Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Nghĩa tường minh và hàm ý

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Nghĩa tường minh và hàm ý

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS

Xác định được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong câu

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :

1). Chuẩn bị của GV :

 - SGK + SGV + 1 số đoạn văn có nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý

2). Chuẩn bị của HS :

 - Trả lời các câu hỏi trong SGK

C. KIỂM TRA BÀI CŨ :

 - Đọc thuộc long bài thơ “Nói với con” của Y Phương

 - Trình bày tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương

D. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Nghĩa tường minh và hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
soạn : 21/2/10 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
 Ngày dạy : 4/3/10 
 Tuần : 27 - Tiết : 123 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
Xác định được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong câu
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1). Chuẩn bị của GV :
 	- SGK + SGV + 1 số đoạn văn có nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý
2). Chuẩn bị của HS :
	- Trả lời các câu hỏi trong SGK
C. KIỂM TRA BÀI CŨ :
	- Đọc thuộc long bài thơ “Nói với con” của Y Phương
	- Trình bày tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương
D. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 I. PHÂN BIỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý :
 Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. 
 Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
 II . LUYỆN TẬP:
 1). a. Câu: “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy” 
 - Cụm từ “tặc lưỡi” cho thấy họa sĩ chưa muốn chia tay anh thanh niên.
 b. Mặt đỏ ửng (ngượng)
- Nhận lại chiếc khăn (không tránh được)
- Quay vội đi (quá ngượng)
2). “Ông họa sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy”
3). Câu “Cơm chín rồi!” có chứa hàm ý đó là “Ông vô ăn cơm đi”
4). “Hà nắng gớm về nào” Ú không có hàm ý Ú Câu đánh trống lãng.
- “Tôi thấy người ta đồn” Ú câu nói dở dang, bỏ lửng.
 * HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG.
 Giới thiệu bài mới : Trong giao tiếp hàng ngày, trong cuộc sống có lúc chúng ta cần nói thẳng, nói thật, nhưng đôi lúc chúng ta phải nói tránh đi. Để hiểu rõ vấn đề này ta hãy đi vào bài học hôm nay.
 * HOẠT ĐỘNG 2 : NỘI DUNG BÀI HỌC
- Cho Hs đọc đoạn trích.
- “Trời ơi, chỉ còn có 5 phút” em hiểu anh thanh niên muốn nói gì?
- Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái?
- Câu “Ồ! Cô còn chiếc mùi xoa nay này!” có ẩn ý gì không?
 * GV chốt : Qua phân tích 2 câu trên , câu 2 khi đọc lên ta hiểu ngay Ú tường minh. Câu 1 phải suy nghĩ Ú hàm ý.
- Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ?
 * HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
- Cho HS đọc lại BT ở mục I và trả lời các câu hỏi.
 * GV giảng thêm : Đây là cách dùng “hình ảnh”để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật.
- Tìm từ ngữ miêu tả thái độ cô gái trong cuối đoạn văn.
- Tìm hàm ý các câu in đậm.
- Cho HS tìm câu chứa hàm ý và nội dung của hàm ý.
- Đọc đoạn trích xác định câu chứa hàm ý.
 * HOẠT ĐỘNG 4 : CỦNG CỐ
 GV đưa thêm bài tập :
- Tìm các câu mang hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý.
1). Tí : Anh ơi! Em đói quá.
Tèo: Mẹ chưa về nhà.
Tí: Anh mua mì cho em ăn đi.
Tèo: Mẹ cất chìa khóa rồi.
Tí: Em không chịu
Tèo: Ráng chờ đi
2). A. Tối đi ăn phở với mình nha.
B. Hôm qua tớ còn ăn mì đây.
A. Yên tâm đi tớ bao.
B. Nhưng hôm qua cậu cũng ăn mì mà.
A. Bố tớ mới lên
B. Tối gặp lại.
 * HOẠT ĐỘNG 5 : DẶN DÒ
- Về nhà học bài xem lại bài tập.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: “Nghị luận về một bài thơ, một đoạn thơ”
 * Câu hỏi soạn bài :
1. Vấn đề nghị luận trong văn bản là gì?
2.Nêu những luận điểm về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- HS lắng nghe
- Hs đọc đoạn trích.
- Anh muốn nói rằng thời gian đã sắp hết rồi, thế là anh phải chia tay với ông họa sĩ và cô kĩ sư anh rất tiếc.
-Vì anh ngại ngùng, anh không muốn mọi người thấy được tình cảm của mình , đó là lòng hiếu khách và mến khách muốn tiếp xúc càng lâu với mọi người.
- Không có ẩn ý. Đây chỉ là một câu nói thật lòng của anh, anh cứ ngỡ chiếc khăn kia chính cô kĩ sư đã bỏ quên nên anh thật thà mang trả lại.
- HS dựa vào ghi nhớ trả lời.
- HS đọc.
- HS tìm câu nào họa sĩ muốn chia tay anh thanh niên . Tìm từ thể hiện điều đó.
- HS tìm
- HS đọc và tìm.
- HS tìm.
- HS đọc đoạn trích xác định câu chứa hàm ý.
Ú Hàm ý mẹ chưa về không ai nấu cơm.
Ú Hàm ý không có tiền
Ú Hàm ý hết tiền.
Ú Cậu cũng hết tiền
Ú Bố mang tiền lên cho.
Ú Đồng ý lời mời.
Ngày soạn : 21/2/10 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ BÀI THƠ
 Ngày dạy : 5/3/10 
 Tuần : 27 - Tiết : 124 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Hiểu rõ thế nào là bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, để có cơ sở tiếp thu , rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1). Chuẩn bị của GV :
 	- SGK + SGV 
2). Chuẩn bị của HS :
	- Trả lời các câu hỏi trong SGK
C. KIỂM TRA BÀI CŨ :
	- Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
D. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 I . TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
 - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
- Nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,  Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
 Bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết. 
 II. LUYỆN TẬP :
- Luận điểm : “Nhạc điệu của bài thơ”
- Luận điểm : “Bức tranh mùa xuân của bài thơ”
 * HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG.
 Giới thiệu bài mới : Nghị luận có nhiều dạng, hôm trước các em tìm hiểu về tác phẩm truyện, đoạn trích . Hôm nay các em sẽ tìm hiểu nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
 * HOẠT ĐỘNG 2 : NỘI DUNG BÀI HỌC
- Kể tên các loại nghị luận đã học.
- Cho HS đọc đoạn trích.
- Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
 * GV chốt : Vấn đề nghị luận ở đây chính là trình bày , nhận xét, đánh giá về hình ảnh mùa xuân và tình cảm, cảm xúc thiết tha của Thanh Hải gửi gấm trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ như thế nào?
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ khác nhau như thế nào đối với nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
- Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”?
- Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?
- Nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua đâu?
 * GV chốt : Đây chính là những yếu tố cấu tạo nên nội dung và nghệ thuật của bài thơ, do đó khi phân tích bài thơ thì chúng ta cần phải chú tâm phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể và xác đáng hơn.
- Chỉ ra các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Nêu nhiệm vụ của từng phần.
- Nhận xét về bố cục của bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ (qua văn bản)
- Về hình thức bố cục của bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ như thế nào?
- Các em có nhận xét gì về bố cục của bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ và nghị luận về 1tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Cách diễn đạt trong từng đoạn văn của văn bản có làm nổi bật luận điểm không?
 * HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
 - Cho HS đọc phần luyện tập , suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này.
 * HOẠT ĐỘNG 4 : CỦNG CỐ
- Thế nào là nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ?
 * HOẠT ĐỘNG 5 : DẶN DÒ
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
 - Chuẩn bị bài cho tiết sau: “Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, một đoạn thơ”
 * Câu hỏi soạn bài :
1. Tìm vấn đề nghị luận ở 8 đề trong SGK.
2. Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
- HS lắng nghe
- Nghị luận sự vật, hiện tượng, đời sống ; nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
- HS đọc đoạn trích.
- Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
- HS trả lời theo ghi nhớ 1.
- Đoạn thơ, bài thơ là nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ , bài thơ.
 Tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là bàn về chủ đề nhân vật, cốt truyệ, nghệ thuật của truyện.
- Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, đáng yêu.
 Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mean của nhà thơ.
 Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hòa nhập, dâng hiến.
- Người viết chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, đã phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ.
- Qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,
- MB: “Từ đầu. . . trân trọng”
-TB : “Hình ảnh mùa xuân  của mùa xuân.
- KB: Phần còn lại.
* MB: Giới thiệu bài “Mùa xuân nho nhỏ”
* TB: Trình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung , nghệ thuật của bài thơ, triển khai các luận điểm.
* KB: Tổng kết khái quát hóa về giá trị và tác dụng của bài thơ.
- Chặt chẽ, cân đối, hợp lí giữa các phần của văn bản, có sự liên kết rất tự nhiên về ý và diễn đạt.
- HS trả lời theo ghi nhớ.
- Bố cục tương đối giống nhau là mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm. Riêng nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ thì có thêm tình cảm chân thành của người viết thể hiện trong bài thơ.
- Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu , bằng tình cảm thiết tha , trìu mến . Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh , giọng điệu thơ, sự đồng cảm của nhà thơ Thanh Hải.
- HS đọc và nêu.
- HS đọc lại ghi nhớ
Ngày soạn : 21/2/10 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ BÀI THƠ
Ngày dạy : 5/3/10 
Tuần : 27 - Tiết : 125 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Biết cách viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm baì nghị nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1). Chuẩn bị của GV :
 	- SGK + SGV + Giáo án
2). Chuẩn bị của HS :
	- Trả lời các câu hỏi trong SGK
C. KIỂM TRA BÀI CŨ :
	- Thế nào là nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ?
D. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
 - Có 2 dạng đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
+ Đề có kèm chỉ định.
+ Đề không kèm chỉ định.
 II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
 Đề: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
DÀN BÀI :
1. MB: Giới thiệu bài thơ và tình yêu quê hương trong bài thơ.
 2. TB: 
+ Về nội dung:
- Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
- Cảnh thuyền cá về bến.
- Nỗi nhớ làng quê biển.
+ Về nghệ thuật:
- Nhịp thơ 3/2; 2/3; 3/5
- Thể thơ 8 chữ.
- Vần chân
- Cấu trúc ngôn từ, hình ảnh.
3. KB: Bài thơ là khúc ca trữ tình về quê hương chân thành, say đắm có sức lay động tâm hồn người đọc.
 II. CÁCH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI LUẬN ĐIỂM:
 *GHI NHỚ:
 Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần :
 + MB: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình (Nếu phân tích 1 đoạn thơ nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó . . . )
 + TB: Lần lượt trình bày những suy nghĩ , đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
 + KB: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
 Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nêu lên được các nhận xét , đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích , bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung, cảm xúc . . . của tác phẩm.
 * HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG.
 Giới thiệu bài mới : Tiết trước các em đã biết thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ tiết này các em sẽ thực hành về cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
 * HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU ĐỀ
- Cho HS đọc 8 đề bài trong SGK.
- Các đề bài trên yêu cầu nghị luận về vấn đề gì?
- Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
 * GV giảng thêm: Đề 4,7 thực chất có chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận “hình tượng người chiến sĩ lái xe và những đặc sắc trong bài thơ viếng lăng Bác”
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các đề.
- Tóm lại có mấy dạng đề về nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
* HOẠT ĐỘNG 3 : TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
- GV viết đề lên bảng.
- Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua mấy bước?
 * Thao tác 1: Cho HS tìm hiểu đề, tìm ý
- Vấn đề nghị luận trong bài thơ là gì?
- Phương pháp nghị luận là gì?
- Tư liệu lấy từ đâu?
- Tư liệu bổ sung thêm để so sánh đối chiếu ở đâu nữa?
- Nội dung bài thơ là gì?
- Nghệ thuật sử dụng trong bài thơ là gì?
 * Thao tác 2: Lập dàn bài
- GV yêu cầu HS lập dàn bài.
 * HOẠT ĐỘNG 4 : TỔ CHỨC TRIỂN KHAI LUẬN ĐIỂM
- Cho HS đọc văn bản “Quê hương trong tình thương nỗi nhớ”
- Chỉ ra bố cục văn bản.
- Nhận xét về tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương”
- Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt khẳng định bằng cách nào?
- Văn bản có tính thuyết phục , sức hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận này?
* HOẠT ĐỘNG 5 : TỔNG KẾT
- Cho HS đọc lại ghi nhớ
* HOẠT ĐỘNG 6 : CỦNG CỐ
 Dàn bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gồm mấy phần, ý chính từng phần như thế nào?
 * HOẠT ĐỘNG 7 : DẶN DÒ
 - Về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
 - Chuẩn bị bài cho tiết sau: “Mây và sóng” của nhà thơ Ta-Go (Ấn Độ)
 * Câu hỏi soạn bài :
1.Đọc bài thơ và tìm bố cục
2. Lời mời gọi của những người sống trên mây như thế nào?
3. Trò chơi sáng tạo của bé làgì? Ý nghĩ ra trò chơi đó là gì?
- HS lắng nghe
- HS đọc 8 đề bài trong SGK.
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
-Có 2 cách cấu tạo:
+ Đề không kèm chỉ định:4,7
+ Đề có kèm chỉ định: các đề còn lại.
 * Giống : Đều yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* Khác: 
+ Từ “phân tích” yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.
+ Từ “cảm nhận” Ú cơ sở cảm thụ của người viết.
+ từ “suy nghĩ” Ú nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết.
- Có 2 dạng đề
- HS quan sát.
- 4 bước:
+ Tìm hiểu đề + Tìm ý
+ Lập dàn ý
+ Viết bài
+ Đọc bài và sửa chữa.
- Tình yêu quê hương
- Phân tích.
- Văn bản “Quê hương” của Tế Hanh.
- Vốn sống và tài liệu tham khảo.
- Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị. 
- Cách miêu tả chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu.
- HS lập dàn bài.
- HS đọc văn bản “Quê hương trong tình thương nỗi nhớ”
+ MB: “Từ đầu . . . rực rỡ”
Ú Dòng cảm xúc dạt dào lai láng chảy suốt đời trong Tế Hanh.
+ TB: “Tiếp theo . . . Tế Hanh”
Ú Cảm nhận về cảm xúc nồng nàn mạnh mẽ.
+ KB: Phần còn lại.
Ú Nhận xét chính về quê hương.
- Nhà thơ viết bằng tất cảû tình yêu tha thiết trong sáng, đầy thơ mộng của mình.
+ Nổi bật là hình ảnh đẹp như mơ đầy sức mạnh khi ra khơi.
+ Cảnh trở về tấp nập no đủ
+ Hình ảnh dân chày giữa đất trời lộng gió với vị nồng mặn của biển khơi.
+ Hình ảnh ngôn từ giàu sức gợi cảm .
-Phần TB nối kết phần MB 1 cách chặt chẽ tự nhiên. Đó chính là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét.
- Văn bản tập trung nhận xét , đánh giá về giá trị đặc sắc nổi bật nhất về nội dung, cảm xúc và nghệ thuật , bố cục mạch laic sáng rõ.
 Người viết trình bày cảm nghĩ ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm đối với bài thơ.
- HS đọc ghi nhớ
- HS đọc lại ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9 ki II(3).doc