1-Đọc đề bài:
“Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương ở truyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
2- Nhắc nhở học sinh:
- Chú ý đến bố cục, liên kết, luận điểm, luận cứ của văn bản.
- Tự làm bài, không sao chép ở các sách bài văn mẫu.
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM.
* Yêu cầu: làm bài sáng tỏ vấn đề nghị luận: “thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ”.
1) Mở bài: 1,5 điểm.
-Khái quát vấn đề về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ: không được coi trọng, không được hưởng quyền bình đẳng, bị tước đoạt tự do, cuộc đời vô định, bấp bênh.
- Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
2) Thân bài: 7 điểm.
Yêu cầu:
- Xã hội phong kiến xưa tồn tại một chế độ phụ quyền với thái độ trọng nam khinh nữ một cách cực đoan: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (Một con trai coi như có con, mười con gái coi như chưa có con) - (1 điểm).
- Xã hội phong kiến xưa tước đoạt tự do của người phụ nữ bằng một thứ luật “tam tòng” nghiệt ngã: “Tại gia tòng phụ xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” – (ở nhà phải theo cha, đi lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con) - (1 điểm).
- Với chế độ phụ quyền và luật tam tòng, người phụ nữ xưa không thể tự định đoạt được hạnh phúc của mình (cha mẹ đặt đâu con cái ngồi đấy), mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự may rủi (may thì gặp người chồng tử tế, không may thì vớ phải 1 gã vũ phu dẫn chứng về nhân vật Vũ Nương - (2 điểm).
- Vũ Nương là nạn nhân của thói quen ghen tuông mù quáng, là nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa - (2 điểm).
-Giáo viên ra đề - đáp án biểu điểm. Các bước lên lớp 1-Đọc đề bài: “Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương ở truyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. 2- Nhắc nhở học sinh: - Chú ý đến bố cục, liên kết, luận điểm, luận cứ của văn bản. - Tự làm bài, không sao chép ở các sách bài văn mẫu. Đáp án biểu điểm. * Yêu cầu: làm bài sáng tỏ vấn đề nghị luận: “thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ”. 1) Mở bài: 1,5 điểm. -Khái quát vấn đề về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ: không được coi trọng, không được hưởng quyền bình đẳng, bị tước đoạt tự do, cuộc đời vô định, bấp bênh. - Giới thiệu tác giả - tác phẩm. 2) Thân bài: 7 điểm. Yêu cầu: - Xã hội phong kiến xưa tồn tại một chế độ phụ quyền với thái độ trọng nam khinh nữ một cách cực đoan: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (Một con trai coi như có con, mười con gái coi như chưa có con) - (1 điểm). - Xã hội phong kiến xưa tước đoạt tự do của người phụ nữ bằng một thứ luật “tam tòng” nghiệt ngã: “Tại gia tòng phụ xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” – (ở nhà phải theo cha, đi lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con) - (1 điểm). - Với chế độ phụ quyền và luật tam tòng, người phụ nữ xưa không thể tự định đoạt được hạnh phúc của mình (cha mẹ đặt đâu con cái ngồi đấy), mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự may rủi (may thì gặp người chồng tử tế, không may thì vớ phải 1 gã vũ phu dẫn chứng về nhân vật Vũ Nương - (2 điểm). - Vũ Nương là nạn nhân của thói quen ghen tuông mù quáng, là nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa - (2 điểm). 3) Kết luận: - Khái quát lại thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Cảm xúc của người viết. -------------------------*****------------------------- Ngày dạy: 23/02/2010 Tiết 121 Văn Bản SANG THU - Hữu Thỉnh - Mục tiêu cần đạt. 1- Giúp học sinh phân tích được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. 2- Tích hợp: (+) Ngang: Từ láy, nhân hóa, ẩn dụ, kiểu văn bản biểu cảm. (+) Dọc: Cụm bài thơ trữ tình, đề tài thu trong thi ca, ôn lại thể thơ ngũ ngôn học ở lớp 6. (+) Mở rộng: Tranh ảnh mùa thu. 3- Rèn năng lực cảm thụ thơ ca, rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ trữ tình. Chuẩn bị của thầy và trò GV- ảnh chân dung Hữu Thỉnh và tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”. HS- Đọc văn bản và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Các bước lên lớp 1/ ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số học sinh, nêu yêu cầu của giờ học. 2/ Kiểm tra bài cũ. a- Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương. b- Phân tích 1 trong những hình ảnh ẩn dụ mà em tâm đắc nhất? (Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh, con chim, bông hoa). 3/ Bài mới. I - Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Đề tài thu từng làm nức danh tên tuổi Nguyễn Khuyến với thu mang màu sắc đồng nội, thu thị giác. Nguyễn Đình Thi có công dắt mùa thu vào phố, đưa thơ thu dân tộc từ bờ ao thôn dã bay về tới đô thành hiện đại. Hữu Thỉnh lại một lần nữa – đưa ta về với thu của Trung Du Đồng Bằng Bắc Bộ, đánh thức bằng khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giác để rồi dắt thu vào tận lòng người. II - Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc – hiểu chú thích. HĐ của giáo viên HĐ của HS Nội dung cần đạt GV. Gọi học sinh đọc chú thích. H. Em hiểu gì về tác giả? H. Bài thơ được sáng tác trong thời gian? GV. Giới thiệu chân dung tác giả. H. Bài thơ đề cập đến vấn đề gì? H. Bài thơ thuộc thể thơ gì? (-Giáo viên treo bảng phụ dẫn bài thơ). H. Nhân vật trữ tình xuất hiện như thế nào và cần được xác định như thế nào trong quan hệ với tác giả? H. Từ đó xác định phương thức biểu đạt của văn bản. H. Theo em, bài thơ có gì đặc biệt về giọng điệu, ngắt nhịp? Cách đọc của em? H. Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi đoán từ. H. Văn bản này có nên chia đoạn không? Vì sao? - Học sinh dựa vào chú thích để trả lời. - Cuối 1977, in lần đầu tiên trên báo văn nghệ, sau đó được in nhiều lần trong các tập thơ. - Sự biến đổi của đất trời từ hạ sang thu và những suy tư về tuổi đời của con người từng trải. - Thể thơ ngũ ngôn (5 chữ) có 3 khổ thơ, mỗi khổ 4 câu. - Bài thơ trữ tình. - ẩn, thống nhất với tác giả. (Tác giả không xuất hiện trực tiếp). - Miêu tả kết hợp với biểu cảm. - Miêu tả để biểu cảm. (Giáo viên đưa ra bảng phụ dẫn bài thơ). - Tiết tấu chậm rãi, giọng điệu nhẹ nhàng và có những câu đọc liền không ngắt nhịp. 1 học sinh đọc nghĩa của từ, 1 học sinh đoán từ. - Cả bài thơ là những quan sát và cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu, từng khổ nối tiếp nhau như thế nên không cần thiết phải chia đoạn -> cảm xúc liền mạch. I- Đọc tìm hiểu chung. 1)Tác giả - tác phẩm. a) Tác giả: b) Tác phẩm: *) Xuất xứ: *) Chủ đề: *) Thể loại: 2)Đọc. 3)Giải nghĩa từ (2 từ). 4)Bố cục. III - Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu nội dung văn bản. HĐ của giáo viên HĐ của HS Nội dung cần đạt GV. Gọi học sinh đọc khổ thơ 1. H. Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận từ đâu? H. Từ bỗng mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì? H. Em nhận thấy được sự cảm nhận của tác giả như thế nào từ lời thơ “Bỗng nhận ra phả vào trong gió se”? H. Thay từ “phả” bằng những từ khác? Giáo viên bình: Chữ “se” là định ngữ cho “gió” gợi tả rất tinh vi một không gian vừa chạm vào cửa ngõ mùa thu cái lạnh còn e ấp, sẽ sàng này báo hiệu một thiên nhiên thú vị đến nao lòng. H. Hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” gợi lên điều gì? H. Bức tranh thiên nhiên chớm thu không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn bằng gì nữa? Chi tiết nào cho thấy điều đó, hãy phân tích? H. Em nhận thấy có gì riêng về nghệ thuật thơ ở khổ thơ này? H. Qua phân tích trên, em khái quát được điều gì? GV. Gọi học sinh đọc khổ thơ 2 trong bài thơ? H. Em nhận thấy qua khổ thơ 2 tác giả cảm nhận thu ở không gian? H. Gọi một học sinh đọc lại khổ 2. H. Đất trời sang thu được cảm nhận từ những biểu hiện không gian nào? H. Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ lời thơ “Sông được lúc dềnh dàng”? H. Giáo viên: mặt nước dâng lên nhưng không cuộn chảy mà lặng lẽ phẳng lặng. Đó là mặt nước cảu thời tiết sang thu, không còn cuộn chảy, vẩn đục như mặt sông mùa hạ mưa nhiều. H. Chim bắt đầu vội vã” gợi cho em nhận ra điều gì? H. Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua chi tiết nào? H. Nêu cảm nhận của em từ lời thơ trên? H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật từ lời thơ này? Giáo viên bình: quả là một sự liên tưởng sáng tạo thú vị sự thật khôgn hề có đá mấy nào như thế. Vì làm sao có sự phân chia rạch ròi, mắt nhìn thấy được trên bầu trời. Đó là đám mây trong tưởng tượng của tác giả. Nhưng chính cái hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bởi nửa đám mây lững lờ cũng dềnh dàng, chùng chình, bảng lảng trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận cả về không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp, thật là khêu gợi hồn thơ. Với biện pháp nhân hóa, nhà thơ đã cụ thể hóa cái vô hình của ranh giới mùa thành cái hữu hình. H. Qua phân tích trên em hiểu được gì về sự cảm nhận thu của tác giả qua 3 hình ảnh (sông, cánh chim, mây)? H. Từ đó em thấy tình cảm nhà thơ bộc lộ như thế nào? Gọi học sinh đọc diễn cảm khổ thơ 3? Khổ thơ diễn tả cảm nhận gì của tác giả? H. Sự khác biệt về thời tiết khi chuyển ha sang thu được tác giả cảm nhận như thế nào? H. ý nghĩa tả thực của những chi tiết trên là gì? H. ý nghĩa ẩn dụ của các chi tiết này là gì? Giáo viên: khi đã trải nghiệm nhiều con người cũng vững vàng bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời. Hai câu thơ không còn chỉ tả cảnh sang thu nữa mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc sống. H. Còn cách hiểu ẩn dụ nào nữa không? H. Từ những lời thơ ở khổ 3, em cảm nhận được gì? Giáo viên: nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự: với hình ảnh có giá trị tả thực về hình tượng thiên nhiên: “Sấm cũng đã bất ngờ đứng tuổi” ông muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Học sinh đọc -> học sinh nhận xét. - Khứu giác tinh nhậy nhận ra mua thu từ trong hương ổi. Cái làn hương ấy là một mũi hương đặc sản của dân tộc, mùi hương riêng của mùa thu làng quê hương riêng của mùa thu Việt Nam. (Cuối tháng 7 đầu tháng 8 mùa ổi chín rộ). - Xúc giác cảm nhận được mùa thu trong cái không khí giao mùa nửa hư nửa thực của gió se (gió nhẹ khẽ, hơi lạnh chỉ có ở đầu mùa thu). - Nếu thay “phả” bằng “thổi”, “đưa”, “bay”, “lan”, không được vì không gợi được cảm giác đột ngột, bất ngờ. - Đây là hình ảnh đặc sắc nhất của thị giác. Câu thơ nhân hóa hình ảnh sương. Hạt sương như có tâm hồn có cảm nhận riêng nhẹ nhàng, lời thơ gợi nhiều ý nghĩa: (+)Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm. (+)Sương thong thả qua ngõ cửa mùa thu, ngõ cửa thời gian thông giữa hai mùa. - Bằng tâm hồn. - “Hình như thu đã về” ->”Hình như” tạo ra một sự mơ hồ tuyệt vời trong cảm nhận bức tranh chớm thu và có một chút lâng lâng nao lòng đến ngỡ ngàng trong tâm trạng nhà thơ. - Lời thơ thể hiện cảm giác trực tiếp và tinh tế của tác giả trước những biến đổi của không gian thu. -Giọng thơ êm nhẹ. -Sông. -Cánh chim. -Đám mây. - Sông “dềnh dàng”: từ láy miêu tả mặt nước sông phẳng lặng, dòng sông thướt tha mềm mại trôi chảy, gợi vẻ đẹp dịu êm của thiên thu. - Từ láy “vội vã” miêu tả cánh chim chiều về tổ nhanh hơn, gấp hơn bình thường bởi sang thu, ngắn ngày, chiều xuống nhanh. “Có đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu”. - Gợi hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời đã bắt đầu xanh trong. - Gợi hình ảnh làn mây mỏng, nhẹ kéo dài – một vẻ đẹp của bầu trời bắt đầu sang thu. -Một liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo thú vị thể hiện qua biện pháp nghệ thuật nhân hóa. HS nghe -Tác giả rất yêu thiên nhiên - Còn nắng. - Thưa dần mưa và sấm. - Hàng cây nhìn già dặn lên. (-) Cảnh vật thời tiết thay đổi: tất cả vẫn còn in những dấu hiệu của mùa hạ, nhưng giảm dần mức độ, cường độ ->lặng lẽ vào thu). - Nắng, mưa, sấm là những ẩn dụ cho sự thay đổi, vang động của cuộc đời, xã hội cũng là thay đổi của tuổi đời của con người đã từng trải. - Thiên nhiên bớt cái nghiệt ngã của mùa hạ, dịu dàng hơn, đáng yêu hơn. Con người chờ mong đón đợi thu về, yêu mùa thu thiên nhiên, mùa thu đời người. II. Đọc – hiểu chi tiết. 1)Cảm nhận không gian làng quê sang thu. (-) “Bỗng” thể hiện sự ngạc nhiên bất ngờ trước tín hiệu mùa thu (“hương ổi”, “sương chùng chình”). “bỗng nhận ra hương ổi phả vào trong gió se “ -Xúc cảm gợi cảm nhận được mùa thu trong cái không khí giao mùa nửa hư nửa thực của gió se - “Sương chùng chình qua ngõ” =>Hình ảnh đặc sắc của thị giác,câu thơ nhân hoá hình ảnh sương,hạt sương như có tâm hồn có cảm nhận nhẹ nhàng - “Hình như thu đã về” ->”Hình như”tạo một sự mơ hồ tuyệt vời trong cảm nhậ ... iới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng. b)Thân bài: +)Phân tích cảm nhận về mùa thu thông qua các biện pháp nghệ thuật. +)Nhận xét đánh giá thành công của tác giả (Có thể so sánh với một số bài thơ viết về mùa thu của tác giả khác). c)Kết bài: -Nêu giá trị của khổ thơ. *)Củng cố: 1-Viết một đoạn mở bài và một đoạn thân bài cho đề văn trong phần luyện tập. 2-Đọc bài đọc thêm (SGK trang 84). *)Hướng dẫn học sinh học ở nhà. 1-Viết thành bài văn hoàn chỉnh theo đề văn trong phần luyện tập. 2-Lập dàn ý – tập trình bày bài nói của mình theo đề sau: “Bếp lửa sưởi ấm một đời” – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. -Dựa vào gợi ý (trang 112). Ngày tháng năm Tiết 126 Văn Bản MÂY Và SóNG - Ra bin đra nát ta go - A>Mục tiêu: 1-Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình cảm mẫu tử, thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng. 2-Tích hợp: +)Ngang: Cấu trúc lặp, câu thơ văn xuôi, phương pháp biểu cảm. +)Dọc: Cụm bài thơ trữ tình đề tài về tình mẫu tử thiêng liêng. +)Mở rộng: bài hát về tình mẹ. 3-Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do (thơ văn xuôi), phân tích những hình ảnh tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại trong độc thoại của bài thơ. B>Chuẩn bị: Chân dung Ta – go, tập thơ “Ta-go”. Bài hát về tình mẹ. C>Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học. *)ổn định tổ chức. Sĩ số: *)Kiểm tra bài cũ. 1- Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ “Nói với con”. 2-Người cha, qua việc tâm tình trò chuyện dặn dò con, muốn thể hiện và gởi gắm điều gì? *)Bài mới. *)Khởi động: Em hãy kể tên những văn bản đã học từ lớp 6, 7, 8 về tình mẹ con? (“Cổng trường mở ra” của Lí Lan – lớp 7; “Mẹ tôi” của A mi xi – lớp 7; “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng – lớp 8). -Tình mẹ con là tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Đó là suối nguồn của thơ ca. Nhiều bài thơ hay viết về tình cảm đó đã nuôi dưỡng tâm hồn con người. Nhà thơ Ta-go của ấn Độ đã viết về tình mẫu tử với một tình cảm tôn thờ, chứa chan yêu thương và tin tưởng, đồng thời cũng gửi gắm vào đó những ý nghĩa triết lí sâu sắc. (Cho học sinh nghe một bài hát “Mẹ yêu con” của Nguyễn Văn Tí.) Bài thơ “Mây và Sóng” của Tago đã giúp ta cảm nhận được sâu sắc hơn ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. -Gọi học sinh đọc chú thích? -Em hiểu gì về tác giả? Giáo viên: Tago là một nhà thơ gặp nhiều điều không may mắn từ 1902 đến 1907, ông đã mất 5 người thân: vợ (1902), con gái thứ 2 (1904), cha và anh (1905), con trai cả (1907). Phải chăng đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình đã trở thành một đề tài quan trọng của thơ Tago? -Giới thiệu ảnh chân dung nhà thơ Tago. -Văn bản có xuất xứ như thế nào? -Nhà thơ muốn gửi gắm tư tưởng gì trong bài thơ? -Em hiểu gì về thể loại của văn bản? -Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt gì? -Theo em nên đọc văn bản với giọng như thế nào? -Em hiểu thế nào là “ngao du”? -Văn bản được chia làm mấy phần? ý của từng phần? -Nhận xét về những biểu hiện giống và khác nhau trong cấu tạo lời thơ của 2 phần văn bản đó? -Cấu tạo này có tác dụng gì trong tạo lập văn bản đối với người đọc? -Gọi học sinh đọc phần 1? Phần 1 gợi lên điều gì? -Mây đã nói với em bé những gì? -Theo em, có đáng tham dự trò chơi như thế không? Vì sao? -Em bé có nhu cầu gì khi nói rằng: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”. -Nhưng em bé lại nói rằng: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rơif mẹ mà đi được?” ->Em bé có sự lựa chọn như thế nào? -ở nhà với mẹ, bé đã tưởng tượng ra một trò chơi như thế nào? -Vì sao em bé tin rằng trò chơi của em thú vị hơn? -Vì sao em có thể tưởng tượng một trò chơi như thế? -Phần sáng tạo thơ trong đoạn này là gì? Tác dụng? Giáo viên bình: Trò chơi của bé đã trộn lẫn cái ảo vào cái hiện hữu, biến cái không thể thành cái có thể: mây, trăng, trời của thế giới thiên nhiên đã chuyển hóa thành con, mẹ và mái ấm gia đình của cuộc đời trần thế. -Tình cảm gia đình cũng giống như sự tồn tại của mây, trăng, bầu trời, nó là vĩnh cửu. Được ôm mẹ trong nhà của mình là điều hành phúc nhất, thiêng liêng nhất. Tình cảm ấy đã thắng những lời mời gọi khác. Đó là tính nhân văn. -Gọi học sinh đọc phần 2. -Phần 2 gợi cảnh tượng gì? -Mây đã nói với em bé những gì? -Em bé đã nghe được điều gì từ những lần gọi đó của sóng? -Em cảm nhận trò chơi này như thế nào? -Em bé muốn gì từ câu trả lời “nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?” -Nhưng khi nói rằng “Buổi chiều mẹ luôn mà đi được”? Em bé đã cho sóng thấy sự lựa chọn nào của mình? -ở nhà với mẹ, em bé đã nghĩ ra trò chơi nào? -Vì sao em bé nghĩ được trò chơi ấy? -Em hãy giải thích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của lời thơ “Con là sóng vỡ tan vào lòng mẹ”? -Em có tin rằng, trò chơi của em bé hay hơn trò chơi của sóng không? Vì sao? -Thiên nhiên biển cả đã chứa đựng điều gì? -Tiếng cười của bé vang lên trong trò chơi này gợi cho em nghĩ gì về tình mẹ? -Phần sáng tạo ở đoạn thơ này là gì? Tác dụng? Giáo viên bình: Hình ảnh thơ nâng lên (triết lí) “Con vỡ tan vào lòng mẹ” thể hiện sự hòa hợp gắn bó của tình cảm gia đình mẹ con. -Thêm một câu kết cho cả bài, với ý nghĩa: “Và không ai ở chốn nào” ->Không ai có thể tách rời, phân biệt và chia cắt tình mẹ con – tình mẫu tử có ở khắp nơi, thiêng liêng bất diệt. Tình mẫu tử nuôi dưỡng, nâng bước cho con người trong cuộc sống. -“Mây và Sóng” nói với ta những điều tốt đẹp nào trong cuộc sống tình cảm của con người? -Bài thơ còn nói với ta những điều đáng quý nào trong tâm hồn và tài năng nhà thơ Tago? Đặc sắc nghệ thuật của văn bản? -Bài thơ gợi cảm xúc nào trong mỗi người đọc? Giáo viên: Tago với trí tưởng tượng kì diệu, bay bổng và tình yêu thiếu nhi nồng nàn đã tạo nên những vần thơ thật đẹp, thật phù hợp để nói về hạnh phúc tuổi thơ với hai bà mẹ vĩ đại: bà mẹ TN – bà mẹ sinh thành. -Qua tìm hiểu bài thơ em cần ghi nhớ điều gì? -Là nhà văn hiện đại lớn nhất ấn Độ. -Làm thơ từ rất sớm. -Tham gia các hoạt động chính trị. Năm 1929 Tago ghé thăm Sài Gòn. -Để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ. -Là nhà văn đầu tiên ở Châu á được nhận giải thưởng Nô – ben về văn học. -Thơ Tago thể hiện tinh thần dân tộc, dân chủ, tinh thần nhân văn và chất trữ tình triết lí. -Vốn được viết bằng tiếng Ben-gan in trong tập Si-su, xuất bản 1909 và được chính Tago dịch ra tiếng Anh, in trong tập “Trăng non” xuất bản 1915. -Hạnh phúc tuổi thơ với hai bà mẹ vĩ đại: bà mẹ thiên nhiên – bà mẹ sinh thành => ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. -Thơ trữ tình – thể tự do. -Phương thức biểu cảm. (Mượn chuyện “Mây và Sóng” để bộc lộ tình cảm mẹ con của con người) kết hợp tự sự + miêu tả. -Yêu cầu giọng có thay đổi và phân biệt ở mức độ nhất định giữa lời kể của em bé với những lời đối thoại giữa em bé và những người ở trên mây, trong sáng. -Chú ý đọc các câu thơ văn xuôi dài nhưng nhịp điệu vẫn rất nhịp nhàng, mạch lạc, đậm chất nhạc. -Hai câu cuối đoạn một và đoạn hai cần đọc với giọng say sưa, tràn trề hạnh phúc. Phần 1: Từ đầu đến “họ bay đi”. -Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ. Phần 2: còn lại. -Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ. +)Giống: các câu thơ có cấu tạo gần với văn xuôi, không vần. -Mỗi phần có ba nhân vật. -Một cuộc đối thoại và một cuộc độc thoại. -Những hình ảnh xây dựng bằng trí tưởng tượng. +)Khác: -Không gian: ->Cao (mây). ->Rộng (biển – sóng). =>Tạo sự cân đối cho văn bản, sự mới lạ cho hình thức thơ. -Dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hiểu với người đọc là trẻ em. -“Bọn tớ đi chơi nơi tận cùng trái đất”. -Đó là trò chơi rất đáng tham dự. Vì nó diễn ra tự do, vui vẻ trên bầu trời cao rộng, có trăng bạc làm bạn. -Muốn đi chơi cùng mây. -Bé yêu mây (ham chơi, yêu thích sự hấp dẫn mới lạ, yêu thiên nhiên), nhưng bé yêu mẹ hơn. Bé và mẹ rất yêu thương nhau, luôn gắn bó với nhau, bé ngoan ngoãn hiếu thảo. -“Con là mây và mẹ sẽ là trăng, mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”. -Vì trong trò chơi này ẹm bé sẽ có cả mây, bầu trời và mẹ: Điều thú vị hơn là “Con được ôm lấy mẹ”. -Vì em yêu mẹ nhưng cũng rất yêu mây. -Đọc phần 2 của văn bản. -(“Bọn tớ ca hát hãy đến rìa biển cả”). -Lời rủ cùng dạo chơi trên biển. -Trong một không gian rộng (biển) =>hấp dẫn, lí thú. ->Muốn cùng sóng vui chơi trên biển. -Không đi chơi mà ở nhà với mẹ. -Làm sóng lăn vào lòng mẹ để bí mật đưa mẹ đi khắp nơi: “Con là sóng và ở chốn nào”. -Vì em bé rất yêu mẹ nhưng cũng yêu biển cả. +)Nghĩa tả thực: những câu thơ diễn tả hình tượng con sóng vỗ vào bờ, liếm vào bãi cát, rồi rút ra xa, lại vỗ vào +)Nghĩa hàm ẩn: Mơ ước được đi xa nhưng rồi em lại băn khoăn lưỡng lự. Em đã không thể du ngoạn cùng mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với sóng (đi xa). -Tin, vì ở đó niềm vui của em bé được nhân đôi: Vui vì vừa có mẹ vừa có thiên nhiên biển cả. ->Sự vĩ đại của tình mẹ con. -Tình mẹ là niềm vui lớn nhất của con trẻ. -Lặp cách sáng tạo. -Thay đổi không gian (từ tầm cao của mây – bầu trời, đến tậm rộng dài xa của sóng – biển) để bao quát mọi bề vũ trụ. (Thảo luận nhóm): -Tình yêu mẹ là niệm vui thiêng liêng, bền chặt trong tâm hồn con người. -Yêu quý, trân trọng và tin vào tình mẫu tử của con người. -Trí tưởng tượng mãnh liệt bay bổng. -Niềm vui và hạnh phúc tốt lành. I)Đọc – tìm hiểu chung. 1)Tác giả - tác phẩm. a)Tác giả. b)Tác phẩm. *)Xuất xứ: *)Chủ đề: *)Thể loại: 2)Đọc: 3)Giải nghĩa từ: 4)Bố cục: Hai phần. II>Đọc – hiểu chi tiết. 1)Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ. (*)Cách sử dụng đối thoại và độc thoại, các hình ảnh được xây dựng bằng trí tưởng tượng bay bổng, lời thơ thể hiện tình cảm của em bé: yêu mẹ, yêu gia đình. Mẹ là nguồn vui lớn nhất của con. 2)Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ. (*)Sự lặp lại cách sáng tạo ở đoạn trước nhưng thay đổi không gian, lời thơ nhấn mạnh tình mẫu tử bền chặt, mẹ là niềm vui lớn nhất. III>Tổng kết. 1)Nội dung: 2)Nghệ thuật: (*)Ghi nhớ: SGK trang 89. *)Củng cố - luyện tập. 1-Em còn biết bài thơ, bài hát nào cũng gợi những cảm xúc hạnh phúc và niềm vui như thế? Nếu có thể hãy đọc (hoặc hát lên). 2-Bài thơ gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống? A> Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết. B> Niềm vui, hạnh phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi, mà ở ngay chính cõi đời này và do chính con người tạo nên. C> Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy. D> Gồm 2 ý B và C. *)Hướng dẫn học sinh học ở nhà. 1-Làm một bài thơ về đề tài: “Tình mẫu tử”. 2-Ôn lại các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong SGK ngữ văn 9. 3-Trả lời 6 câu hỏi trong SGK trang 89 + 90.
Tài liệu đính kèm: