Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1 + 2: Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1 + 2: Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

TIẾT 1+2: MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT

 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .

 -Qua bài học giúp HS nắm được một số điểm cần lưu ý khi sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

- Từ đó biết cách sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động 1.

I. Tìm hiểu một số lưu ý khi sử dụng BPNT trong văn bản thuyết minh

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1 + 2: Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 19/8/2009	
Tiết 1+2:	Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp nghệ thuật 
	 trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt . 
 -Qua bài học giúp HS nắm được một số điểm cần lưu ý khi sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Từ đó biết cách sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 
B. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1. 
I. Tìm hiểu một số lưu ý khi sử dụng BPNT trong văn bản thuyết minh. 
? Nhắc lại tác dụng của BPNT trong văn bản thuyết minh ?
?Khi sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản cần lưu ý điều gì ?
?Sử dụng nhân hoá, ẩn dụtrong văn bản thuyết minh cần lưu ý điều gì?VD?
? Lời thoại trong văn bản thuyết minh có giống lời thoại trong văn bản tự sự không 
? Có phải tất cả mọi văn bản thuyết minh đều nên sử dụng các biện pháp nghệ thuật hay không ?
-Nhiệm vụ chính của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan về sự vật hiện tượng, phương pháp, cách thức với mục đích giúp người đọc, người nghe hiểu một cách đầy đủ cặn kẽ về hiện tượng, sự vật, phương pháp, cách thức đó. Những phương pháp chính người ta sử dụng để thuyết minh là định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, phân loại –phân tích Tuy nhiên ở một số văn bản thuyết minh phổ cập kiến thức hoạc văn bản thuyết minh có tính chất văn học, muốn tạo sự sinh động hấp dẫn và để khơi gợi sự cảm thụ của người đọc, người nghe về đối tượng được thuyết minh thì người viết có thể vận dụng một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc hình thức vè, diễn ca
1. Dù sử dụng hình thức tự thuật, kể chuyện hay đối thoại thì cũng phải tuân thủ mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan về đối tượng, sự vật. điều đó có nghĩa là không nên quá lạm dụng khi dùng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để tránh tình trạng dẫn tới sự nhầm lẫn về phương thức biểu đạt (chẳng hạn lạc sang phương thức tự sự )
2. Các hình ảnh ẩn dụ hay nhân hoá được dùng trong văn bản thuyết minh đều phải xuất phát từ đặc trưng bản chất của đối tượng, đều là sản phẩm của trí tưởng tượng hình thành trên cơ sở nhận thức về đối tượng (có thể nhận thức bằng nhiều con đường: quan sát, xem xét trực tiếp, tìm hiểu qua sách báo, thu nhận thông tin từ người khác ) Như vậy mới tránh được tình trạng thiếu khách quan, thiếu chính xác trong bài văn thuyết minh. 
VD. Những hình ảnh nhân hoá trong văn bản “Hạ Long -Đá và Nước”(Nguyên Ngọc ) đều là sản phẩm được tạo nên bởi sự kết hợp giữa quá trình quan sát thực tế và trí tưởng tượng phong phú của người viết .
3. Việc dùng lời thoại trong văn bản thuyêt munh không có vai trò khắc hoạ hình tượng nhân vật như trong văn bản tự sự. Đây chỉ là một trong những hình thức được sử dụng để chuyển tải những thông tin về đối tượng đang được thuyết minh. Như vậy có nghĩa là trong lời thoại của văn bản thuyết minh ta có thể sử dụng kết hợp các phương pháp thuyết minh như nêu định nghĩa, liệt kê, dùng số liệu (VD: văn bane “Ngọc Hoàng xử tội Ruồi Xanh” 
4. Chỉ nên sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, ở một số kiểu văn bản thuyết minh, nhất là thuyết minh về các danh lam thắng cảnh, danh nhânCó những loại văn bản thuyết minh không nên sử dụng hình ảnh nghệ thuật như thuyết minh về 1phương pháp , cách thức .
Tiết 2
Hoạt động 2. II. Bài tập .
Bài tập 1. Đọc các đoạn văn sau và làm bài tập bên dưới :
Đoạn 1. Kinh đô Huế dịu dàng, kín đáo, thầm lặng nên thư như dòng nước Hương Giang trôi êm ả, như tán phượng vĩ lao xao trong thành nội, như đồi thông u tịch buổi chiều hôm xứ Huế. Đi thăm kinh thành Huế du khách sẽ thấy lòng mình thanh thản, tự hào và dễ bị chìm đắm trong sự quyến rũ bởi các công trình kiến trúc tráng lệ mà khiêm nhường, e ấp hoà quyện trong cảnh mây, nước, cỏ hoa, đất trời tạo nên những cảm xúc tuyệt mĩ cho thơ ca và hoạ, nhạc .
 	(Theo Almanach Những nền văn minh thế giới )
Đoạn 2. Vào những ngày nắng đẹp , nước sông Giăng trong xanh và có thể nhìn thấy đáy sông. Không khí trong lành. Thiên nhiên yên tĩnh. Ngược dòng sông Giăng, hai bên bờ là những rừng cây nguyên sinh, cây cối xanh tươi. ẩn hiện dưới những tán lá xanh là những thảm hoa đú màu sắc. Càng vào sâu nước chảy càng xiết hơn, cây cối hai bên bờ rậm rạp và đa dạng hơn. Du khách có thể bắt gặp đàn khỉ có đến mấy chục con xuống uống nước, chúng nhảy cả lên bè nứa của dân địa phương, có lúc còn tò mò lôi đồ đạc của những người đi bè ra ngắm nghía. Từ Phà Lài ngược dòng chừng hơn 10km, dòng sông thu hẹp hơn. Vào dịp cuối xuân, đầu hạ du khách có dịp ngắm những đàn bướm trắng, bướm vàng có đến hàng ngàn con dập dờn trên các vách đá. 
	(Theo Trần Đình Hà ) 
?Các đoạn văn trên thuyết minh về đối tượng nào ? Tính chất thuyết minh thể hiện ra sao?
?Chỉ rõ đặc điểm của đối tượng được thuyết minh ?
?Phát hiện nhưỡng biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn? Tácdụng?
-Đoạn 1. 
-Đối tượng thuyết minh : Kinh thành Huế 
-tính chất thuyết minh thể hiện : văn bane cung cấp những tri thức khách quan về kinh thành Huế .
-Đối tượng nổi bật của kinh thành Huế : Huế dịu dàng, kín đáo, trầm lặng với những công trình kiến trúc tráng lệ mà kiêm nhường. 
-Biện pháp so sánh ; nhân hoá (dùng từ ngữ chỉ người để chỉ sự vật : dịu dàng , kín đáo , khiêm nhường , e ấp )
=>Sự vật trở nên sống động có hồn. 
Bài tập 2. Lấy VD về các văn bản hoặc phần văn bản thuyết minh có sử dụng BPNT theo yêu cầu sau :
-Một văn bản thuyết minh có dùng hình thức tự thuật, đối thoại .
-Một ví dụ về văn bản thuýêt minh có dùng hình ảnh ẩn dụ nhân hoá 
*Hoạt động 3. Củng cố dặn dò :
	Sưu tầm một số sách báo để làm phong phú cho bài tập 2.
	25/8/2009
Tiết 3: Thực hành viết đoạn văn, bài văn thuyết minh
 có sử dụng biện pháp nghệ thuật
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
-Vận dụng cách sử dụng biện pháp nghệ thuật để viết đoạn văn, bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật. 
-Rèn luyện kĩ năng viết văn thuýêt minh một cách hấp dẫn. 
B. Tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động 1. xây dựng dàn bài một đề văn thuyết minh.
Đề ra : Hãy viết bài văn thuyết minh về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khoẻ của con người .
-GV hướng dẫn HS xây dựng dàn bài cho đề bài trên 
Mở bài : nêu khái quát tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khoẻ của con người.
Thân bài : 
-Nhận dịnh về những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá đối với sức khoẻ của con người .
-lần lượt phân tích và giải thích từng tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khoẻ của con người (gây ho, viêm phế quản, viêm phổi, ho lao, nhồi máu cơ tim, ung thư )
-nêu những bình luận, đánh giá (theo hướng phê phán gay gắt ) của cá nhan đối với tệ nạn hút thuốc lá ở môi trường sống xung quanh mình ( gia đình, khu phố, làng xóm, địa phương )
Kết bài : Khẳng định quan điểm cá nhân về tác hại của viêc hút thuốc lá đối với sức khoẻ của con người . 
Hoạt động 2: hướng dẫn HS đưa BPNT vào bài viết và viết bài. 
? Với dàn bài như trên em sẽ vận dụng biện pháp nghệ thuật như thế nào ? 
? Em sẽ sử dụng các biện pháp so sánh nhân hoá, ẩn dụvào những chỗ nào trong bài viết ?
? Hãy viết các đoạn mở bài , các đoạn trong phần thân bài, đoạn kết bài ?
-GV chia lớp ra thành 4 nhóm :
+Nhóm 1: viết phần mở bài 
+Nhóm 2+3: viết phần thân bài .
+Nhóm 4: viết phần kết bài 
-GV nhận xét góp ý. 
-Có thể dùng lối tự thuật, tự sự , đối thoại 
(HS tự bộc lộ )
- HS viết trong vòng 15 phút .
- HS trình bày , nhận xét 
Hoạt đông3. Củng cố, dặn dò : 
-Ôn lại phần lí thuyết .
- Viết hoàn chỉnh bài viế
 28/8/2009 
Tiết 4+5: Một số lưu ý khi sử dụng yếu tố miêu tả 
 trong văn bản thuyết minh.
A. mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
- nắm được một số điểm cần lưu ý khi sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Từ đó biết cách sử dụng yếu tố miêu tả một cách có hiệu quả trong văn bản thuyết minh.
B. tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động1: Tìm hiểu một số lưu ý khi sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
? Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì ?
? Khi đưa yếu tố miêu tả vào văn bản thuyết minh cần lưu ý điều gì ?
? Sử dụng lạm dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh sẽ gây ra hậu quả gì ?
-Miêu tả trong văn bản thuyết minh sẽ làm cho đối tượng hiện lên cụ thể, sống động, gần gũi, dễ cảm. Giúp người đọc, người nghe có được những nhận thức đầy đủ, sáng tỏ về đối tượng .
chính vì lẽ đó, ngoài việc sử dụng các phương pháp thuyết minh văn bản thuyết minh rất cần có sự phụ trợ của văn miêu tả .
Chẳng hạn : khi thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ( vịnh hạ Long , động hương Tích, động Phong Nha ) thì rất cần miêu tả khung cảnh thiên nhiên, cấu tạo , cách bài trí của tạo hoá ( hình ảnh , màu sắc , kiểu dáng) Hay khi thuyết minh về một loài cây ( Cây tre, cây chuối, cây dừa) thì cần phải làm nổi bật cấu tạo , hình dáng, màu sắc của rễ , thân ,lá, cànhthông qua hình thức miêu tả.
1.Việc sử dụng yếu tố miêu tả có thể thông qua cách dùng từ ngữ ( nhất là các từ láy ) hoặc thông qua cách dùng các hình ảnh có sức gợi lớn cùng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh, ẩn dụ, hoán dụTuy nhiên, khác với miêu tả trong văn bản nghệ thuật, miêu tả trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính chân thực, khách quan. Các hình ảnh được miêu tả dù có hình thành từ trí tưởng tượng thì cũng phải là kết quả của một quá trình tiếp cận, quan sát đối tượng. Có như vậy mới đáp ứng được tính khoa học, khách quan trong tri thức của một văn bản thuyết minh .
2. Mục đích của miêu tả trong văn bản thuyết minh là nhằm khơi gợi sự cảm nhận cho người đọc, người nghe về đối tượng ; giúp người đọc người nghe hình dung rõ hơn 
, cụ thể hơn về đối tượng. Mặt khác, đối tượng được thuyết minh thường có tính khái quát cao. Ngay cả đối với một đối tượng cụ thể là danh lam thắng cảnh thì giữa thuyết minh với phương thức biểu đạt khác cũng có nhiều điểm giống nhau. Nếu là văn miêu tả, tự sự thì thường gắn đối tượng vào thời gian cụ thể , một tình huống cụ thể ( tả vịnh Hạ Long vào một chiều hè, tả vịnh Hạ Long vào một đêm trăng ; kẻ một kỉ niệm nhân chuyến đi thăm quan vịnh Hạ Long ). Còn đối với văn bản thuyết minh, hình ảnh vịnh Hạ Long hiện lên phải đảm bảo tính khái quát (vị trí, quá trình kiến tạo của thiên nhiên qua hàng triệu năm, cấu trúc tổng thể, những cảnh sắc )Như vậy cũng có nghĩa là miêu tả trong văn thuyết minh chỉ dừng lại ở việc tái hiện hình ảnh đối tượng ở một chừng mực nhất định, giúp cho người tiếp nhận hiểu rõ thêm về đối tượng đó mà thôi. Đây là đặc điểm lưu ý quan trọng, đòi hỏi người tạo lập văn bản thuyết minh cần có sự lựa chọn và sử dụng yếu tố miêu tả vừa phải hợp lí , tránh tình trạng lạm dụng, làm hạn chế tính khoa học, chân thực của nội dung thuyết minh. 
3. Trong quá trình thuyết minh, những câu văn có ý nghĩa miêu tả nên được sử dụng đan xen với những câu văn có ý nghĩa lí giải ( lập luận giải thích ), ý nghĩa minh hoạ (lập luận chứng minh ). Sự đan xen này vừa giúp người viết tránh sa vào tình lạc thể loại vừa tạo cách diễn đạt phong phú, linh hoạt, sinh động cho văn bản thuyết minh. 
Tiết 2. Hoạt động 2. 
II. Luyện tập .
 Đọc văn bản thuyết minh sau và làm bài tập bên dưới:
 Rừng Cúc Phương 
ở huyện Hoàng Long tỉnh Ninh Bình có một khu rừng nguyên sinh: Cúc Phương. Gọi là nguyên sinh vì đây là một rừng cổ, cây mọc từ xưa chưa bị con người chặt phá nên còn sót lại nhiều giống cây hiếm và động vật lạ mà các nơi khác không còn.
Có những cây to hàng mấy người ôm không xuể, cao hàng ba bốn chục mét. Đặc biệt có những cây chò xanh thẳng tắp to đến mười người ôm mới kín. Trong rừng có đến hàng trăm loại cây cỏ mà ta chưa biết hết tên. Chúng chằng chịt quấn quýt đan thành những tấm lưới dày giữa các cây gỗ lớn . Ngay giữa trưa hè, mặt trời cũng không thể xuyên ánh sáng qua lớp cây cối rậm rạp mà xuống đến dưới mặt đất. Không có một con đường mòn qua rừng. 
Rừng cúc Phương có nhiều động vật lạ . Đặc biệt ở đây có các giống cầy bay , sóc bay, heo vòi. Cầy bay giống như chó: hai bên thân có màng nối liền bốn chân lại, nhờ đó mà cầy có thể bay lượn được. Sóc bay cũng có màng nối liền chân với cổ. Heo vòi giống một con lợn nhỏ nhưng lại có vòi như vòi voi.
Rừng cúc Phương là một “Viện bảo tàng” thực vật, động vật của nước ta. Chúng ta cần gìn giữ và bảo vệ nó.
 ( Theo Tiếng Việt 1995)
1. Xác định đối tượng thuyết minh trong văn bản. Nội dung của văn bản đã thuyết minh về đặc điểm nào của đối tượng ?
 - Đối tượng thuyết minh: Rừng Cúc Phương – rừng nguyên sinh.
2. Xác định những câu văn có chứa yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu rõ vai trò của những yếu tố miêu tả trong quá trình thuyết minh về đặc điểm của đối tượng .
Gợi ý :- Các câu văn có chứa từ ngữ miêu tả : thẳng tắp , chừng chịt, quấn quýt, 
 - Các câu có phép so sánh 
Hoạt động 3. Củng cố , dặn dò .

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon van 9.doc