Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 121: Văn bản sang thu

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 121: Văn bản sang thu

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu

Thỉnh về sự biến đổi của trời đất từ cuối hạ sang đầu thu.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ thơ ca.

3. Giáo dục: Giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên.

* Tích hợp: Một số văn bản văn đã học: "Mùa xuân nho nhỏ" - Tập làm văn "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ".

* Trọng tâm: Phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bài soạn, mấy chiếu đa năng, máy tính xách tay.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 121: Văn bản sang thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thi giáo viên giỏi tỉnh chu kì 2009-2011
Họ và tên giáo viên: Triệu Anh Hùng
Đơn vị: Trường THCS Đồng Vương- Yên Thế- Bắc Giang
Ngày soạn: 1/2/2010
Ngày dạy: 5/2/2010
 Tiết 121
 Văn bản
Sang thu
(Hữu Thỉnh)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp HS phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu
Thỉnh về sự biến đổi của trời đất từ cuối hạ sang đầu thu.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ thơ ca.
3. Giáo dục: Giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên.
* Tích hợp: Một số văn bản văn đã học: "Mùa xuân nho nhỏ" - Tập làm văn "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ".
* Trọng tâm: Phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
B. chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bài soạn, mấy chiếu đa năng, máy tính xách tay.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
Nội dung hoạt động
TG
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
* Hoạt động1: Khởi động
 - Kiểm tra bài cũ:
 - Giới thiệu bài mới:
* Hoạt động 2: Đọc, tìm hiểu văn bản
I. Đọc - Hiểu chú thích 
1. Đọc
2. Chú thích
a, Tác giả
- Hữu Thỉnh (1942)
- Quê:
- Hữu Thỉnh viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu, nhiều vần thơ thu của ông mang cảm giác bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.
b, Tác phẩm
- Thể loại: Thơ ngũ ngôn
- Xuất xứ: Viết cuối 1977 - in trongtập "Từ chiến hào đến thành phố"
- Mạch cảm xúc: Bâng khuâng, ngỡ ngàng trước sự chuyển mùa của thiên nhiên, đất trời.
c, Từ khó
3. Bố cục
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Khổ 1:
- Hình ảnh: ngọn gió se, sương chùng chình qua ngõ.
- Hương vị: Hương ổi
/ Hình ảnh chọn lọc, từ gợi hình, gợi cảm (gợi tâm trạng, cảm xúc), phép nhân hoá.
=> Tác giả ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước những tín hiệu của sự chuyển mùa -> Đó là cảm nhận tinh tế khi thu sang.
2. Khổ thơ 2:
- Hình ảnh 
+ Sông - dềnh dàng
+ Chim - vội vã
+ Mây - vắt nửa mình sang thu
/ Hình ảnh thơ giầu trí tưởng tượng liên tưởng kì thú, phép tu từ nhân hoá, so sánh. Tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế.
=> Không gian cao rộng, cảnh vật đang chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sang thu.
3. Khổ thơ 3
- Hình ảnh: nắng - vẫn còn
 Mưa - vơi dần
-> Tác giả cảm nhận sự thay đổi về mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng, không khí âm thanh sôi động của mùa hè dần dần nhường chỗ cho âm thanh dịu nhẹ, cho cảnh thu thanh bình yên ả.
- Hai câu cuối: Hai lớp nghĩa:
+ Thực: Tiếng sấm, hàng cây của thiên nhiên
+ ý nghĩa biểu tượng, tính ẩn dụ: "Sấm" -> Những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; "hàng cây đứng tuổi" -> con người đã từng trải
=> Nét riêng đặc sắc của thời điểm giao mùa
=> Gợi suy ngẫm: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
* Hoạt động 3: Tổng kết
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ, nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng.
- Từ ngữ có giá trị gợi tả gợi cảm cao.
- Hình ảnh chọn lọc giầu sự liên tưởng mang nét đặc trưng của sự giao mùa.
- Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi liên tưởng bất ngờ.
2. Nội dung:
- Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt.
- Tình cảm yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ Hữu Thỉnh.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
7
8
22
7
1
H. Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ "Viếng lăng Bác"?
H. Phân tích hai khổ thơ cuối của bài thơ?
- Mùa thu là đề tài của thi ca từ xưa đến nay. Hữu Thỉnh cũng góp vào vuờn hoa của thi ca của dân tộc một bông hoa bình dị mà đẹp vẻ đẹp quyến rũ. Bông hoa đó là bài thơ "Sang thu" -> Cảm nhận tinh tế của tác giả trong thời khắc chuyển mùa.
H. Nêu yêu cầu đọc với bài thơ?
- Chốt: Chậm, rõ ràng, mạch lạc phù hợp với thể thơ năm chữ.
- GV đọc, gọi HS đọc, sửa cho HS
H. Em hiểu gì về tác giả Hữu Thỉnh?
- GV nhấn mạnh thêm về đặc điểm thơ Hữu Thỉnh.
H. Xác định thể thơ?
- Nêu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời: Viết năm 1977 - in lần đầu tiên trên báo văn nghệ.
H. Bài thơ được bắt đầu từ mạch cảm xúc nào?
- HDHS tìm hiểu từ khó theo SGK 
- GV nêu: Cả bài thơ là những quan sát và cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu, từng khổ nối tiếp nhau đều như vậy nên không cần phân chia đoạn nhỏ.
H. Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận qua những hình ảnh, hiện tượng gì?
H. Em hiểu "gió se" là như thế nào? Hương ổi gợi điều gì?
- Gió nhẹ, khô và hơi se lạnh; hương ổi: tháng 7,8 cuối thu.
- Nêu vấn đề: Từ "phả" có thể thay bằng từ nào? Tác giả dùng "phả" có gì hay hơn?
- Phả thay "thổi, đưa, bay, lan, tan...." -> từ "phả" có tác dụng gợi sự đột ngột bất ngờ của hương ổi, đồng thời gợi hương vị nồng nàn, đậm đà hơn, quyến rũ hơn.
H. Từ "bỗng" đặt ở đầu bài có ý nghĩa gì?
- Bỗng: cảm giác đột ngột bất ngờ trước sự vật, sự việc, hiện tượng.
H. Cảm nhận của em về hình ảnh "Sương chùng chình qua ngõ"? 
- Tác giả dùng phép tu từ nhân hoá, dùng từ láy "chùng chình" -> Sương giăng mắc nhẹ nhàng chuyển động chầm chậm như một người con gái duyên dáng đi qua ngõ cố ý chậm hơn mọi ngày.
H. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ của tác giả?
H. Cảm nhận của em về câu thơ cuối "Hình như"?
H. Qua đó tác giả thể hiện tâm trạng cảm xúc gì?
- Bình: Cảm xúc ngỡ ngàng, ngạc nhiên, từ "hình như" có tác dụng lớn trong việc thể hiện cảm nhận tinh tế của tác giả, với cái cảm giác mơ hồ vừa thực vừa ảo. Cái ngõ vừa là cái ngõ thực vừa là cái ngõ thời gian thông giữa hai mùa. Phút giao mùa của thiên nhiên ấy, nhìn thấy rồi mà vẫn sững sờ khó tin. Tác giả như tự hỏi lại mình để có một sự khẳng định.
- GV nêu vấn đề: Vậy cảm giác thu sang kia có đích thực không hay chỉ là ảo giác. 
H. Hình ảnh thiên nhiên sang thu được tác giả cảm nhận tiếp qua những chi tiết, hình ảnh nào?
H. Cảm nhận của em về hình ảnh đó?
- Dòng sông không cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp như ngày mưa lũ -> Sông êm ả, dềnh dàng, sông đang lắng lại, đang trầm xuống như ngẫm nghĩ, suy tư, chim vội vã vì phải khẩn trương tránh rét, nhưng cái vội vã ấy mới chớm, mới bắt đầu.
- Đám mây thảnh thơi, duyên dáng như một dải lụa, như tấm khăn voan nửa còn đang là mùa hạ, nửa đã nghiêng về mùa thu -> Sự liên tưởng độc đáo: đám mây là thực nhưng cái ranh giới mùa là hư mà tác giả tưởng tượng như có một ranh giới cụ thể -> trí tưởng tượng kì diệu, thú vị -> bầu trời một nửa thu, đám mây mùa hạ nhuốm sắc thu -> phép tu từ so sánh.
H. Những biến chuyển của không gian lúc sang thu như thế nào?
- Bình: hai khổ thơ đẹp về mặt tạo hình, rất tinh trong cảm nhận như hai cành biếc trong một cây thơ lạ.
H. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ "Vẫn còn cơn mưa"?
- Nắng vẫn còn nhiều nhưng nhạt dần; đã ít đi những cơn mưa rào -> hai câu thơ mang đậm chất suy ngẫm triết lí. Thu dần được thu lại avf đi vào tâm tưởng, lắng lại trong suy tư.
H. Theo em nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu này được tác giả thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu như thế nào về hình ảnh, câu thơ đó? - Hai cách hiểu;
+ Tiếng sấm lúc sang thu ít hơn, nhỏ hơn.
+ Hàng cây không bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa vì hàng cây đã đứng tuổi, nhiều tuổi đã trải nghiệm nhiều -> Hiểu theo nghĩa ẩn dụ.
H. Qua đó tác giả muốn gửi gắm tâm sự gì?
- Bình: "Khổ thứ ba là cái gốc của cây thơ là nơi cho hai cành biếc của cây thơ tựa vào để khoe sắc toả hương phải chăng cái đứng tuổi của cây là một cái chốt cửa để qua đó ta mở sang một thế giới khác, thế giới sang thu của hồn người". (theo Vũ Nho)
H. Em hãy nêu những nét khái quát về nghệ thuật của bài thơ?
H. Bài thơ "Sang thu" tác giả muốn gửi tới bạn đọc điều gì?
H. Qua đó em hiểu gì về tình cảm của tác giả trước thiên nhiên?
- BTTN: ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ?
A. Hồn nhiên, tươi trẻ
B. Mới mẻ, tinh tế
C. lãng mạn, siêu thoát
D. Mộc mạc, chân thành
H. Hình ảnh TN có đặc điểm gì?
A. Sôi động náo nhiệt
B. Bình lặng ngưng đọng
C. Xôn xao, rộn rã.
D. Nhẹ nhàng giao cảm
- Học thuộc lòng bài thơ
- Làm các bài tập luyện tập
- Soạn "Nói với con"
- Phân tích
- Nghe
- Nêu
- Đọc
- Nêu theo SGK
- Xác định
- Trả lời
- GT từ khó
- Trả lời
- Nêu cách hiểu
- Nêu ý nghĩa
- Cảm nhận
- Nhận xét
- Nêu
- Trả lời
- Nêu
- Cảm nhận
- Nêu
- Nêu
- Trình bày 
- Trả lời
- Nêu nét khái quát của nghệ thuật
- Trả lời
- Nêu
- Chọn ý A
- Chọn ý D

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 121 Sang thu.doc