TUẦN 26
Tiết: 116 MÙA XUÂN NHO NHỎ
(Thanh Hải)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU :Giúp HS:
1.Kiếnthức: - Cảm nhận được xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó, mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống để cống hiến cho cuộc đời chung.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc- cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức yêu mến và gắn bó, cống hiến cho đất nước.
B. PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng.
C. CHUẨN BỊ:
1.Giáoviên: Soạn bài, tư liệu về tác giả, tác phẩm, bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” 2. Họcsinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm tranh ảnh, bài viết về mùa xuân.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổnđịnh: (1’)
II. Bài cũ:
Đọc thuộc lòng - diễn cảm bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên?
III.Bàimới:
1.Đặtvấnđề: (1’)
Mùa xuân là nguồn cảm hứng của nhiều nhà thơ. Mỗi nhà thơ có một mùa xuân riêng cho mình. Trước giờ phút đi xa, nhà thơ Thanh Hải gửi lại cho đời “Mùa xuân nho nhỏ” để bày tỏ khát vọng dâng hiến tài năng và sức lực của mình cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
2.Triểnkhai:
TUẦN 26 Tiết: 116 MÙA XUÂN NHO NHỎ (Thanh Hải) Ngày soạn: Ngày dạy: A. MỤC TIÊU :Giúp HS: 1.Kiếnthức: - Cảm nhận được xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó, mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống để cống hiến cho cuộc đời chung. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc- cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ. 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức yêu mến và gắn bó, cống hiến cho đất nước. B. PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng. C. CHUẨN BỊ: 1.Giáoviên: Soạn bài, tư liệu về tác giả, tác phẩm, bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” 2. Họcsinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm tranh ảnh, bài viết về mùa xuân. D. TIẾN TRÌNH: I. Ổnđịnh: (1’) II. Bài cũ: Đọc thuộc lòng - diễn cảm bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên? III.Bàimới: 1.Đặtvấnđề: (1’) Mùa xuân là nguồn cảm hứng của nhiều nhà thơ. Mỗi nhà thơ có một mùa xuân riêng cho mình. Trước giờ phút đi xa, nhà thơ Thanh Hải gửi lại cho đời “Mùa xuân nho nhỏ” để bày tỏ khát vọng dâng hiến tài năng và sức lực của mình cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. 2.Triểnkhai: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (3’) Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm. ? Em biết gì về tác giả Thanh Hải? ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? * HS trả lời. * GV nhận xét, bổ sung. I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: - Tên thật: Phạm Bá Ngoãn, quê Thừa Thiên Huế. - Là nhà thơ cách mạng. 2. Tác phẩm: - Bài thơ ra đời: 11-1980. - Thể thơ: 5 chữ, nhịp 2/3,3/2 Hoạt động 2: (7’) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. * GV nêu cách đọc: giọng điệu say sưa, trìu mến (khổ 1), hối hả, phấn chấn (khổ 2,3), thiết tha, trầm lăng (khổ 4,5,6). * GV đọc mẫu bài thơ 1lần. * 3 HS đọc bài, nhận xét cách đọc của bạn. * GV kiểm tra việc hiểu chú thích của HS. * GV bổ sung một số từ. II. Đọc và tìm hiểu chú thích. + Hoà ca: bài ca gồm nhiều âm sắc + Nốt trầm: nốt nhạc ghi âm thấp, trầm + Hối hả: rất vội vã, chỉ cầu cho nhanh sợ không kịp. + Xôn xao: từ gợi tả âm thanh, tiếng động rộn lên từ nhiều phía xen lẫn nhau. Hoạt động 3: (25’) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. ? Từ sự tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ, em hãy nêu bố cục của bài thơ? ? Mùa xuân của thiên nhiên được nhà thơ phác hoạ bằng những hình ảnh nào? ? Phân tích những hình ảnh đó? ? Em biết những câu thơ nào cũng có hình ảnh tiếng chim chiền chiện? - Chiền chiện cùng cao hót Lúa cũng vừa sậm hột (Trần Hữu Thung) - Ôi tiếng hót mê say con nhim chiền chiện Trên đồng lúa chiêm, chao mình bay liệng (Tố Hữu). * GV bình: Hình ảnh tiếng chim chiền chiện trong thơ ca đều gợi cảm xúc say mê. Tiếng chim chiền chiện trong thơ Thanh Hải có cái rộn ràng, bồi hồi, ấm áp, náo nức và thôi thúc lòng người vô cùng. ? Em hiểu “giọt long lanh” là giọt gì? (hình ảnh liên tưởng đầy chất thơ, đa nghĩa: giọt sương xuân sớm mai phản chiếu ánh dương,của tiếng chim được cảm nhận qua sự chuyển đổi cảm giác. ? Cảm xúc của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên mùa xuân? - Khổ thơ kết hợp miêu tả và biểu lộ niềm vui ngất ngây (ơi, hót chi mà, tôi đưa tay tôi hứng). ? Bức tranh mùa xuân của đất nước được vẽ lên bằng những hình ảnh nào? ? Có gì đặc biệt trong cách tổ chức ngôn ngữ thơ? ? Em hiểu hình ảnh người cầm súng, người ra đồng có ý nghĩa gì? ? Vì sao lộc giắ đầy trên lưng, nương mạ? Từ mùa xuân của thiên nhiên tác giả đã cảm nhận mùa xuân của đất nước như thế nào? ? Tại sao tác giả chỉ nhắc đến 2 hình ảnh đó? ? Tác giả suy nghĩ gì về đất nước? ? Nghệ thuật nào được sử dụng? Nói lên được điều gì? (So sánh, nhân hoá) ? Từ mùa xuân của thiên nhiên, cách mạng tác giả tâm niệm điều gì? ? Phân tích ba khổ thơ tiếp theo rồi nêu nhận xét về nghệ thuật nội dung? ? Em có suy nghĩ gì khi ở đầu bài tác giả xưng tôi, cuối bài lại xưng ta? ? Tại sao chỉ là mùa xuân nho nhỏ? ?Bài thơ kết thúc bằng điệu dân ca xứ Huế có tác dụng gì? (=>Niềm tin yêu cuộc đời qua những giá trị truyền thống bền vững.) ?Nêu nét nghệ thuật chính của bài thơ ?Học bài thơ, em có suy nghĩ gì về tấm lòng của nhà thơ * HS trả lời. * GV chốt ghi nhớ, cho HS đọc. III. Tìm hiểu văn bản. 1. Bố cục: 2 phần - Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, đất nước (3 khổ đầu) - Tâm niệm của nhà thơ(3 khổ cuối) 2. Phân tích: a) Mùa xuân của thiên nhiên và đất nước: a1) Mùa xuân của thiên nhiên: - Hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim hót, giọt sương - Động từ: “mọc” đặt ở đầu câu thơ, đảo vị ngữ-> tạo ấn tượng lạ, sống động cho bức tranh xuân - Màu sắc: lộng lẫy, tươi thắm, hài hoà-. gợi linh hồn của cảnh vật. - Âm thanh: sống động -Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng => Bằng vài nét phác hoạ,sử dụng từ ngữ tạo hình, chuyển đổi cảm giác, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh xuân của đất trời rộng lớn với không gian ba chiều, với màu sắc hài hoà, âm thanh náo nức, tất cả đều say đắm lòng người. Đó là vẻ đẹp và sức sống của đất trời vào xuân a2) Mùa xuân của đất nước: - Cấu trúc sóng đôi Mùa xuân - người cầm súng - người ra đồng =>Chọn lọc hình ảnh tiêu biểu. =>Hai hình ảnh, hai nhiệm vụ làm nên mùa xuân cách mạng - Lộc - dắt: che chở, bảo vệ - trải: đem sức sống đến mọi nơi. - Hối hả, xôn xao=>láy: nhịp điệu sống sôi nổi, khẩn trương. - Đất nước: như vì sao - cứ đi lên =>Khẳng định sức sống bền bỉ của dân tộc niềm tin vào sự đi lên của đất nước. b) Tâm niệm của nhà thơ - Ta làm: ĐN=>khẳng định nguyện ước chung của nhiều người. - Con chim, nhành hoa, nốt trầm => ẩn dụ: cống hiến vô tư, lặng lẽ cho đất nước. - Dù là: thách thức, dặn dò. - Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ.... => Sáng tạo độc đáo.=>Đem sức sống của một con người cống hiến cho đời và làm nên mùa xuân lớn của đất nước. 3. Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK trang 58 IV.Củngcố: ?Cảm nhận của em về giọng điệu bài thơ? Bài thơ đã thể hiện tình cảm gì của TG V. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị bài: Viếng lăng Bác.(Đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi sgk) + Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Bác, về tác giả. E. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: