Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 107: Chó sói và cưu trong thơ ngụ ngôn của La phông - Ten (tiếp theo)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 107: Chó sói và cưu trong thơ ngụ ngôn của La phông - Ten (tiếp theo)

TUẦN 24

Tiết:107 CHÓ SÓI VÀ CƯU

TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN

(tiếp theo)

Ngày soạn: 28/1/2010

Ngày dạy: 01/2/2010

A. MỤC TIÊU: (Giống tiết 106)

B.PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng.

C. CHUẨN BỊ: (Giống tiết 106)

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: (1’)

II. Bài cũ: (Không)

III. Bài mới:

 1.Đặt vấnđề: (1’)GV nêu yêu cầu của tiết học.

2.Triểnkhai:

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 107: Chó sói và cưu trong thơ ngụ ngôn của La phông - Ten (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Tiết:107 CHÓ SÓI VÀ CƯU
TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN
(tiếp theo)
Ngày soạn: 28/1/2010
Ngày dạy: 01/2/2010
A. MỤC TIÊU: (Giống tiết 106)
B.PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng.
C. CHUẨN BỊ: (Giống tiết 106)
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài cũ: (Không)
III. Bài mới:
 1.Đặt vấnđề: (1’)GV nêu yêu cầu của tiết học. 
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (18’) Hướng dẫn tìm hiểu hình tượng con Cừu.
? Nhà thơ La Phông-ten đã nhận xét về con cừu như thế nào?
? Tác giả đã làm thế nào để làm nổi bật hình ảnh cừu?
- Con cừu cụ thể, chú cừu non bé bỏng được nhân hoá như một em bé tội nghiệp.
- Đặt cừu vào tình huống đặc bệt: đối mặt, đối thoại với sói bên dòng suối.
? Nhà thơ tỏ thái độ gì với cừu? (xót thương, thông cảm).
? Qua đó, con cừu đã hiện ra với tính cách gì?
? Nhận xét của H.Ten về cách nhìn của hai tác giả ntn ?
? Nhận xét cách lập luận của tác giả?
- Đưa ra hai căn cứ để đối chiếu, so sánh rồi bình luận.
2. Phân tích:
a) Hình tượng Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông Ten:
- Nghe tiếng con là nhận ra ngay, bất cứ hoàn cảnh nào (đất lạnh hay bùn lầy), cũng cho con bú và chờ cho con bú xong.
-> Với cách nhìn mang tính biểu cảm và tưởng tượng cừu như một bà mẹ hiền luôn luôn vì con => Con cừu dưới con mắt của nhà thơ đã hiện ra với vẻ thân thương và tốt bụng của một con người vềmặtnhânvăn.
* H.Ten đánh giá:
- Buy-phông có cái nhìn phản ánh đúng về đặc điểm khoa học của loài cừu nhưng bỏ qua đời sống tình cảm và phẩm chất tốt của cừu.
- La Phông-ten cũng nói tới đặc điểm loài cừu nhưng chú ý tới đời sống tình cảm của cừu, miêu tả con cừu bằng sự rung động của tình cảm yêu thương đồng cảm.
Hoạt động 2: (20’) Hướng dẫn tìm hiểu hình tượng con chó sói.
* Cho HS đọc lại đoạn 2.
? Buy-phông đã quan sát con chó sói như thế nào?
? Qua đó, con chó sói là con vật ra sao?
? Theo H.Ten, nhà thơ đã quan sát con chó sói như thế nào?
- Phản ánh bằng hình tượng, giàu hình ảnh, cảm xúc
- Dùng biện pháp nhân hoá, tình huống đặc biệt
? Qua đó, con chó sói là một con vật có tình cách như thế nào?
? Nhận xét của H.Ten về cách nhìn của hai tác giả trên?
? Nhận xét cách lập luận?
- Lập luận so sánh đối chiếu, nêu ra sự đồng nhất và đối lập, từ đó nâng lên khái quát cũng có tính đối chiếu.
- Các đoạn được lặp lại “chó sói” ở đầu dòng, liên kết đoạn, câu bằng các từ quan hệ lập luận: còn, cứ cũng, nhưng, vì, nếu..thì...
?Đặc sắc nghệ thuật của văn bản ?
?Qua văn bản này, Hi-pô-lit Ten muốn nói lên điều gì
* GV nhận xét, chốt ghi nhớ, cho HS đọc
b) Hình tượng chó sói:
 * Trong con mắt của nhà thơ:
- Bạo chúa, độc ác mà khổ sở, chẳng có tài trí
- Tên trộm cướp, bộ mặt lấm lét và lo lắng, cơ thể gầy giơ xương như kẻ cướp bị truy đuổi 
- Gã vô lại, luôn luôn đói dài và bị ăn đòn, giọng khàn khàn, tiếng gầm dự dội như thú điên...
- > Nhà thơ quan sát con vật như con người, với sự cảm thông, với cách nhìn nhân hậu, phóng khoáng, giàu tưởng tưởng, thấy ở nó đáng thương, khốn khổ và bất hạnh của một kiếp người => Đó là biểu tượng của một tính cánh ngu ngốc.
* H.Ten đánh giá:
- Hai tác giả cũng chỉ ra đặc điểm bạo chúa, khát máu, vô lại, đáng thương, đáng ghét của con chó sói.
- Trong thơ thì chó sói có tính cách phức tạp hơn với cách nhìn phóng khoáng.
- Dùng cách nói hình ảnh.
IV.Tổng kết:
*Ghi nhớ: SGK
IV. Củngcố: (3’)
? Bằng cách so sánh hình tượng hai con vật dựa vào hai cái nhìn của hai tác giả, H.Ten muốn nói lên điều gì?
V. Dặn dò: (2’)
- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK.
- So sánh quan điểm của Nguyễn Đình Thi và H.Ten.
- Chuẩn bị bài: Con cò (đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi sgk) 
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 107cho soi va cuu.doc