BỐ CỦA XI MÔNG
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS hiểu được Mô pat xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản . Qua đó giáo dục HS lòng yêu thương bè bạn , yêu thương con người.
II.CHUẨN BỊ: HS: Chuẩn bị bài soạn ở nhà.
GV: Soạn giáo án.
III./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP .
1./ ỔN ĐỊNH
2./ BÀI CŨ : Nêu các đặc điểm và tác dụng của hợp đồng .
3./ BÀI MỚI
soạn : 19/4/2009 Dạy : 20/4/2009 TUẦN 33 – Tiết 152,153 BỐ CỦA XI MÔNG I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS hiểu được Mô pat xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản . Qua đó giáo dục HS lòng yêu thương bè bạn , yêu thương con người. II.CHUẨN BỊ: HS: Chuẩn bị bài soạn ở nhà. GV: Soạn giáo án. III./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 1./ ỔN ĐỊNH 2./ BÀI CŨ : Nêu các đặc điểm và tác dụng của hợp đồng . 3./ BÀI MỚI PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1/ Giới thiệu bài - Dựa vào chú thích , tóm tắt những nét chính về Guy đơ Mô pat xăng - Nhà văn hiện thực xuất sắc của nước Pháp thế kỉ XIX , nổi tiếng toàn thế giới về thể loại truyện ngắn. Một số tác phẩm : Mụ Xô va , Lã Mi lông , Món gia tài , Viên mỡ bò , Bà Eùc mê ) Cuối đời ông bị bệnh thần kinh , mất trong bệnh viện . HĐ2/ Tìm hiểu cấu trúc văn bản 1/ Đọc: Giọng trữ tình, lưu ý phân biệt lời kể chuyện , tả cảnh, đối thoại GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc , nhận xét 2/ Tóm tắt nội dụng tác phẩm 3/ Bố cục :4 đoạn a. Từ đầu khóc hoài à Tâm trạng tuyệt vọng của Xi mông b. Tiếp một ông bố à Xi mông gặp bác Phi lip c. Tiếp bỏ đi rất nhanh à Phi lip đưa Xi mông về nhà , gặp chị Blăng sôt d. Đoạn còn lại à Câu chuyện ở trường sáng hôm sau HĐ3/ Tìm hiểu văn bản 1/ Nhân vật Xi-mông a. Tâm trạng ở bờ sông HS đọc đoạn 1 * Đoạn văn kể, tả lại chuyện gì, cảnh gì ? Xi-mông ra bờ sông để làm gì ? Vì sao em bỏ ý định nhảy xuống sông để tự tử ? Tâm trạng của Xi-mông được thể hiện bằng những BPNT nào ? Sự thể hiện đó có phù hợp tâm lí lứa tuổi không ? Chi tiết, hình ảnh nào chứng tỏ điều đó ? + HS phát hiện , so sánh, phân tích và trình bày ý kiến . - Đoạn văn thể hiện rất chân thật tâm trạng đau khổ đến tuyệt vọng của Xi-mông vì bị bạn bè trêu chọc, sỉ nhục , rằng nó là đứa trẻ không có bố. Hành động bỏ ra bờ sông định tự tử thể hiện quyết tâm cao đó. - Nhưng vốn là một đứa trẻ nên tình cảm của Xi-mông cũng hời hợt và dễ bị phân tán, rất trẻ con . Cho nên trước cảnh đẹp, ánh mặt trời sưởi ấm bãi cát, nước lấp lánh như gương, chú nhái con nhảy dưới chân đã cuốn hút em , khiến em quên đi chuyện đau buồn mà lại muốn ngủ, muốn chơi đùa - Chợt nhớ nhà, nhớ mẹ , nỗi khổ tâm lại đến , em lại khóc nức nở . à Diêõn biến tâm trạng của một đứa trẻ trong hoàn cảnh đáng thương . Tâm trạng ấy được thể hiện phù hợp với tâm lí trẻ thơ . b. Tâm trạng khi gặp bác Phi-lip và khi về đến nhà HS đọc diễn cảm đoạn : Bỗng một bàn tay bỏ đi rất nhanh * Xi-mông tỏ thái độ ntn khi bất ngờ gặp bác Phi-lip ở bờ sông ? Câu trả lời nghẹn ngào trong tiếng khóc cố kìm nén chứng tỏ tâm trạng gi của em ? HS phân tích , tập trung vào 2 câu trả lời đứt đoạn, ngập ngừng của X - Tình cờ gặp bác thợ rèn cao lớn, nhân hậu, Xi-mông được dịp trút nỗi lòng đau khổ ngây thơ của mình . Hình ảnh em bé xanh xao, mắt đẫm lệ, trả lời trong tiếng nấc nghẹn ngào . Câu nói : Cháu không có bố được nhắc lại 2 làn chính là lời khẳng định tuyệt vọng của chú bé . Nhưng em vẫn là đứa trẻ nên sau đó em đã nghe lời bác Phi-lip và để bác đưa về nhà. * Khi gặp mẹ tại sao Xi-mông lại òa khóc . Những câu nói, câu hỏi của em với bác Phi-lip sau đó nói lên đièu gì ? - Gặp lại mẹ , Xi-mông thêm tủi buồn. Nỗi đau như bùng lên khi em ôm mẹ khóc, nhắc lại ý định tự tử vì không có bố. Điều mà nó không sao hiểu nổi. Vì tatá cả những đứa trẻ nó biết đều có bố ! - Ý nghĩ muốn bác Phi-lip làm bố mình chợt lóe lên trong đầu óc ngây thơ của và mong ước mãnh liệt của nó. Câu hỏi :” Bác có muốn làm bố cháu không ?” chúng ta nghe thật buốn cười và đau lòng. Câu nói xuất phát bằng bất cứ mọi giá phải có một ông bố hoàn toàn phù hợp với tâm lí , tâm trạng Xi-mông. Câu nói tiếp theo :” Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra sông và lại nhảy xuống!” đâu phải chỉ là lời thách thức , đe dọa của trẻ con , mà càng chứng tỏ khao khát có bố của em nhất định phải được thực hiện. - Tiếp theo là việc hỏi tên bác thợ rèn và lí do hỏi . Được bác Phi-lip nhận lời dù bác chỉ coi như chuyện đùa , Xi-mông lập tức hết buồn và khẳng định : “ Thế nhé ! Bác là bố cháu ” Với em thì không có chuyện gì nghiêm túc , trọng đại hơn chuyện này. Thế là từ giờ phút ấy , em có một người bố đàng hoàng . * HS đọc đoạn cuối, tìm hiểu thái độ của Xi-mông trước sự trêu chọc của bọn bạn tinh quái. Tại sao trước những lời trêu chọc, Xi-mông quát vào mặt bọn chúng như ném một hòn đá ? Sau đó lại không trả lời gì hết ? Trong lòng em , khi ấy đã có những suy nghĩ và tình cảm gì hướng về người bố mới – bác thợ rèn Phi-lip ? - Ngày thường , khi bạn bè trêu chọc, Xi-mông chỉ khóc , ấm ức . Sáng hôm sau, thái độ, hành động của em khác hẳn. Em chủ động trả lời, quát vào mặt bọn chúng : “ Bố tao ấy à ? Bố tao tên là Phi-lip.” Trong câu trả lời đã thấy rõ niềm hãnh diện, tự hào. - Mặc sự chế giễu của chúng bạn, em vẫn tin tưởng vào lời hứa của bác Phi-lip. Người bố mới đã cho em sức mạnh để em sẵn sàng đối đầu với chúng bạn chứ nhất định không bỏ chạy , không chịu đầu hàng . - Tóm lại, Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu . Trong hoàn cảnh bất hạnh, tình cờ cuộc sống đã đem lại cho em niềm hạnh phúc , em đã có một người bố thực sự. Niềm vui lớn ấy đã cho em sức mạnh để sống và học tập một cách tự tin và vững vàng hơn. 2/ Nhân vật Blăng-sốt * Theo em, chị Blăng-sôt có phải là một phụ nữ xấu không ?Việc tác giả tả sơ qua vài nét về hình dáng chị qua cái nhìn của bác Phi-lip có ý nghĩa gì? Thái độ và tình cảm của chị khi ôm con vào lòng. Nhà văn đã diễn tả sự xấu hổ , tủi nhục của chị đến mức độ ntn? Em suy nghĩ gì về người phụ nữ, người mẹ trẻ này? - Trước cái nhìn của bác Phi-lip , một cô gái cao lớn, xanh xao , đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà mà chị đã từng bị một kẻ khác lừa dối. Hình dáng và thái độ nghiêm trang của chị khiến bác Phi-lip lập tức không thể có ý nghĩ cợt đùa. - Oâm đứa con trong tay, nghe tiếng khóc của nó, đôi má người thiếu phụ đỏ bừng, tê tái đến tận xương tủy. Chị không biết nói gì với con cả.Câu hỏi ngây thơ mà chính đáng của con nhưng chị không thể trả lời được. Nỗi đau đớn, nhục nhã lại có dịp vò xé trái tim chị . - Chị không phải là một phụ nữ hư hỏng, thiếu đứng đắn mà là một người nhẹ dạ, có lúc đã lỡ lầm. Chị là một phụ nữ đức hạnh nhưng bị lừa dối. Từng là cô gái xinh đẹp, đứng đắn, nghiêm túc , giờ đây chị đành chấp nhận hoàn cảnh, dành tất cả tình cảm cho con.Thái độ của chị với Phi-lip, với Xi-mông nói lên điều đó. 3/ Nhân vật bác thợ rèn Phi-lip * Qua đoạn tả bác Phi-lip, em có cảm tình với nhân vật này không ? Vì sao? Tại sao bác lại an ủi và đưa Xi-mông về nhà? Tại sao bác lại đột nhiên rụt rè khi nói với chị Blăng-sôt? Việc bác nhận làm bố của Xi-mông là nói đùa hay là việc làm của một người tốt bụng ? - Vẻ bên ngoài cho thấy bác Phi-lip là một người lao động lương thiện, yêu nghề; một người đàn ông nhân hậu, giản dị và yêu trẻ. Chính vì vậy mà bác chú ý đến vẻ đau khổ, đáng thương của Xi-mông , an ủi và giúp em . - Đứng trước chị Blăng-sôt, Phi-lip lập tức dập tắt ngay ý định đùa cợt. Ngược lại còn thấy nể trọng chị. Lời lẽ của bác bỗng trở nên trang trọng, khách sáo bất ngờ . - Bác nhận lời làm bố của Xi-mông, thoạt đầu cũng chỉ xem như chuyện đùa để làm yên lòng một đứa trẻ đáng thương. Nhưng sau đó thì không còn là chuyện đùa nữa, bác đã thương Xi-mông, cảm mến chị Blăng-sôt . Tự đáy lòng bác đã thực sự muón làm bố của Xi-mông, muốn bù đắp những mất mác mà hai mẹ con người phụ nữ bất hạnh này đã chịu đựng. - Cử chỉ bác đột ngột nhấc bổng em lên, hôn em rồi sải bước bỏ đi thật nhanh nói lên sự xúc động của Phi-lip về quyết định của mình HĐ4/ Tổng kết 1/ Khái quát diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính , qua đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả . - Xi-mông : từ buồn tủi, tuyệt vọng đến mừng vui, tự tin, hạnh phúc - Phi-lip : từ ngạc nhiên đến cảm thông, từ đùa cợt thành nghiêm túc - Blăng-sôt : từ ngượng ngập đến xấu hổ, đau khổ * Tác giả đã thể hiện tâm trạng , phẩm chất của ba nhân vật qua việc miêu tả ngoại hình , cử chỉ, lời nói rất chân thực, phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh từng người . 2/ Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua thái độ, hành động của lũ trẻ, bạn của Xi-mông ? Lòng cảm thông, tình yêu thương nhất là với những bạn bè có hoàn cảnh bất hạnh . Không nên ghẻ lạnh, thờ ơ ; càng không nên trêu chọc, khinh rẻ . HS đọc ghi nhớ I/Tác giả, tác phẩm - Guy đơ Mô pat xăng ( 1850 – 1893 ) - Nhà văn hiện thực xuất sắc của nước Pháp thế kỉ XIX , nổi tiếng toàn thế giới về thể loại truyện ngắn - Một số tác phẩm : Mụ Xô va , Lã Mi lông , Món gia tài , Viên mỡ bò , Bà Eùc mê - Bố của Xi-mông nói đến một vấn đề xã hội nhạy cảm , sâu sắc II/ Tìm hiểu văn bản 1/ Nhân vật Xi-mông a. Tâm trạng ở bờ sông - Đau khổ , tuyệt vọng vì bị bạn bè trêu chọc, sỉ nhục - Cảnh đẹp, ánh mặt trời , nước lấp lánh , chú nhái con nhảy , khiến em tạm quên đi chuyện đau buồn - Chợt nhớ mẹ , em lại khóc nức nở b. Tâm trạng khi gặp bác Phi-lip và khi về đến nhà -Trút nỗi lòng đau khổ ngây thơ của mình cho bác Phi-lip - Mong ước mãnh liệt được có bố , mong ước đó nhất định phải được thực hiện. - Hãnh diện, tự hào, tự tin và vững vàng hơn vì có bố 2/ Nhân vật Blăng-sốt ... trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến. b. Người thanh niên : yêu thích và hiểu ý nghĩa của c/v thầm lặng , một mình trên núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp , trong sáng về c/v và đối với mọi người . c. Bé Thu : tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn thắm thiết với cha. d. Oâng Sáu : tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh e. Ba cô gái TNXP: dũng cảm, không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm ; tình cảm trong sáng, hồn nhiên , lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt. HĐ3/ Nêu cảm nghĩ về nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc * HS phát biểu tự do . GV biểu dương những cảm nghĩ thực sự sâu sắc . HĐ4/ Tìm hiểu một vài đặc điểm nghệ thuật của các truyện đã học 1/ Về phương thức trần thuật : - Trần thuật ở ngôi thứ nhất : Chiếc lược ngà , Những ngôi sao xa xôi - Trần thuật theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật ( nhân vật chính ) Làng, Lặnglẽ Sapa , Bến quê * HS nêu tác dụng của mỗi cách trần thuật 2/ Về tình huống truyện , HS nêu những tình huống đặc sắc trong các truyện đã học I/ Bảng thống kê các tác phẩm truyện II/ Hình ảnh đời sốngvà con người Việt Nam - Thời kì k/c chống Pháp : Làng - Thời kì k/c chống Mĩ :Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sapa, Những ngôi sao xa xôi - Sau 1975 : Bến quê III/ Một vài đặc điểm nghệ thuật 1/ Phương thức trần thuật - Trần thuật ở ngôi thứ nhất - Trần thuật theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật ( nhân vật chính ) 2/ Xây dựng tình huống truyện 4./ CỦNG CỐ : Nhắc lại các nội dung cần năm vững. 5./ DẶN DÒ Chuẩn bị “ Tổng kết ngữ pháp ” ( Thực hiện các yêu cầu trong SGK ) BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM stt Tác phẩm Tác giả Năm st Ngôi kể Tóm tắt nội dung 1 Làng Kim Lân 1948 Ngôi kể thứ ba, theo cái nhìn và giọng điệu của ông Hai Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc , truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc , thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân 2 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long 1970 Ngôi kể thứ ba, đặt vào nhân vật ông họa sĩ Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ , cô kĩ sư trẻ với người thanh niên làm công tác khí tượng trên núi cao Sapa . Qua đó truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp , cống hiến sức mình cho đất nước. 3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng 1966 Ngôi thứ I, nhân vật kể chuyện xưng tôi ( bác Ba ) Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con : ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ . Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh . 4 Bến quê Nguyễn Minh Châu Trong tập Bến quê ( 1985) Ngôi kể thứ ba, đặt vào nhân vật Nhĩ Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh , truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị , gần gũi của cuộc sống, của quê hương 5 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê 1971 Người kể chuyện xưng tôi ( Phương Định ) Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái TNXP trên một cao điểm ở tuyến đường TS trong những năm chống Mĩ . Truyện làm nổi bật tâm hôøn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm , cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ soạn : 20/04/2009 Dạy : 22/4/2009 TUẦN 33 – Tiết 155 TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC Xem tiết 147, 148 II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1./ ỔN ĐỊNH 2/ BÀI CŨ Kiểm tra một vài kiển thức cơ bản về truyện 3./ BÀI MỚI PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI NỘI DUNG BÀI HỌC C/ THÀNH PHẦN CÂU HĐ1/ Oân tập về thành phần chính và thành phâøn phụ 1/ GV hướng dẫn HS thực hiện BT1 ( I) a. Thành phần chính, dấu hiệu nhận biết - Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. - Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho câu hỏi : làm gì , làm sao, như thế nào , là gì - Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc diểm , trạng thái được miêu tả ở VN . CNthường trả lời các câu hỏi : ai, cái gì, con gì, cái gì ? b. Thành phần phụ , dấu hiệu nhận biết - Trạng ngữ : đứng ở đầu , cuối câu hoặc giữa CN,VN ; nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, diễn ra sự việc nói ở trong câu . - Khởi ngữ : thường đứng trước CN, nêu lên đề tài của câu nói ; có thể thêm QHT về, đối với vào trước . 2/ HS làm BT2 ( I) * Phân tích thành phần câu HĐ2/ Oân tập về thành phần biệt lập 1/ GV hướng dẫn HS thực hiện BT1 ( II) a. Thành phần biệt lập : - Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu - Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói(vui, buồn - Thành phần gọi-đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp - Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. b. Dấu hiệu nhận biết các TPBL là : chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói C/ THÀNH PHẦN CÂU I/ Thành phần chính , thành phần phụ BT1/ 1.Thành phần chính : chủ ngữ, vị ngữ 2. Thành phần phụ : trạng ngữ , khởi ngữ BT2/ a. CN : đôi càng tôi - VN : mẫm bóng b. CN : mấy người học trò cũ VN : đến sắp hàng , đi vào lớp Trạng ngữ : Sau một hồi trống thúc vang dội c. CN : nó VN : vẫn là người bạn độc ác Khởi ngữ : Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc II/ Thành phần biệt lập BT1/ - Thành phần tình thái - Thành phần cảm thán - Thành phần gọi-đáp - Thành phần phụ chú BT2/ Thành phần biệt lập a. Có lẽ à tình thái b. Ngẫm ra à tình thái c. Dừa xiêm vỏ hồng à phụ chú d. - Bẩm à gọi-đáp - Có khi à tình thái e. Ơi à gọi-đáp D/ CÁC KIỂU CÂU I/ Câu đơn BT1/ Chủ ngữ và vị ngữ a. CN : nghệ sĩ VN : ghi lại , muốn nói b. CN: lời gửi nhân loại VN: phức tạp hơn c. CN: nghệ thuật VN: là tiếng nói của tình cảm d. CN: tác phẩm VN: là kết tinh , là sợi dây e. CN: anh VN: thứ sáu và cũng tên Sáu BT2/ Câu đặc biệt a. – Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. - Tiếng mụ chủ b. Một thanh niên 27 tuổi ! c. – Những ngọn điện thần tiên. - Hoa trong công viên. - Những quả bóng góc phố. - Tiếng rao của