Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 131 đến tiết 136

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 131 đến tiết 136

TUẦN 27

BÀI 26

Mục tiêu chung

- Nắm một cách tương đối có hệ thống nội dung, ý nghĩa và cách tiếp cân các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình NV THCS.

- Biết chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng.

- Vận dụng được các kiến thức đã học về bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để làm tốt bài tập làm văn số 7.

Soạn:

Giảng:

TIẾT 131+132

TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG

A - Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh trên cơ sở nhận thức rõ bản chất khái niệm văn bản nhật dụng và tính cập nhật về nội dung, hệ thống hoá các chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học trong toàn bộ chương trình NV THCS. Nắm được một số cần lưu ý - trong cách tiếp cận, đọc - hiểu văn bản nhật dụng.

- Rèn kỹ năng hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.

B - Các bước lên lớp

I - Ổn định tổ chức.

II - Kiểm tra bài cũ: kiểm tra lồng vào bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

 

doc 103 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 131 đến tiết 136", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Bài 26
Mục tiêu chung
- Nắm một cách tương đối có hệ thống nội dung, ý nghĩa và cách tiếp cân các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình NV THCS.
- Biết chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
- Vận dụng được các kiến thức đã học về bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để làm tốt bài tập làm văn số 7.
Soạn: 
Giảng:
Tiết 131+132
Tổng kết phần văn bản nhật dụng
A - Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh trên cơ sở nhận thức rõ bản chất khái niệm văn bản nhật dụng và tính cập nhật về nội dung, hệ thống hoá các chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học trong toàn bộ chương trình NV THCS. Nắm được một số cần lưu ý - trong cách tiếp cận, đọc - hiểu văn bản nhật dụng.
- Rèn kỹ năng hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.
B - Các bước lên lớp
I - ổn định tổ chức.
II - Kiểm tra bài cũ: kiểm tra lồng vào bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
III - Nội dung bài mới.
1/. Vào bài.
2/. Tiến trình tổ chức hoạt động.
Hoạt của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm văn bản nhật dụng.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 1 SGK.
H: Văn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không?
Những đặc điểm chủ yếu cần lưu ý của khái niệm này?
- Học sinh đọc.
- Không phải là khái niệm thể loại.
- Không chỉ kiểu văn bản.
- Chỉ để cập nhật đến chức năng đề tài, tính cập nhật.
- Đề tài rất phong phú. Mỗi văn bản là một đề tài: thiên nhiên, văn hoá, môi trường, giáo dục, chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống.
I/ khái niệm văn bản nhật dụng.
H: Văn bản nhật dụng có chức năng gì?
- Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá, ... nhiều vấn đề những hiện tượng của đời sống con người và xã hội
H: Em hiểu thế nào là tính cập nhật? Tính cập nhật với tính thời mị có liên quan gì với nhau?
H? Học văn bản nhật dụng để làm gì?
- Tính cập nhật: là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày ...
- Không chủ mở rộng hiệu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với cuộc sống, xã hội rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và xã hội
*HĐ2: Tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng
II - Nội dung văn bản nhật dụng
H: Em hãy hệ thống (kể tên, nội dung) các văn bản nhật dụng từ lớp 6 đến lớp 9.
Giáo viên chuẩn bị kiến thức vào bảng.
- Học sinh kể và nêu nội dung
Lớp 
Tên văn bản
Nội dung
6
1/. Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.
2/. Động Phong Nhã
3/. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
- Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam - thắng cảnh.
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh.
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
7
4/. Công trường mở ra
5/. Mẹ tôi
6/. Cuộc chia tay của những con búp bê
7/. Ca Huế trên sông Hương
- Giáo dục, nhà trường, trẻ em
- Giáo dục, nhà trường, trẻ em
- Giáo dục, nhà trường, trẻ em
- Văn hoá dân gian (ca nhạc cổ truyền)
8
8/. Thông tin về ngày trái đất năm 200
9/. Ôn dịch thuốc lá
10/. Bài toán dân số
- Môi trường
- Chống tệ nạn ma tuý thuốc lá.
- Dân số và tương lai nhân vật
9
11/. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
12/. Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình.
13/. Phong cách Hồ Chí Minh
- Quyền sống của con người
- Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.
- Hội nhập với thế giưói và giữ gìn bản sắc dân tộc.
H: Những vấn đề - trên có đạt những yêu cầu của văn bản nhật dụng không? Có mang tính cập nhật không? Có ý nghĩa lâu dài không? Có giá trị văn học không?
Tất cả các văn bản trên đều đạt các yêu cầu của văn bản nhật dụng: vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài. Nhiều văn bản không hoặc ít có giá trị văn học: các bản tuyên bố ...
*HĐ3: Tìm hiểu hình thức của văn bản nhật dụng
III - Hình thức của văn bản nhật dụng
Kiểu văn bản thể loại
Tên văn bản
Lớp
- Hành chính, Nghị luận
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Thuyết minh
- Thư từ
- hồi ký
- Thông báo
- Xã luận
- Bút kí
- Các bảng thống kê .. Thông tin
- Thông bố ... ôn dịch .... bức thư .... đấu tranh...
- Cuộc chia tay ...
- Cầu Long Biên ...
- Cổng trường mở ra ...
- Động Phong Nhã.....
- Bức thư ....
- Thông tin về cổng trường mở ra...
- Thông tin về TĐ ...
- Đấu tranh ....
- Cầu Long Biên
H: Ta có thể rút ra kết luận gì về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng?
- Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi thể loại, kiểu loại văn bản.
- Văn bản nhật dụng không phải là KN thể loại.
H: Chứng minh sự kết hợp giữa các thể loại một cách cụ thể trong các văn bản nhật 
- Học sinh chứng minh bằng nhiều dẫn chứng cụ thể.
dụng đã học?
*HĐ4: Tìm hiểu phần học văn bản nhật dụng
H: Các em đã chuẩn bị bài và học các bài văn bản nhật dụng như thế nào ở các lớp 6, 7, 8, 9? Kết quả? Qua mỗi cách chuẩn bị bài và học bài có gì thay đổi? Lí do và kết quả của sự thay đổi đó?
- Đọc thật kĩ tác phẩm, chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề.
- Thói quen liên hệ: 1 thực tế bản thân, thực tế cộng đồng.
- Có ý kiến quan niệm riêng, có thể đề xuát giải pháp. Ví dụ: Chống hút thuốc lá, đổ rác bậy.
- Không dùng bao bì ni lông ...
- Vận dụng các kiến thức của các môn học khác để đọc hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại.
- Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề.
- Kết hợp xem tranh ảnh, nghe và xem chương trình thời sự.
*Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập
V - Luyện tập
H: Tìm hiểu một trong các vấn đề cập nhật sau (ở đâu, bằng cách nào, trình bày cụ thể)
- Vấn đề phá rừng.
- Vấn đề an toàn giao thông qua phần đường bộ Hải Vân.
- Bỏ thi tốt nghiệp
H: Vấn đề mới nhất mà em vừa cập nhật đêm qua hoặc sáng, trưa nay là gì? Từ nguồn nào?
IV - Hướng dẫn về nhà
- Soạn bài: "Bến quê"
Soạn: 
Giảng:
Tiết 133: Chương trình ngữ văn địa phương
Văn bản
Đoàn dũng sĩ cát bi
Mai Đắc Lượng
A - Mục tiêu cần đạt
- Học sinh nắm được diễn biến trận đánh sân bay Cát Bi.
- Hiểu được sự dũng cảm, gan dạ của bộ đội ta.
- Giáo dục niềm tự hào về tinh thần chiến đấu của đoàn dũng sĩ Cát Bi.
B - Các bước lên lớp.
I - ổn định tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ
III - Nội dung bài mới
1/. Vào bài
2/. Tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- H1: Hướng dẫn đọc
H: Bài văn này tác giả trình bày theo kiểu văn gì?
I - Đọc chú thích
1/. Đọc
H: Văn bản tác giả đã kể về điều gì?
- Kể về những chiến công của Đoàn dũng sĩ Cát Bi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc. Giáo viên yêu cầu 1-2 học sinh đọc văn bản
- Học sinh đọc
H: 1 em tóm tắt nội dung từ 5 - 7 câu
- 1 học sinh tóm tắt.
2/. Chú thích
H: Lính Lê Dương là lính như thế nào?
- Chú thích SKG
H: Xã Hùng Thắng, Hoà Nghĩa nằm ở đâu?
H: Bộc phá chỉ thứ vũ khí như thế nào?
Giáo viên giới thiệu về tác giả
H: Văn bản này có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn
- 3 phần
H: Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Tự sự, kết hợp với miêu tả
H: Nhắc lại nội dung đoạn 1
- Giáo viên ghi bảng
- Học sinh nhắc lại 
II - Tìm hiểu văn bản.
1/. Vị trí của sân bay Cát Bi cà sự bố phòng của địch.
a) Vị trí
- Quan trọng
Giáo viên giới thiệu vị trí của sân bay Cát Bi?
H: Quan sát 3 dòng đầu? Sân bay Cát bi có vị trí như thế nào đối với địch? Tìm những chi tiết đó?
- Học sinh nghe
- Căn cứ không quân lớn ở Đông Dương.
Đầu cầu hàng không cho Điện Biên Phủ.
H: Sân bay Cát bi có vị trí như thế nào đối với địch?
- Có vị cực kỳ quan trọng.
Giáo viên là 1 căn cứ có vị trí quan trọng. Vậy địch đã có những bố phòng như thế nào? Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát vào kênh chủ "... Bảo vệ..."
H: Em hãy tìm những chi tiết biểu hiện sự bố phòng của địch
- Học sinh quan sát văn bản
- Địch bố trí: 1 tiểu đoàn LB
 2 tiểu đoàn BP
 1 tiểu đoàn công binh
 1 đội do thám
 1 đội tham mưu
 100 giặc lái....
b) Bố phòng nghiêm ngặt, cẩn mật
H: Em nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng?
- Biện pháp nghệ thuật liệt kê
H: Nhận xét về sự bố phòng của địch?
- Nghiêm ngặt, cẩn mật
H: Vì sao địch lại có sự bố phòng nghiêm ngặt như vậy?
- Vì sân bay Cát Bi là 1 trong những cứ điểm quan trọng của ĐBP
H: Sự bố trí ấy có ý nghĩa như thế nào? Gây khó khăn gì cho ta?
- Học sinh trả lời
H: Để đánh vào sân bay Cát Bi bộ đội ta phải làm những việc gì? Tìm những chi tiết đó?
- Học sinh đọc văn bản và trả lời
2/. Sự chuẩn bị của ta
H: Theo em hình ảnh, từ ngữ nào trong đoạn văn "Thực hiện mệnh lệnh ... bầu trời thành phố đã miêu tả được trận đánh dũng mãnh của chiến sĩ ta?
- Người chiến sĩ, lửa, âm thanh 
- Rất chu đáo chủ động đánh địch
H: Em hãy tóm tắt về diễn biến trận đánh sân bay Cát Bi?
- Hoạ sinh tóm tắt
3/. Diễn biến trận đánh.
H: Tinh thần chiến đấu của ta như thế nào?
- Rất anh dũng, chịu mọi gian khổ khó khăn 
H: Ngoài việc đốt phá được nhiều máy bay, vũ khí, xăng dầu ta còn thu được những thắng lợi nào? (ý nghĩa của chiến thắng Cát Bi)?
- Chiến thắng Cát Bi có ảnh hưởng vang dội trên chiến trường toàn quốc, cổ vũ tinh thần quân dân ta. Đó là sự phối hợp tuyệt đẹp với chiến trường ĐBP, góp phần làm nên chiến thắng ĐBP lừng lẫy
H: Em cảm nhận gì về nội dung văn bản?
H: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh "Đoàn dũng sĩ Cát Bi"
III - Tổng kết
1/. Nghệ thuật
2/. Nội dung
3/. Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 7.
- Soạn: "Bến quê"
Soạn:
Giảng:
Tiết 134 + 135
Viết bài tập làm văn số 7
A - Mục tiêu cần đạt
- Ôn tập tổng kết các kiến thức đã học về văn nghị luận
- Tích hợp với các kiến thức đã học về văn, tiếng việt, tập làm văn
- Rèn kỹ năng viết văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
B - Chuẩn bị
GV: Đề bài biểu điểm
HS: Kiến thức, giấy kiểm tra.
C - Các bước lên lớp
I - ổn định tổ chức
II - Nội dung bài mới
1/. Đọc đề
A: Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh.
1) Đọc đề và soát đề.
2) Nhắc nhở học sinh làm bài nghiêm túc.
3) Thu bài nhận xét giờ làm bài.
4) Hướng dẫn về nhà
B: Đáp án - Biểu điểm
- Bài viết phải có bố cục ba phần, đúng thể loại nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
- Đảm bảo đủ nội dung sau (7đ)
* Mở bài: Giới thiệu bài thơ Quê Hương, nêu ý kiến khái quát của mình về tình yêu quê hương trong bài thơ (1đ).
* Thân bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ:
- Khái quát chung về bài thơ: Một tình yêu tha thiết, trong sáng, đậm chất lý tưởng, lãng mạn (1đ).
- Cảnh ra khơi: Vẻ đẹp trẻ trung giàu sức sống, đầy khí thế vượt trường giang (1,5đ).
- Cảnh trở về: Đông vui, no đủ, bình yên (1,5đ).
- Nỗi nhớ: Hình ảnh đọng lại: vẻ đẹp sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương (1đ).
* Kết bài: Cả bài thơ là một khúc ca quê hương tươi sáng ngọt ngào. Nó là một sản phẩm của một hồn thơ trẻ trung, tha thiết đầy thơ mộng (1đ).
- Hình thức: Đúng thể loại (2đ).
- Bố cục rõ ràng mạch lạc (1đ).
- Diễn đạt trôi chảy, không sai lỗi chính tả.
Tuần 28
Bài 27
Mục tiêu chung
- ...  Con cò ....
.Tình cảm, tâm tư, tâm hồn của con người trong 1 thời kì lịch sử có nhiều biến động, thay đổi sâu sắc:
\ Tình yêu quê hương đất nước
\ Tình đồng chí, đồng đội, lòng kính yêu, thương nhớ, ... tình mẹ con, cha con.
H: Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và Sóng
H: Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ DDD/c, bài thơ về Tiêu đội ..... ánh trăng?
- Những điểm chung:
\Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng thắm thiết.
\ Sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ.
- Những điểm riêng:
\Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của anh bộ đội cụ Hồ, người lính nông dân nghèo khổ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp cùng chung cảnh ngộ, chia sẻ vui buồn.
\T/c lạc quan, bình tĩnh tư thế hiên ngang ý chí kiên cường, dũng cảm vượt qua không nguy hiểm vì sự nghiệp giải phóng MN của những người chiến sĩ lái xe TS trong những năm đánh Mĩ.
- Tâm sự của những người lính sau chiến tranh, sống giữa TP trong hoà bình, gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính với thiên nhiên đất nước với đồng đội.
H: Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đoàn thuyền đánh cá, ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Con cò.
- Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp lãng mạn nhiều so sánh, liên tưởng tưởng tượng bay bổng. Giọng thơ tươi vui, khoẻ khoắn.. đó là bài ca lao động sôi nổi, phấn chấn, hào húng, hình ảnh đặc sắc: Đoàn thuyền đánh cá ra đi, đánh cá trở về.
- Đ/c: Bút pháp hiện thực, hình ảnh chân thực cụ thể, chọn lọc, cô đúc, hình ảnh đặc sắc: Đầu súng trăng treo.
- ánh trăng: Bút pháp gợi nghĩ, gợi tả, YN, kq, lời tự tình độc thoại. Hình ảnh đặc sắc: ánh trăng im phăng phắc.
- Con cò: Bút pháp dt hiện đại: phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời hát ru, hình ảnh đặc sắc: con cò - cánh cò.
- Mùa xuân nho nhỏ: Bút pháp hiện thực và lãng mạn, chất Huế đậm đà: Lời tâm nguyện trước lúc đi xa. Hình ảnh đặc sắc: mùa xuân nho nhỏ.
H: Phân tích 1 khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.
- Học sinh đọc đoạn viết của mình
- Học sinh khác và giáo viên nhận xét.
*HĐ4: Tổng kết giờ học
Giáo viên tổng kết, nhận xét kết quả giờ học, hướng dẫn học sinh làm tiếp những câu hỏi chưa được hoàn thiện.
 C - Củng cố hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị bài kiểm tra viết về thơ.
Soạn:
Giảng:
Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý
(Tiếp theo)
A - Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh
- Nhận biết 2 điều kiện giúp cho việc sử dụng hàm ý đó là:
+ Người viết (nói) có ý thức và biết cách đưa hàm ý vào câu nói (viết)
+ Người nghe (đọc) có năng lực đoán, giải hàm ý.
B - Chuẩn bị
+ Giáo viên: Giáo án, SGK, STK, bảng phụ
+ Học sinh: Đọc trước bài, SGK.
C - Các bước lên lớp
I - ổn định tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ
Giáo viên nêu yêu cầu
Tổ 1 + 2 làm BT1
Tổ 3 + 4 làm BT2
III - Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ND cần đạt
*HĐ1: HD học sinh tìm hiểu điều kiện sử dụng hàm ý.
GV yêu cầu học sinh đọc SGK/90
H: Nêu hàm ý của câu in đậm trong ví dụ SGK/90
- Học sinh đọc VD
- Cách 1: Con chỉ ăn ở nhà bữa này thôi (mẹ phải bán con cho cụ Nghị)
- C2: Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài (Mẹ phải bán con cho cụ Nghị)
I - Điều kiện sử dụng hàm ý
Ví dụ
H: Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà dùng hàm ý?
- Học sinh trả lời: Đây là sự thật đau lòng nênchị Dậu không dám nói thẳng ra
H: Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn?
- Câu 2: Hàm ý rõ hơn vig có chi tiết cụ Nghị thôn Đoài
H: Vì sao chị Dậu lại phải nói rõ như vậy?
- Vì lúc đầu cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ.
H: Khi sử dụng hàm ý cần tránh điều gì?
- Học sinh trả lời
H: Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hám ý trong câu nói của mẹ? Vì sao cái Tí hiểu được hàm ý ấy?
- Chi tiết: Cái Tí nghe nói giãy nảy giống như sét đánh ngang tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc rồi van xin mẹ.
- Cái Tí nhờ hiểu câu nói của mẹ, vì trước đó nó đã biết bố mẹ định bán nó cho Nghị Quế và vì phần nào hiểu cảnh ngộ gia đình.
H: Vậy để sử dụng hàm ý cần có điều kiện gì?
- Để sử dụng hàm ý cần 2 điều kiện:
+ Người nói (viết) có YT đưa hàm ý vào câu nói (viết).
+ Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
H: Khi sử dụng hàm ý cần chú ý điều gì?
- Chú ý:
+ Đối tượng tiếp nhận hàm ý
+ Ngữ cảnh sử dụng hàm ý.
GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Học sinh đọc
- Ghi nhớ SGK
* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 1.a
H: Người nói, nghe là ai?
H: Hàm ý của mỗi câu?
- Học sinh đọc
- Câu "Chè đã ngấm rồi đấy": Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái.
- Hàm ý của mỗi câu: Mời bác và cô vào nhà uống cchè.
- Người nghe hiểu hàm ý: Chi tiết hoạ sĩ ngồi xuống ghế chứng tỏ ông hiểu hàm ý của anh thanh niên.
III - Luyện tập
1/. Bài tập 1 SGK
H: Bài tập 5: Tìm những câu có hàm ý mời gọi hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé và những người ở trên mây, trong sóng trong bài thơ "Mây và sóng"
- Học sinh đọc
- Câu có hàm ý mời mọc: Bon tớ chơi từ khi ... Bọn tớ với bình minh ... Mẹ mình đang đợi mình ở nhà ... Làm sao có thể.
- Bọn tớ ca hát ... Bọn tớ ngao du
- Buổi chiều mẹ ...
2/. Bài tập 5 SGK
H: Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
- Các bạn nhỏ mà đi cùng thì thú vị lắm đấy. Không biết có ai đi cùng bon tớ không nhỉ?
GV nhận xét bài làm của học sinh.
H: Điền vào chỗ trống sau 1 câu có hàm ý từ chối lời rủ rê về quê.
A: Mai về quê mình đi
B: ......
A: Đành vậy
- Học sinh làm
3/. Bài tập 3
GV khi sử dụng hàm ý tránh nói những câu hàm ý thiếu tế nhị hay có thể bị hiểu lầm, câu nói có hàm ý phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp đảm bảo tế nhị, lịch sự.
C - Củng cố, hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm nốt bài tập còn lại
Soạn:
Giảng:
Tiết 129
Kiểm tra về thơ
A - Kết quả cần đạt
Giúp học sinh:
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 9
- Rèn luyện kỹ năng và đánh giá kỹ năng viết văn: cảm nhậ, phân tích 1 đoạn 1 câu, 1 hình ảnh hoặc 1 vấn đề trong thơ trữ tình.
B - Chuẩn bị
GV: Các đề bài và đáp án
HS: Ôn tập kỹ cang theo nội dung
C - Các bước lên lớp.
I - ổn định tổ chức
II - Nội dung bài mới
A: Đề bài
I: Trắc nghiệm (4đ)
1) Sắp xếp alị nội dung phù hợp với tên bài thơ: (2đ)
Tên bài thơ
Nội dung
1. Viếng lăng Bác
1. Lời ru của người mẹ sáng tạo từ hình ảnh con cò trong ca dao truyền thống.
2. Nói với con
2. Những cảm nhận tinh tế về khoảng thời gian chuyển mùa từ hạ sang thu.
3. Con cò
3. Lời người cha tâm tình với con, thể hiện tình yêu con, yêu quê hương.
4. Mây và sóng
4. Lòng thành kính, biết ơn và thương nhớ Bác Hồ.
5. Mùa xuân nho nhỏ
5. Lời kể của em bé với mẹ. Bé yêu mẹ nhất trên đời. Trên thế giới này không có ai, có gì có thể sánh với mẹ.
6. Sang thu
6. Ước nguyện hiến dâng mùa xuân nho nhỏ cho đời.
2) Hình ảnh cây tre và mặt trời trong bài thơ "Viếng lăng Bác" là hình ảnh gì? (0,5đ)
A. Tả thực
B. So sánh
C. ẩn dụ
D. Hoán dụ
E. Tượng trưng
3) Giọt long lanh trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" là giọt gì? (0,5đ)
A. Mùa xuân
B. Sương sớm
C. Âm thanh tiếng chim chiền chiện
D. Tưởng tượng của nhà thơ
	4) Em bé không đi theo những người xa lạ ở trên mây, trong sóng vì sao? (0,5đ)
A. Bé chưa biết bơi, bé chưa biết bay.
B. Bé sợ xa nhà vì còn nhỏ quá.
C. Bé thương yêu mẹ, không muốn làm mẹ buồn.
D. ý kiến của em.
	II: Tự luận (6đ)
Theo em, cái hay và vẻ đẹp của khổ thơ sau là ở đâu?
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Viết 1 đoạn văn ngắn, khoảng nửa trang trình bày ý kiến của mình.
B: Đáp án, biểu điểm
I: Trắc nghiệm (4đ)
Câu 1: 
- 1. 4 (0,5đ)
- 2. 3 (0,5đ)
- 3. 1 (0,5đ)
- 4. 5 (0,5đ)
- 5. 6 (0,5đ)
- 6. 2 (0,5đ)
Câu 2: ý A, B, E (0,5đ)
Câu 3: ý D (0,5đ)
Câu 4: ý C (0,5đ)
II: Tự luận (6đ)
1) Sự chuyển đổi từ hạ sang thu:
- Giới thiệu bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và cảm hứng chủ đạo: Cảm nhận tinh tế khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở MBVN (1đ)
- Phát hiện và phân tích cái hay và vẻ đẹp cùng ý nghĩa triết lý của các câu thơ đã trích (4đ)
- ở hai câu "Có đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu" là vẻ đẹp duyên dáng mềm mại của đám mây được hình dung như dáng điệu của người con gái trẻ trung, duyên dáng thể hiện chính xác cái khoảnh khắc giao mùa không sát và liên tưởng rất tinh tế (1,5đ)
- ở hai câu "Sấm cũng bớt bất ngờ ..." là quan sát, cảm nhận và suy nghĩ, liên tưởng từ hình tượng thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy, tâm hồn và tính cách con người. Giải thích: hàng cây đứng tuổi, tại sao sấm lại bớt đi cái bất ngờ trước hàng cây đã có tuổi? (2,5đ).
C - Hướng dẫn về nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
Soạn:
Giảng:
Tiết 130: Trả bài tập làm văn số 6
A - Mục tiêu cần đạt
- Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về văn nghị luận
- Sửa các lỗi về bố cục, liên kết, dùng từ ngữ, đặt câu, hành văn.
- Hoàn thiện quy trình viết bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý.
B - Các bước lên lớp.
I - ổn định tổ chức
II - Nội dung bài mới
1/. Vào bài
2/. Tiến trình tổ chức hoạt động
Đề bài: Truyện ngắn "Làng" của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thờikỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV yêu cầu học sinh đọc lại đề
- Học sinh đọc
I - Đề bài
H: Nhắc lại yêu cầu của đề bài?
- Thể loại: Nghị luận về tác phẩm, đoạn trích truyện.
- Nội dung: Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp trong truyện "Làng" của Kim Lân
GV nhận xét ưu, nhược điểm:
* Ưu điểm: Tìm hiểu đề và tìm ý
- Các em cơ bản đã xác định được loại đề về nghị luận, về đoạn trích, tác phẩm truyện, xác định được nội dung cần nghị luận.
- Đã tìm được các ý về vấn đề nội dung nghị luận
Về bố cục, liên kết, diễn đạt: Bố cục rõ ràng, 1 số bài LKC, diễn đạt tương đối chặt chẽ, lời văn chính xác: Vân, Văn Huy,Linh, Bùi Trang ...
- Về những suy nghĩ nhận xét có tính sáng tạo: Nói chung các em đã có những suy nghĩ, nhận xét sâu sắc, có tình trạng tạo tốt
- Học sinh nghe
II - Nhận xét đánh giá chung
- Ưu điểm
* Nhược điểm: Một số bài còn xa đề, lạc đề, lạc ý như bài Ngô Nam, Nguyễn Sơn, Tú, ... sai lỗi chính tả
- Nhược điểm
GV đọc 1 số đoạn, bài cho học sinh thấy được và sửa chữa.
Một số bài bố cục chưa rõ ràng: Thảo, ngô Hà, Hạnh..
- Học sinh theo dõi, sửa chữa
III - Sửa chữa
Điểm : 10: 7: 4: 1: 0
 9: 6: 3: 
 8: 5: 2: 
IV - Kết quả
GV cho học sinh nhận xét so sánh
GV đọc 2 bài điểm 8, 9
GV đọc 2 bài điểm 3, 4
GV đọc 1 bài diểm 5
GV trả bài cho học sinh và yêu cầu trao đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm
- Đọc - bình
C - Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị soạn: "Tổng kết văn bản ND"
" Chương trình địa phương"
" Viết bài tập làm văn số 7"

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 9 3 cot co chat luong tiep.doc