Tuần :03 Ngày soạn :
Tiết 13 Ngày dạy :
Tiếng Việt
Các phương châm hội thoại (Tiếp)
v MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Hs:
- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lý do khác nhau, các phương châm hội thoại đôi khi không được tuân thủ.
Trọng tâm: Thực hành những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra:
Kể tên các phương châm hội thoại? Các phương châm hội thoại đề cập đến phương diện nào của hội thoại.
Tuần :03 Ngày soạn : Tiết 13 Ngày dạy : Tiếng Việt Các phương châm hội thoại (Tiếp) MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp Hs: - Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. - Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lý do khác nhau, các phương châm hội thoại đôi khi không được tuân thủ. Trọng tâm: Thực hành những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp : Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra: s Kể tên các phương châm hội thoại? Các phương châm hội thoại đề cập đến phương diện nào của hội thoại. s Thế nào là phương châm quan hệ ? Hãy nhận xét cuộc hội thoại sau : A : Nóng quá ! Cô gái : Nhìn kìa anh ! Đôi chim đang quấn quýt với nhau . ( 1 ) ( 2 ) B : Cúp điện rồi . Chàng trai : Trời ! Ước gì có cái nạng thun . G.v nhận xét và ghi điểm B. Tổ chức hoạt động dạy – học Giới thiệu : Khi giao tiếp , chúng ta cần tuân thủ các phương châm hội thoại . Tuy nhiên , vẫn có một số trường hợp , người nói phải tránh nói sự thật , đánh trống lảng , nói mơ hồ , vòng vo , lớn tiếng vì giận dữ Vậy , tùy tình huống giao tiếp , ta dùng phương châm hội thoại hợp lí . Hoạt động của Thầy ø Ø Hoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. - G.V gọi HS đọc ví dụ. Hỏi : Nhân vật chàng rễ có tuân thủ phương châm lịch sự không? Vì sao? HS lấy ví dụ minh hoạ. G.V : Tổ chức cho HS tìm các ví dụ tương tự câu chuyện trên ? Hỏi : Qua đó , ta có thể rút ra bài học gìkhi giao tiếp ? Ø Hoạt động 2: Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại? Hướng dẫn HS xemlại các VD khi học về các phương châm hội thoại . Hỏi : Trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ ? G.V : Gọi HS đọc đoạn hội thoại . Hỏi : Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin mà An mong muốn không ? Hỏi : Phương châm nào không được tuân thủ ? Hỏi : Vì sao người nói không tuân thủ Pc ấy ? Hỏi : Như vậy , người nói đã tuân thủ Pc gì ? GV : Tổ chức cho HS tìm các tình huống tương tự . G.V: Tổ chức cho HS thảo luận VD 3 Hỏi : Pc nào không được bác sĩ tuân thủ ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy Giảng : Bác sĩ có thể không nói sự thật về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân , chẳng hạn , thay vì nói thật căn bệnh đã đến giai đoạn nguy kịch , không thể chữa được nữa , bác sĩ có thể động viên là nếu cố gắng thì bệnh nhân có thể vuợt qua được hiểm nghèo . Nghĩa là người nói không tuân thủ phương châm về chất vì đã nói điều mà mình không tin là đúng . Nhưng đó là việc làm nhân đạo và cần thiết . Vì nhờ sự động viên đó mà bệnh nhân có thể lạc quan hơn , có nghị lực hơn để sống khoảng thời gian còn lại của cuộc đời . Như vậy , không phải sự nói dối nào cũng đáng chê trách hay lên án . Hỏi : Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” có phải người nói không tuân thủ Pc về lượng không ? Vì sao ? Hỏi : Vậy , em hiểu câu này nth ? Hỏi: Theo em, có phải cuộc hội thoại nào cũng tuân thủ phương châm hội thoại không? Hỏi: Vậy , ta rút ra những trường hợp (nguyên nhân) không tuân thủ phương châm hội thoại? GV cho học sinh đọc ghi nhớ. Ø Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1 - Đọc bài tập -> nêu yêu cầu bài tập. - GV gợi ý: Chi tiết nào để câu trả lời không phù hợp? Vi phạm phương châm nào? Bài 2 - 4 nhân vật vì sao đến nhà lão Miệng? - Thái độ của họ như thế nào? Có căn cứ không? - Vi phạm phương châm nào? HS trả lời, GV khái quát. Hoạt động của Trò -Truyện cười “Chào hỏi”. -> Chàng rễ đã làm một việc quấy rối đến người khác, gây phiền hà cho người khác. -Cần xác định đối tượng , tình huống và vấn đề giao tiếp . HS phát hiện các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. -Phương châm về lượng , chất , quan hệ , cách thức . -HS đọc . -Không -Phương châm về lượng , không cung cấp đủ thông tin như An mong muốn . -Người nói không biết chính xác năm máy bay đầu tiên ra đời . -Pc về chất . -HS trao đổi cùng bạn ngồi cạnh . -Phương châm về chất . - Phương châm hội thoại không phải những quy định có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống. -Nghĩa tường minh : Đúng , vì nó không cung cấp thêm thông tin gì . -Nghĩa hàm ý : ND đảm bảo Pc về lượng . -Tiền bạc không phải là mục đích cuối cùng . - Trường hợp không tuân thủ phương châm do 3 lý do. * Ghi nhớ (SGK) Nội dung cần đạt I. QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VÀ TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP 1. Ví dụ: Truyện cười “Chào hỏi”. -Câu hỏi : lịch sự ; nhưng quấy rối , gây phiền hà cho người khác . Ghi nhớ SGK / 36 II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI : Ví dụ1 : Trừ tình huống trong PC lịch sự . Ví dụ 2 : PC về lượng -Người nói không biết chính xác năm máy bay đầu tiên ra đời . VD 3 : -Bác sĩ không muốn nói đúng sự thật . VD 4 : -Nghĩa tường minh : Không tuân thủ Pc về lượng . Ghi nhớ SGK / 37 -Nghĩa hàm ý : Đảm bảo Pc về lượng . III. LUYỆN TẬP Bài 1 Câu chuyện không tuân thủ phương châm cách thức. Bài 2 Đoạn trích phương châm lịch sự không được thực hiện vì các nhân vật nổi giận vô cớ. 4. Đánh giá : sTrường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn được chấp nhận ? 5. Hướng dẫn học ở nhà - GV nêu câu hỏi củng cố -> khái quát, yêu cầu học sinh làm bài tập. + Những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn được chấp nhận? + Xây dựng các đoạn hội thoại. Chuẩn bị bài: Viết bài tập làm văn số 1 - văn thuyết minh. Gv nhận xét và đánh giá giờ học .
Tài liệu đính kèm: