Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 106 đến tiết 110

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 106 đến tiết 110

Tiết 106 – 107

Văn Bản

CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA – PHÔNGTEN

(HI-PÔ-LÍT TEN)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 1-Tác giả đoạn ghi luận văn học đã dùng biện pháp so sánh hai hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của LaPhôngTen với những dòng viết của nhà động vật học Buy-Phông cũng viết về hai con vật ấy nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác văn chương nghệ thuật in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nghệ sĩ.

 2 - Tích hợp với phần tập làm văn ở bài “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, với phần tiếng Việt ở các bài thành phần biệt lập, “liên kết câu, liên kết đoạn văn” với phần văn ở bài “thỏ và rùa”, “Lão nông và các con”.

 3 - Rèn kĩ năng tìm, phân tích luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận, so sánh cách viết của nhà văn và nhà khoa học về cùng một đối tượng.

CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

- Giáo viên: + Chân dung La – Phông – Ten, một số bản dịch các bài thơ của ông.

 + Bà soạn, bảng phụ và phiếu học tập.

- Học sinh: + Đọc bài trước khi đến lớp, Trả lời các câu hỏi trong phần đọc – hiểu chú thích văn bản (SGK – Tr 41)

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 106 đến tiết 110", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:	25/01/2010
Tiết 106 – 107
Văn Bản
CHó SóI Và CừU TRONG THƠ NGụ NGÔN CủA LA – PHÔNGTEN
(Hi-pô-lít ten)
Mục tiêu cần đạt.
 	1-Tác giả đoạn ghi luận văn học đã dùng biện pháp so sánh hai hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của LaPhôngTen với những dòng viết của nhà động vật học Buy-Phông cũng viết về hai con vật ấy nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác văn chương nghệ thuật in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nghệ sĩ.
 	2 - Tích hợp với phần tập làm văn ở bài “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, với phần tiếng Việt ở các bài thành phần biệt lập, “liên kết câu, liên kết đoạn văn” với phần văn ở bài “thỏ và rùa”, “Lão nông và các con”.
 	3 - Rèn kĩ năng tìm, phân tích luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận, so sánh cách viết của nhà văn và nhà khoa học về cùng một đối tượng.
Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên: + Chân dung La – Phông – Ten, một số bản dịch các bài thơ của ông.
	+ Bà soạn, bảng phụ và phiếu học tập.
- Học sinh: 	+ Đọc bài trước khi đến lớp, Trả lời các câu hỏi trong phần đọc – hiểu chú thích văn bản (SGK – Tr 41)
Các bước lên lớp
1/ ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số, ,nêu yêu cầu của giờ học
2/Kiểm tra bài cũ:
 	? Đọc lại câu mở đầu và câu cuối của văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”? Sự lặp lại ý của câu mở đầu ở câu kết thúc thể hiện chủ định gì và đối tượng nào mà tác giả hướng tới?
 	(Gợi ý: Khắc sâu chủ đề, hướng tới lớp trẻ thời nay).
3/ Bài mới:
	I - Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 	Trong phản ánh, biểu hiện, nghiên cứu cuộc sống hiện thực văn chương nghệ thuật có điểm gì khác với khoa học tự nhiên xã hội? Văn bản nghị luận nghiên cứu một bài thơ ngụ ngôn La Phông Ten nổi tiếng của nhà nghiên cứu Hi-Pô-Lít-Ten góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
GV. Gọi học sinh đọc chú thích(*).
H. Em hiểu gì về tác giả?
H. Giới thiệu chân dung.
H. Nêu xuất xứ của đoạn trích?
H. Văn bản thuộc thể loại gì?
H. Bài viết đề cập đến vấn đề gì?
H. Nên đọc đoạn văn bản như thế nào?
GV. Gọi 2 học sinh.
H. Đoạn văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý từng đoạn?
H. Hãy chỉ ra cách lập luận của từng phần?
Hết tiết 106
 - Học sinh dựa vào chú thích để trả lời.
- Dựa vào phần chú thích -> trả lời.
