Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 111: Hội thoại năm 2009

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 111: Hội thoại năm 2009

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Nắm được: trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại được gọi là một lượut lời. Nhiều khi im lặng đến lượt lời ủa mình cững là một cách biểu thị thái độ.

- Giáo dục ý thức tôn trọng lượt lời của người khác khi tham gia hội thoại, tránh nói tranh cắt lời hoặc chêm vào lượt lời người khác.

- Rèn kĩ năng dùng lượt lời trong hội thoại.

II.Chuẩn bị: các văn bản có sử dụng nhiều lượt lời như: Lão Hạc, Trong lòng mẹ

III. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định: 8a / 25 (vắng )

 2. Kiểm tra:

 - Các vai xã hội thường gặp là những vai nào?

 - Cách đối xử của người có vai thấp, vai cao, vai ngang nhau như thế nào ? Cho ví dụ.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 111: Hội thoại năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 111: Tiếng việt Ngày dạy / 3/09
HỘI THOẠI (tt)
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Nắm được: trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại được gọi là một lượut lời. Nhiều khi im lặng đến lượt lời ủa mình cững là một cách biểu thị thái độ.
- Giáo dục ý thức tôn trọng lượt lời của người khác khi tham gia hội thoại, tránh nói tranh cắt lời hoặc chêm vào lượt lời người khác. 
- Rèn kĩ năng dùng lượt lời trong hội thoại.
II.Chuẩn bị: các văn bản có sử dụng nhiều lượt lời như: Lão Hạc, Trong lòng mẹ
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định: 8a / 25 (vắng)
 2. Kiểm tra:
 - Các vai xã hội thường gặp là những vai nào?
 - Cách đối xử của người có vai thấp, vai cao, vai ngang nhau như thế nào ? Cho ví dụ.
 3. Bài mới:
Hs
Gv
Hs
gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nhận biết về lượt lời và một số cáh dùng lượt lời bảo đảm tính lịch sự.
+ Đọc đoạn văn trích (Sgk 106- 107)
- Trong cuộc hội thoại trên, bà cô nói bao nhiêu lần, Hồng nói bao nhiêu lần?
+ Bà cô nói 6 lần (kể cả một lần lời nhân vật được tác giả chuyển thành lời kể)
+ Hồng nói 3 lần (kể cả một lần lượt lời được chuyển thành lời kể)
- Trong cuộc hội thoại, chỗ nào lẽ ra Hồng được nói nhưng lại không nói mà chỉ im lặng?
+ Sau lời “ Sao lại không vào ... trước đâu!”
+ Lượt lời của Hồng không được thực hiện - chuyển thành lời kể của tác giả “ Tôi lại cúi đầu xuống đất ...”
- Tại sao Hồng không trả lời?
+ Hồng khổ tâm vì mẹ bị xúc phạm mà mình không được phép nói hỗn với cô ...
+ “ Ý nghĩa cay độc trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch ...”, “ gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ ...”.
- Qua tìm hiểu đoạn văn, em hiểu thế nào là lượt lời trong hội thoại?
+ Trong hội thoại, mỗi người tham gia cuộc thoại đều có quyền được nói.
+ Mỗi lần người nói đưa ra lời nói của mình gọi là một lượt lời.
- Theo em, căn cứ vào đâu để thực hiện một lượt lời?
+ Căn cứ vào tình huống cụ thể khi giao tiếp để thực hiện một lượt lời.
- Nếu dựa theo đoạn văn nói trên, những tình huống cụ thể để thực hiện lượt lời là gì?
+ Người nói (bà cô) chọn người nói tiếp theo (Hồng)
+ Người đang nói tiếp tục một lượt lời mới- vì không có ai chọn lượt lời (Hồng im lặng).
* Về cách sử dụng lượt lời tình huống Hồng im lặng.
- Sự im lặng như vậy thể hiện điều gì?
+ Im lặng khi đến lượt lời của mình là hình thức biểu hiện thái độ nhất định.
- Trong đoạn văn ở phần luyện tập (Sgk 108 - 109) có hiện tượng thực hiện lượt lời khi người đang nói chưa nói xong.Em hãy chỉ rõ?
+ Cai lệ cướp lời chị Dậu.
- Hiện tượng cướp lời thể hiện thái độ gì khi giao tiếp?
+ Mất lịch sự, cần phải tránh.
+ Khái quát ghi nhớ.
I. Lượt lời là gì?
- Khi hội thoại, mỗi người tham gia cuộc thoại đều có quyền được nói.
- Mỗi lần người nói đưa ra lời nói của mình gọi là một lượt lời.
2. Căn cứ để thực hiện lượt lời:
- Người đang nói chọn người nói tiếp theo.
- Người đối thoại tự chọn lượt lời cho mình.
- Người đang nói lại tiếp tục một lượt lời mới, vì không có ai chọn lượt lời cho mình.
3. Vài cách sử dụng lượt lời:
- Tránh nói tranh phần lượt lời của người khác (cướp lời) để giữ lịch sự.
- Im lặng khi đến lượt lời của mình là hình thức biểu lộ thái độ nhất định.
4.Ghi nhớ:
 ( Sgk tr/108.)
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập về lượt lời.
+ Xác định yêu cầu ủa bài tập 1.
- Hướng dẫn cách làm.
+ Trả lời miệng tại chỗ.
+ Xác định yêu cầu bài tập 2.
- Hướng dẫn phân tích việc tham gia hội thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược chiều nhau và ý nghĩa của sự ngược chiều đó.
+ Thảo luận theo tổ
 Tổ 1: câu a (NT: Phúc)
 Tổ 2: câu b (NT: Ni)
 Tổ 3: câu c (NT: Vân)
- Gọi đại diện nhóm thuyết trình kết quả.
+ Lớp nhận xét.
- Sửa - bổ sung.
- Gợi ý cách làm bài 3(Hs về nhà làm)
- Hướng dẫn cách làm bài tập 4.
+ Sửa bài
II. Luyện tập:
Bài 1/ 102:
- Cai Lệ: hung hăng, cậy quyền.
 - Người nhà lí trưởng: nhát gan
 - Chị Dậu: ban đầu thể hiện đúng vị trí – về sau vùng lên chống cự -> đáng trân trọng.
 - Anh Dậu: nhút nhát, cam chịu
Bài 2/ 103:
a. Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược chiều nhau:
 Ban đầu: chị Dậu nói ít, cái Tí nói nhiều.
 Về sau: chị Dậu nói nhiều, cái Tí im lặng
b. Miêu tả diễn biến cuộc thoại hợp lí
 - Lúc đầu cái Tí nói nhiều vì chưa biết mình sắp bị bán, chị Dậu quá đau đớn ví phải bán con nen im lặng.
 - Về sau khi biết sắp bị bán, cái Tí sợ hãi nen nói ít hẳn, chị Dậu thuyết phục hai đứa con nghe theo lời mình nên nói nhiều.
c. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên, hiếu thảo của cái Tí làm tăng kịch tính của câu chuyện, chị Dậu cằng đau đứt ruột -> nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí.
Bài 4/ 107:
- Trong nhiều trường hợp im lặng thể hiện sự ton trọng người khác.
- Tuy nhiên nếu im lặng trước những hảnh vi sai trái, áp bức bất công, trước sự xúc phạm nhân phẩm thì đó là ích kỉ, cá nhân CN.
=> Tuỳ theo từng trường hợp để có thái độ ứng xử đúng.
4. Củng cố: Lượt lời là gì? Căn cứ để thực hiện lượt lời?
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 a. Bài học: Hoàn tnành bài tập 3.
 b. Chuẩn bị:
- Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào trong văn nghị luận.
+ Lập dàn ý cho đề bài “Sự bổ ích ucả những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”
+ Xác định đưa yếu tố biểu cảm vào lúc nào? Tác dụng? (có thể vận dụng ở bài Đi bộ ngao du)
************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 111.doc