A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác.
- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
B.CHUẨN BỊ:
- Những mẩu chuyện về cuộc đời HCM. Ảnh Bác.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Kiểm tra SGK, vở ghi và việc soạn bài của HS.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giới thiệu bài: Trong chương trình NV7, các em được tìm hiểu văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ của tác giả Phạm Văn Đồng đã thấy được Bác là người sống rất giản dị mà thanh cao. Hồ Chí minh không những là nhà yêu nước, nhà CM vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà giúp cho chúng ta thấy được tầm vóc lớn lảôtng cốt cách văn hoá của Người.
Tiết : 1 + 2 TUẦN 1 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Lê Anh Trà NS: 14/8/2010 ND: 17/8/2010 A. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác. - Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. B.CHUẨN BỊ: - Những mẩu chuyện về cuộc đời HCM. Ảnh Bác. C. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Kiểm tra SGK, vở ghi và việc soạn bài của HS. D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Æ Giới thiệu bài: Trong chương trình NV7, các em được tìm hiểu văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ của tác giả Phạm Văn Đồng đã thấy được Bác là người sống rất giản dị mà thanh cao. Hồ Chí minh không những là nhà yêu nước, nhà CM vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà giúp cho chúng ta thấy được tầm vóc lớn lảôtng cốt cách văn hoá của Người. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG àHoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản ? Cho biết xuất xứ của văn bản? Em còn biết những văn bản, tác phẩm nào viết về Bác ? HS đọc văn bản (giọng khúc chiết, thể hiện niềm tôn kính vị Chủ tịch HCM). Đọc phần chú thích, giải thích một số từ trọng tâm. ? Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào? Vấn đề nào được đặt ra ? (PTBĐ chính luận, văn bản nhật dụng. Vấn đề đặt ra thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.). ? Theo em, văn bản có thể chia thành mấy phần? Đó là những phần nào? - Phần 1: (từ đầu đến “rất hiện đại” ): Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. - Phần 2: (đoạn còn lại): Nét đẹp trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. àHoạt động 2: GV gọi một HS đọc phần 1. ? Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào ? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức của Bác Hồ ntn ? (trong cuộc đời hoạt động CM, từ khát vọng tìm đường cứu nước của Bác: năm 1911 rời bến Nhà Rồng; qua nhiều cảng trên thế giới; thăm và ở nhiều nước – Vốn tri thức của Bác rất sâu rộng). ? HCM đã làm cách nào để có được vốn tri thức sâu rộng ấy ? ? Động lực nào giúp Người khám phá được nguồn tri thức ấy? Tìm dẫn chứng trong văn bản để minh hoạ.(từ sự ham học hỏi" nói và viết thạo nhiều thứ tiếng, làm nhiều nghề, đến đâu cũng học hỏi). HS : Thảo luận GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác : Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước, năm 1911 Nười ra nước ngoài. Bác đã trải hơn 10 năm lao động cực nhọc, đói rét, làm phụ bếp, quét tuyết, đốt than, làm thợ ảnh, miễn sao sống được để làm CM. Người đã sang Pháp, vòng quanh châu Phi, sang Anh, châu Mỹ, nhiều nước châu Âu – Tìm hiểu VH nước ngoài để đấu tranh và giải phóng dân tộc. ? HCM đã tiếp nhận nguồn tri thức văn hoá nhân loại ntn ? (Bác tiếp thu có chọn lọc, không thụ động, không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của dân tộc) ? Qua những vấn đề trình bày, theo em, điều kì lạ nhất tạo nên phong cách HCM là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói lên điều đó ? Vai trò của câu nói này trong toàn văn bản ntn ? HS thảo luận. (Cốt lõi phong cách HCM là vẻ đẹp văn hoá, là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn tinh hoa VH nhân loại với VH dân tộc) ( Hết tiết 1, chuyển sang tiết 2 ) HS đọc phần 2, trả lời (thời kì Bác làm chủ tịch nước) ? Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần 1 của văn bản nói về thời kì nào trong sự nghiệp hoạt động Cách mạng của lãnh tụ HCM ? (Bác hoạt động ở nước ngoài) ? Phần 2 nói đến thời kì nào trong đời hoạt động CM của Bác? ? Khi trình bày nét đẹp trong lối sống của HCM, tác giả tập trung thể hiện qua những phương diện nào ? (3 phương diện : nơi ở và làm việc, trang phục, ăn uống) ? Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu ntn ? ? Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả ntn ? Biểu hiện cụ thể ? ? Việc ăn uống của Bác với những món ăn gì ? Cảm nhận của em về việc ăn uống của một vị lãnh tụ ? ? Qua những điều tìm hiểu, em có cảm nhận gì về lối sống của Bác ? Thử so sánh với các vị nguyên thủ quốc gia khác ? GV: Với cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Bác có quyền hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt, nhưng Bác đã tự nguyện chọn cho mình một lối sống vô cùng giản dị. HS đọc lại đoạn văn : “Và Người sống ở đó tâm hồn và thể xác.” ? Tác giả dùng phép nghệ thuật nào ? (So sánh, kết hợp giữa kể và bình luận). ? Từ lối sống của HCM, Tác giả liên tưởng đến cách sống của ai trong lịch sử dân tộc ? (Nguyễn Trãi “Côn Sơn có đá rêu phơi/ Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”, Nguyễn Bỉnh Khiêm “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”) ? Điểm giống và khác nhau giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết xưa như thế nào ? HS thảo luận. + Giống : Giản dị, thanh cao + Khác : Bác gắn bó, sẻ chia gian khổ với nhân dân. (NT, NBK là những nhà nho tiết tháo khi XH rối ren, gian tà ngang ngược, từ bỏ công danh phú quý, lánh đục về trong lánh đời ẩn dật, giữ cho tâm hồn an nhiên, tự tạiCòn HCM, chiến sĩ cộng sánống gần gũi như quần chúng, đồng cam cộng khổ với nhân dân làm CM) ? Tác giả đã so sánh HCM với những vị hiền triết xưa nhằm mục đích gì ? GV: Bằng phép so sánh, kết hợp giữa kể với bình luận, tác giả đã thể hiện lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy nét cao đẹp của các nhà văn hóa dân tộc. Khẳng định tính dân tộc truyền thống trong lối sống của Bác. ? Cảm nhận của em về những đặc điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách HCM ? ? Trong cuộc sống hiện đại, về phương diện văn hoá thời kì hội nhập, chỉ ra thuận lợi và nguy cơ gì ? Từ phong cách của Bác, em có suy nghĩ gì về việc đó ? ( Trong việc tiếp thu văn hoá nhân loại ngày nay, chúng ta có nhiều thuận lợi, được giao lưu, mở rộng, tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá hiện đại, nhưng cũng có nhiều luồng văn hoá tiêu cực. Vì thế ta phải biết nhận ra những độc hại để không bị tác động). ? Hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hoá và phi văn hoá ? (Ví dụ như trong cách ăn mặc, đầu tóc,) àHoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết ? Nhận xét những nghệ thuật được sử dụng trong văn bản ? Tác giả muốn khẳng định điều gì ? ( Lập luân chặt chẽ, chi tiết chọn lọc, kết hợp kể với biện luận, nghệ thuật so sánh, văn bản đã làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách HCM, kết hợp hài hoà truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị) HS đọc ghi nhớ SGK/8. GV chốt ý: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. àHoạt động 4: - Kể chuyện về lối sống giản dị của Bác. - Hát minh hoạ. I. Tìm hiểu chung: 1. Vài nét về tác giả - Tác phẩm: - Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt nam của tác giả Lê Anh Trà. - Văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 2. Bố cục: 2 phần II. Tìm hiểu chi tiết: 1- Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại: - Vốn tri thức văn hoá của HCM rất sâu rộng. - Nhờ sự dày công học tập, rèn luyện không ngừng trong nhiều năm. + Bác đi nhiều nơi, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước. + Bác nói, viết thạo nhiều thứ tiếng. + Bác làm nhiều nghề. + Đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu yên thâm. - Tiếp thu cái hay, cái đẹp, phê phán những tiêu cực của CNTB. - Trên nền tảng VH dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. * Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hoá thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hoá dân tộc HCM. 2- Những nét đẹp trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh: - Nơi ở và làm việc nhỏ bé, mộc mạc, đồ đạc đơn sơ. - Trang phục giản dị. - Ăn uống đạm bạc, món ăn dân dã, bình dị. * Phong cách HCM là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp. 3- Ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM : - Sống và làm việc học tập theo gương Bác. - Tự tu dưỡng rèn luyện lối sống có văn hoá. III. Tổng kết: à Ghi nhớ: ( SGK/8 ) IV. Luyện tập: E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: Đọc lại văn bản, nắm kĩ nội dung bài học. Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ. Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán việt có trong đoạn trích. 2/ Bài sắp học: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Tìm hiểu các ví dụ trong SGK. Trả lời câu hỏi mục I & II. Tìm hiểu các bài tập trong SGK/10,11. à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG: - Áo trấn thủ, dép lốp là trang phục của bộ đội những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Đôi dép lốp ra đời năm 1947 được chế tạo từ một chiếc lốp xe ô tô quân sự của Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Khi hành quân, lúc tiếp xúc với khách trong nước, khách quốc tế, Bác vẫn đi đôi dép ấy gần 20 năm. Cũng đôi ba lần các đ/c cảnh vệ “xin” Bác đổi dép nhưng Bác bảo rằng vẫn còn đi được, mua đôi dép chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng không nên, ta phải biết tiết kiệm vì nước ta còn nghèo. Đúng như câu thơ : Vẫn đôi dép cũ mòn quai gót – Bác vẫn thường đi giữa thế gian. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Tiết : 3 NS: 15/8/2010 ND: 19/8/2010 A. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng p/c về lượng, p/c về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể. Biết vận dụng những phương châm này trong hoạt động giao tiếp. B.CHUẨN BỊ: - Bảng phụ. Các đoạn hội thoại. C. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Kiểm tra việc soạn bài của HS. D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Æ Giới thiệu bài: Trong giao tiếp có những qui định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những qui định đó được thể hiện qua Các phương châm hội thoại HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG àHoạt động 1: Tìm hiểu phương châm về lượng GV giải thích : Phương châm HS đọc đối thoại ở mục I.1/8. ? Câu hỏi của Ba đã mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không ? Phải trả lời ntn ? Em rút ra bài học gì trong giao tiếp ? HS thảo luận rút ra nhận xét : Cần nói nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp. HS đọc VD2 ở mục I.2/9. ? Vì sao truyện lại gây cười ? Tìm 2 yếu tố gây cười ? Lẽ ra anh “lơn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời ntn ? Từ đó em rút ra được điều gì khi giao tiếp ? HS thảo luận rút ra nhận xét. ? Từ 2 VD trên, ta cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp ? HS đọc ghi nhớ SGK/9. àHoạt động 2: Tìm hiểu phương châm về chất HS đọc VD SGK mục II/9 và trả lời câu hỏi . ? Truyện cười phê phán điều gì ? (Người nói khoác, sai sự thật) GV ... vụ (mục 10-17): Những nhiệm vụ cụ thể. " Văn bản Tuyên bố rõ ràng, mạch lạc hợp lí, liên kết các phần chặt chẽ. II. Đọc – hiểu văn bản: 1) Lí do của bản tuyên bố: - Nêu vấn đề ngắn gọn, có tính chất khẳng định. 2) Sự thách thức: - Luận cứ xác thực với những con số cụ thể gây ấn tượng mạnh. - Những thảm hoạ, bất hạnh đối với trẻ em trên toàn thế giới là thách thức đối với các chính phủ, các tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân. 3) Cơ hội: Những điều kiện thuận lợi trong bối cảnh thế giói hiện nay: + Sự liên kết lại của các nước. + Công ước về quyền trẻ em. + Những cải thiện của bầu không khí chính trị quốc tế. + Những biến chuyển trong giải trừ quân bị. 4) Nhiệm vụ: - Bày nhiệm vụ cụ thể bao quát nhiều mặt của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em mang tính chất toàn diện và thiết thực. III. Tổng kết: à Ghi nhớ: ( SGK/35 ) IV. Luyện tập: E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: Đọc kĩ lại văn bản. Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản này. Tìm hiểu những việc làm, chính sách, chủ trương của địa phương em thể hiện sự quan tâm chăm sóc trẻ em. Sưu tầm một số tranh ảnh, bài viết về cuộc sống của trẻ em, những quan tâm của các cá nhân, các đoàn thể, các cấp chính quyền, các tổ chức XH, các tổ chức quốc tế đối với trẻ em. 2/ Bài sắp học: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo) Nắm lại kiến thức về các phương châm hội thoại đã học. Soạn mục I, II SGK/36,37. Chuẩn bị phần bài tập SGK/38. à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG: Tích hợp cụm v/b nhật dụng về vấn đề hoà bình và quyền con người, trong đó có quyền trẻ em. Tích hợp bài GĐC lớp 7 Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam. Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. (Hồ Chí Minh) . ¯ . CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo) Tiết : 13 NS: 29/8/10 ND: A. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. - Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ. B.CHUẨN BỊ: - Bảng phụ. Các đoạn hội thoại. C. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Như thế nào là phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự ? Cho ví dụ trong giao tiếp có vi phạm phương châm quan hệ (hoặc phương châm cách thức, phương châm lịch sự). - Kiểm tra bài tập làm ở nhà (BT 5/24) và việc chuẩn bị bài mới của HS. D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Æ Giới thiệu bài: Phương châm hội thoại là một nội dung của ngữ dụng học. Vì vậy, muốn xác định một câu nói có tuân thủ phương châm hội thoại hay không, phải xét nó trong mối quan hệ với tình huống giao tiếp cụ thể. Có thể một câu nói được coi là tuân thủ phương châm hội thoại trong tình huống này, nhưng lại không tuân thủ phương châm hội thoại trong tình huống khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp và những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại trong bài học Các phương châm hội thoại tiếp theo hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG àHoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. HS đọc truyện cười “Chào hỏi”. Thảo luận và trả lời các câu hỏi. ? Cuộc hội thoại trong văn bản diễn ra ở đâu? Lúc nào? Với ai? Có mục đích gì ? ? Trong h/cảnh giao tiếp như thế thì lời gọi (ra dấu gọi - cũng chỉ để chào hỏi!) của chàng rể làm phiền hà gì cho người đốn củi ? ? Lời chào hỏi ấy đã vi phạm phương châm giao tiếp gì? Vì sao như vậy ? ? Có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này ? ? Em hãy tìm những tình huống mà lời hỏi thăm kiểu như trên được dùng một cách thích hợp, bảo đảm tuân thủ p/c lịch sự. GV chốt ý: Khi hội thoại phải chú ý đến các tình huống giao tiếp (nói với ai, nói khi nào, nói ở đâu, nói nhằm mục đích gì). Một câu có thể dùng trong tình huống này nhưng có thể không thích hợp với tình huống khác. HS đọc ghi nhớ SGK/36. àHoạt động 2: Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. GV cho HS đọc lại những ví dụ đã phân tích khi học về các phương châm hội thoại (SGK/8,9,10,21,22) và cho biết trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ. (Chỉ có truyện “Người ăn xin” là thoả mãn p/c lịch sự. Tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ p/c hội thoại). HS đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi ở mục II.2-SGK/37. (Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn – P/c về lượng không được tuân thủ. Vì Ba không biết chính xác năm chế tạo chiếc máy bay đầu tiên và không muốn vi phạm p/c về chất – nói điều mình không biết chính xác là đúng) HS thảo luận câu hỏi 3 (mục II SGK/37). " Tìm những tình huống gioa tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ. (Ví dụ như người chiến sĩ không khai sự thật với kẻ thù). GV chốt ý: Trong tình huống giao tiếp nào mà có một yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn yêu cầu tuân thủ p/c hội thoại thì p/c hội thoại có thể không được tuân thủ. HS thảo luận và trả lời câu hỏi 4 (mục II SGK/37). (Ý nghĩa của câu nói: tiền bạc không phải là tất cả, chỉ là phương tiện để sống) GV hệ thống hóa kiến thức. Gọi một HS đọc ghi nhớ SGK/37. àHoạt động 3: Luyện tập – Củng cố. BT1/38: HS đọc mẩu chuyện và trả lời câu hỏi. Chú ý cậu bé 5 tuổi và câu trả lời của ông bố. BT2/38: HS đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: àVí dụ: ( SGK/36) * Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. à Ghi nhớ: ( SGK/36 ) II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: àVí dụ: ( SGK/37) - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp. - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. - Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. à Ghi nhớ: ( SGK/37 ) III. Luyên tập: Bài 1/38: - Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. (Cách nói của ông bố là không rõ đối với một cậu bé 5 tuổi) Bài 2/38: - Thái độ của các vị khách (Chân, Tay, Tai, Mắt) là bất hoà với chủ nhà (lão Miệng) . - Lời nói của Chân và Tay không tuân thủ phương châm lịch sự vì nó không thích hợp với tình huống giao tiếp. E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: Học thuộc các ghi nhớ SGK/36,37. Ôn lại kiến thức về các phương châm hội thoại đã học. Tìm trong truyện dân gian một số ví dụ về việc vạn dụng hoặc vi phạm p/c hội thoại trong các tình huống cụ thể và rút ra nhận xét của bản thân. 2/ Bài sắp học: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 – Văn thuyết minh. Ôn lại kiến thức và kĩ năng kết hợp phương pháp thuyết minh với một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong bài viết. Tham khảo các đề bài trong SGK/42. à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG: KIỂM TRA 15 PHÚT Câu 1: (3 điểm) Các câu trả lời trong các đoạn đối thoại sau có đáp ứng phương châm về lượng không? Vì sao? Hãy chữa lại các câu đó. a) – Anh làm ở đâu ? b) – Cậu là học sinh lớp nào ? – Tôi làm giám đốc ở công ty X. – Tôi là học sinh giỏi nhất ở lớp 9A. Câu 2: (2 điểm) Các đoạn hội thoại sau có lời thoại nào vi phạm phương châm hội thoại và vi phạm phương châm hội thoại nào ? a) An: Nam đâu rồi Hùng ? b) Cô giáo: Vì sao em không ghi bài ? Hùng: Cậu hỏi để làm gì ? Học sinh: Em không có viết. Câu 3: (2 điểm) Đặt một câu văn trong đó có sử dụng một thành ngữ liên quan đến phương châm lịch sự (hoặc phương châm cách thức). Câu 4: (3 điểm) Nêu một tình huống trong đó người nói đã cố tình vi phạm phương châm hội thoại khi giao tiếp. Hãy giải thích vì sao người nói đã cố tình vi phạm phương châm hội thoại đó. *Biểu điểm: - Câu 1: mỗi câu đúng 1,5 điểm. - Câu 2: mỗi câu đúng 1 điểm. - Câu 3: mỗi câu đúng 1 điểm. - Câu 4: Nêu đúng tình huống có vi phạm phương châm hội thoại. (1 điểm) Giải thích đúng vì sao người nói đã cố tình vi phạm phương châm hội thoại. (2 điểm) . ¯ . VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 Văn thuyết minh Tiết : 14 + 15 NS: 30/8/10 ND: A. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí và có hiệu quả. B.CHUẨN BỊ: C. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút làm bài của HS. D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: àHoạt động 1: GV ghi đề bài lên bảng và nêu yêu cầu: Bài thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả hợp lí. Thực hiện việc lập dàn bài trước khi viết thành văn bản. HS ghi đề bài vào vở và làm bài. àHoạt động 2: HS ghi đề bài vào giấy và làm bài. GV theo dõi HS làm bài. àHoạt động 3: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: Ôn tập lại văn bản thuyết minh đã học. 2/ Bài sắp học: Văn bản: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Đọc kĩ văn bản và tìm hiểu chú thích trong SGK. Trả lời câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản SGK/51. à Đề bài: Cây lúa ở quê em. à Đáp án + Biểu điểm: - Bài viết có đủ 3 phần MB-TB-KB. Viết được văn bản thuyết minh có kết hợp với một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả. DÀN BÀI I. Mở bài: ( 1,5 điểm ) - Cây lúa có mặt trên khắp đất nước Việt Nam, là cây lương thực chủ yếu của người Việt Nam. - Cây lúa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người dân quê em. II. Thân bài: ( 7 điểm ) - Nguồn gốc ra đời của cây lúa (từ rất xưa, khi con người biết trồng trọt, nhu cầu sinh sống). - Cấu tạo như thế nào (rễ, thân, lá, hạt,). - Phân loại: lúa tẻ, lúa nếp, giống Đà Nẵng, Ma lâm 68 (ML 68), BD, - Đặc điểm sinh trưởng. - Quá trình gieo trồng, thu hoạch; làm đất, ủ giống, gieo cấy, - Vai trò và ý nghĩa của cây lúa trong đời sống : + Thân: làm thức ăn cho trâu bò, làm nấm, chất đốt, + Hạt: thức ăn chính của con người; chế biến các món ăn khác, các loại bánh, + Có giá trị kinh tế xuất khẩu + Đối tượng cho cảm hứng thơ ca (Miêu tả đồng lúa, cây lúa trong từng giai đoạn phát triển, cảnh gieo trồng, gặt hái,) III. Kết bài: ( 1,5 điểm ) - Là biểu tượng của quê hương. - Nêu suy nghĩ về cây lúa đối với người dân. BIỂU ĐIỂM + Điểm 9, 10: Bài viết đủ 3 phần, đủ ý theo yêu cầu của bài thuyết minh; sai không quá 2 lỗi về chính tả, câu, từ; trình bày rõ ràng, sạch đẹp. + Điểm 7, 8: Bài viết đủ 3 phần, nêu được vài ý chính theo yêu cầu của bài thuyết minh; sai không quá 3 lỗi về chính tả, câu, từ; trình bày rõ ràng. + Điểm 5, 6: Bài viết đủ 3 phần, các ý còn sơ sài, chưa đầy đủ theo yêu cầu của bài thuyết minh; sai không quá 5 lỗi về chính tả, câu, từ; trình bày tương đối rõ ràng. + Điểm 3, 4: BBố cục không rõ ràng, có thuyết minh được vài ý; sai không quá 8 lỗi về chính tả, câu, từ; trình bày còn cẩu thả. + Điểm 1, 2: Bài viết sơ sài, không đúng theo yêu cầu của bài thuyết minh; bố cục không rõ ràng, trình bày cẩu thả, sai sót nhiều về chính tả, dùng từ, đặt câu, diẽn đạt, à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: