Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết học 4

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết học 4

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

I.Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS:

 -Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 -Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn lưyện theo gương Bác.

II.Chuẩn bị:

 -GV: giáo án, TLTK,một số mẩu chuyện về Bác, ảnh Bác

 -HS: soạn bài, SGK.

III.Tiến trình lên lớp:

 1.Ổn định lớp

 2.KTBC

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết học 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Ngày dạy: Tuần: 1
 Tiết: 1-2
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 (Lê Anh Trà)
I.Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS:
 -Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 -Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn lưyện theo gương Bác.
II.Chuẩn bị:
 -GV: giáo án, TLTK,một số mẩu chuyện về Bác, ảnh Bác
 -HS: soạn bài, SGK.
III.Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định lớp
 2.KTBC
 3.Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
GV giới thiệu vào bài
GV đọc một đoạn, hướng dẫn và gọi HS đọc.
Lưu ý một số chú thích khó ở SGK.
? Theo em, VB “PCHCM” được viết với mục đích gì ?
HS: Trình bày cho người đọc hiểu và quí trọng vẻ đẹp của phong cách Bác Hồ.
?Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì ?
HS: phương thức thuyết minh.
?Dựa vào nội dung hãy chibố cục của văn bản này.
HS: -Từ đầu → rất hiện đại : vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
 -Phần còn lại : vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
?Em đã học hoặc biết những tác phẩm nào viết về những đức tính tốt đẹp của Bác?
HS: Kể theo hiểu biết của các em.
?Những chi tiết nào thể hiện “sự tiếp xúc văn hoá nhiều nước” của Bác?
HS: Để có được vốn văn hoá sâu rộng, trước hết Bác phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ .
→ GV mở rộng thêm: người làm thơ bằng chữ Hán (tập “NKTT”), viết văn bằng tiếng Pháp
?Từ đâu Người lại có vốn kiến thức sâu rộng như thế?
HS: -Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, TQ, Nga
 -Học hỏi qua công việc, qua lao động.
 -Học hỏi và tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm).
→ GV gọi HS kể một vài nét về cuộc đời của Bác theo hiểu biết của các em.
? Cách tiếp xúc văn hoá của Bác có gì đặc biệt?
HS: - Trên đường hoạt động cách mạng.
 -Trong lao động (làm nhiều nghề).
 -Học hỏi nghiêm túc, không ảnh hưởng một cách thụ động.
 -Tiếp thu có chọn lọc (tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những tiêu cực của CNTB).
 -Tiếp xúc với nhiều nước, chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá.
→ Tiếp thu văn hoá của các nước là điều rất tốt, rất bổ ích nhưng phải biết chọn lọc và kết hợp với cái gốc văn hoá dân tộc → một nhân cách cao đẹp.
?Từ cách tiếp xúc văn hoá của Bác cho ta thấy vẻ đẹp nào trong phong cách HCM ?
→ GV cho HS thảo luận.
HS: -Có nhu cẩu cao về văn hoá.
 -Ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận văn hoá.
 -Có quan điểm rõ ràng về văn hoá. Bác giữ vững các giá trị văn hoá của nước nhà.
? Từ “những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc đã tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại” cho em hiểu thêm gì về phong cách Hồ Chí Minh ?
HS: Bác biết kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá.
?Để làm rõ những đặc điểm phong cách văn hoá Hồ Chí Minh tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? Tác dụng của nó?
HS: So sánh, liệt kê kết hợp bình luận→Tác dụng: đảm bảo tính khách quan cho nội dung trình bày, khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào, tin tưởng.
? Phong cách sinh hoạt của Bác được thể hiện qua những khía cạnh nào?
HS: - Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ (dù lúc này Bác ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước)
Trang phục
 Ăn uống đạm bạc.
? Có phải cuộc sống như thế của Bác là khó khăn, thiếu thốn?
HS:
? Việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả có gì đáng chú ý?
HS: - Giản dị với những từ chỉ số lượng ít ỏi, cách nói dân dã (chiếc, vài, vẻn vẹn)
Phương pháp thuyết minh: liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống của Bác.
?Từ đó, vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác được làm sáng tỏ?
HS: Bình dị, sáng trong, thanh cao → Cái đẹp, cái thanh cao nằm ngay trong cái giản dị.
? Cách sống đó gợi cho chúng ta tình cảm nào về Bác?
HS: cảm phục, thương mến
? Đối với em, sự việc nào trong lối sống của Người để lại niềm cảm phục sâu sắc nhất?
HS:..
? Ở phần cuối, tác giả đã dùng phương pháp thuyết minh nào?