bà bán xôi đội trên đầu - Chao ôi , có thể là tất cả những cái đó . trong câu.Vì vậy mà chúng được gọi là TPBL 2/ HS làm BT2 ( II) * Tìm thành phần biệt lập D/ CÁC KIỂU CÂU HĐ3/ Oân tập về câu đơn 1/ HS xác định yêu cầu và làm BT1 (I) Xác định CN, VN 2/ HS làm BT2 (I) Câu đặc biệt HĐ4/ Oân tập về câu ghép 1/ HS xác định yêu cầu và làm BT1 (II) 2/ HS làm BT2 (II) Chỉ ra quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép 3/ HS làm BT3 (II) Chỉ ra quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép 4/ HS làm BT4 (II) Tạo câu ghép có kiểu quan hệ mới HĐ5/ Oân tập về bién đổi câu 1/ HS xác định yêu cầu và làm BT1 (III) 2/ HS làm BT2 (III) Câu vốn là bộ phận của câu đứng trước được tách ra 3/ HS làm BT3 (III) Tạo câu bị động từ các câu cho sẵn HĐ6/ Oân tập về các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau 1/ HS xác định yêu cầu và làm BT1 (III) Câu nghi vấn 2/ HS làm BT2 (III) Câu cầu khiến 3/ HS làm BT3 (III) Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc II/ Câu ghép BT1/ Tìm câu ghép BT2/ Quan hệ giữa các vế a. Anh gửi chung quanh ( bổ sung ) b. Nhưng vì bom nổ gần , Nho bị choáng. ( ng nhân ) c. Oâng lão vừa nói hả hê cả lòng . ( bổ sung ) d. Còn nhà họa sĩ đẹp một cách kì lạ. ( ng nhân ) e. Để người con gái trả cho cô gái. ( mục đích ) BT3/ Quanhệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép a. Tương phản b. Bổ sung c. Điều kiện – giả thiết BT4/ Tạo câu ghép có kiểu qua hệ mới Quả bom nổ khá gần , nhưng hầm của Nho không bị sập . à Tương phản Hầm của Nho không bị sập , tuy quả bom nổ khá gần . à Nhượng bộ * HS làm tương tự với các câu khác III/ Biến đổi câu BT1/ Câu rút gọn - Quen rồi . – Ngày nào ít : ba lần . BT2/ Câu vốn là bộ phận của câu đứng trước được tách ra à Nhấn mạnh nội dung bộ phận được tách a. Và làm việc có khi suốt đêm. b. Thường xuyên. c. Một dấu hiệu chẳng lành. BT3/ Biến đổi câu thành câu bị động a. Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm. * Các câu khác HS làm tương tự IV/Các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếpkhác nhau BT1/ Câu nghi vấn : - Ba con, sao con không nhận ? ( hỏi ) - Sao con biết là không phải ? ( hỏi ) BT2/ Câu cầu khiến : Đoạn a/ - Ở nhà trông em nhá ! ( ra lệnh ) - Đừng có đi đâu đấy . ( ra lệnh ) Đoạn b/ - Thì má cứ kêu đi. ( yêu cầu ) - Vô ăn cơm ! ( mời ) * Cơm chín rồi ! ( câu trần thuật dùng để cầu khiến) BT3/ Câu nói của anh Sáu - Sao mày cứng đầu quá vậy , hả ? Câu trên có hình thức câu nghi vấn, dùng để bộc lộ cảm xúc. Điều này được xác nhận trong câu đứng trước của tác giả :“ Giận quá và không kịp suy nghĩ ” 3./ CỦNG CỐ : Nhắc lại các nội dung cần năm vững. 4./ DẶN DÒ Oân tập thật kĩ phần truyện để chuẩn bị kiểm tra một tiết soạn : 20/04/2009 Dạy : 24/4/2009 TUẦN 33 – Tiết 156 KIỂM TRA VĂN ( Phần TRUYỆN ) I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC Đánh giá chất lượng học tập phần truyện , rèn kĩ năng nghị luận truyện II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1./ ỔN ĐỊNH . 2./ BÀI MỚI 3./ CỦNG CỐ : Nhận xét việc làm bài 4./ DẶN DÒ Chuẩn bị “ Con chó Bấc” : tác giả , tác phẩm , nội dung , nghệ thuật đắc sắc
Tài liệu đính kèm: