bày chi tiết đã tìm được.
- Nhận xét – sửa chữa.
+ Xác định yêu cầu của bài tập 2.
- Hướng dẫn cách làm.
- Chia nhóm thảo luận (5p)
+ Nhóm 1: câu a. (NT: Lan)
+ Nhóm 2: câu b. (NT: Ni)
+ Nhóm 3: câu c. (NT: Dương)
- Theo dõi – hướng dẫn thêm.
+ Đại diện nhóm thuyết trinh kết quả ở bảng phụ.
+ Các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét khái quát.
II. Luyện tập:
Bài 1/94.
- Trần Quốc Tuấn:
+ Phê phán nhiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh của đất nước.
+ Tận tình chỉ bảo những việc làm sai... và hậu quả tai hại khôn lường.
+ Chỉ ra những việc đúng nên làm.
Bài 2/94.
a. Xét về điẹa vị xã hội: ông giáo có địa vị cao hơn.
, xét về tuổi tác lão Hạc ở vị trí cao hơn.
b. Những chi tiết chứng tỏ thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo: năm lấy cái vai gầy, xưng: cụ – tôi, ông con mình.
c. Những chi tiết thể hiện thái độ quý trọng, thân tình của lão Hạc: ông giáo, dạy, chúng mình, nói đùa thế.
- Chi tiết thể hiện tâm trạng không vui và giữ ý: cười đưa đà, cười gượng, thoái thác chuyện ở lại ăn khoai, uống nước.
4. Củng cố: Hội thoại là gì? Vai xã hội là gì?
5. Hướng dẫn – dặn dò:
- Học bài và soạn bài: “ Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận”.
+ Đọc văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và tìm những câu, từ bộc lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả? Nêu tác dụng của các yếu tố đó?
+ Tại sao văn bản có chứa yêu tố biểu cảm mà vẫn được xem là nghị luận?

Tài liệu đính kèm:

  • doct 107.doc