HS: phương pháp thuyết minh bằng so sánh
? Phương pháp đó mang lại hiệu quả gì?
HS: - Nêu bật sự kết hợp vĩ đại & bình dị.
 -Làm sáng tỏ cách sống bình dị, trong sáng.
 -Thể hiện niềm cảm phục, tự hào của người viết.
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
HS: -Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch → tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính vụ lợi → Tâm hồn được thanh cao, hạnh phúc.
Sống thanh bạch, giản dị, thể xác không phải gánh chịu những ham muốn, bệnh tật → thể xác được thanh cao, hạnh phúc.
? Lối sống của Bác có sang trọng và xa lạ với mọi người hay không?
HS: (Dẫn chứng một số bài thơ của Bác)
? Em học tập được gì qua bài học hôm nay về 
Bác?
HS:
→ GV liên hệ đến cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay.
* Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách HCM: Hoà nhập với khu vực & quốc tế nhưng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ. 
I.Tìm hiểu chung:
GV giới thiệu một số sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II.Tìm hiểu bài:
 1.Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác:
 -Người tự tìm hiểu đến mức sâu sắc và học hỏi nghiêm túc vốn tri thức văn hoá sâu rộng của nhân loại thông qua công việc, qua lao động → tiếp thu một cách có chọn lọc.
Người tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế trên nền tảng văn hoá dân tộc.
 2.Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác:
 -Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ (nhà sàn)
 -Trang phục hết sức giản dị.
 -Ăn uống đạm bạc.
→ Lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị mà thanh cao, gần gũi mọi người đều có thể học tập.
III. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK trang 8)
 4.Củng cố, dặn dò:
 a.Củng cố:
 -Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác được thể hiện như thế nào?
 -Tác giả đã thể hiện lối sống giản dị mà thanh cao của Bác ở những khía cạnh nào? Qua đó các em học tập được những gì từ Bác?
 b.Dặn dò:
 -Học bài.
 -Chuẩn bị: “Các phương châm hội thoại “.
 IV. Rút kinh nghiệm:
 ...
 .
 Ngày dạy: Tuần: 1
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Tiết: 3
I.Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS:
 -Nắm được nội dung phương châm về lượng & phương châm về chất.
 -Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
II.Chuẩn bị
 -GV: giáo án,TLTK, một số mẩu đối thoại
 -HS: soạn bài, SGK.
III.Tiến trình lên lớp
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Trong chương trình NV 9 sẽ trình bày cho chúng ta biết về 5 phương châm hội thoại sau: PC về lượng, PC về chất, PC quan hệ, PC cách thức, PC lịch sự →Việc tuân thủ các phương châm này nhằm đảm bảo cuộc hội thoại tiến triển đúng mục đích của nó.
GV hướng dẫn HS đọc đoạn đối thoại trong SGK → trả lời câu hỏi.
? Khi An hỏi “ học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An cần biết không?
HS: Câu trả lời không mang đầy đủ nội dung mà An cần biết.
? “Bơi” nghĩa là gì?
HS: Bơi “di chuyển trong nước hoặc trên mặt nướcbằng cử động của cơ thể”.
? Điều mà An cần biết là gì?
HS: một địa chỉ cụ thể nào đó.
? Theo em cần trả lời như thế nào?
HS: .→ Vì trả lời như Ba vừa thừa vừa thiếu, nội dung lời nói không đúng yêu cầu giao tiếp.
? Từ đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?
HS:
GV gọi một em kể lại chuyện “Lợn cưới, áo mới”
? Vì sao truyện này lại gây cười?
HS: Các nhân vật đã nói quá nhiều, hơn những gì cần nói.
? Lẽ ra anh “lợn cưới” & anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết những điều cần hỏi & cần trả lời?
HS: -Hỏi: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?”
 -Trả lời: “(Nãy giờ) tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả”.
? Như vậy cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
HS:
→ GV chốt lại những nội dung cơ bản & gọi HS đọc phần ghi nhớ.
GV gọi HS đọc hoặc kể lại truyện cười “Qủa bí khổng lồ”.
? Truyện cười này phê phán điều gì?
HS: Phê phán tính nói khoác.
GV có thể cho HS lấy một vài VD.
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì càn tránh?
HS:
? GV hỏi thêm ngoài SGK: nếu không biết chắc chắn : “tiết sau thầy (cô) sẽ không dạy” thì các em có thông báo với bạn cùng lớp không?
HS:
? Nếu không biết chắc chắn “Vì sao bạn mình nghỉ học” thì các em có trả lời với thầy cô bạn ấy nghỉ học vì bệnh không?
HS:
? Vậy thì trong giao tiếp cẩn tránh điều gì?
HS:
? Nhưng nếu cần nói thì ta phải làm gì? Và nói như thế nào?
HS: Có thể nói bằng cách khác:
 -Nếu tôi không lầm thì
 -Tôi không nhớ rõ, nhưng
 -Tôi không biết rõ cái gì đã xảy ra, nhưng
 -Theo như tôi biết thì
 -Hình như ; Tôi nghe nói ;Tôi đoán; Nghe đồn
→ Cho HS lấy VD.
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ (SGK trang 10)
GV gọi HS đọc bài tập 1 → Hướng dẫn cách làm 
→ Các câu đưa ra đều mắc lỗi là sử dụng từ ngữ trùng lặp, thêm từ ngữ mà không thêm một phần nội dung nào. Đây là lỗi rất phổ biến.
? Em hãy chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
HS:
? Các từ ngữ trên đều chỉ những cách nói liên quan đến một phương châm hội thoại đã học. Cho biết đó là phương châm hội thoại nào?
HS: Đều chỉ những cách nói tuân thủ hoặc vi phạm phương châm về chất. 
GV gọi HS đọc truyện cười “Có nuôi được không ?”
? Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
I.Phương châm về lượng:
 1.
 2.
 -Không nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
 -Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
* Ghi nhớ: SGK trang 9
II. Phương châm về chất:
 -Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.
 -Đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
* Ghi nhớ: SGK trang 10
III. Luyện tập:
 1.Vận dụng phương châm về lượngđể phân tích lỗi câu:
 a.Câu này thừa cụm từ “nuôi ở nhà” bởi vì từ “gia súc” đã hàm chứa nghĩa “là thú nuôi trong nhà”.
 b.Thừa cụm từ “có hai cánh” vì tất cả các loài chim đều có hai cánh.
 2.Điền từ:
 a. nói có sách, mách có chứng
 b. nói dối
 c. nói mò
 d. nói nhăng nói cuội
 e.nói trạng
3. Phương châm hội thoại không được tuân thủ:
 Với câu hỏi “Rồi có nuôi được không?” người nói đã hỏi một điều rất thừa (không tuân thủ phương châm về lượng). 
 4.Củng cố, dặn dò:
 a. Củng cố:
 -Thế nào là tuân thủ phương châm về lượng ?
 - Nên nói như thế nào để tuân thủ phương châm về chất?
 b.Dặn dò:
 -Học bài, làm bài tập 4,5
 -Soạn bài “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”.
III. Rút kinh nghiệm:
..
 ..
Ngày dạy: Tuần: 1
 SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT Tiết: 4
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
 -Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho VBTM sinh động, hấp dẫn.
 - Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào VBTM.
II. Chuẩn bị: 
 -GV: giáo án, TLTK
 -HS: soạn bài, SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV giới thiệu vào bài
GV gọi HS nhắc lại những kiến thức đã học về VBTM ở chương trình NV 8.
 -VBTM: nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng & sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
 -Tính chất: VBTM nhằm cung cấp các tri thức khách quan giúp con người có được hiểu biết một cách đầy đủ, đúng đắn về sự vật.
 - Các phương pháp thuyết minh thường dùng là: nêu định nghĩa, giải thích, phân loại sự vật, so sánh, nêu số liệu, nêu VD, liệt kê, biểu đồ
→ VBTM có tính khoa học, chính xác, đầy đủ.
GV gọi HS đọc VB “Hạ Long – Đá & nước”.
? Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng?
HS:
? VB đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?
HS:
? Câu văn nào nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long?
HS: “Chính nước tâm hồn”
? Để cho sinh động, tác giả còn dùng biện pháp nghệ thuật nào?
HS:
GV chốt lại những nội dung cơ bản & gọi HS đọc phần ghi nhớ. 
Gọi HS đọc VB “Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh”
? VB có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những đặc điểm nào?
HS: Bài văn mang vỏ tự sự nhưng thực chất là một bài thuyết minh
? Những phương pháp thuyết minh nào được sử dụng?
? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
? Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gì?
GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 2.
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VBTM:
 1.Ôn tập VBTM:
 - Khái niệm.
 -Tính chất.
 - Các phương pháp thuyết minh thường dùng.
 2.Viết VBTM có sử dụng một số biệnpháp nghệ thuật:
 a. Đọc VB
 b.Nhận xét:
 -Thuyết minh về vai trò của đá và nước trong việc tạo nên vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long.
 -PP giải thích, phân loại, liệt kê
- Để tạo sự sinh động tác giả đưa vào các yếu tố miêu tả. Có lúc sử dụng các tính từ, động từ, hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá...
* Ghi nhớ : SGK trang 13
II. Luyện tập:
 1.Đọc VB & trả lời câu hỏi:
 a.- Đây là một bài thuyết minh. Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: những tính chất chung về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi, giữ vệ sinh, phòng bệnh, diệt ruồi
 - Các phương pháp thuyết minh được sử dụng: định nghĩa, phân loại, số liệu, liệt kê.
 b. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng: nhân hoá, kể chuyện có tình tiết.
 c.Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa truyện vui, vừa học thêm tri thức.
 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoantuchon9.doc