Giáo án môn học Ngữ văn 9, kì II - Tuần 22

Giáo án môn học Ngữ văn 9, kì II - Tuần 22

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC , HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS hiểu được một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống : nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

II. CHUẨN BỊ : Giáo An & Đọc Tài Liệu

III./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP .

 1./ ỔN ĐỊNH .

 2./ BÀI CŨ : Thế nào là bộ phận tình thái, cảm thán. Cho ví dụ , chỉ ra sắc thái ý nghĩa .

 3./ BÀI MỚI

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9, kì II - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01 /02/2009 
Ngày Dạy : 02/02/2009 
 TUẦN 22 – Tiết 99
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC , HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS hiểu được một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống : nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 
II. CHUẨN BỊ : Giáo Aùn & Đọc Tài Liệu 
III./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 
 1./ ỔN ĐỊNH . 
 2./ BÀI CŨ : Thế nào là bộ phận tình thái, cảm thán. Cho ví dụ , chỉ ra sắc thái ý nghĩa . 
 3./ BÀI MỚI 
Tiến trình hoạt động dạy và học
Ghi bảng
HĐ1./ Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống 
1. HS đọc văn bản “Bệnh lề mề” và trả lời câu hỏi : 
a. Văn bản bàn luận về hiện tượng gì?
-( Bệnh lề mề, biểu hiện qua thói quen đi họp trễ ) 
Nêu rõ những biểu hiện của hiện tượng đó. ( sai hẹn , đi chậm, không coi trọng  ) 
 Cách trình bày hiện tượng trong văn bản có nêu được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề không ?
-( Tác giả dùng cách lập luận chặt chẽ đẻ người đọc nhận ra hiện tượng đó do cách phân tích, phê phán có tình có lí, đặc biệt là đánh vào tâm lí chungcủa những người hay đi họp trễ việc công mà chẳng bao giờ trễ việc tư và cho rằng đi họp trễ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến nội dung cuộc họp nếu mình lẻn vào nhẹ nhàng ) 
b. Nguyên nhân hiện tượng đó là do đâu ? 
-( Coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác ) 
c. Bố cục bài viết có mạch lạc không ?
- ( Trước hết nêu hiện tượng, tiếp theo phân tích các nguyên nhân và tác hại của căn bệnh, cuối cùng nêu giải pháp để khắc phục ) 
2. Rút ra lí thuyết : Em hiểu thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận này như thế nào ? 
( HS đọc ghi nhớ ) 
HĐ2./ Luyện tập 
BT1./ Thảo luận : Hãy nêu các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội. Trao đổi xem sự việc nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội, sự việc nào thì không cần viết. 
- HS phát biểu tự do 
- Gợi ý thêm : sai hẹn, không giữ lời hứa , nói tục, viết bậy, đua đòi, lười biếng, học tủ, quay cóp, đi học muộn giờ, thói ỷ lại  
- Sự việc, hiện tượng tốt cần biểu dương , học tập : gương học tốt, vượt khó, tinh thần đoàn kết, tương trợ, không tham lam, lòng tự trọng  
BT2./ Hiện tượng nam thanh niên hút thuốc lá có đáng viết một bài nghị luận không ? Vì sao ? ( Nên viết bài NLXH vì đây là vấn đề đang được quan tâm và phê phán ) 
I./ Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống 
 * Văn bản : Bệnh lề mề
1. Vấn đề bàn luận : hiện tượng bệnh lề mề , biểu hiện qua thói quen đi họp trễ 
2. Nêu những biểu hiện của hiện tượng đó : sai hẹn , đi chậm, không coi trọng  
3. Nguyên nhân : do coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác 
4. Nêu giải pháp để khắc phục 
5. Bố cục mạch lạc 
 * Ghi nhớ . 
II./ Luyện tập. 
 4./ CỦNG CỐ : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là như thế nào ? 
 5./ DẶN DÒ : Xem lại lí thuyết và các bài tập 
 + Hình dung sự việc, hiện tượng cần nghị luận . + Tìm hiểu đề bài , cách làm bài 
 Ngày soạn : 01/02/2009
 Ngày dạy : 03/02/2009 
 TUẦN 22 – Tiết 100 CÁCH LÀM BÀI
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC , HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
 I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống . 
II. CHUẨN BỊ: Giáo Aùn 
III./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 
 1./ ỔN ĐỊNH . 
 2./ BÀI CŨ Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS . 
 3./ BÀI MỚI 
Tiến trình hoạt động dạy và học
Ghi bảng
HĐ1./ Tìm hiểu các đề bài
 * GV giới thiệu các đề bài , HS trả lời câu hỏi 
a.Thảo luận :Các đề bài trên có điểm gì giống nhau ? Chỉ ra điểm giống đó. 
- Đều là đề bài nghị luận nhằm bàn bạc ( có luận đề, luận cứ, luận điểm, luận chứng để bàn bạc ) 
- Đối tượng bàn bạc có khác nhau : đề2 nói về đời sống xã hội, đề 1,3,4 nói về đời sống HS, có thái độ khen chê rõ ràng . 
b. Mỗi em tự nghĩ một đề bài tương tự ( HS tự làm ) 
HĐ 2./ Tìm hiểu cách làm bài
1. Tìm hiểu đề và tìm ý 
a. Đề thuộc loại gì ? Đề nêu hiện tượng, sự việc gì ? Đề yêu cầu làm gì ? 
b. Tìm ý ở đây là phân tích để tìm ý nghĩa sự việc. Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người thế nào ? Vì sao Thành Đoàn TPHCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ? Những việc làm của Nghĩa có khó không ? Nếu mọi HS đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào ? 
2. Lập dàn bài * Sắp xếp ý theo bố cục bài nghị luận 
a. Mở bài : Ở quận Gò Vấp, TPHCM, có bạn PVN, HS lớp 7 có nhiều sáng kiến giúp đỡ mẹ trồng trọt. Tấm gương của bạn PVN cần được các HS học tập 
b. Thân bài : - Việc làm của Nghĩa thể hiện ý thức tham gia lao động, phát huy sáng kiến, giúp đỡ gia đình ngay khi còn nhỏ 
- Việc làm của Nghĩa là hiện tượng hiếm thấy được nêu gương và phát động phong trào học tập. 
- Việc phát động phong trào học tập Nghĩa sẽ tạo được chuyển biến trong nhà trường : học tập gắn với lao động, tuổi nhỏ làm việc lớn , nhà trường sẽ góp phần phát huy những sáng kiến ấy  
c. Kết bài : - Tấm gương Nghĩa nêu lên một khả năng : HS tham gia cải tiến kĩ thuật nông nghiệp , tham gia nghiên cứu khoa học  
- Em cần học tập Nghĩa để cải tiến cách học tập, góp phần giúp gia đình  
3. Viết bài * Tập viết từng phần 
a. Tập mở bài (nhiều cách : Từ chung đến riêng , đối lập , đi thẳng vào đề ) 
b. Viết đoạn phân tích : Các việc làm của Nghĩa ( nêu sự việc trước, rút ra ý nghĩa sau; dùng biện pháp đối lập, so sánh để làm nổi bật ý nghĩa việc làm  ) 
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa - Sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp 
- Chú ý liên kết, mạch lạc giữa các câu, các đoạn, các phần 
HĐ 3./ Kết luận.
 Muốn làm tốt bài văn nghị luận ta cần tiến hành như thế nào? ( Ghi nhớ ) 
HĐ 4./ Luyện tập
-Lập dàn ý cho đề 4 ( HS làm theo hướng dẫn của SGK ) 
I.Tìm hiểu các đề bài 
- Giống : đề bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống 
- Khác :đối tượng bàn bạc 
+ Đề2 nói về đời sống xã hội 
+ Đề 1,3,4 nói về đời sống HS, có thái độ khen chê rõ ràng . 
II. Tìm hiểu cách làm bài 
1. Tìm hiểu đề, tìm ý 
2. Lập dàn bài ( SGK) 
3. Viết bài 
4. Sửa chữa 
 * Ghi nhớ 
III. Luyện tập 
 4./ CỦNG CỐ : Nhận xét tình hình làm bài của HS. 
 5./ DẶN DÒ : Xem lại lí thuyết và các bài tập. Chuẩn bị chương trình địa phương phần TLV ( Yêu cầu xem SGK ) 
Ngày Soạn : 01 / 02/2009
Ngày dạy : 04/02/2009 
TUẦN 22 – Tiết 101 
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
*Giúp HS 
- Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương 
- Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp : tự sự, miêu tả, nghị luận , thuyết minh 
II./ CHUẨN BỊ: - HS: Chuẩn bị ở nhà
	 - GV: Giáo Án 
III./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 
 1./ ỔN ĐỊNH . 
 2./ BÀI CŨ : Kiểm tra vở soạn bài. 
 3./ BÀI MỚI 
Tiến trình hoạt động dạy và học
Ghi bảng
HĐ1./ GV giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình 
1. GV nêu yêu cầu , nêu câu hỏi để HS trả lời về cách hiểu của mình 
+ Bài viết yêu cầu các em viết về nội dung gì ? ( nêu ý kiến về sự việc, hiện tượng ở địa phương ) 
+ Em sẽ trình bày ý kiến dưới dạng văn bản nào ? ( văn bản nghị luận ) 
2. GV hứơng dẫn cách làm ( theo hướng dẫn của SGK ) 
HĐ2.
1.Nhấn mạnh những yêu cầu trong phần Những điều cần lưu ý 
- Nội dung viết bài phản ánh tình hình địa phương ( luyện tập làm văn ) 
- Nêu tình hình, ý kiến và nhận định của cá nhân sao cho rõ ràng , cụ thể , có lập luận, thuyết minh, thuyết phục . 
- Không nêu tên người, tên cơ quan, đơn vị cụ thể , có thật . 
2. Qui định thời gian nộp bài ( trước khi học bài 28 ) 
 4./ CỦNG CỐ : Nhắc lại những nội dung cần nắm . 
 5./ DẶN DÒ : - Nắm vững các yêu cầu đã được hướng dẫn 
 - Soạn “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ” 
 + Đọc kĩ văn bản, rút ra nội dung chính 
 + Phân tích cách trình bày nội dung, điểm hay , những chi tiết cần lưu ý  

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN-22.doc