Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 126 đến tiết 130

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 126 đến tiết 130

CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1/ ổn định tổ chức:

GV kiểm tra sĩ số học sinh và nêu yêu cầu của giờ học.

2/ Kiểm tra bài cũ:

 Em hiểu thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Nêu những yêu cầu cơ bản đối với việc viết một bài nghị luận này?

3/ Bài mới:

 I - Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

 Trong giờ học trước, thầy cùng các em đã được học và tìm hiểu về kiểu bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, trong giờ học hôm nay, thầy cùng các em tiếp tục tìm hiểu về cách làm bài văn thuộc kiểu này.

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 126 đến tiết 130", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuẩn bị của thầy và trò
 - Nghiên cứu trước các đề (8 đề) trong SGK, trang 79-80.
 - Bảng phụ.
Các bước lên lớp
1/ ổn định tổ chức:
GV kiểm tra sĩ số học sinh và nêu yêu cầu của giờ học.
2/ Kiểm tra bài cũ:
 Em hiểu thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Nêu những yêu cầu cơ bản đối với việc viết một bài nghị luận này?
3/ Bài mới:
	I - Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 	Trong giờ học trước, thầy cùng các em đã được học và tìm hiểu về kiểu bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, trong giờ học hôm nay, thầy cùng các em tiếp tục tìm hiểu về cách làm bài văn thuộc kiểu này.
	II - Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu đề bài.
HĐ của GV
HĐ của học sinh
 - Gọi học sinh đọc các đề bài trong SGK trang 79-80.
 - Các đề trên được cấu tạo như thế nào?
 - So sánh sự giống và khác nhau giữa các đề?
 - Gọi học sinh đọc đề bài?
 - Gọi học sinh đọc bài thơ?
 - Bước 1 là gì? Gồm những thao tác nào?
 - Vấn đề nghị luận, phương pháp nghị luận là gì?
 - Tư liệu chủ yếu?
 - Tư liệu bổ sung, so sánh?
 - Nên đặt những câu hỏi như thế nào để tìm ý cho bài thơ này?
 -Bước 2 làm gì?
 -Nêu mô hình chung của dàn bài và nhiệm vụ từng phần?
 - Gọi học sinh đọc dàn bài trong SGK.
 - Qua dàn bài trên em nhận thấy bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần đảm bảo những yêu cầu gì?
- Tự lập dàn bài theo ý em?
 - Bước 3 làm gì?
 - Nêu những yêu cầu khi viết bài?
 -Nêu nhiệm vụ của bước 4?
 I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 (+) Cách cấu tạo đề không kèm theo chỉ định cụ thể: đề 4-7 (tự xác định hướng viết).
 (+) Cách cấu tạo đề có kèm theo những chỉ định cụ thể: đề 1-6-2-3-5-8 (có định hướng).
 *) Giống nhau: đề yêu cầu phải nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 *) Khác nhau:
 - Từ “phân tích”: phương pháp nghị luận.
 - Từ “cảm nhận”: yêu cầu nghị luận trên cơ sơ cảm thụ của người viết.
 -Từ “suy nghĩ”: yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết.
 II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 Đề bài: Tính yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
 Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý.
 a> Tìm hiểu đề:
 - Tình yêu quê hương.
 - Phân tích tình yêu quê hương của Tế Hanh.
 - Văn bản “Quê hương”.
 - Các bài thơ quê hương, đất nước của Giang Nam, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi
 b> Tìm ý:
 +) Bài thơ được sáng tác trong thời gian nào? Địa điểm nào? Thể hiện tâm trạng như thế nào?
 +) Trong xa cách, nhà thơ nhớ quê hương như thế nào?
 (Bằng tất cả tình cảm tha thiết, trong sáng của mình).
 +) Bài thơ có hình ảnh, câu thơ nào gây ấn tượng sâu sắc đối với em?
 (Cảnh thuyền cá ra khơi/cảnh trở về/cảnh nghỉ ngơi).
 +) Ngôn từ, giọng điệu của bài thơ có thể khái quát thành những luận điểm nào về tình yêu quê hương trong bài thơ?...
 Bước 2: Lập dàn ý.
 A> Mở bài:
 -Nêu vấn đề nghị luận.
 -Nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề.
 B>Thân bài:
 - Nêu các luận điểm chính của vấn đề.
 - Mỗi luận điểm được triển khai thành luận cứ.
 C>Kết bài:
 - Đánh giá chung về tác phẩm, tác giả.
 *) Ghi nhớ 1: (SGK trang 83) (chốt bằng bảng phụ).
 *) Mở bài: Giới thiệu bài thơ quê hương và vấn đề cần nghị luận là “Tình yêu quê hương trong bài thơ”.
 *) Thân bài:
 a> Phân tích nội dung:
 - Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
 - Cảnh thuyền đánh cá về bến.
 - Nỗi nhớ làng quê biển.
 b> Phân tích nghệ thuật:
 - Thể thơ tám chữ, nhịp 3/2; 2/3; 3/5
 - Vần chân (sông – hồng, cá – mã, giang – làng, gió – đỗ, về - ghe, trắng – nắng, xăm – nằm, vỏ - nhớ, vôi – khơi,).
 - Cấu trúc ngôn từ, bút pháp, hình ảnh,
 c>Kết bài:
 Bài thơ là một khúc ca trữ tình về tình yêu quê hương chân thành, say đắm, nó có sức lay động tâm hồn người đọc để gợi sự đồng cảm sâu sắc.
 Bước 3: Viết bài.
 - Dựa vào dàn bài, viết thành văn.
 - Chú ý sự liên kết giữa các phần, đoạn bài ->Học sinh viết theo nhóm, mỗi nhóm một luận điểm ->đọc trước lớp.
 Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa.
 - Các nhóm đọc, có sửa chữa đánh giá.
III - Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách tổ chức triển khai luận điểm..
HĐ của GV
HĐ của học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn “Quê hương” trong tình thương nỗi nhớ.
 - Tìm bố cục 3 phần của văn bản?
 - Phần mở bài nêu nội dung gì?
 - Chỉ ra giới hạn phần thân bài?
 - Nêu nội dung cả phần thân bài?
 - Nêu nhận biết của em về phần kết bài?
 - Trong phần thân bài, tác giả đã nhận xét về tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” như thế nào?
 - Cách lập luận của phần “thân bài” liên kết với phần “mở bài” và “kết bài” ra sao?
 -Văn bản này có tính thuyết phục và hấp dẫn không? Vì sao?
 -Từ đó em rút ra bài học, kinh nghiệm gì về cách viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
III> Cách tổ chức triển khai luận điểm.
 Đọc – xét văn: “Quê hương trong tình thương nỗi nhớ”.
 *) Mở bài: Từ đầu đến “Khởi đầu rực rỡ”.
 - Nêu ý kiến đánh giá về tác giả, chỉ ra dòng cảm xúc dạt dào lai láng chảy suốt đời thơ Tế Hanh. Đánh giá tác phẩm cần bình luận: “Quê hương” là thành công khởi đầu.
 *) Thân bài:
 - Tiếp đến “Cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh”.
 - Những nhận xét chính về tình yêu quê hương của tác giả: tha thiết, trong sáng, thơ mộng.
 - Những hình ảnh đẹp khi ra khơi.
 - Cảnh trở vè tấp nập no đủ.
 - Hình ảnh người dân chài giữa đất trời, biển khơi.
 *) Kết bài: Phần còn lại.
 - Khẳng định những đóng góp có giá trị tinh thần của bài thơ.
 +) Nhà thơ viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình:
 - Những hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi.
 - Cảnh lao động tấp nập và cuốc sống no đủ, bình yên.
 - Vẻ đẹp dung dị của người dân chài giữa một không gian biển trời thơ mộng.
 - Hình ảnh, âm thanh, màu sắc, của bài thơ giàu sức gợi.
 +) Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường:
 - Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh vẫy gọi.
 - Câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh.
 => Phần “thân bài” được liên kết với phần “mở bài” bằng các luận điểm, luận cứ có tác dụng cụ thể hóa cho nhận xét khái quát ở phần mở bài.
 (Phân tích, chứng minh cho nhận xét khái quát ở mở bài), từ các luận điểm này dẫn đến phần kết bài: đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ. (Mang tính chất quy nạp về giá trị và sức sống của bài thơ).
 - Văn bản có tính thuyết phục và hấp dẫn vì tác giả lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng; điều đó chứng tỏ người viết đã cảm thụ bài thơ khá sâu sắc, tinh tế.
 *) Ghi nhớ 2: SGK trang 83 (Chốt bằng bảng phụ).
IV - Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
HĐ của GV
HĐ của học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc bài.
 (Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh).
II> Luyện tập.
Thảo luận nhóm lớn.
 Gợi ý:
 1- Cảm nhận về mùa thu thông qua các giác quan:
 - Khứu giác: hương ổi.
 - Xúc giác: gió se.
 - Thị giác: sương chùng chình qua ngõ. Hình tượng mùa thu được kết dệt bởi sự tổng hòa của các giác quan, vừa khái quát vừa cụ thể và giàu sức gợi.
 2- Các biện pháp nghệ thuật:
 - Nhân hóa: “hương ổi – phả”; “sương – chùng chình”.
 - Miêu tả :”gió se”.
 - Tu từ nghệ thuật: “hình như thu đã về”.
 *) Lập dàn ý:
 a) Mở bài: Giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng.
 b) Thân bài:
 +) Phân tích cảm nhận về mùa thu thông qua các biện pháp nghệ thuật.
 +) Nhận xét đánh giá thành công của tác giả (Có thể so sánh với một số bài thơ viết về mùa thu của tác giả khác).
 c) Kết bài:
 - Nêu giá trị của khổ thơ.
4/ Củng cố:
 1- Viết một đoạn mở bài và một đoạn thân bài cho đề văn trong phần luyện tập.
 2- Đọc bài đọc thêm (SGK trang 84).
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
a- Viết thành bài văn hoàn chỉnh theo đề văn trong phần luyện tập.
b- Lập dàn ý – tập trình bày bài nói của mình theo đề sau: “Bếp lửa sưởi ấm một đời” – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
 - Dựa vào gợi ý (trang 112).
-------------------------*****-------------------------
Ngày dạy:	/02/2010
Tiết 126
Văn Bản
MÂY Và SóNG
- Ra bin đra nát ta go -
Mục tiêu cần đạt. 
 1- Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình cảm mẫu tử, thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.
 2- Tích hợp:
 +) Ngang: Cấu trúc lặp, câu thơ văn xuôi, phương pháp biểu cảm.
 +) Dọc: Cụm bài thơ trữ tình đề tài về tình mẫu tử thiêng liêng.
 +) Mở rộng: bài hát về tình mẹ.
 3- Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do (thơ văn xuôi), phân tích những hình ảnh tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại trong độc thoại của bài thơ.
Chuẩn bị của thầy và trò
GV: Bài hát về tình mẹ, các tài liệu có liên quan đến bài học, bảng phụ, ảnh chân dung nhà thơ 
HS: Đọc bài thơ, sưu tầm các bài hát về tình mẹ, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Các bước lên lớp
1/ ổn định tổ chức.
GV kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra bài cũ.
 1- Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ “Nói với con”.
 2-Người cha, qua việc tâm tình trò chuyện dặn dò con, muốn thể hiện và gởi gắm điều gì?
3/ Bài mới.
	I - Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 	Em hãy kể tên những văn bản đã học từ lớp 6, 7, 8 về tình mẹ con? (“Cổng trường mở ra” của Lí Lan – lớp 7; “Mẹ tôi” của A mi xi – lớp 7; “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng – lớp 8).
 -Tình mẹ con là tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Đó là suối nguồn của thơ ca. Nhiều bài thơ hay viết về tình cảm đó đã nuôi dưỡng tâm hồn con người. Nhà thơ Ta-go của ấn Độ đã viết về tình mẫu tử với một tình cảm tôn thờ, chứa chan yêu thương và tin tưởng, đồng thời cũng gửi gắm vào đó những ý nghĩa triết lí sâu sắc.
 (Cho học sinh nghe một bài hát “Mẹ yêu con” của Nguyễn Văn Tí.)
 Bài thơ “Mây và Sóng” của Tago đã giúp ta cảm nhận được sâu sắc hơn ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
	II - Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc – hiểu chú thích.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
- Gọi học sinh đọc chú thích?
 - Em hiểu gì về tác giả?
 Giáo viên: Tago là một nhà thơ gặp nhiều điều không may mắn từ 1902 đến 1907, ông đã mất 5 người thân: vợ (1902), con gái thứ 2 (1904), cha và anh (1905), con trai cả (1907). Phải chăng đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình đã trở thành một đề tài quan trọng của thơ Tago?
 - Giới thiệu ảnh chân dung nhà thơ Tago.
 - Văn bản có xuất xứ như thế nào?
 - Nhà thơ muốn gửi gắm tư tưởng gì trong bài thơ?
 - Em hiểu gì về thể loại của văn bản?
 - Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt gì?
 - Theo em nên đọc văn bản với giọng như thế nào?
 - Em hiểu thế nào là “ngao du”?
 - Văn bản được chia làm mấy phần? ý của từng phần?
 - Nhận xét về những biểu hiện giống và khác nhau trong cấu tạo lời thơ của 2 phần văn bản đó?
 - Cấu tạo này có tác dụng gì trong tạo lập văn bản đối với người đọc?
 - Là nhà văn hiện đại lớn nhất ấn Độ.
 - Làm thơ từ rất sớm.
 - Tham gia các hoạt động chính ... h công không?
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập?
 -Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập?
 -Tịm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường” trong các câu sau:
 -Gọi học sinh đọc yêu cầu?
 -Viết thêm câu có hàm ý mời mọc cho mỗi đoạn?
II- Luyện tập.
 Bài tập 1a: (Thảo luận nhóm).
 - “Anh nói nữa đi – Ông giục khi ngồi xuống ghế”. – Nguyễn Thành Long (Lặng lẽ SaPa).
 - Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ và cô gái.
 -> Hàm ý của câu in đậm: “Mời bác và cô vào trong nhà uống nước.”
 - Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó.
 - Chi tiết: “Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, ngồi xuống ghế”.
 Bài tập 1b
 - Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước).
 -> Hàm ý của câu in đậm là: “Chúng tôi không thể cho được”.
 - Người nghe hiểu được hàm ý đó, điều đó thể hiện ở câu nói cuối cùng: “Thật ra là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!”
 Bài tập 1c
 - Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
 - Hàm ý của câu in đậm thứ nhất là: “Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cúi đầu làm tội nhân như thế này ư?”.
 -> Hàm ý của câu in đậm thứ hai là: “Tiểu thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này!”.
 - Hoạn Thư hiểu các hàm ý đó nên đã “Hồn lạc phách xiêu” và khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”.
 Bài tập 2: (Bảng phụ dẫn đoạn trích).
 - “Chắt nước giùm để cơm khỏi nhão”.
- Vì trước đó đã nói thẳng: “Chắt nước giùm cái” nhưng không được đáp ứng.
 -> Phải dùng hàm ý vì chưa thể đổi cách xưng hô, mà thời gian thì gấp quá rồi, nếu để chậm cơm sẽ bị nhão.
 - Việc sử dụng hàm ý không thành công vì người nghe là anh Sáu “vẫn ngồi im”, nghĩa là anh Sáu không cộng tác đối thoại (vờ như không nghe thấy gì, không hiểu gì).
 Bài tập 3:
 - B: rất tiếc, mình đã nhận lời Hoa rồi!
Hoặc:
 - Mình phải đến bệnh viện chăm sóc bà nội!
Hoặc:
 - Mình còn phải gác hết các bài tập để ngày kia nộp vở cho thầy giáo.
 Bài tập 4:
 - Thông qua sự so sánh giữa “hi vọng” với “con đường của Lỗ Tấn, chúng ta có thể hiểu được hàm ý của tác giả là: “Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công”.
 Bài tập 5:
 a) Các câu có hàm ý mời mọc:
 “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
 b) Các câu có hàm ý từ chối là: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”.
 c) Viết thêm câu có hàm ý mời mọc:
 +) Đoạn 1:
 “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc. Nếu không chơi như bọn tớ thì liệu cuộc sống còn có ý nghĩa gì?
 +) Đoạn 2:
 Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây. Rồi cậu sẽ được tận hưởng một cuộc phiêu lưu lí thú nhất trên đời!”.
4/ Củng cố. (Bảng phụ).
 1-Việc sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào?
 A-Người nói (viết) có trình độ văn hóa cao.
 B-Người nghe (đọc) có trình độ văn hóa cao.
 C-Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu, còn người nghe (đọc) phải có năng lực giải đoán hàm ý.
 D-Người nói (viết) phải sử dụng các phép tu từ.
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
 1-Lập đoạn đối thoại (đề tài tự chọn) trong đó có sử dụng hàm ý.
 2-Nghiên cứu bài: “Chương trình địa phương phần Tiếng Việt”.
-------------------------*****-------------------------
Ngày dạy:	/02/2010
Tiết 129
KIểM TRA VĂN
Mục tiêu cần đạt.
 1- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các văn bản tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn lớp 9, học kì 2.
 2- Tích hợp: tiếp tục công việc của tiết 127.
 3- Rèn kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích một đoạn, một câu, một hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.
Chuẩn bị của thầy và trò
 Giáo viên: ra đề, đáp án.
 Học sinh: ôn tập kĩ năng theo nội dung bài ôn tập 127.
Các bước lên lớp
1/ ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số, Ktra sự chuẩn bị của học sinh.
2/ Kiểm tra bài cũ:
 Giáo viên nhắc nhở học sinh ý thức thái độ làm bài.
3/ Kiểm tra.
A) Đề bài
I- Phần trắc nghiệm: (3 điểm) 
Trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: ý nào nêu rõ nét độc đáo trong phong cách thơ Chế Lan Viên?
A.
Phong cách suy tưởng, triết lí.
B.
Đậm chất dân gian, hồn nhiên.
C.
Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng.
D.
Sức liên tưởng mạnh mẽ bất ngờ.
Câu 2: Nhận xét nào đúng với hình tượng trung tâm của bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên?
A.
Hình tượng con cò được gợi từ ca dao
B.
Đó là sự lặp lại hình ảnh của ca dao.
C.
Hình ảnh con cò trong ca dao mang ý nghĩa biểu tượng.
D.
Hình ảnh con cò trong ca dao được phát triển thành biểu tượng ca ngợi tình mẹ con.
Câu 3: Điều gì không được nhắc tới trong sáu câu thơ đầu của bài “Mùa xuân nho nhỏ”?
A.
Dòng sông xanh.
B.
Bông hoa tím.
C.
Gió xuân.
D.
Con chiền chiện.
Câu 4: Mùa xuân của đất nước, của cách mạng trong khổ thơ 2 của bài “Mùa xuân nho nhỏ” được cảm nhận như thế nào?
A.
Hối hả lặng thầm.
B.
Chậm rãi, xôn xao.
C.
Hối hả, xôn xao.
D.
Xôn xao, náo nức.
Câu 5: Bài thơ “Viếng lăng Bác” ghi tên tác giả là ai?
A.
Phan Thanh Viễn.
B.
Viễn Phương.
C.
Phan Ngọc Hoan.
D.
Thanh Hải.
Câu 6: Đọc câu thơ sau:
“Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
1- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nào?
A.
Nói giảm – nói tránh.
B.
Nhân hóa – so sánh.
C.
Nhân hóa - ẩn dụ.
D.
Nhân hóa – hoán dụ.
2- Câu thơ có mấy hình ảnh ẩn dụ?
A.
Một.
B.
Hai.
C.
Ba.
D.
Bốn.
3- Hình ảnh ẩn dụ “hàng tre” trong câu thơ nói với ta điều gì?
A.
Là hình ảnh của toàn dân tộc Việt Nam
B.
Là hình ảnh của làng quê đất nước.
C.
Là hình ảnh nhân dân đoàn kết bên Bác.
D.
Là hình ảnh các dân tộc trên đất nước ta.
Câu 7: Qua bài thơ “Nói với con” – Y Phương đã thể hiện được điều gì?
A.
Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái.
B.
Ca ngợi sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương.
C.
Ca ngợi lòng biết ơn của con cái với cha mẹ.
D.
Ca ngợi tình yêu đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Câu 8: “Con đường cho những tấm lòng” dùng lối nói gì?
A.
Nhân hóa & ẩn dụ.
B.
Nhân hóa & hoán dụ.
C.
Nhân hóa & so sánh.
D.
Nhân hóa & nói quá.
II-Tự luận: (7 điểm).
Nêu cảm nhận của em qua khổ thơ đầu trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
B) Đáp án biểu điểm:
I)Phần trắc nghiệm: 3 điểm.
 	Câu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8 (mỗi câu 0,25 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
7
8
Đáp án
A
D
C
C
B
D
A
Câu 6 (mỗi ý đúng cho o,25 điểm).
Đáp án câu 6: 	1- C; 2 – B; 3 – C.
II- Phần tự luận:
 1) Mở bài: 1,5 điểm.
 - Giới thiệu bài thơ ->khổ thơ.
 2) Thân bài:
 +) Chỉ vài ba nét chấm phá bức tranh xuân của thiên nhiên hiện lên thật lộng lẫy.
 - Phân tích màu sắc, âm thanh, chuyển động để làm sáng tỏ nhận xét trên. (2 điểm).
 +) Cảm xúc của tác giả: 
 - Thiết tha trìu mến qua lời kêu giọng hỏi.
 - Khát vọng thu nhận, nâng niu giữ gìn vẻ đẹp mùa xuân qua tư thế độc đáo (2 điểm).
 3) Kết bài: 1,5 điểm
 - Khái quát đặc sắc nội dung nghệ thuật của khổ thơ.
 - ý nghĩa của khổ thơ đối với bài thơ.
4/ Củng cố:
 - Thu bài làm của học sinh.
 - Nhận xét thái độ, ý thức làm bài của học sinh.
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
 - Ôn lại các văn bản “Nhật dụng đã học”.
-------------------------*****-------------------------
 Ngày 18 tháng 3 năm2009
Tiết 130
TR ả BàI TậP LàM VĂN Số 6
(Viết ở nhà)
A>Mục tiêu:
 -Ôn lại lí thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
 -Nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm về những ưu điểm, nhược điểm thông qua một bài viết cụ thể.
 B)Chuẩn bị:
 -Giáo viên: chấm bài, rút ra ưu nhược điểm trong bài làm của học sinh.
 -Học sinh: bút mực đỏ để chữa bài làm của mình.
 C-Tiến trình tổ chức hoạt động dạy - học.
*)ổn định tổ chức:
Sĩ số
*)Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
*)Bài mới:
 I>Đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài làm.
 Dựa theo tiết 120.
 II>Nhận xét chung
1-Lớp 9a
+ Ưu điểm. – Đã nắm được phương pháp làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện 
	 _ Xác định đúng yêu cầu của đề bài
	 - Biết đưa ra các dẫn chứng và phân tích.
	 - Bố cục rõ ràng : đủ 3 phần - mở bài, thân bài, kết bài.
+ Nhược điểm:
	 - Một số em chưa xác định được yêu cầu của đề bài, chưa xác điịnh được vấn đề nghị luận .
	 - nhiều em chưa khái quát được thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
	 - Một số em lẫn sang phân tích tác phẩm.
	 - Chữ viết cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả, viết câu dài
2- Lớp 9b:
+ Ưu điểm:
 - Đã biết phân tích dẫn chứng để minh hoạ cho luận điểm.
 - Bài viết có bố cục rõ ràng.
+ Nhược điểm:
 - Chưa xác định rõ yêu cầu của đề bài.
 - Vấn đề nghị luận chưa nêu rõ ở phần mở bài.
 - Nhiều em lẫn sang phân tích tác phẩm.
 - Viết sai lỗi chính tả, câu viết dài
III>Kết quả điểm.
Lớp
SĨ số
Số bài
Điểm
Điểm TB ư
0-1-2
3
4
5
6
7
8
9
10
SL
%
9a
41
41
2
14
13
6
6
 25
9b
39
39
2
12
16
9
 25
IV>Chữa lỗi trong bài làm.
 1)Lỗi chính tả: (Yêu cầu học sinh lên bảng chữa).
 -Rã (hội), xắc (đẹp), dất (đẹp), lết la, lét (nổi bật), (cuộc) xống, (hang) sóm, (đáng) chách,..
 2)Lỗi dùng từ, diễn đạt câu:
-Xã hội phong kiến đẩy lùi người nữ giới tới con đường cụt.
-Nàng biết giữ gìn hạnh phúc khuôn phép.
-Câu chuyện chỉ là một vụ ghen tuông bình thường trong một gia đình cũng bình thường.
-Xã hội phong kiến suy tàn sinh ra Trương Sinh với đầu óc nam quyền độc đoán.
-Câu chuyện tố cáo xã hội phong kiến không có lí lẽ công bằng.
-Chế độ nam quyền làm chủ xã hội phong kiến.
 V>Đọc bài làm của học sinh.
 Lớp 9A: Nghiêm thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Huyền Trang.
 Bài khá: Tô thị Bích Ngọc 
 Bài trung bình: Tô Vĩnh Quyết
 Bài yếu kém: Nghiêm Văn Chung
 Lớp 9B:
 Bài khá:Phạm Thanh Tùng
 Bài Trung bình: Nguyễn Thị Hồng
 Bài yếu kém: Bùi Ngọc Oánh.
 VI>Học sinh tự chữa lỗi trong bài làm của mình: có 2 cách:
 -Học sinh tự chữa lỗi trong bài làm của chính mình.
 -Trao đổi bài để chữa.
*)Củng cố - rút kinh nghiệm.
 (+)Hình thức:
 -Bài viết lưu ý phải có bố cục 3 phần rõ rang rành mạch.
 -Mỗi luận điểm trong phần thân bài phải viết thành một đoạn có câu chủ đề (nêu luận điểm). Các câu nêu luận cứ.
 -Chú ý trình bày sạch, chữ viết đẹp, không mắc lỗi chính tả, cách dùng từ, diễn đạt câu.
 (+)Nội dung:
 -Nắm chắc nội dung văn bản cần nghị luận để xây dựng hệ thống luận điểm chính xác, đầy đủ có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
 -Lưu ý cách lựa chọn để đưa vào bài những dẫn chứng xác thực, cụ thể, tiêu biểu.
 -Khi nghị luận về nhân vật thì cần nêu bật được những đặc điểm cơ bản nhất, tránh tản mạn, vụn vặt.
*)Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
 -Ôn lại kiến thức về văn nghị luận văn học (nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để chuẩn bị tuần sau làm bài viết số 7 ).

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9(126_130).doc