Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 121: Sang thu (Hữu Thỉnh)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 121: Sang thu (Hữu Thỉnh)

SANG THU

 ( Hữu Thỉnh )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS:

 - Hiểu được tâm hồn rung động tinh tế và với những hình ảnh giàu sức biểu cảm, nhà thơ đã diễn tả và biểu hiện sự biến chuyển của thiên nhiên đất nước từ cuối hạ sang thu.

 - Nội dung: Tình cảm đối với thiên nhiên và cuộc sống.

 * Trọng tâm: Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự thay đổi của đất trời: sang thu.

 * Đồ dùng: Tranh mùa thu, hình ảnh tác giả.

II. NỘI DUNG LÊN LỚP

1. Ổn định: Sĩ số: Vắng: Hiện diện:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác và phát biểu cảm tưởng khi đọc bài thơ này.

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài:

 Sang thu là bài thơ được viết vào năm 1977 . Tuy ngắn nhưng hình ảnh đặc sắc , gợi cảm về thời điểm giao mùa ( Hạ – Thu ) ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ .

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 973Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 121: Sang thu (Hữu Thỉnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25
Tiết: 121
Ngày soạn :01 / 3
Ngày dạy : 03 / 3
SANG THU
	( Hữu Thỉnh )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp HS:
	- Hiểu được tâm hồn rung động tinh tế và với những hình ảnh giàu sức biểu cảm, nhà thơ đã diễn tả và biểu hiện sự biến chuyển của thiên nhiên đất nước từ cuối hạ sang thu.
	- Nội dung: Tình cảm đối với thiên nhiên và cuộc sống.
	* Trọng tâm: Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự thay đổi của đất trời: sang thu.
	* Đồ dùng: Tranh mùa thu, hình ảnh tác giả.
II. NỘI DUNG LÊN LỚP
1. Ổn định: 	Sĩ số:	Vắng:	Hiện diện:	
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác và phát biểu cảm tưởng khi đọc bài thơ này.
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
	Sang thu là bài thơ được viết vào năm 1977 . Tuy ngắn nhưng hình ảnh đặc sắc , gợi cảm về thời điểm giao mùa ( Hạ – Thu ) ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ .
Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
 Nội dung cần đạt
Ø Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
GV cho HS đọc phần chú thích SGK, sau đó nhấn mạnh một số ý về tác giả, chủ đề thiên nhiên và lưu ý cách đọc thơ cho HS.
G.V : Tác giả là nhà thơ viết nhiều , hay về những con người , cuộc sống ở nông thôn và về mùa thu . Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng .
Hỏi : Hãy trình bày sự hiểu biết của em về xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích bài thơ.
G.V : Hướng dẫn cách đọc , đọc mẫu một đoạn và gọi HS đọc .
Hỏi : Hãy xác định bố cục và nội dung chính của bài thơ ? 
Hỏi : Tác giả cảm nhận sự biến đổi bắt đầu từ đâu ? 
G.V tổ chức cho HS thảo luận
Nhóm 01 : Những từ ngữ, hình ảnh nào diễn đạt sự chuyển mùa?
Nhóm 02 : Giá trị gợi cảm của các chi tiết, hình ảnh đó?
Nhóm 03 : Giá trị biểu đạt của các từ láy?
Nhóm 04 : Bình luận hình ảnh thơ:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Hỏi : Em có nhận xét gì về cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên của Hữu Thỉnh?
G.V : Hình ảnh đất trời sang thu được cảm nhận tinh tế qua những từ ngữ diễn tả cảm giác , trạng thái : bỗng , phả vào , chùng chình , hình như , dềnh dàng , vắt nửa mình .
HS vừa làm việc độc lập vừa trao đổi theo nhóm, trình bày trước lớp.
GV có thể cho HS tìm những câu thơ, câu ca dao nói về sự chuyển mùa (gợi ý: Xuân Diệu, Tố Hữu, ).
Hỏi : Câu thơ nào thể hiện đặc sắc nhất hình ảnh giao mùa ?
Hỏi : Em hiểu như thế nào về 02 dòng cuối bài thơ ?
G.V : Thông qua những hình ảnh tả thực về hiện tượng tự nhiên , ông muốn gửi gấm suy ngẫm của mình : Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh , của cuộc đời .
GV nêu câu hỏi: Qua cách miêu tả sự chuyển mùa, em có nhận xét gì về cảm xúc của tác giả?
(HS làm việc theo nhóm).
GV cho HS tổng kết nội dung và nghệ thuật của bài thơ (1 em đọc ghi nhớ trong SGK).
Ø Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
GV cho HS đọc yêu cầu bài tập luyện tập (2 câu thơ cuối).
GV cho HS viết bài văn ngắn về cảm nhận của tác giả khi chuyển mùa.
(GV gợi ý).
-Đọc
-Nghe
-Bài thơ ra đời vào thời điểm giao mùa ( Hạ – Thu ) ở đồng bằng Bắc Bộ .
-Một HS đọc , HS còn lại đọc thầm .
-Sự biến đổi của đất trời sang thu và cảm xúc của tác giả .
-Những thay đổi cảnh vật .
HS chia thành 04 nhóm ( trình bày trên máy chiếu ).
- Các hình ảnh: hương ổi trong gió, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã, mây trôi (vắt mình), còn nắng nhưng bớt mưa , 
=> Tất cả là dấu hiệu chuyển mùa sang thu.
- Các từ láy có sức gợi tả, gợi cảm: chùng chình, dềnh dàng, vội vả.
- Hình ảnh thơ: Mây vắt mình sang thu là hình ảnh nhân hóa bất ngờ, thú vị, tinh tế, hấp dẫn.
- Về cách cảm nhận và miêu tả của tác giả: tinh tế, liệt kê, thuyết minh để lí giải sự chuyển mùa của thiên nhiên, đất trời.
- Một số câu thơ, ca dao có nói về sự chuyển mùa:
+ Đã nghe rét mướt luồn trong gió (Xuân Diệu)
+ Ngày mỗi ngày từng chiếc lá xanh.(Tố Hữu).
-Sang thu – ít đi những tiếng sấm bất ngờ .
-Hàng cây không còn bất ngờ vì tiếng sấm .
- Quan sát tinh tế, chăm chú.
- Thả hồn mình cùng sự chuyển mùa của thiên nhiên, đất trời: có một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng và bao trùm là niềm vui trước tạo vật.
1. Nội dung: Vẻ đẹp của đất trời lúc giao mùa, niềm vui trước thiên nhiên.
2. Nghệ thuật: miêu tả tinh tế, liệt kê, nhân hóa và những hình ảnh thơ đẹp.
- 2 câu thơ cuối (Sấm bớt bất ngờ, trên hàng cây đứng tuổi) -> biện pháp nhân hóa, sáng tạo độc đáo?
- Viết bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước đất trời chuyển biến lúc sang thu.
I.TÁC GIẢ – TÁC PHẨM
1.Tác giả :
-Sinh 1942 , quê Vĩnh Phúc 
2. Tác phẩm
-Năm 1977 đăng trên báo Văn Nghệ được in ra nhiều tập thơ .
II. ĐỌC – HIỂU VB
1. Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu.
-Hình ảnh : Hương ổi trong gió , sương , sông , chim bay vội vã ð sự ngỡ ngàng , bâng khuâng trước thay đổi của cảnh vật .
-Dùng từ láy , hình ảnh nhân hoá “Mây vắt sang thu” thật tinh tế và hấp dẫn.
2. Cảm xúc của nhà thơ.
-Quan sát tinh tế , tác giả thả hồn mình cùng sự chuyển mùa : niềm vui bao trùm sự ngỡ ngàng , bâng khuâng .
III. TỔNG KẾT
Ghi nhớ SGK / 71
4. Củng cố:
- Cảm nhận tinh tế của tác giả về sự thay đổi của đất trời lúc sang thu như thế nào? 
- Phân tích vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu?
5. Hướng dẫn học bài:
	- Học thuộc lòng bài thơ.
	- Viết hoàn chỉnh bài văn ngắn của phần luyện tập.
	- Chuẩn bị bài “Nói với con”
@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_121_sang_thu_huu_thinh.doc