Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 111: Hướng dẫn đọc thêm con cò

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 111: Hướng dẫn đọc thêm con cò

Tiết 111 Hướng dẫn đọc thêm CON CÒ

Ngày soạn: 2/2/2010

Ngày dạy: 5/2/2010

A. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1.Kiếnthức: - Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong những câu hát ru xưa nhằm ngợi ca tình mẹ và lời ru.;- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.

2. Kỹ năng:Rèn kĩ năng đọc diễn cảm ,cảm thụ và phân tích hình tượng thơ tự do.

3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ kính trọng, yêu mến và biết ơn mẹ với tình cảm thiêng liêng.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thực hành.

C. CHUẨN BỊ:

1.Giáoviên: Soạn bài, Tư liệu về tác giả Chế Lan Viên

2. Họcsinh: Đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời các câu hỏi SGK, sưu tầm và ghi chép các bài ca dao nói về hình ảnh con cò.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổnđịnh: (1’)

II. Bài cũ: Kiểm tra 15’

A- Trắc nghiệm: (3,5 điểm- Đúng mỗi câu cho 0,5 điểm -Riêng câu 2 cho 1,0 đ )

1) Đối tượng được nói đến trong bài “ Tiếng nói của văn nghệ” là gì?

 a- Một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung

 b- Một vấn đề thuộc lĩnh vực sân khấu

 c- Một vấn đề thuộc lĩnh vực âm nhạc

 d- Một vấn đề thuộc lĩnh vực hội họa

2) Nối tên tác giả với tên tác phẩm cho

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 111: Hướng dẫn đọc thêm con cò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Tiết 111 Hướng dẫn đọc thêm CON CÒ
Ngày soạn: 2/2/2010
Ngày dạy: 5/2/2010
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.Kiếnthức: - Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong những câu hát ru xưa nhằm ngợi ca tình mẹ và lời ru.;- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kỹ năng:Rèn kĩ năng đọc diễn cảm ,cảm thụ và phân tích hình tượng thơ tự do.
3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ kính trọng, yêu mến và biết ơn mẹ với tình cảm thiêng liêng.
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thực hành.
C. CHUẨN BỊ:
1.Giáoviên: Soạn bài, Tư liệu về tác giả Chế Lan Viên 
2. Họcsinh: Đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời các câu hỏi SGK, sưu tầm và ghi chép các bài ca dao nói về hình ảnh con cò.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổnđịnh: (1’)
II. Bài cũ: Kiểm tra 15’
A- Trắc nghiệm: (3,5 điểm- Đúng mỗi câu cho 0,5 điểm -Riêng câu 2 cho 1,0 đ )
1) Đối tượng được nói đến trong bài “ Tiếng nói của văn nghệ” là gì?
 a- Một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung
 b- Một vấn đề thuộc lĩnh vực sân khấu
 c- Một vấn đề thuộc lĩnh vực âm nhạc
 d- Một vấn đề thuộc lĩnh vực hội họa
2) Nối tên tác giả với tên tác phẩm cho đúng
 1- Bàn về đọc sách a- Nguyễn Đình Thi
 2- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới b- Hi-pô-lit Ten
 3- Tiếng nói của văn nghệ c- Chu Quang Tiềm
 4- Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông Ten d- Vũ Khoan
3)Vì sao bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” lại hướng về thế hệ trẻ?
 a- Vì họ là lực lượng quyết định tương lai đất nước
 b- Vì họ là số đông trong dân số cả nước
 c- Vì họ còn trẻ, khỏe dễ tiếp thu cái mới
 d- Vì họ tuy tích cực nhưng cũng còn nhiều nhược điểm
4)Đoạn thơ đầu văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông Ten” có xuất xứ từ đâu?
 a- Là một luận điểm trong bài viết
 b- Là bài thơ do tác giả viết
 c- Là một đoạn trong bài Chó sói và cừu non của La-phông Ten
5) Vấn đề đưa ra để bàn luận trong bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông Ten là gì?
 a- Hình tượng chó sói trong thơ La-phông Ten
 b- Hình tượng cừu trong thơ La-phông Ten
 c-Nghệ thuật miêu tả chó sói và cừu non của La-phông Ten
 d- Hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông Ten
6) Hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông Ten vừa mang đặc điểm vốn có của chúng vừa được nhân hóa, đúng hay sai
 a- Đúng b- Sai
B.Tự luận: (6 điểm)
 Qua văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, em cảm nhận được những mặt mạnh, mặt yếu nào của con người Việt Nam ? Từ đó em liên hệ với bản thân cần chuẩn bị cho mình những gì để bước vào thế kỉ mới
* Đáp án phần trắc nghiệm: 1-a; 2-(1c, 2d, 3a , 4b); 3-a; 4-c; 5-d; 6-a
III.Bàimới:
 1.Đặtvấnđề: (1’)
Con cò trong ca dao là hình ảnh của người lao động, người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp. Hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên lại gợi cho ta nhiều hiện tượng mới mẻ về tình mẹ, về sự sống.
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (5’) Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Dựa vào chú thích SGK, em hãy nêu một vài nét về tác giả và xuất xứ của tác phẩm?
* HS trả lời.
* GV nhận xét, bổ sung.
?Bài thơ được viết theo thể thơ nào (tự do)
?Bài thơ được sáng tác khi nào (1962)
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: SGK
- Phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo: phong cách suy tưởng, triết lí đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, kết hợp giữa thực - ảo.
Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
* GV nêu cách đọc: Giọng thủ thỉ, tâm tình như lời ru, chú ý những điệp ngữ, câu cảm, câu hỏi như là đối thoại....
* GV đọc mẫu 1 lần.* 4 HS đọc cả bài.
* Nhận xét cách đọc.
* GV kiểm tra việc hiểu chú thích của HS.
II. Đọc và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 3: (16’) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Em có nhận xét gì về nhịp điệu thơ của bài thơ này?
? Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là gì?
(hình ảnh con cò được khai thác trong ca dao truyền thống với nhiều ý nghĩa, mục đích, hình ảnh biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.)
? Vì sao tác giả lại chon hình ảnh đó?
? Mục đích tác giả nhằm nói về điều gì?
? Bài thơ được chia làm 3 đoạn. Hãy nêu nội dung chính của từng đoạn?
-Gọi 1 em đọc lại đoạn 1
?Đoạn thơ gợi cho em nhớ đến hình ảnh nào được nhắc ở những bài dùng để hát ru
(Cò trong ca dao hát ru)
?Ở những bài hát đó em cảm nhận được điều gì về thân phận con cò (vất vả, lặn lội kiếm ăn)
? Qua những lời ru của mẹ, em cảm nhận về hình ảnh cò ntn
? Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh cò đến với tuổi thơ ntn?
III. Tìm hiểu bài thơ: 
1. Bố cục: 3 đoạn.
+ Đ1: Lời ru tuổi ấu thơ với hình ảnh con cò.
+ Đ2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức, trở nên gắn bó với con người trên đường đời.
+ Đ3: Suy nghĩ và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
2. Phân tích:
a) Hình tượng cò qua lời ru đến với tuổi thơ:
- Con cò bay la, con cò bay lả
- Con cò đi ăn đêm
>con cò vất vả, lặn lội kiếm sống, tượng trưng cho người phụ nữ nhọc nhằn, lam lũ, đầu tắt mặt tối 
* Hình tượng con cò đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức – Trẻ đón nhận sự vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru 
IV.Củngcố: (2’)
? Đọc thuộc lòng 1 đoạn thơ (tuỳ ý) trong bài thơ?
V. Dặn dò: (2’)
- Đọc thuộc lòng bài thơ (đọc đúng, diễn cảm).
- Chuẩn bị: Tìm hiểu chi tiết về văn bản
+ Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ và gắn bó với cuộc đời con người.
+ Suy nghĩ và triết lí về ý nghĩa của lưòi ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 111 hddt con co.doc