Tiết: 128 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
(tiếp theo)
Ngày soạn: 7/3/2010
Ngày dạy: 10/3/2010
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1.Kiến thức:
- Nhận biết 2 điều kiện sử dụng hàm ý.: Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng và giả mã hàm ý trong giao tiếp.
3. Thái độ: HS có ý thức vận dụng cách nói hàm ý trong giao tiếp.
B.PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, thảo luận, thực hành.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáoviên: Soạn bài, bảng phụ
2. Học sinh: Tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài cũ: (2’)
? Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Ví dụ?
III. Bài mới:
1.Đặt vấnđề: (1’) GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới.
2.Triểnkhai:
Tiết: 128 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (tiếp theo) Ngày soạn: 7/3/2010 Ngày dạy: 10/3/2010 A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1.Kiến thức: - Nhận biết 2 điều kiện sử dụng hàm ý.: Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng và giả mã hàm ý trong giao tiếp. 3. Thái độ: HS có ý thức vận dụng cách nói hàm ý trong giao tiếp. B.PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, thảo luận, thực hành. C. CHUẨN BỊ: 1. Giáoviên: Soạn bài, bảng phụ 2. Học sinh: Tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi D. TIẾN TRÌNH: I. Ổn định: (1’) II. Bài cũ: (2’) ? Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Ví dụ? III. Bài mới: 1.Đặt vấnđề: (1’) GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới. 2.Triểnkhai: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn tìm hiểu điều kiện sử dụng hàm ý. * Cho HS đọc đoạn trích trên bảng phụ và trả lời câu hỏi. ? Nêu hàm ý của 2 câu in đậm? ? Tại sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý? (Đây là điều đau lòng nên chị Dậu đã không dám nói thẳng ra) . ? Hàm ý trong câu nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị phải nói rõ hơn như vậy? ? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tý đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ? ? Như vậy, khi dùng hàm ý cần có điều kiện nào? * HS trả lời. * GV nhận xét, chốt ghi nhớ, cho HS đọc. I. Điều kiện sử dụng hàm ý: 1. Ví dụ: - Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. -> Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con. - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. -> Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài. - Hàm ý ở câu thứ 2 rõ hơn vì ở câu thứ nhất, cái Tý chưa hiểu được hàm ý của mẹ. - Sự giãy nảy và câu nói trong tiếng khóc "U bán con thật đấy ư ?" cho thấy cái Tý đã hiểu ý mẹ. 2. Ghi nhớ: SGK trang 91. Hoạt động 2: (0) Hướng dẫn luyện tập -HS đọc yêu cầu bài tập 1. -GV chia lớp 3 nhóm thực hiện 3 phần ? Người nói, người nghe dưới đây là ai? ? Xác định hàm ý của mỗi câu? ? Theo em người nghe có hiểu hàm ý không? ? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? * HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày. * GV nhận xét, cho điểm. ? Hàm ý của câu in đậm dưới đây là gì? ? Vì sao em bé không nói thẳng mà phải sử dụng hàm ý? ? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao? * HS làm việc cá nhân, lên bảng làm. * GV nhận xét, bổ sung. ? Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hi vọng” với “con đường” trong các câu sau? II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: a. Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ và cô gái. - Hàm ý câu in đậm là: Mời bác và cô uống nước. -> Người nghe hiểu hàm ý thông qua chi tiết "Ông theo anh vào trong nhà và "ngồi xuống ghế" b. Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước) - Hàm ý: “chúng tôi không thể cho được”. - Người nghe hiểu hàm ý thông qua câu nói: “Thật là càng giàu có càng ... giàu có!”. c. Người nói là Kiều, người nghe là Hoạn Thư. - Hàm ý câu (1) là mỉa mai, giễu cợt, quyền quý như tiểu thư mà cũng có lúc đến trước Hoa Nô này ư. - Hàm ý câu 2 là: Hãy chuẩn bị nhân sự báo oán thích đáng. Hoạn Thư hiểu hàm ý đó, cho nên "Hồn lạc phách xiêu..." 2. Bài tập 2: - Hàm ý câu in đậm: Chắt nước giùm để cơm khỏi nhão. - Em bé dùng hàm ý vì đã nói thẳng rồi mà không có hiệu quả. Vì vậy em rất bực mình. Vả lại lần thứ 2 này có thêm yếu tố thời gian bức bách (tránh để lâu nhão cơm). - Sử dụng hàm ý lần này của em không thành công vì "Anh Sáu vẫn ngồi im" 3. Bài tập 4: - Hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được. IV. Củngcố: 2’ ? Sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì? V. Dặn dò: (2’) - Học thuộc ghi nhớ, nắm điều kiện sử dụng hàm ý và làm tiếp các bài tập ở sbt - Làm các bài tập 3, 5 vào vở. - Chuẩn bị chương trình địa phương ( phần tiếng Việt) (chuẩn bị theo bài tập ở sgk) E. Bổsung:
Tài liệu đính kèm: