Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 134 đến tiết 139

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 134 đến tiết 139

Tập làm văn

viết bài văn số 7

A.Mục tiêu: * GV giúp HS:

- Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trớc đó.

- Kỹ năng tìm ý và trình bày theo hệ thống luận điểm, phân tích từ ngữ và hình ảnh thơ

- Có ý thức tự giác khi làm bài.

B.Chuẩn bị:

- Giáo viên: Ra đề, soạn bài.

- Học sinh: ôn lại kiến thức

C. Các hoạt động dạy – học:

I. Tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ: không

III. Bài mới:

A. Đề bài: Suy nghĩ của em về bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy.

B . Đáp án – Biểu điểm

1) Đáp án:

a. Mở bài:

 - Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy

 - Giới thiệu khái quát về bài thơ (Hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ)

 Bài thơ diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 134 đến tiết 139", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 134+135	Soạn: 17/3/10
	 Dạy: /3/10	 
Tập làm văn
viết bài văn số 7
A.Mục tiêu: * GV giúp HS:
- Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trớc đó.
- Kỹ năng tìm ý và trình bày theo hệ thống luận điểm, phân tích từ ngữ và hình ảnh thơ
- Có ý thức tự giác khi làm bài.
B.Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Ra đề, soạn bài.
- Học sinh: ôn lại kiến thức
C. Các hoạt động dạy – học:
I. Tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: không
III. Bài mới:
A. Đề bài: Suy nghĩ của em về bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy.
B . Đáp án – Biểu điểm
1) Đáp án:
a. Mở bài:
 - Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy
 - Giới thiệu khái quát về bài thơ (Hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ)
 Bài thơ diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa.
b. Thân bài
 * Nhận xét, phân tích nội dung sau
 + Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ
 - Gắn liền với tuổi ấu thơ nơi quê nhà với người lính nơi chiến trường gian khổ (dẫn chứng)
 - Vầng trăng như có hồn, thấu hiểu tâm trạng và chia sẻ vui buồn với người 
+ Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại
 - Bị lãng quên giữa cuộc sống bon chen nơi thành thị (dẫn chứng)
 - Trong một đêm mất điện trăng hiện ra giữa bầu trời ngời sáng như một tác nhân gợi nhớ, nhắc nhở mọi ngời đừng vội quên quá khứ
 - Vầng trăng tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng
 - Vầng trăng chứa đựng lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía về đạo lí sống ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ.
* Nhận xét nghệ thuật của bài thơ: có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình, giọng thơ đầy cảm xúc
C. Kết bài: 
- Khái quát về giá trị, ý nghĩa của bài thơ: bài thơ đã hướng người đọc đến một đạo lí truyền thống của dân tộc Việt Nam - đạo lí thuỷ chung, ân tình ân nghĩa.
2)Biểu điểm
Điểm 9- 10: Bài viết đúng thể loại, đủ nội dung, cảm nhận sâu sắc, diễn đạt lưu loát, bài viết có cảm xúc, không mắc lỗi.
Điểm 7- 8: Bài viết đúng thể loại, đủ nội dung, cảm nhận khá sâu sắc, diễn đạt tương đối lưu loát, bài viết có cảm xúc, còn mắc một số lỗi thông thường.
Điểm 5- 6: Bài viết đủ nội dung song chưa sâu, đúng thể loại, còn mắc một số lỗi.
Điểm 3- 4: Bài viết còn thiếu ý, mắc các lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từhoặc bài viết còn sơ sài
Điểm 1- 2: Bài viết quá sơ sài, thiếu nhiều ý, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ.
IV. Củng cố:
- GV nhận xét - Thu bài
V. Hướng dẫn học ở nhà:
- Xem lại cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Chuẩn bị bài Bến quê: Tìm hiểu tình huống, phân tích cảm nhận của nhân vật Nhĩ.
...............................................................................................................................
Tiết 136	 Soạn: 22/3/10
 Văn bản:	 Dạy: /3/10 bến quê
	 - Nguyễn Minh Châu-
A.Mục tiêu: * GV giúp HS:
- Qua tiết học hiểu được những nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác vă bản. Tóm tắt văn bản và bước đầu có những hiểu biết về bố cục, chủ đề văn bản.
- Phân tích được những đặc sắc nghệ thuật : tạo tình huống nghịch lý.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, biết trân trọng những vẻ đẹp bình dị gần gũi của gia đình, quê hương
B.Chuẩn bị: 
-Giáo viên: SGK, bài soạn, tài liệu tham khảo Ngữ văn 9 .
-Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn ở tiết 135 và câu hỏi SGK
C.Hoạt động dạy – học : 
I. ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra việc soạn bài của HS.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cơ bản 
- Gv hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích * SGK. ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả NMC?
- GV GT thêm về vị trí của nhà văn trong KC chống Mĩ và trong thời kì đổi mới (một số tác phẩm tiêu biểu: TTCửa sông, Dấu chân người lính, cỏ lau ; truyện Mảnh trăng
- Giới thiệu truyện ngắn Bến quê ?
- GV hướng dẫn HS đọc : Giọng văn trần thuật chậm xúc động, đượm buồn.GV đọc một đoạn, cho 5 HS đọc nói tiếp -> Hết.
- NX, sửa -> đọc đúng.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt văn bản theo diễn biến tâm trạng nhân vật chính.
- HS tóm tắt ( gọi 4 HS TT).
- Bài có bố cục mấy phần? Nội dung từng phần? 
- Gv hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống truyện :
? Nêu tình huống truyện Bến quê ?
? Tạo ra một chuỗi những nghịch lý như vậy tác giả muốn lưu ý người đọc cần nhận thức điều gì ?
- HS hoạt động nhóm (3 Nhóm – thời gian 5p)
+Đại diện nhóm trả lời, bổ sung.
- GV khái quát , bình
I. Giới thiệu chung :
1)Tác giả (1930 – 1989)
- Cây bút văn xuôi tiêu biểu của thời kì chống Mĩ .
- Hiện tượng nổi bật trong đời sống văn học chặng đầu thời kì đổi mới.
- Năm 2000 được nhận giải thưởng HCM về VHNT.
2)Tác phẩm 
Bến quê: ( trích): in trong tập truyện cùng tên ( XB 1985).
- Đây là truyện xuất sắc của TG, chứa đựng những chiêm nghiệm triết lí về đời người qua cảm xúc, lời văn tinh tế.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích:
2. Tóm tắt:
+ Một buổi sáng đầu thu, trong căn phòng có cửa sổ nhìn ra sông Hồng - Nơi Nhĩ đang nằm dưỡng bệnh. ( Một căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị tê liệt toàn thân. Tất cả mọi SH của anh phải nhờ vào người khác mà chủ yếu là Liên - Vợ anh).
+ Nhìn qua cửa sổ, ngắm N bông hoa bằng lăng ngắm cảnh bên kia sông Hồng, nơi có bãi bồi quen thuộc mà anh chưa 1 lần đặt chân tới. Cảnh vào thu làm anh thấy bồi hồi và chạnh buồn vì anh sắp phải từ biệt nó.
+ Nhĩ sai Tuấn, con trai thứ hai thay mình song bên kia sông. Nhưng thằng Tuấn con anh mải sa vào xem đám cờ thế nên đã để lỡ một chuyến đồ sang sông Nhưng anh không tránh né mà chỉ buồn bã nghĩ rằng con người ta trên đường đời thật khó tránh được cái vòng vèo hoặc chùng chình.
+ Anh chợt nhận ra vẻ đẹp trên sơ, giản dị của cánh bờ bãi, bến quê; vẻ đẹp tâm hồn của vợ anh giúp anh nhận ra rằng nơi nương tựa êm ấm là gđ, vợ con.
+ Nhĩ cố thu chút sức lực cuối cùng, giơ cánh tay ra ngoài cửa sổ, khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó nhanh cho kịp chuyến đò.
3. Bố cục:
-Từ đầu đến : Bậc gò mòn lõm à cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên
-Tiếp theo đến : Một vùng nước đỏ à Nhĩ nhờ con trai (Tuấn) sang bên kia sông, lại nhờ bọn trẻ hàng xóm giúp anh ngồi tựa sát cửa sổ để ngắm cảnh và suy tư nghĩ ngợi
-Còn lại :Cụ giáo khuyến ghé vào hỏi thăm và hành động cố gắng cuối cùng của Nhĩ
4) Phân tích
a) Tình huống truyện
- Nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh đặc biệt: Sống những ngày đau ốm cuối cùng trên giường bệnh tại nhà
- Vẻ đẹp của bãi bồi bên sông nay mới phát hiện nhưng lại không tới được.
- Nhờ con thì con lại mải chơi.
* Những tình huống nghịch lý đó bộc lộ điều tác giả muốn nói :
- Nhận thức về cuộc đời : cuộc sống và số phận con người chứa đựng những điều bất thường.
- Gửi gắm một suy ngẫm : Người ta hướng tới những điều cao xa mà vô tình không biết những vẻ đẹp gần gũi.
IV. Củng cố: 
- HS tóm tắt lại ND đoạn trích?
- Nêu tình huống truyện và phân tích ý nghĩa của tình huống đó?
IV. Hướng dẫn về nhà: 
- Đọc lại văn bản, tóm tắt.
- Trả lời những câu hỏi còn lại. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
............................................
Tiết 137	 Soạn: 22/3/10
	Văn bản:	 Dạy: /3/10
	 bến quê	
	- Nguyễn Minh Châu-
A.Mục tiêu: * GV giúp HS:
-Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, cảm nhận được ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị, quý giá của những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
-Phân tích được những đặc sắc nghệ thuật : tạo tình huống nghịch lý, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy suy tư mang tính biểu tượng.
-Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, biết trân trọng những vẻ đẹp bình dị gần gũi của gia đình, quê hương.
B.Chuẩn bị: 
-Giáo viên: SGK - tài liệu tham khảo, bài soạn.
-Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của GV và câu hỏi 2,3,4 SGK.
C. Các hoạt động dạy – học :
I. ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ:
? Tóm tắt văn bản “ Bến quê” ?
? Nêu tình huống truyện Bến quê?
III. Bài mới :
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cơ bản 
- HD HS đọc đoạn 2,3.
- Chọn một số ý cơ bản để phân tích, cảm nhận.
? Bức tranh TN đầu thu được Nhĩ cảm nhận ra sao? Theo trình tự ntn? 
( HD: Bức tranh thiên nhiên quen thuộc nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có).
? Qua những câu Nhĩ hỏi vợ anh nhận ra điều gì?
( chú ý chi tiết bài lỡ).
? Cảm nhận của Nhĩ về Liên ntn? 
(Gợi ý: Nhĩ phát hiện ra điều gì? Thái độ của Nhĩ ra sao?).
? Em hiểu " Bến quê" có ý nghĩa như thế nào?
( GĐ, qhương là bến đỗ đời người) SS sát hợp từ h.ảnh ng vợ.
? Nhĩ có khao khát gì? tại sao anh lại có khao khát đó.
? Điều đó thức tỉnh chúng ta những gì?
( con người ta mải kiếm tìm những cái xa vời mà quên mất điều giản dị thiêng liêng gần gũi).
? Nhĩ nhờ con sang sông anh lại gặp 1 nghịch lĩ gì? từ sự việc ấy Nhĩ đã chiêm nghiệm được một quy luật gì của đời người? 
(Có thể hiểu thêm ngòai ý nghĩa trên: sự cách biệt giữa các thế hệ -> VB đặt ra).
? Phân tích những cử chỉ cuối cùng của nhân vật Nhĩ?
- Gv hướng dẫn HS tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản.
? Nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật văn bản.
- HS đọc ghi nhớ.
4)Phân tích:
b. Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ: 
* Cảnh TN:
- Theo tầm nhìn của Nhