Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Thuế máu

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Thuế máu

THUẾ MÁU

 (Trích: Bản án chế độ thực dân Pháp)

 -Nguyễn Ái Quốc -

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Thấy được bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, các thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân các xứ thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cảm nhận được tính chiến đấu mạnh mẽ, tính chất điều tra, tư liệu cùng nghệ thuật trào phúng sắc sảo, tài tình của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc.

- Giáo dục lòng yêu chính nghĩa, căm thù chiến tranh.

- Rèn kĩ năng phân tích văn nghị luận chính luận.

II. Chuẩn bị: Máy chiếu và một số hình ảnh về

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 8a / 28 (vắng .)

 2. Kiểm tra:

 a. Câu hỏi:

 - Trong bài Bàn luận về phép học, em hiểu mục đích chân chính của việc học là gì ?

 - Liên hệ cách học của học sinh trong lớp em hiện nay?

 b. Đáp án: Nêu được mục đích của việc học chân chính (6đ), liên hệ được cách học của học sinh trong lớp (4đ)

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Thuế máu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 105, 106. Văn bản	 Ngày dạy: /3/09 
THUẾ MÁU
 (Trích: Bản án chế độ thực dân Pháp)
	-Nguyễn Ái Quốc -
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh: 
- Thấy được bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, các thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân các xứ thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cảm nhận được tính chiến đấu mạnh mẽ, tính chất điều tra, tư liệu cùng nghệ thuật trào phúng sắc sảo, tài tình của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc.
- Giáo dục lòng yêu chính nghĩa, căm thù chiến tranh.
- Rèn kĩ năng phân tích văn nghị luận chính luận.
II. Chuẩn bị: Máy chiếu và một số hình ảnh về 
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 8a / 28 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: 
 a. Câu hỏi: 
 - Trong bài Bàn luận về phép học, em hiểu mục đích chân chính của việc học là gì ?
 - Liên hệ cách học của học sinh trong lớp em hiện nay?
 b. Đáp án: Nêu được mục đích của việc học chân chính (6đ), liên hệ được cách học của học sinh trong lớp (4đ)
 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
“ Bản án chế độ thức dân Pháp” là một tác phẩm nổi tiếng viết bằng tiếng Pháp có ảnh hưởng vang dội trong nhân dân các dân tộc thuộc địa Pháp lúc bấy giờ. Lối văn chính luận đầy tính chiến đấu căm thù chủ nghĩa thực dân, chứng cớ rành rành không thể chối cãi được. Tác phẩm là một văn kiện lịch sử vô giá trong kho tàng văn học cách mạng cận đại Việt Nam.
Hs
Gv
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiều tác giả, tác phẩm.
+ Đọc chú thích */Sgk.
- Giới thiệu chân dung Nguyễn Ái Quốc. 
 (Nguyễn Ái Quốc)
- Hiểu biết của em về bút danh Nguyễn Ái Quốc?
- Hoàn cảnh sáng tác?
- Giới thiệu toàn bộ tác phẩm thông qua cuốn sách Bản án
- Chương 1 này có tựa đề là “Thuế máu”, cách đặt tên như thế có ý nghĩa gì?
-Vị trí đoạn trích:
+ Thuế máu là chương đầu tiên (chương 1)) của Bản án chế độ thực dân Pháp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu văn bản.
- Hướng dẫn cách đọc: Đọc đúng ngữ điệu, nhấn giọng ở câu hỏi, từ trong ngoặc kép, giọng mỉa mai, châm biếm.
- Đọc mẫu – gọi Hs đọc.
+ Tìm hiểu bố cục.
- Đoạn trích được chia làm mấy phần?
4 phần:
+ Phần 1: chiến tránh đối với người bản xứ.
+ Phần 2: chế độ lính tình nguyện.
+ Phần 3: kết quả của sự hi sinh.
+ Phần 4: hành vi quân phiệt tiếp diễn (phần này Sgk lược bỏ).
- Hãy nhận xét về trình tự sắp xếp các phần trong bố cục ?
+ Trình bày các phần theo thứ tự nối tiếp, liên tục. 
 - Chuyển ý – hướng dẫn phnâ tích.
+ Đọc đoạn “ Trước năm... công lí và tự do”.
- Qua phần mở đầu của chương truyện, tác giả đã giúp cho người đọc hiểu được điều gì?
+ Thái độ của bọn cai trị thực dân đối với người bản xứ.
- So sánh thái độ của thực dân cai trị trước và khi chiến tranh bùng nổ?
-Việc tác giả nhắc lại cách dùng từ, hình ảnh trong lời lẽ của bọn thực dân có dụng ý gì?
- Qua đoạn trên, ta nhận thấy tác giả chủ yếu sử dụng cách kết cấu như thế nào? Tác dụng?
+ Mỹ từ, danh hiệu hào nhoáng khoác lên người lính thuộc địa -> Đả kích bản chất lừa bịp, trơ trẽn bằng giọng điệu trào phúng.
- Cho học sinh quan sát hình ảnh “Sở lính Annam” trong các xưởng vũ khí.
- Số phận của họ được miêu tả như thế nào?
+ Phải đột ngột xa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền
	* Tiết 2:
* Tình cảnh của người dân bản xứ thật cay đắng, đau xót. Họ có thật sự muốn làm người chiến sĩ bảo vệ công lí, tự do như bọn thực dân đã khoác cho họ không ? Chúng ta hãy qua phần 2.
+ Đọc phần 2.
- Bọn cai trị thực dân đã huy động được 70 vạn người bản xứ tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa đó. Bọn thực dân đã sử dụng các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính như thế nào?
- Cho Hs quan sát cảnh đi lính “tình nguyện” 
+ Quan sát – nhận xét 
- Người dân thuộc địa có thực “tình nguyện” hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không?
+ Trong khi làm những điều trên, chính quyền thực dân vẫn rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. 
- Nhận xét giọng điệu lời tuyên bố của chính quyền thực dân “ Các bạn đã tấp nập đầu quân... lính thợ”?
- Để chứng minh cho sự lừa bịp trơ trẽn đó, tác giả đã lập luận ra sao? Nhận xét cách lập luận của tác giả? 
+ Thảo luận - trình bày.
- Đưa ra giả định “ Nếu... như thế” rồi chất vấn “ Tại sao lại có cảnh bị xích tay..., ... bị nhốt ... biểu tình đổ máu, bạo động...? -> Khẳng định.
+ Lập luận chặt chẽ, hùng hồn bằng những dẫn chứng thực tế, sinh động, xác thực làm cho ta thấy sự tương phản giữa lời nói và việc làm của bọn thực dân trong việc bắt lính.
- Sau lập luận rắn rỏi ấy, tác giả đã dẫn dắt ta đến luận điểm nào?
-Khi chiến tranh chấm dứt thì các lời tuyên bố “ tình tứ” của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt. Những người từng hi sinh bao xương máu, từng được tâng bốc trước đây mặc nhiên trở lại “ giống người bẩn thỉu”=> chuyển ý
+ Đọc phần còn lại.
- Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào? Cách đối xử của chính quyền thực dân lúc bấy giờ ra sao?
 - Nhận xét giọng điệu đoạn cuối, cách dùng các kiểu câu có giá trị biểu đạt như thế nào?
+ Giọng văn hùng hồn, rắn rỏi, khẳng định “ chúng tôi tin rằng, chúng tôi càng tin chắc rằng” -> Lời lên án đanh thép chế độ thực dân, kêu gọi, thức tỉnh lương tri của loài người tiến bộ chống lại bọn thực dân, đứng về phía dân tộc bị áp bức.
* Bình; Có thể nói sự ra đời của Bản án chế độ thực dân Pháp đã giáng một đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân, vạch ra con đường cách mạng và tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức. Bóc trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, bản chất độc ác của chính quyền thực dân Pháp xung quanh việc bóc lột thuế máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Thân phận thảm thương của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa được miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Riêng chương “Thuế máu”, em có nhận xét gì về những nghệ thuật đặc sắc đã được tác giả thể hiện? Nêu tác dụng ?
+ Thảo luận (trình tự lập luận, nghệ thuật châm biếm, đả kích).
- Qua phân tích em hiểu gì về nhan đề “Thuế máu”?
+ Thuế máu là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí. Song có lẽ một trong các thứ thuế tàn nhẫn, phủ phàng nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống.
- Cái tên thuế máu gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân.
- Tóm lại qua chương “Thuế máu”, bản thân em đã nhận hiểu được điều gì?
*Hoạt động 4: Luyện tập – củng cố.
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về số phận của nhân dân Việt Nam thời Pháp thuộc.
+ Viết vào giấy nháp trình bày.
- Nhận xét – tuyên dương.
I.Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
 Thuế máu trích chương 1 của Bản án chế độ thực dân Pháp ( 2 chương và phần phụ lục).
II. Đọc- hiểu văn bản:
 1. Đọc - tìm hiểu chú thích:
 2. Bố cục:
 4 phần
 3. Phân tích văn bản:
 a. Chiến tranh và “Người bản xứ”:
 * Thái độ của bọn cai trị thực dân đối với người bản xứ.
- Trước chiến tranh:
+ Tên da đen “an-nam- mít” bẩn thỉu ... chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn.
- Khi chiến tranh bùng nổ:
+ “ con yêu”, “ bạn hiền”, “ chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
-> Kết cấu tương phản
=> Thái độ lừa bịp có tính chất mị dân và lừa bịp.
*. Số phận của người dân thuộc địa:
- Đột ngột xa lìa vợ con... phơi thây... bỏ xác.
- Ở hậu phương... kiệt sức trong các xưởng thuốc súng.
-Tám vạn người không bao giờ còn trông thấy... quê hương.
-> Dẫn chứng bằng hình ảnh và số liệu cụ thể, sinh động, có sức thuyết phục.
=> Số phận thảm thương
b. Chế độ lính tình nguyện:
- Lùng ráp, bắt nhốt... những người khỏe mạnh, nghèo khổ.
- Sinh chuyện, giam cổ “đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra”.
-Người bị tóm tìm cơ hội trốn thoát.
-Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính... tại sao có cảnh... bị xích tay, nhốt, biểu tình, bạo động ?
-> Dẫn chứng thực tế, sinh động, lập luận chặt chẽ bằng câu hỏi phản bác.
 => Tố cáo mạnh mẽ thủ đoạn lừa bịp trắng trợn của bọn thực dân.
c. Kết quả của sự hi sinh:
-Trở lại “ giống người bẩn thỉu, bị lột hết của cải, đánh đập vô cớ, đối xử như súc vật ... tay không trở về”.
-> Giọng văn hùng hồn, rắn rỏi
=>Bóc trần bản chất đê tiện của chính quyền thực dân- bày tỏ thái độ đồng cảm, sẻ chia...
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: (Sgk tr 93)
IV. Luyện tập.
Viết đoạn văn.
 4. Hướng dẫn – dặn dò
 a. Bài học: Học bài, chú ý nhiều về nghệ thuật, cách lập luận của văn bản.Nắm nội dung.
 b. Chuẩn bị:
 - Soạn bài “Hội thoại:
 + Phân tích ví dụ và cho biết vai xã hội là gì?
 + Tại sao trong giao tiếp người nói phải lựa chọn vai phù hợp.
 + Mỗi tổ 1 viết lông – thảo luận.
************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 105, 106.doc