Giáo án môn học Ngữ văn 9, kì II - Tuần 23

Giáo án môn học Ngữ văn 9, kì II - Tuần 23

VĂN BẢN - CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI

I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : * Giúp HS

- Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính, thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hó trong thế kỉ mới.

- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận cảu tác giả.

II. CHUẨN BỊ: GV : Đọc Tác Phẩm & Giáo An - HS : Đọc & Chuẩn bị ở nhà.

III./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP .

 1./ ỔN ĐỊNH .

 2./ BÀI CŨ : - Kiểm tra vở soạn bài .

 3./ BÀI MỚI

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9, kì II - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01/02/2009 
 Ngày dạy : 06- 09/02/2009 
 TUẦN 22-23 – Tiết 102 - 103 
VĂN BẢN - CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI 
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : * Giúp HS 
- Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính, thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hó trong thế kỉ mới. 
- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận cảu tác giả.
II. CHUẨN BỊ: GV : Đọc Tác Phẩm & Giáo Aùn - HS : Đọc & Chuẩn bị ở nhà.
III./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 
 1./ ỔN ĐỊNH . 
 2./ BÀI CŨ : - Kiểm tra vở soạn bài . 
 3./ BÀI MỚI 
Tiến trình hoạt động dạy và học
Ghi bảng
Tiết 1
HĐI. Giới thiệu bài 
- HS đọc , nêu nét chính về tác giả 
- GV giới thiệu thêm , nhấn mạnh đây bài nghị luận đề cập đến vấn đề có ý nghĩa cấp thiết mà lâu dài với cách nói giản dị trên cơ sở thực tiễn. 
HĐ2./ Đọc, tìm hiểu chung 
1. Đọc: 
2. Hãy nêu ý nghĩa nhan đề ? Vì sao là văn bản nghị luận xã hội ? 
- Hành trang ở đây được dùng với nghĩa “những giá trị tinh thần mang theo như tri thức, kĩ năng, thói quen ” . Thế kỉ mới là thế kỉ XXI . Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là sắp sẵn những phẩm chất trí tuệ, thói quen , kĩ năng  để tiến vào thế kỉ XXI 
- Bài viết sử dụng phương thức lập luận, bàn về vấn đề kinh tế xã hội mà mọi người quan tâm. 
3. Chỉ ra bố cục bài văn , nêu các luận điểm. 
- Mở bài : Câu mở đầu , nêu luận điểm chính 
- Thân bài : Tết năm nay  đố kị nhau à Hai luận điểm : 
+ Đòi hỏi của thế kỉ mới 
+ Những cái mạnh và cái yếu của người Việt Nam 
- Kết bài : Phần còn lại à Thái độ khi bước vào thế kỉ mới 
HĐ3./ Đọc – hiểu văn bản 
1. Phần mở bài : Luận điểm chính được nêu trong câu văn nào ? 
 - Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh , cái yếu của con người Việt nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. 
a. Chỉ ra thông tin của luận điểm theo các yêu cầu : đối tượng tác động, nội dung, mục đích ( Đối tượng là lớp trẻ. Nội dung : nhận ra cái mạnh, cái yếu . Mục đích: rèn thói quen tốt để bước vào thêù kỉ XXI ) 
b. Vấn đề t /giả q/tâm có cần thiết không?Vì sao? Qua đó em hiểu gì về t/giả? 
- Cần thiết vì đây là vấn đề thời sự cấp bách để chúng ta hội nhập với nền kinh tế thế giới,đưa nền kinh tế nước ta tiến lên hiện đại,bền vững 
- Tgiả là người có tầm nhìn xa trông rộng, lo lắng cho tiền đồ của đất nước.
Tiết 2
2. Phần thân bài . Nhắc lại 2 luận điểm được nêu ra ở thân bài . 
 * Luận điểm 1: Những đòi hỏi của thế kỉ mới 
a. Bài nghị luận được viết vào thời điểm nào của dân tộc và lịch sử ? 
Vì sao tác giả tin rằng trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói đến sự chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới ? 
- Tết cổ truyền của dân tộc ( Tân Tị, 2001 ) cả nước ta và nhân loại bước vào thiên niên kỉ thứ ba. 
- Mùa xuân là thời điểm đầy niềm tin và hi vọng về sự nghiệp và hạnh phúc của mỗi người và của dân tộc. Thế kỉ mới và thiên niên kỉ mới vừa hứa hẹn vừa thử thách đối với con người . 
b. Tác giả đã nêu những yêu cầu khách quan , chủ quan nào ? Vì sao nói đó là khách quan và chủ quan ? 
- Sự phát triển của khoa học , công nghệ , sự giao thoa và hội nhập giữa các nền kinh tế. Đó là hiện thực khách quan đặt ra , là sự phát triển tất yếu của đời sống kinh tế thế giới. 
- Nước ta cùng lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Đây là yêu càu nảy sinh từ nội bộ nền kinh tế nước ta trước những đòi hỏi mới của thời đại. 
c. Em hiểu như thế nào về các khái niệm : nền kinh tế tri thức , giao thoa và hội nhập giữa các nền kinh tế . 
d. Tác giả đã viết những đoạn văn với nhiều thuật ngữ kinh tế chính trị.Vì sao tác giả dùng cách lập luận này? Tác dụng ? 
- Vấn đề nghị luận của tác giả mang nội dung kinh tế chính trị của thời hiện đại, liên quan đến nhiều đối tượng . Cách lập luận diễn đạt được những thông tin kinh tế trong giai đoạn mới nhanh, gọn, dễ hiểu . 
e. Từ đó, việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới được kết luận như thế nào? ( Bước vào thế kỉ mới, mỗi người cũng như toàn nhân loại cần khẩn trương chuẩn bị hành trang trước yêu cầu phát triển cao của nền kinh tế. ) 
 * Luận điểm 2: Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt nam 
a. Tóm tắt những điểm mạnh của con người Việt nam theo nhận xét của tác giả.Những điểm mạnh đó có ý nghĩa gì trong hành trang của người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới ? Em hãy lấy ví dụ để minh họa những biểu hiện tốt đẹp của con người Việt Nam chúng ta. 
- Thông minh, nhạy bén với cái mới ; cần cù, sáng tạo; đoàn kết trong kháng chiến; thích ứng nhanh . 
- Đáp ứng yêu cầu sáng tạo của xã hội hiện đại; hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao; thích hợp với hoàn cảnh chiến tranh bảo vệ đất nước; tận dụng được cơ hội đổi mới  
b. Tóm tắt những điểm yếu của con người Việt Nam theo cách nhìn nhận của tác giả. Những điểm yếu này gây cản trở gì cho chúng ta khi bước vào thế kỉ mới? Em hãy tìm ví dụ trong đời sống để minh họa cho những điều tác giả vừa phân tích . 
- Yếu về kiến thức cơ bản và khả năng thực hành; thiếu đức tính tỉ mỉ và kỉ luật lao động, thiếu coi trọng qui trình công nghệ; đố kị trong làm kinh tế; kì thị với kinh doanh, sùng ngoại hoặc bài ngoại, thiếu coi trọng chữ tín . 
- Khó phát huy trí thông minh, không thích ứng với nền kinh tế tri thức; không tương tác với nền kinh tế công nghiệp hóa; không phù hợp với sản xuất lớn; gây khó khăn trong quá trình kinh doanh và hội nhập. 
c. Ở luận điểm này cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt? Tác dụng? 
- Các luận cứ được nêu song song , cái mạnh song song với cái yếu, sử dụng thành ngữ và tục ngữ . 
- Nêu bật cả cái mạnh và cái yếu , cách nêu dễ hiẻu với nhiều đối tượng. 
d. Sự phân tích của tác giả nghiêng về điểm mạnh hay điểm yếu? Điều đó cho thấy dụng ý gì của tác giả ? 
- Nghiêng về chỉ ra điểm yếu . Tác giả muốn mọi người không chỉ biết tự hào về những giá trị truyền thống tốt đẹp mà còn biết băn khoăn lo lắng về những yếu kém rất cần được khắc phục của mình. 
3. Phần kết bài . 
a. Tác giả đã nêu những yêu cầu nào đối với hành trang của người Việt khi bước vào thế kỉ mới? Tại sao với chúng ta , lại có những cái cần vứt bỏ ? Điều này cho thấy thái độ gì của tác giả đối với con người và dân tộc mình trước yêu cầu của thời đại? 
- Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. 
- Hành trang vào thế kỉ mới phải là những giá trị hiện đại. Do đó cần loại bỏ những cái yếu kém, lỗi thời mà người Việt ta mắc phải  
- Thái độ tác giả là trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp, không né tránh phê phán những biểu hiện yếu kém cần khắc phục . Đó là thái độ yêu nước tích cực của người quan tâm lo lắng cho tương lai của đất nước . 
b. Tác giả cho rằng khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ việc nhỏ nhất. Những điều lớp trẻ cần nhận ra là gì? Em hiểu những thói quen tốt đẹp ngay từ việc nhỏ nhất là gì ? Tác giả đã đặt lòng tin vào lớp trẻ. Điều này cho thấy tình cảm của tác giả đối với thế hệ trẻ như thế nào ? 
- Đó là những ưu điểm và nhất là những nhược điểm trong tính cách người Việt ta ,để khắc phục và vươn tới . 
- Những thói quen của nếp sống công nghiệp, từ giờ giấc học tập, làm việc, nghỉ ngơi đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 
- Tác giả lo lắng , tin yêu và hi vọng thế hệ trẻ Việt nam sẽ chuẩn bị tốt hành trang vào thế kỉ mới. 
HĐ4./ Tổng kết ( Ghi nhớ ) 
1. Học văn bản, em nhận thức rõ ràng hơn về những đặc điểm nào trong tính cách của con người Việt Nam trước yêu cầu mới của thời đại? 
Trước nhiệm vụ phát triển kinh tế theo yêu cầu của thời đại, người VN cần phát huy những phẩm chất tốt đẹp vốn có, loại bỏ những yếu kém lạc hậu ; cũng có nghĩa là gia tăng những giá trị mới trong hành trang của mình 
2. Em học tập được gì về cách viết văn nghị luận của tác giả ? ( Bố cục mạch lạc, quan điểm rõ ràng, lập luận ngắn gọn , diễn đạt dễ hiểu  ) 
3. Em tự nhận thấy bản thân có những điểm mạnh, yếu nào và phương hướng khắc phục ? ( HS suy nghĩ , viết thành đoạn văn ) 
Tiết 1
I. Tác giả ( SGK) 
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Phần mở bài 
* Luận điểm chính : 
Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh , cái yếu của con người Việt nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. 
Tiết 2
2. Phần thân bài 
a.Luận điểm 1: Những đòi hỏi của thế kỉ mới 
- Thời điểm nhạy cảm 
- Yêu cầu khách quan: Sự phát triển của khoa học , công nghệ , sự giao thoa và hội nhập giữa các nền kinh tế. 
- Yêu cầu chủ quan: ba nhiệm vụ 
+ Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn của nền kinh tế nông nghiệp 
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
+ Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức 
b.Luận điểm 2: Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt nam 
- Điểm mạnh : Thông minh, cần cù, sáng tạo; đoàn kết ; thích ứng nhanh àĐáp ứng yêu cầu sáng tạo của xã hội hiện đại; tận dụng được cơ hội đổi mới  
- Điểm yếu : Yếu về kiến thức cơ bản và khả năng thực hành, thiếu coi trọng qui trình công nghệ; kì thị với kinh doanhà Không thích ứng với nền kinh tế tri thức; không phù hợp với sản xuất lớn; gây khó khăn trong quá trình kinh doanh và hội nhập 
3. Phần kết bài 
- ... øi làm chưa đủ ba phần. 
 - Phạm nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, câu  
* Điểm 0 - Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. 
 3./ CỦNG CỐ : Nhận xét tình hình làm bài của HS. 
 4./ DẶN DÒ Soạn “Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten” 
Soạn soạn : : 08/02/2009
Ngày dạy : 
TUẦN 23-24 – Tiết 106,107 
 VĂN BẢN CHÓ SÓI VÀ CỪU 
TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN
 I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 * giúp HS 
- Hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tuợng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
II./ CHUẨN BỊ : Đọc Tác Phẩm & Soạn Giáo án
II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 
 1./ ỔN ĐỊNH . 
 2./ BÀI CŨ : 
 Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? Văn bản này vận dụng truyện ngụ ngôn với mục đích gì? 
 3./ BÀI MỚI
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Ghi bảng
TIẾT 106
HĐ1/ Giới thiệu bài 
- Nhắc lại HS đã từng học bài nghị luận xã hội Đi bộ ngao du của nhà văn Pháp Ru xô . Tác giả bài nghị luận văn chương này là nhà nghiên cứu văn học H Ten ( Pháp) 
- HS phân biệt : Nghị luận xã hội là nghị luận về một vấn đề xã hội nào đấy, còn nghị luận văn chương là nghị luận liên quan đến một tác phẩm văn chương 
HĐ2/ Hướng dẫn đọc , tìm hiểu cấu trúc văn bản 
1. Đọc cả bài thơ và văn bản . Giọng thay đổi phù hợp với nội dung từng đoạn : cừu non dịu dàng tội nghiệp ; giọng ngẫm nghĩ khi đối chiếu 2 cách nhìn để rút ra kết luận  
2. Theo em, vì sao có thể đặt cho văn bản tên “ Chó sói ” ? Thử đặt một nhan đề khác cho văn bản . 
- Nhan đề văn bản nêu được nội dung chính của văn bản : Bình luận về Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten . 
- Nhan đề khác : Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten và trong ghi chép của Buy phông , Nhà thơ La Phông ten và nhà khoa học Buy phông nhìn nhận chó sói và cừu như thế nào ? , Chó sói và cừu trong cách nhìn nhận của nhà khoa học và nhà thơ  
3. Vì sao văn bản này dược gọi là văn nghị luận, nghị luận văn học ? 
- Văn bản nghị luận vì được viết theo phương thức lập luận 
- Nghị luận văn học vì đối tượng nghị luận là tác phẩm văn học ( bàn về đặc điểm sáng tạo nghệ thuật của La Phông ten qua hình tượng chó sói và cừu trong thơ của ông ) 
4. Xác định bố cục 2 phần của văn bản theo yêu cầu : Tách đoạn, nêu ý chính mỗi đoạn, chỉ ra thao tác lập luận cụ thể của mỗi đoạn . 
- Từ đầu  chết rồi thì vô dụng à Nhìn nhận của Buy phông và La Phông ten về chó sói và cừu ( thao tác chứng minh ) 
Phần còn lại à Lời bình của tác giả về2 cách nhìn trên (thao tác bình luận) 
I/ Tác giả, tác phẩm 
 ( SGK ) 
II/ Tìm hiểu văn bản 
HĐ3/ Hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản 
 * Phần một / Nhìn nhận của Buy phông và La Phông ten về chó sói và cừu 
1.a. Tóm tắt cách nhìn của Buy phông về cừu ( Chúng hay tụ tập thành bầy. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường cũng làm chúng nháo nhào, co cụm lại; chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm, ở đâu là cứ đứng nguyên tại đấy, ngay dưới trời mưa, trong tuyết rơi; muốn bắt chúng di chuyển phải có một con đầu đàn đi trước, tất cả bắt chước nhất nhất làm theo ) 
 b.Từ đó Buy phông nêu đặc điểm nào của cừu ? ( Sợ sệt, đần độn ) 
Nhận xét ấy có đáng tin cậy không ? Vì sao? ( Đáng tin, vì Buy phông đã dựa trên hoạt động bản năng của cừu do trực tiếp quan sát được để nhận xét) 
TIẾT 107
2.a. Tóm tắt cách nhìn của La Phông ten về cừu( Mọi chuyện đều đúng như Buy phông nhận xét . Nhưng không chỉ có vậy, giọng chú cừu non tội nghiệp mới dịu dàng và buồn rầu làm sao ; cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng kêu rên của con, nhận ra con trong đám đông, đứng yên trên nền đất lạnh đầy vẻ nhẫn nhục cho đến khi con bú xong ) 
b.Hãy phân tích giọng buồn rầu và dịu dàng của cừu non trong đoạn thơ dầu văn bản ( Khi bị sói gầm lên đe dọa về tội khuấy nước phía trên nguồn và nói xấu ta năm ngoái, cừu non không dám cãi lại vì oan ức, mà chỉ một mực gọi sói là bệ hạ, nhẹ nhàng và nhẫn nhục xin sói nguôi giận mà xét lại rằng mình là kẻ hèn , còn đang bú mẹ ) 
 c. Người viết đã nhận xét đặc điểm nào của hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn của LP ? ( Chúng còn thân thương và tốt bụng nữa ) Từ đó ta hấy LP 
dành cho cừu tình cảm ntn ? ( LP đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu như thế ) 
d. Em nghĩ gì về cách cảm nhận này ? ( Kết hợp cái nhìn khách quan và cảm xúc chủ quan; tạo được hình ảnh con vật vừa chân thực vừa xúc động ) 
3.a. Tóm tắt những ghi chép của Buy phông về chó sói.( Thù ghét mọi sự kết bạn; bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang cã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc , bản tính hư hỏng  ) 
b. Oâng đã nhìn thấy những đặc điểm nào của chó sói ? ( Những biểu hiện bản năng về thói quen và mọi sự xấu xí )Tình cảm của ông đối với con vật này ? ( Khó chịu, đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng ) 
c. Nhận xét của Buy phông về chó sói đúng không ? Vì sao ? ( Đúng, vì dựa trên quan sát những biểu hiện của loài vật này ) 
4.a. Trong thơ LP, chó sói hiện ra ntn? ( Sói là bạo chúa của cừu, khát máu ; là con thú điên, là gã vô lại . Bộ mặt lấm lét và lo lắng, cơ thể gầy giơ xương, bộ dạng kẻ cướp bị truy đuổi, luôn luôn đói dài và luôn bị ăn đòn ) 
b.Chúng mang đặc điểm gì ? ( Tàn bạo và đói khát )Tình cảm của LP đối với chúng ra sao? ( Vừa ghê sợ vừa đáng thương. Đó là một tên trộm cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh ) 
c.Em nghĩ gì về cách cảm nhận này ? ( Chân thực, gợi cảm xúc ) 
5. Trong hai cách nhìn trên về loài vật, em thích cách nhìn nào hơn? Tại sao 
 * Phần hai / Lời bình của tác giả 
1. Tác giả đã bình luận về hai cách nhìn ấy như sau : Nếu nhà bác học chỉ thấy con sói ấy là một con vật có hại, thì nhà thơ, với đầu óc phóng khoáng hơn, lại phát hiện ra những khía cạnh khác. Nhà thơ sẽ thấy con sói ác độc mà cũng khổ sở, tuy trộm cướp đấy nhưng thường mắc mưu nhiều hơn. Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói meo nên hóa rồ. 
a. Em hiểu đầu óc phóng khóang hơn của nhà thơ là như thế nào ? 
 Suy nghĩ, tưởng tượng không bị gò bó, khuôn phép theo định kiến 
b. Nhà thơ đã thấy và hiểu con sói khác với nhà bác học ở điểm nào ? 
 Con sói là một kẻ độc ác khổ sở, trộm cướp ngờ nghệch hóa rồ vì luôn bị đói 
2. * HS thảo luận : Em hiểu như thế nào về nhận định của tác giả : Nhưng một tính cách thì phức tạp ? 
- Tính cách phức tạp là tính cách không đơn giản một chiều, có nhiều biểu hiện khác nhau trong một tính cách 
- Nhà nghệ thuật thường cảm nhận và xây dựng những tính cách như thế trong tác phẩm. Điều này làm nên tính chân thực của sự phản ánh bằng nghệ thuật. 
3. * HS thảo luận :Em hiểu như thế nào vê lời bình sau đây của tác giả : Buy phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác , còn La Phông ten dựng hài kịch về sự ngu ngốc . 
- Buy phông nhìn thấy kẻ ác thú khát máu trong con sói đã gieo họa cho những con vật yếu hèn để mọi người ghê tởm và sợ hãi loài vật này. 
- La Phông ten nhìn thấy ở con vật này là những biểu hiện bề ngoài của dã thú, nhưng bên trong thì ngu ngốc tầm thường để người đọc ghê tởm nhưng không sợ hãi chúng.
4. Em hãy nhận xét về cách nghị luận của tác giả trong đoạn văn bình luận này ( Dùng so sánh đối chiếu để làm nổi bật quan điểm ) Từ đó tác giả cho thấy mục đích bình luận của ông là gì ? ( Xác nhận đặc điểm riêng của sáng tạo nghệ thuật ) 
HĐ4/ Hướng dẫn tổng kết ( Ghi nhớ ) 
1. Nêu nội dung chính của văn bản 
2. HS thảo luận :a/ Qua phân tích văn bản, em hiểu thêm đặc trưng nào của sáng tạo nghệ thuật? 
- Nhà nghệ thuật có cái nhìn về nhân vật phóng khoáng hơn nhà khoa học 
- Trong khi phản ánh nhân vật, nhà văn thường bộc lộ thái độ qua cảm xúc 
- Nhân vật trong tác phẩm văn học thường là những tính cách phức tạp 
- Do đó nghệ thuật có thể phản ánh đời sống một cách chân thực và xúc động 
b/Từ đó em hiểu gì về lao động nghệ thuật của những nhà văn, nhà thơ như LP ? ( Quan sát và xúc cảm để có thể cảm nhận và miêu tả đối tượng như những tính cách phức tạp, nhằm đưa tới cho người đọc những hình tượng chân thực và xúc động ) 
3. Em học tập được gì về nghệ thuật viết bình luận văn học của Hi pô lit Ten qua văn bản . ( Lập luận dựa trên các luận cứ có sẵn trong văn bản, được so sánh đối chiếu ) 
1 / Nhìn nhận của Buy phông và La Phông ten về cừu và chó sói 
a/ Về cừu 
- Buy phông : con vật sợ sệt, đần độn 
- La Phông ten : những con vật bé nhỏ, dịu dàng, nhẫn nhục à Gợi lòng thương cảm 
b/ Về sói 
- Buy phông : Sói xấu xí, đáng ghét 
- La Phông ten : Sói tàn bạo , đói khát - một tên trộm cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh à Vừa ghê sợ vừa đáng thương 
2/ Lời bình của tác giả 
- Nhà bác học chỉ thấy con sói ấy là một con vật có hại à Buy phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác 
- Nhà thơ lại phát hiện ra những khía cạnh khác : Tính cách phức tạp à La Phông ten dựng hài kịch về sự ngu ngốc 
- Nhà nghệ thuật xây dựng những hình tượng chân thực và xúc động 
3/ Nghệ thuật nghị luận 
 Dùng so sánh đối chiếu để làm nổi bật quan điểm à Xác nhận đặc điểm riêng của sáng tạo nghệ thuật 
III/ Tổng kết 
 * Ghi nhớ 
4./ CỦNG CỐ : - Em rút ra được bài học gì sau khi học xong văn bản ? 
 5./ DẶN DÒ : - Nắm vững nội dung , nghệ thuật văn bản . 
 - Soạn “ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí ” 
 + Xem lại kiến thức về văn nghị luận 
 + Đọc kĩ các yêu cầu , chuẩn bị trả lời 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN-23.doc