Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 112: Hướng dẫn đọc thêm con cò (tiếp theo)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 112: Hướng dẫn đọc thêm con cò (tiếp theo)

Tiết: 112 Hướng dẫn đọc thêm CON CÒ

 (tiếp theo)

Ngày soạn:5/2/2010

Ngày dạy: 8/2/2010

A. MỤC TIÊU:

- Phân tích cho HS thấy rõ hình ảnh cò gắn với cuộc đời con người; Qua đó thấy rõ thêm tình mẹ đối với con tha thiết, sâu nặng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ giàu chất trữ tình

- Giáo dục HS lòng kính yêu me, tình cảm gia đình

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng.

C. CHUẨN BỊ: (Giống tiết 111.)

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổnđịnh: (1’)

II. Bài cũ: (3’)

? Đọc thuộc lòng bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên?

III.Bàimới:

 1.Đặtvấnđề: (1’) GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới.

2.Triểnkhai:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1042Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 112: Hướng dẫn đọc thêm con cò (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 112 Hướng dẫn đọc thêm CON CÒ
 (tiếp theo)
Ngày soạn:5/2/2010 
Ngày dạy: 8/2/2010
A. MỤC TIÊU:
- Phân tích cho HS thấy rõ hình ảnh cò gắn với cuộc đời con người; Qua đó thấy rõ thêm tình mẹ đối với con tha thiết, sâu nặng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ giàu chất trữ tình
- Giáo dục HS lòng kính yêu me, tình cảm gia đình
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng.
C. CHUẨN BỊ: (Giống tiết 111.)
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổnđịnh: (1’)
II. Bài cũ: (3’)
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên?
III.Bàimới:
 1.Đặtvấnđề: (1’) GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới. 
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (28’) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản (tiếp theo).
?Hình tượng con cò gắn với cuộc đời con người ở những chặng nào 
(Khi còn trong nôi, khi con đi học, khi khôn lớn)
? Khi còn ở trong nôi, hình tượng cò đến với con người biểu hiện ntn? Hình ảnh ấy gợi cho em nghĩ đến ai ( lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng của người mẹ)
? Khi con đi học, cò xuất hiện gần gũi với con ntn
? Hình ảnhddos biểu hiện ý nghĩa gì
? Khi con lớn lên muốn làm gì? Vì sao?
( có cò chắp cánh bao ước mơ cho con viết tiếp hình ảnh cò trong những vần thơ)
? Những hình ảnh thơ nào được sáng tạo mới lạ? Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh đó là gì?
- Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
-> hình ảnh hoán dụ đã hình tượng hoá tình mẫu tử bao la.
? Qua đây em có cảm nhận ntn về hình ảnh cò gắn bó với cuộc đời con người? Nó tượng trưng cho điều gì
? Trong đoạn “Dù ở gần con..vẫn theo con”, hình ảnh con cò đã phát triển thành biểu tượng gì? 
? Cảm nhận của em qua 2 câu thơ đó ntn ? Nó thể hiện ý nghĩa gì? 
- Điệp từ: “Dù”, “vẫn” khiến lời thơ như một lời thề nguyền, ý thơ khẳng định tình mẫu tử sắt son, đó là quy luật tình cảm thiêng liêng.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu ở đoạn thơ cuối ( giọng điệu lời ru> đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru
? Qua đó, nhắc lại đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
? Tư tưởng chủ đề bài thơ?
* HS trả lời.
? Em có nhận xét gì về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ
? Khác hình tượng cò ở những lời ru, bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời ru trong đời sống con người
* GV nhận xét, chốt ghi nhớ, HS đọc.
2. Phân tích: 
b)Hình ảnh con cò gần gũi con người suốt chặng đường đời:
* Khi còn trong nôi:
 - Cò đứng quanh nôi
 - Cò vào trong tổ
 - Con ngủ yên- cò cũng ngủ
> Cò là hiện thân của sự chở che, lo lắng cho con từng giấc ngủ 
* Khi đi học:
 - Con theo cò đi học
 - Cánh cò bay theo gót đôi chân
> Cò là biểu tượng cho sự quan tâm, chăm sóc, nâng bước con của mẹ
* Khi con khôn lớn:
 - Con làm thi sĩ
 - Có cánh cò bay hoài trong câu văn
=> Con cò trong ca dao đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh con cò được xây dựng bằng liên tưởng, tưởng tượng, nó bay ra từ ca dao để gắn bó, nâng đỡ con người trong suốt cuộc đời -> Là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho lòng mẹ, cho lời ru.
c) Suy nghĩ và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người: 
 -Dù ở gần con, dù ở xa con
 - Cò mãi gần con, cò mãi yêu con 
> Biểu tượng người mẹ luôn bên con.
- Con dù lớn vẫn là con của mẹ
- Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
> Đây là qui luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: lòng mẹ luôn bên con, làm chỗ dựa vững chắc suốt đời con
Đoạn thơ đi từ cảm xúc tới liên tưởng, thấm đượm chất triết lí trữ tình - một đặc trưng của thơ Chế Lan Viên.
3- Tổng kết:
- Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ tự do, có nhiếu câu mang dáng dấp thể thơ tám chữ; có nhiều điệp ngữ gợi âm điệu lời ru, kết hợp giọng suy ngẫm có cả triết lí; Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
* Ghi nhớ: SGK trang 48
Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn luyện tập.
* GV nêu yêu cầu: Chỉ ra cách vận dụng lời ru ở bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” và “ Con cò”?
IV. Luyện tập.
- Bài “Khúc hát ru...”: tác giả vừa trò chuyện với đối tượng với giọng điệu gần như lời ru, lại có những lời ru trực tiếp từ người mẹ => biểu hiện sự thống nhất giữa tình yêu con với tình yêu cách mạng; với lòng yêu nước và ý chí chiến đấu.
- Bài “Con cò”: gợi lại điệu hát ru, tác giả muốn nói về ý nghĩa của lời ru và ngợi ca tình mẹ đối với đời sống mỗi người.
IV.Củngcố:
? Nêu nội dung và đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Con cò”?
V. Dặn dò:
- Học thuộc lòng ghi nhớ, bài thơ và đọc thêm bài thơ của Nguyễn Duy.
- Làm bài tập 2 (phần luyện tập): Viết đoạn văn bình những câu thơ “Dù ở gần con... vẫn theo con”.
- Chuẩn bị bài: Mùa xuân nho nhỏ (Đọc kĩ bài thơ và tìm hiểu theo câu hỏi sgk) 
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 112con co.doc