- Dựa vào chú thích trả lời.
- Tìm luận đề của văn bản và trả lời.
- Chú ý phân biệt 3 giọng đọc.
 *) Trích thơ ngụ ngôn của La Phông Ten (bản dịch thơ song thất lục bát, đọc đúng nhịp 2 câu thất, 2 câu lục bát, lời dọa dẫm của chó sói và tiếng van xin tội nghiệp, thê thảm của cừu non).
 *) Lời dẫn đoạn văn nghiên cứu của Buy-Phông: giọng rõ ràng, khúc triết, mạch lạc.
 *) Lời luận chứng của tác giả H.Ten.
- Trò chơi “Tra từ điển”.
Phần 1: từ đầu đến “Tốt bụng như thế”. => Hình tượng cừu.
Phần 2: còn lại. =>Hình tượng chó Sói.
 Phần 1: So sánh đối lập.
 Phần 2: Phân tích, so sánh, đối lập.
 -> Cách triển khai lập luận ở 2 đoạn khác nhau.
I. Đọc – tìm hiểu chung:
1)Tác giả - tác phẩm.
 a)Tác giả.
 b)Tác phẩm.
 *)Xuất xứ.
 *)Thể loại.
-Nghị luận văn học.
 *)Luận đề.
- Tìm hiểu bài thơ ngụ ngôn “Chó sói và Cừu” của La Phông Ten.
 2)Đọc.
3) Giải nghĩa từ.
 4)Bố cục: 2 phần.
II - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu nội dung văn bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
 Gọi học sinh đọc đoạn 1.
H. Trong con mắt của nhà khoa học Buy Phông, Cừu là con vật như thế nào?
H. Trong thơ La Phông Ten, Cừu được nhìn nhận như thế nào?
H. Nhận xét thái độ đối với Cừu của Buy Phông và La Phông Ten?
H. Nhận xét của H.Ten về cách nhìn của 2 tác giả trên?
H. Em có nhận xét gì về cách lập luận?
H. Chó Sói được nhìn nhận như thế nào trong con mắt của Buy Phông và trong thơ La Phông Ten?
H. Chỉ ra cách nhìn của Buy Phông và La Phông Ten về loài Sói?
H. Nêu nhận xét của H.Ten về cách nhìn của hai tác giả trên?
-Em hiểu như thế nào nhận định của tác giả, “nhưng một tính cách thì phức tạp”?
-Em có nhận xét gì về lời bình luận của tác giả: “Buy Phông dựng một vở kịch về sự độc ác” còn “La Phông Ten dựng hài kịch về sự ngu ngốc”?
H. Nhận xét cách lập luận của tác giả trong đoạn bình luận này?
H. Từ đó tác giả cho thấy mục đích bình luận của mình là gì?
H. Em hiểu gì về văn bản “Chó Sói và Cừu”
H. Từ đó em hiểu gì về lao động nghệ thuật của những nhà văn, nhà thơ như La Phông Ten?
-Em học tập được gì về nghệ thuật viết bình luận văn học của Hi-Pô-Lít-Ten?
-Qua bài học này em cần ghi nhớ điều gì?
 Theo Buy Phông:
-Cừu là con vật ngu ngốc và sợ sệt.
-Tụ tập thành từng bầy.
-Hết sức đần độn.
-Không biết trốn tránh sự nguy hiểm
-> Thái độ coi thường, cách nhận xét dưới góc độ khoa học.
-Không đề cập tới tình cảm của Cừu.Chỉ đề cập đến đặc tính cơ bản của chúng
+) Buy Phông có cái nhìn phản ánh đúng về đặc điểm khoa học của loài cừu nhưng bỏ qua đời sống tình cảm, phẩm chất tốt của Cừu.
+) La Phông Ten cũng nói tới đặc điểm của loài Cừu nhưng đã chú ý tới đời sống tình cảm của Cừu, miêu tả con Cừu bằng sự rung động của tình cảm yêu thương đồng cảm.
- Trao đổi và trả lời.
Trong con mắt của Buy Phông:
- Sói sống đơn lẻ, không kết bạn.
- Chỉ tụ tập khi cần chống trả kẻ mạnh hơn rồi lại trở về cô đơn lặng lẽ.
-Tiếng rú rùng rợn, bản tính hư hỏng, sống vô lại, chết vô dụng.
-> Cách nhìn theo đặc điểm tự nhiên rất chân thực.
-> Tính cách phức tạp là tính cách không đơn giản một chiều, có nhiều biểu hiện khác nhau trong một tính cách.
-Buy Phông nhìn thấy kẻ ác thú khát máu trong con Sói đã gieo họa cho những con vật yếu hèn để mọi người ghê tởm và sợ hãi loài vật này.
-La Phông Ten nhìn thấy ở con vật này những biểu hiện bề ngoài của dã thú, nhưng bên trong thì ngu ngốc tầm thường để người đọc ghê tởm nhưng không sợ hãi chúng.
-Dùng so sánh đối chiếu để làm nổi bật quan điểm.
-Xác nhận đặc điểm riêng của sáng tạo nghệ thuật.
(Trong khi phản ánh nhân vật, nhà nghệ thuật thường bộc lộ thái độ qua cảm xúc, có cái nhìn phóng khoáng.
-Nhân vật trong tác phẩm văn học thường là những tính cách phức tạp, dó đó nghệ thuật có thể phản ánh đời sống một cách chân thực và xúc động).
-Học sinh dựa ghi nhớ -> trả lời.
-Quan sát và cảm xúc để có thể cảm nhận và miêu tả đối tượng như những tính cách phức tạp nhằm đưa tới người đọc những hình tượng chân thực và xúc động.
-Lập luận dựa trên những luận cứ có sẵn trong văn bản, được so sánh đối chiếu.
II. Đọc – hiểu chi tiết.
 1) Hình tượng con cừu.
Theo La Phông Ten:
-Hình ảnh con Cừu đã được nhân hóa như một chú bé ngoan đạo, ngây thơ, đáng thương, nhỏ bé, yếu ớt và hết sức tội nghiệp.
-> Tỏ thái độ thương xót thông cảm ->Cách nhìn của người nghệ sĩ giảu cảm xúc.
- Nhắc đến tình mẫu tử thân thương cảm động.
- Rút ra bài học ngụ ngôn đối với con người.
- Các h lập luận chặt chẽ, ho học có chứng cớ cụ thể, giàu sức thuyết phục.
* Tác giả đưa ra hai căn cứ để đối chiếu so sánh rồi bình luận.
2) Hình tượng chó Sói.
Trong thơ La Phông Ten:
- Đói, gầy giơ xương, giọng khàn khàn, gầm dữ dội như con thú điên.
- Muốn ăn thịt Cừu, muốn ăn tươi nuốt sống kẻ khác, hống hách, độc ác như một bạo chúa.
- Là con vật đáng thương lấm lét, lo lắng, dễ b ị mắc mưu, kẻ ngu ngốc không có tài trí.
-> Cái nhìn của người nghệ sĩ, phản ánh đặc điểm của Sói bằng hình tượng, giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Dùng phép nhân hóa, nêu tình huống đặc biệt.
- Hai tác giả cùng chỉ ra đặc điểm bạo chúa, khát máu, vô lại, đáng thương của con Sói.
- Trong thơ La Phông Ten, con Sói có tính cách phức tạp hơn với một cái nhìn phóng khoáng của nhà thơ. (Suy nghĩ, tưởng tượng không bị gò bó, khuôn phép theo định kiến).
III. Tổng kết:
 1) Nội dung.
2) Nghệ thuật.
*) Ghi nhớ: SGK – trang 41.
III - Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
1 - Qua phân tích trên, em hiểu thêm đặc trưng nào của sáng tạo nghệ thuật?
 (Gợi ý:
 - Nghệ thuật bao giờ cũng có cái nhìn phóng khoáng hơn nhà khoa học.
 - Phản ánh đối tượng, người nghệ sĩ mượn hình tượng của đối tượng để gửi gắm thái độ, tình cảm, bộc lộ qua cảm xúc.
 - Nghệ thuật phản ánh chân thật hiện thực thông qua hình tượng.
2- Em hiểu gì về lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ?
 (Gợi ý:
 -Quan sát đối tượng hiện thực khách quan qua lăng kính chủ quan với cảm xúc riêng của mình, nhà văn, nhà thơ cảm nhận, miêu tả đối tượng nhằm đưa người đọc tới những hình tượng chân thực và xúc động.
IV - Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học ở nhà.
Học thuộc nội dung phần ghi nhớ.
Rút ra dàn ý của bài văn nghị luận vừa học.
Soạn trước bài: Con cò.
	+ Tìm hiểu về thể thơ.
	+ Trả lời các câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản.	
---------------------*****---------------------
Ngày dạy:	27/01/2010
Tiết 108
Tập LàmVăn
NGHị LUậN Về MộT VấN Đề TƯ TƯởNG, ĐạO Lí
Mục tiêu cần đạt.
1- Học sinh nắm vững được một kiểu bài nghị luận xã hội: nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
2- Tích hợp với văn qua văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” với Tiếng Việt ở bài “Các thành phần biệt lập”.
3- Rèn kĩ năng nhận diện và kĩ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Chuẩn bị của thầy và trò
 Giáo viên: 	- Bảng phụ - phiếu thảo luận.
	- Tài liệu tham khảo, SGK, SGV.
Học sinh: 	- Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK trước khi đến lớp.
Các bước lên lớp
1/ ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
2/ Kiểm tra bài cũ:
 Thế nào là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? Nêu những yêu cầu về nội dung và hình thức của loại văn nghị luận này?
3/ Bài mới.
	I - Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 	- Trong các tiết học trước, ,thầy cùng các em đã học và tìm hiểu về bài văn nghị luận về một vấn đề, hiện tượng trong đời sống; trong tiết học hôm nay, thầy cùng các em tiếp tục tìm hiểu về bài văn nghị luận một vấn đề tư tưởng đạo lý.
II - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý..
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- Gọi học sinh đọc văn bản trong SGK.
H. Văn bản có thể chia làm mấy phần?
(Lập bảng phụ).
H. Đoạn 1 chứa luận điểm gì?
 Luận điểm này được làm sáng tỏ như thế nào?
H. Đoạn 2 chứa luận điểm gì?
H. Phần kết bài nêu luận điểm nào?
H. Nêu mối quan hệ giữa các phần?
H. Chỉ ra các câu mang luận điểm trong bài?
H. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?
H. Văn bản sử dụng phép lập luận nào là chính?
H. Chỉ ra sự khác biệt của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí với bài nghị luận về một sự việc hiện tượng, đời sống?
H. Qua tìm hiểu trên, em hãy cho biết nghị luận về vấn đề tt, đạo lí là gì?
H. Nêu yêu cầu nội dung, hình thức của bài nghị luận này?
-Đọc văn bản “Tri thức là sức mạnh”.
 3 phần:
a)Phần mở bài :
 -Nêu vấn đề cần bàn luận
 b)Phần thân bài: :
 -Đoạn 1 của thân bài có luận điểm “Tri thức đúng là sức mạnh” -> Được chứng mình bằng 1 ví dụ về sửa máy phát điện lớn theo l ...  giản dị, dễ hiểu.
IV - Hoạt động 4: Hướng dẫn HS củng cố bài
? Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí?
 A- Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
 B- Suy nghĩ về Truyện ngụ ngôn “ếch ngồi đáy giếng”.
 C- Suy nghĩ về câu “Có chí thì nên”.
 D- Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó.
II - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS học ở nhà:
- Rút ra dàn ý cho bài văn: “Thời gian là vàng” cho biết bài văn này với bài văn “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” có gì khác nhau?
- Chuẩn bị trước bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn. 
Đọc các bài tập làm văn mà em đã viết, tìm hiểu xem các bài văn đó đã có tính liên kết chưa, vì sao?
---------------------*****---------------------
Ngày dạy:	27/01/2010
Tiết 109
Tiếng Việt
LIÊN KếT CÂU Và LIÊN KếT ĐOạN VĂN
Mục tiêu cần đạt.
1-Học sinh nắm được khái niệm liên kết và các phương tiện liên kết câu, liên kết đoạn văn.
2-Tích hợp với văn bản “Chó sói và cừu” trong thơ ngụ ngôn của LaPhôngTen với tập làm văn ở các bài nghị luận.
3-Rèn kĩ năng sử dụng phương tiện liên kết câu, liên kết đoạn văn khi viết văn bản.
Chuẩn bị của thầy và trò
Giáo viên: - Bảng phụ; một số đạon văn của học sinh có tính liênm kết.
Học sinh: - Tìm hiểu tính liên kết của các câu văn, đoạn văn trong SGK; trong bài làm của bản thân.
Các bước lên lớp
1/ ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
2/ Kiểm tra bài cũ:
A - Chỉ ra các thành phần biệt lập, trong khi sử dụng các thành phần đó cần chú ý vị trí dấu câu như thế nào?
B - Câu nào sau đây không có thành phần gọi – đáp?
 A-Ngày mai anh phải đi rồi ư?
 B-Ngủ ngoan Akay ơi, ngủ ngoan Akay hỡi!
 C-Thưa cô, em xin phép đọc bài ạ!
 D-Ngày mai là thứ năm rồi.
3/ Bài mới
	I - Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Giáo viên đưa ra một đoạn trong đó các câu bị đảo lộn trật tự, xóa bỏ các dấu hiệu liên kết.
 Hỏi: Đọc đoạn văn trên em có hiểu ý nghĩa của nó không? Vì sao?
 => Vậy, để hiểu được nghĩa của đoạn văn, văn bản khi viết cần có sự liên kết giữa các câu, hoặc liên kết giữa các đoạn. Bài học này sẽ cung cấp cho chúng ta các cách liên kết câu, đoạn văn.
II - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm về liên kết đoạn văn..
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- Gọi học sinh đọc?
H. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì?
H. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì?
H. Nội dung của các câu có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn?
H. Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
H. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện như thế nào?
-Qua tìm hiểu trên, em cần nắm vững điều gì?
-Đọc đoạn văn.
-Bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. Cách phản ánh thực tại (thông qua những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ) là một bộ phận làm nên “Tiếng nói của văn nghệ. Nghĩa là giữa chủ đề của đoạn văn và chủ đề của của văn bản có quan hệ: Bộ phận – toàn thể.
 Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại.
 Câu 2: Khi phản ánh thực tại người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ.
 Câu 3: Cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ.
 * HS trả lời.
- Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn là: “Cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ”.
- Trình tự sắp xếp các câu hợp lí:
 +) Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (Phản ánh thực tại).
 +) Phản ánh thực tại như thế nào? (Tái hiện và sáng tạo).
 +) Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (Để nhắn gửi một điều gì đó).
 * HS trả lời.
- Lặp từ vựng: “TP” – “TP).
- Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: “TP”, “Nghệ sĩ” (tác giả, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ).
- Phép thế: dùng từ “anh” thay thế từ “nghệ sĩ”, dùng cụm từ “Cái đã có rồi” thay thế cho cụm từ “Những vật liệu mượn ở thực tại?.
-Phép nối: dùng quan hệ từ “nhưng”.
 * HS trả lời.
I/ Khái niệm liên kết.
 1) Xét đoạn văn.
-Vấn đề bàn luận :Bàn về cáh phản ánh thực tại của người nghệ sĩ-tiếng nói của văn nghệ 
- Nội dung các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn,trình tự các ý lô gíc, hợp lý 
* Sử dụng các liên kết:
- Phép lặp từ vựng
- Phép thế
- Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng
- Phép nối
2) Ghi nhớ: 
(SGK trang 43).
(Lập bảng phụ).
III - Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập?
H. Chủ đề của đoạn văn là gì?
H. Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào?
H. Có nhận xét gì về trình tự của các câu?
- Hs đọc.
- Tìm hiểu chhủ đề
 * HS trả lời.
+)Chủ đề của đoạn văn là khẳng định điểm mạnh, điểm yếu về năng lực trí tuệ của người Việt Nam.
 * HS trả lời.
+)Nội dung các câu đều tập trung vào việc phân tích những điểm mạnh cần phát huy và những “lỗ hổng” cần nhanh chóng khắc phục.
 * HS trả lời.
+)Trình tự của các câu được sắp xếp hợp lí:
 -Câu 1: khẳng định những điểm mạnh hiển nhiên của người Việt Nam.
 -Câu 2: khẳng định tính ưu việt của những điểm mạnh trong sự phát triển chung.
 -Câu 3: khẳng định những điểm yếu.
 -Câu 4: phân tích những biểu hiện cụ thể của cái yếu kém, bất cập.
 -Câu 5: khẳng định nhiệm vụ cấp bách là phải khắc phục các “ lỗ hổng”.
 +)Các phép liên kết:
 -Câu 2 nối với câu 1 bằng cụm từ “Bản chất trời phú ấy” (thế đồng nghĩa).
 -Câu 3 nối với câu 2 bằng quan hệ từ “nhưng” (phép nối).
 -Câu 4 nối với câu 3 bằng cụm từ “ấy là” (phép nối).
 -Câu 5 nối với câu 4 bằng từ “lỗ hổng” (phép lặp từ ngữ).
II/ Luyện tập:
+)Chủ đề của đoạn văn là khẳng định điểm mạnh, điểm yếu về năng lực trí tuệ của người Việt Nam.
+)Nội dung các câu đều tập trung vào việc phân tích những điểm mạnh cần phát huy và những “lỗ hổng” cần nhanh chóng khắc phục.
+)Trình tự của các câu được sắp xếp hợp lí
IV - Hoạt động 4: Hướng dẫn củng cố bài học..
- Đọc đoạn văn “Buy Phông chỉ thấy xua đi” (“Chó Sói và Cừu” trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten”).
 H. Trong đoạn văn, em thấy các câu được liên kết với nhau bằng những cách nào?
 (Gợi ý:
 - Từ gần nghĩa: câu (1), (2): “Sợ sệt”, “sợ hãi”.
 Câu (4), (5): “đứng nguyên”, “đứng lì”.
 - Sự liên tưởng: đần độn nên nguy hiểm cứ đứng nguyên. Muốn bắt chúng di chuyển phải có con đầu đàn. Con đầu đàn lại phải có lệnh của gã chăn cừu hay chó xua đi.
 Em có nhận xét gì về cách liên kết giữa các đoạn trong bài văn ở từ ngữ đầu đoạn?)
 (Lặp từ “Chó Sói? ở đầu đoạn, nói rõ về đối tượng.
V - Hoạt động 5: Hướng dẫn HS học ở nhà.
 Đặt các câu có sử dụng các phép liên kết sau?
 - Phép lặp từ ngữ.	- Phép đồng nghĩa.	- Phép trái nghĩa.
 - Phép thế.	- Phép nối.
---------------------*****---------------------
Ngày dạy:	30/01/2010
Tiết 110
Tiếng Việt
LUYệN TậP
LIÊN KếT CÂU Và LIÊN KếT ĐOạN VĂN
Mục tiêu cần đạt.
1- Ôn tập và củng cố các kiến thức đã học về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
2- Tích hợp với văn qua văn bản “Con cò” với tập làm văn ở bài “Cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lí”.
3- Rèn kĩ năng phân tích, liên kết văn bản và sử dụng các phép liên kết khi viết văn bản.
Chuẩn bị của thầy và trò
Giáo viên: - Bảng phụ, SGK, SGV.
Học sinh: - Trả lời các câu hỏi trong SGK trước khi đến lớp.
Các bước lên lớp
1/ ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra bài cũ”
 a-Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn?
 Gợi ý:
 Các câu trong đoạn phải liên kết với nhau thì ta mới có một đoạn văn hoàn chỉnh. Nếu các câu không liên kết với nhau thì có thể ta chỉ có “một chuỗi câu hỗn độn” (Các đoạn cũng vậy).
 b-Có mấy loại liên kết và các dấu hiệu để nhận biết các loại liên kết đó?
 Gợi ý:
 +)Liên kết nội dung:
 -Các câu trong đoạn văn phải tập trung làm rõ chủ đề của cả đoạn văn.
 -Dấu hiệu nhận biết là trình tự sắp xếp hợp lí các câu (thực ra là các ý của mỗi câu được trình bày một cách lôgic).
 +)Liên kết hình thức:
 -Một biểu hiện của liên kết nội dung (Trình tự sắp xếp các câu hợp lí, còn gọi là liên kết tuyến tính).
 -Dấu hiệu nhận biết là các phương tiện ngôn ngữ (Từ đồng quan, từ trái nghĩa, từ ngữ cùng trường liên tưởng, quan hệ từ, đại từ, từ, cụm từ,) dùng để thực hiện các phép liên kết (phép thế, phép nối, phép lặp,).
3/ bài mới
	I - Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Trong tiết học trước, thầy cùng các em đã tìm hiểu khái niệm về phép liên kết, trong tiết học này, thầy cùng các em tiếp tục tìm hiểu về phép liên kết qua việc làm các bài tập.
II - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
HĐ của GV
HĐ của học sinh
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập?
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập?
 (Thảo luận nhóm).
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập?
 (Học sinh thảo luận nhóm).
 Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích.
Bài tập 1:
- Liên kết câu: Lặp từ vựng (“Trường học” – “Trường học”).
- Liên kết đoạn văn: thế bằng tổ hợp đại từ (“như thế” thay thế cho câu “về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến”).
- Liên kết câu: lặp từ vựng (“Văn nghệ” – “văn nghệ”).
- Liên kết đoạn văn: lặp từ vựng (“Sự sống” – “sự sống”, “văn nghệ” – “văn nghệ”).
 c) – Liên kết câu: lặp từ vựng (“thời gian” – “thời gian”, “con người” – “con người” – “con người”).
 d) – Liên kết câu: Dùng từ trái nghĩa (còn gọi là phép đối): “yếu đuối” – “mạnh”, “hiền lành” – “ác”).
 Bài tập 2:
 - Các cặp từ trái nghĩa (còn gọi là trái nghĩa ngữ dụng): “Thời gian vật lí” – “Thời gian tâm lí”, “vô hình” – “hữu hình”, “giá lạnh” – “nóng bỏng”, “thẳng tắp” – “hình tròn”, “đều đặn” – “lúc nhanh”, “lúc chậm”.
Bài tập 3: (lập bảng phụ).
- ý của câu tản mạn (mỗi câu nói đến một đối tượng khác nhau) không tập trung làm rõ chủ đề của cả đoạn.
 Sửa:
 - Cấm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 “của anh” ở phía bãi bồi bên một dòng sông. “Anh nhớ hồi đầu mua lạc” hai bố con “anh” cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
 - Trình tự các sự việc được nêu trong các câu không hợp lí: chồng chết sao lại còn hầu hạ chồng”?
 Sửa:
 Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào đầu câu 2 nói rõ ý hồi tưởng để tạo ra sự liên kết với câu 1, chẳng hạn: “Suốt hai năm chồng chị ốm nặng, chị làm quần quật”
Bài tập 4:
*) Lỗi:
 +) ở câu a: câu 2 và câu 3 nên dùng thống nhất 1 trong hai từ “nó” hoặc “chúng” (từ “chúng” là phù hợp nhất).
 +) ở câu b: từ “văn phòng” và từ “hội trường” không thể đồng nghĩa với nhau trong trường hợp này, phải thay từ “hội trường” ở câu 2 bằng từ “văn phòng”.
III - Hoạt động 3: Hướng dẫn củng cố bài.
H. Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối?
 A-Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để,
 B-Vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên,
 C-Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, vả lại, với lại,
 D-Cái này, điều ấy, việc đó, hắn, họ, nó,
IV - Hoạt động 4: Hướng dẫn HS Xác định yêu cầu của đề bài.
 - Viết một đoạn văn có chủ đề học tập -> Phân tích sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
---------------------*****---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9(106_110).doc