Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 131 đến tiết 135

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 131 đến tiết 135

Tiết : 131 Tập làm văn ND : 04/03/10

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6

A. Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu những kiến thức làm văn nghị luận về tác phẩm truyện .

 2. Kỹ năng : Nhận biết ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân để có hướng sửa chữa tốt .

 3. Thái độ : Có ý thức trong làm bài Tập làm văn nghị luận văn chương .

B. Chuẩn bị :

 - GV : Soạn bài , bài Tập làm văn đã chấm .

 - HS : Học ôn lại các bài tập làm văn nghị luận tác phẩm truyện .

C. Tiến trình hoạt động :

 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS.

 2. Bài cũ:

 3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 131 đến tiết 135", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 28	 NS : 02/03/10
Tiết : 131 Tập làm văn 	 ND : 04/03/10
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu những kiến thức làm văn nghị luận về tác phẩm truyện .
	2. Kỹ năng : Nhận biết ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân để có hướng sửa chữa tốt .
	3. Thái độ : Có ý thức trong làm bài Tập làm văn nghị luận văn chương .
B. Chuẩn bị :
	- GV : Soạn bài , bài Tập làm văn đã chấm .
	- HS : Học ôn lại các bài tập làm văn nghị luận tác phẩm truyện .
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS.
	2. Bài cũ: 
	3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học.
	 * Tiến trình bài dạy :
 * Hướng dẫn chung :
- GV ghi đề : 
- Nêu các bước làm bài Tập làm văn ?
- HS đọc đề : đề bài yêu cầu làm gì?
- Nghị luận về vấn đề gì? (Tình cảm cha con 
trong
 chiến tranh )
- Trong phần mở bài em ghi vấn đề gì? 
- Em đã giới thiệu được tác phẩm tác giả chưa ?
- Đã nêu vấn đề nghị luận như thế nào?
- Phần thân bài là những nội dung gì?
- Phần nội dung em đã phân tích những khía cạnh
 nào để làm rõ tình cảm cha con anh Sáu và bé
 Thu ?
- Về nghệ thuật , truyện có đặc sắc gì tạo nên
 thành công cho tác phẩm ?
- Phần kết bài em nêu nội dung gì ?
- Em có liên hệ bản thân chưa?
- HS trả lời -> GV chốt ý 
- Treo bảng phụ : Dàn ý .
* Hướng dẫn sửa chữa :
- Bảng phụ : Đoạn văn của HS 
- HS đọc đoạn văn : 
-Theo em đoạn văn nằm ở phần nào của bài
 văn? Vì sao em biết ?
- Như vậy nội dung đã đảm bảo , còn hình
 thức như thế nào ?Câu văn ? từ ngữ? 
- Vậy em hãy viết lại thành đoạn văn đúng?
- HS lên bảng viết : lớp nhận xét 
- GV khái quát ý : phát huy .
* Nhận xét chung tiết học :
- GV nhận xét chung ưu khuyết điểm của
 HS .
- GV đọc bài khá : phát huy .
- Nêu tỷ lệ bài :
- Nguyên nhân do chủ quan, chưa chú ý 
làm bài.
+ GV phát bài : HS đọc kỹ lời phê và đọc bài 
văn để thấy sai sót của mình có hướng sửa chữa 
I. Hướng dẫn :
* Đề: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
* Dàn ý:
A. Mở bài : 
- Giới thiệu truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng .
- Truyện đã nêu một tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
B. Thân bài:
a) Tóm tắt cốt truyện :
b) Tình cảm cha con trong chiến tranh :
- Hoàn cảnh hai cha con anh Sáu .
- Những việc làm của bé Thu khi anh Sáu về nhà thể hiện một tình yêu cha sâu sắc.
- Tâm trạng anh Sáu khi bé Thu không nhận cha là tình cha con nồng thắm 
- Chiến tranh tạo ra cảnh éo le nhưng không ngăn cản tình cha con gắn bó, 
c) Nghệ thuật : 
- Tình huống éo le, miêu tả tâm lý trẻ con đặc sắc . ngôn ngữ tự nhiên với từ địa phương phù hợp.
C. Kết bài: 
- Khái quát sự thành công của truyện 
-Liên hệ bản thân .
II. Sửa chữa:
 Nguyễn quang sáng sinh năm 1932 quê ở huyện chợ mới tỉnh an giang tác phẩm chiếc lược ngà là tác phẩm rất nổi tiếng của ông, nó đề cao tình cha con sâu nặng giữa hai cha con anh sáu và bé thu .
-> Đoạn thân bài : 
- Chưa ngắt câu , tên riêng chưa viết hoa, lặp từ .
- Ý tác giả với tác phẩm chưa liên kết .
III. Nhận xét chung :
- Bài viết đủ bố cục ba phần, có phân tích .
- Nhưng nhiều em còn kể chưa có nhận xét, cảm xúc .
- Chưa chấm câu, từ sai, lặp .
- Nhiều em chữ viết chưa rõ nét .
- Có em còn chép sách .
- Tỷ lệ bài đạt trung bình thấp hơn bài số 5 !
	4. Hướng dẫn về nhà:
	- Học ôn lại cách làm bài nghị luận tác phẩm truyện .
	- Soạn bài “Tổng kết văn bản nhật dụng” : 
+ Mượn SGK cả 4 khối lớp để soạn bài.
+ Trả lời theo yêu cầu câu hỏi .
Tuần : 28 	 NS : 06/03/10
Tiết : 132 Văn bản	 ND : 08/03/10
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG 
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Hệ thống hóa các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình bậc THCS về đề tài , chủ đề để thấy tính cập nhật về nội dung của nó .
2. Kĩ năng: Hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp và vận dụng vào thực tế.
3. Thái độ : :- Có ý thức cập nhật thông tin trong cuộc sống.
	 - Ý thức bảo vệ môi trường.
B. Chuẩn bị :
- GV : Soạn bài ; bảng phụ .
- HS : Soạn bài ; xem lại các văn bản cả 4 khối lớp .
C. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2. Bài cũ :- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
	 - (HS yếu) : Đọc một bài thơ em thuộc? Nêu nội dung chính?
3. Bài mới: * Giới thiệu : Ở lớp 6.7.8.9 các em đều được học các văn bản nhật dụng . Ở mỗi lớp học mức độ của vấn đề có khác nhau nhưng có điểm chung là đề cập tới vấn đề gần gũi và bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng. Vì vậy trong tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tổng kết các vấn đề đó.
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn ôn tập khái niệm văn bản nhật dụng:
-Văn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không?
- Thế nào là văn bản nhật dụng?
- Văn bản nhật dụng có những đặc điểm gì ?
- Em hiểu thế nào là tính cập nhật? 
* Hướng dẫn ôn lại các văn bản nhật dụng :
- Em có thể biết các văn bản nhật dụng đã học đề cập những vấn đề gì trong cuộc sống ?
- Những di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh, sinh hoạt văn hóa có những văn bản nào?
- Vấn đề quyền con người, về phụ nữ và quyền trẻ em thể hiện trong những văn bản nào?
- Văn bản nào thể hiện vấn đề bảo vệ môi trường , bảo vệ thiên nhiên ?
- Vấn đề về dân số, vế hòa bình, về hội nhập có trong bài nào?
* Hướng dẫn tìm hiểu hình thức văn bản nhật dụng :
- Về hình thức, văn bản nhật dụng có những đặc điểm gì?
- Với các đặc điểm hình thức đó, ta có thể xem văn bản nhật dụng như một tác phẩm văn học được 
không ?
* Hướng dẫn cách học:
- Với các đặc điểm về nội dung và hình thức như vậy ta cần học văn bản nhật dụng như thế nào là tốt nhất? (Quyền trẻ em có ở GDCD ; Thuốc lá ở GDCD 8 ; )
- GV khái quát ý chốt ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ
I. Khái niệm về văn bản nhật dụng.
1.Khái niệm : là loại văn bản có đề tài nêu lên những vấn đề, hiện tượng có nội dung gần gũi, bức thiết với đời sống con người và cộng đồng .
2. Đặc điểm : 
- Không phải thể loại, không phải kiểu văn bản 
- Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản .
- Tính cập nhật : là kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày .
II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học:
1. Các di tích lịch sử, thắng cảnh, văn hóa:
- Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử .
- Động Phong Nha.
- Ca Huế trên sông Hương.
2. Quyền con người, phụ nữ và trẻ em :
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em .
- Cổng trường mở ra .
- Mẹ tôi .
- Cuộc chia tay của những con búp bê .
3. Bảo vệ thiên nhiên, môi trường :
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ .
- Thông tin ngày trái đất năm 2000.
- Ôn dịch thuốc lá.
4. Vấn đề dân số, hòa bình, hội nhập :
- Bài toán dân số.
- Đấu trang cho một thế giới hòa bình.
- Phong cách Hồ Chí Minh.
III. Hình thức văn bản nhật dụng:
- Vì không phải thể loại nên nó được sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản, sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau .
-> Nên nó có giá trị như một tác phẩm văn học.
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng :
- Phải nắm vững vấn đề đặt ra trong văn bản .
- Phải biết vận dụng vấn đề đó vào cuộc sống .
- Cần có những kiến nghị, đề xuất giải pháp cho từng vấn đề.
- Biết tích hợp giữa các môn học. 
- Phải biết dựa đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt của văn bản mà phân tích nội dung.
* Ghi nhớ : (96)
	4. Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài , ghi nhớ ; đọc lại các văn bản nhật dụng .
	- Soạn bài : “Chương trình địa phương: Tiếng Việt” 
	+ Chú ý từ địa phương trong các văn bản đã học theo câu hỏi SGK.
	+ Tìm từ địa phương trong lớp, trong địa phương mình đang sống .
Tuần : 28 	 NS : 06/03/10
Tiết : 133 	 ND : 08/03/10
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG : TIẾNG VIỆT 
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Nhận biết một số từ ngữ địa phương ; cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi.
2. Kĩ năng: Biết cách sử dụng từ địa phương phù hợp trong hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ :Có thái độ đúng đắn khi sử dụng từ ngữ địa phương.
B. Chuẩn bị :
- GV : Soạn bài ; bảng phụ 
- HS : Soạn bài ; giải trước 5 bài tập .
C. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2. Bài cũ :Tìm các câu hàm ý trong bài “Mây và sóng” và ý nghĩa mỗi hàm ý ? 
3. Bài mới: * Giới thiệu :Nêu vị trí địa lý nước ta đã tạo nhiều vùng ngôn ngữ khác nhau . Đó là ngôn ngữ địa phương . Aûnh hưởng của từ ngữ địa phương đến cuộc sống, đến văn chương như thế nào ? – HS sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay .
	 * Tiến trình bài dạy:
* Hướng dẫn tìm từ địa phương và từ toàn dân
 tương ứng :
+ Bảng phụ : (2 cột)
- Đọc bài 1 : Nêu yêu cầu ? 
- Thảo luận : (2 nhóm 1 bài tập) 
- Tìm những từ ngữ địa phương 
 có trong mỗi đoạn?Và từ ngữ
 toàn dân tương ứng ? 
- Nhóm ghi bảng phụ 
- lớp nhận xét 
- GV khái quát ý : phát huy nhóm khá 
+ HS đọc bài 2: Nêu yêu cầu ?
- Phân biệt hai từ kêu ở 2 câu : từ nào là từ địa
 phương ?từ nào là từ toàn dân? 
+ HS đọc bài 3 : Nêu yêu cầu ?
- Tìm từ địa phương có trong hai câu đố ?và từ
 toàn dân tương ứng ?
+ HS đọc bài 5 : Yêu cầu làm gì?
- Có nên để bé Thu dùng từ ngữ roàn dân được
 không ? Vì sao ?
- Tại sao trong lời kể chuyện tác giả cũng dùng
 từ ngữ địa phương ?
+ Thảo luận : 
- Tìm những từ địa phương khác và từ toàn dân
 tương ứng ?
- Đại diện nhóm lên ghi nhanh trên bảng 
- Lớp nhận xét .
- GV nhận xét phát huy .
I. Thực hành :
 1. Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng :
Từ địa phương : Từ toàn dân tương ứng
 + Bài a):
- thẹo : - sẹo
 - lặp bặp : - lắp bắp 
 - ba : - bố ; cha 
 + Bài b) :
- má : - mẹ 
 - kêu : - gọi 
 - đâm (giận) : - trở nên (giận)
 - đũa bếp : - đũa cả 
 - vô : - vào 
+ Bài c) :
 - lui cui : - lúi húi 
 - nắp : - vung 
 - nhắm : - tính toán 
 - giùm : - giúp 
2. Phân biệt :
a) – kêu : (từ toàn dân) -> nói to 
b) - kêu : (từ địa phương) -> gọi 
3. Tìm từ địa phương :
a) trái -> quả 
 chi -> gì 
b) kêu -> gọi 
 trống hổng trống hảng -> rỗng 
5. Nhận xét :
a) Không nên, vì bé Thu ở Nam bộ, chưa đi nhiều nơi nên chưa biết những từ phổ thông .
b) Vì sự việc đang xảy ra ở Nam Bộ .
6. Tìm từ địa phương :
- răng rứa ? -> sao vậy ?
- như ri -> như thế này .
- ở mô? -> ở đâu ?
- chộ -> thấy
	4. Hướng dẫn về nhà :
	- Học bài ; tìm thêm những từ ngữ dịa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng 
	- Soạn bài mới : “ Viết bài TLV số 7 – nghị luận văn học” : 
	+ Đọc lại 8 đề (trang 79) và 7 đề trang (99); 
+ Chú ý lập dàn ý các đề nghị luận về thơ đã học ở lớp 9 
+ Giấy kẻ ngang .
Tuần : 28	 NS : 07/03/10
Tiết : 134 – 135 Tập làm văn	 ND : 09/03/10
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 
( NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu kiến thức làm văn nghị luận tác phẩm văn học : phần nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	2. Kỹ năng : Biết vận dụng kiến thức vào làm được bài văn, có cảm nhận riêng và biết vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp lập luận vào làm bài.
	3. Thái độ : Ý thức tự giác, nghiêm túc, cẩn thận trong làm bài.
B. Chuẩn bị :
	- GV : Soạn bài ; đề, đáp án thống nhất trong khối 9.
	- HS : Lập dàn bài các đề nghị luận về thơ hiện đại ; giấy kẻ ngang.
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 
	2. Bài cũ :
	3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học.
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn chung:
- GV ghi đề : 
- HS đọc đề : Nêu các bước làm văn ?
- Đề bài yêu cầu làm gì?
- Nghị luận vấn đề gì?
- Phần mở bài em ghi nội dung gì ?
- Phần thân bài có mấy nội dung lớn ?
- Phần nội dung bài thơ gồm những hình ảnh nào?
- Hình ảnh những chiếc xe như thế nào?
- Qua hình ảnh những chiếc xe đó làm nổi bật
 hình ảnh ai ?
- Người lính trong bài thơ có những phẩm chất gì?
- Về nghệ thuật ,bài thơ có những đặt điểm nào?
- Phần kết bài em ghi những nội dung gì?
- Trước khi viết vào giấy kiểm tra em cần làm gì?
- HS viết GV theo dõi nhắc nhở thêm 
- GV thu bài nhận xét chung tiết học .
I. Hướng dẫn chung :
* Đề : Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài : “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
1. Tìm hiểu đề :
- Vấn đề nghị luận : hình ảnh hiên ngang dũng cảm của người lính lái xe đường Trường Sơn thời chống Mỹ 
2. Tìm ý, lập dàn ý:
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
- Nêu vấn đề nghị luận 
B. Thân bài :
a) Hình ảnh những chiếc xe không kính:
b) Hình ảnh người lính lái xe :
+ Hiên ngang, lạc quan, yêu đời .
+ Tinh thần dũng cảm 
+ Ý chí chiến đấu vì miền Nam 
c) Nghệ thuật :
- Ngôn ngữ đời thường 
- Giọng thơ, hình ảnh thơ độc đáo, mới mẽ .
C. Kết bài :
- Khẳng định giá trị bài thơ : làm nổi bật người lính lái xe thời chống Mỹ -> gợi lòng kính yêu, biết ơn anh bộ đội cụ Hồ .
3. Viết thành bài văn :
- HS viết nháp theo dàn bài .
- Viết vào giấy kẻ ngang .
4. Đọc và kiểm tra lại :
- HS đọc, sửa chữa trước khi nộp bài .
	II. Đáp án: 
Mở bài : (1,5đ)
Nêu được tác giả , tác phẩm (0,5đ)
Nêu được vấn đề nghị luận (1đ)
Thân bài: (7đ)
Nội dung: (4đ)
Phân tích được hình ảnh những chiếc xe không kính.
Các phẩm chất của anh lính :
+ Tư thế hiên ngang, trẻ trung 
+ Tinh thần dũng cảm 
+ Ý chí chiến đấu vì miền Nam 
Nghệ thuật : (3đ)
Nêu ngôn ngữ 
Giọng thơ , hình ảnh thơ 
Kết bài : (1,5đ)
Khẳng định giá trị bài thơ : (1đ)
Thể hiện lòng biết ơn và kính yêu người lính (0,5đ)
4. Hướng dẫn về nhà :
- Học ôn phần văn nghị luận đã học .
- Soạn bài : “Bến Quê” : 
+ Đọc, tóm tắt truyện khoảng 10 dòng .
	+ Trả lời câu hỏi theo SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9t28.doc