ÔN TẬP LUẬN ĐIỂM
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải (như lẫn lộn luận điểm với luận đề hoặc coi luận điểm là một bộ phận của luận đề).
- Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với luận đề và giữa luận điểm với nhau trong văn nghị luận.
- Rèn kĩ năng
II. Chuẩn bị: Dự kiến tích hợp với bài Nước Đại Việt ta, bảng phụ.
III.Các bước lên lớp:
1. Ổn định: 8a / 25 (vắng )
2. Kiểm tra: Khi giới thiệu về di tích thắng cảnh địa phương cần nắm được những yêu cầu gì?
3.Bài mới: Giới thiệu bài: Các em đã được tìm hiểu về văn nghị luận ở chương trình lớp 7. Đây là một hoạt động nhằm giải quyết vấn đề. Mà vấn đề như tên gọi của nó lại là một khó khăn đặt ra trước lí trí con người. Vì thế để có thể giải quyết tốt vấn đề chúng ta cần nắm vững một số khái niệm về luận điểm. Đó là nội dung của tiết học hôm nay.
Tiết 99: Tập làm văn Ngày dạy: 03/3/09 ÔN TẬP LUẬN ĐIỂM I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh: - Nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải (như lẫn lộn luận điểm với luận đề hoặc coi luận điểm là một bộ phận của luận đề). - Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với luận đề và giữa luận điểm với nhau trong văn nghị luận. - Rèn kĩ năng II. Chuẩn bị: Dự kiến tích hợp với bài Nước Đại Việt ta, bảng phụ. III.Các bước lên lớp: 1. Ổn định: 8a / 25 (vắng) 2. Kiểm tra: Khi giới thiệu về di tích thắng cảnh địa phương cần nắm được những yêu cầu gì? 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Các em đã được tìm hiểu về văn nghị luận ở chương trình lớp 7. Đây là một hoạt động nhằm giải quyết vấn đề. Mà vấn đề như tên gọi của nó lại là một khó khăn đặt ra trước lí trí con người. Vì thế để có thể giải quyết tốt vấn đề chúng ta cần nắm vững một số khái niệm về luận điểm. Đó là nội dung của tiết học hôm nay. Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Gv Hs Gv Hs Gv Hs * Hoạt động 1: Nhắc lại những kiến thức đã học ở lớp 7. - Luận điểm là gì? + Nhắc lại kiến thức cơ bản về văn nghi luận đã học ở lớp 7 . + Là những ý kiến, quan điểm chính mà người nói (viết) nêu ra trong bài văn nghị luận. - Nhắc lại bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của chủ tịch Hồ Chí Minh có bao nhiêu luận điểm?(3) + Trình bày từ kiến thức cũ lớp 7. - Có thể nói bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn gồm hai luận điểm sau đúng không? + Luận điểm 1: Tại sao cần phải dời đô? + Luận điểm 2: Tại sao có thể coi thành Đại La xứng đáng kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời? + Nghiên cứu trả lời: Không, luận điểm là những ý kiến quan điểm chủ yếu được đưa ra để giải thích cho câu hỏi. Luận điểm phải là sự trả lời. Những câu hỏi như “ Tại sao cần phải dời đô” không phải là luận điểm mặc dù chúng có khả năng chỉ ra phương hướng tìm luận điểm. * Hoạt động 2: Tái hiện những kiến thức đã học về khái niệm luận đề. - Thế nào là luận đề của một bài văn nghị luận? + Luận đề là vấn đề được nêu ra đòi hỏi phải được giải quyết. - Luận đề của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì? Có thể làm sáng tỏ luận đề đó được không? - Nếu trong bài văn chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm: “ Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” còn trong Chiếu dời đô nếu Lý Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: “ Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu co đạt được không? Tại sao? + Tiến hành thảo luận theo bàn và trình báy ý kiến. (3 phút) -Trong bài văn nghị luận, luận điểm cần có yêu cầu gì đối với luận đề? -Trong bài văn nghị luận, luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ luận đề. * Hoạt động 3: Xem xét hệ thống luận điểm được nêu - Để viết bài tập làm văn theo đề bài“ Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập”, em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống sau? (Thảo luận) ( hệ thống a là phù hợp) - Tại sao không dùng hệ thống b? + Nếu viết theo hệ thống luận điểm này thì bài làm không thể rõ ràng, mạch lạc (bởi mạch văn không thông suốt), các ý không tránh khỏi trùng lặp, chồng chéo (ý cần đổi mới phương pháp học tập sẽ phải nói đi nói lại suốt bài). - Có thể rút ra kết luận gì về các luận điểm? + Trong bài văn nghị luận, luận điểm cần phải chính xác và gắn bó chặt chẽ với nhau. + Đọc phần ghi nhớ sgk * Hoạt động 4: Luyện tập. - Cho HS xác định đề. - Gợi ý cho HS thảo luận làm bài tập Sgk. * Gợi ý:Luận điểm của phần văn bản không phải là “ Nguyễn Trãi là một ông tiên”, cũng không hẳn là “Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc” mà là “ Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”. Bài tập 2: a)Các luận điểm được lựa chọn phải có nội dung chính xác và phù hợp với ý nghĩa của luận đề “giáo dục là chìa khóa của tương lai” (Hiểu theo nghĩa: giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất). b) Sắp xếp các luận điểm cho phù hợp - kiểm tra lại. I.Khái niệm về luận điểm: 1. Luận điểm là những ý kiến, quan điểm chính mà người nói (viết) nêu ra trong bài văn nghị luận. 2.Ví dụ: Xác định luận điểm trong bài Chiếu dời đô chưa đúng vì luận điểm phải là sự trả lời, không phải là câu hỏi “Tại sao?”. 2.Mối quan hệ giữa luận điểm với luận đề và giữa các luận điểm trong một bài văn nghị luận: =>Luận đề:Là vấn đề được nêu ra đòi hỏi phảøi được giải quyết . =>Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề. =>Luận điểm cần phải chính xác và gắn bó chặt chẽ với nhau * Ghi nhớ: sgk/ 75. II.Luyện tập Bài1/75. Luận điểm: “ Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”. Bài 2./76 - Bỏ đi luận điểm 5. - Sắp xếp: 4. Củng cố: Luận điểm là gì? Vai trò của nó trong bài văn nghị luận? 5. Hướng dẫn - dặn dò: a. Bài học: Học kĩ khái niệm luận điểm và luận đề, mối quan hệ giữa luận điểm và luận đề và mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau. b. Chuẩn bị bài “Viết đoạn văn trình bày luận điểm”. Tìm hiểu 3 đoạn văn/ 79 + 80, trả lời câu hỏi. Làm bài tập 1= 3/81+82.
Tài liệu đính kèm: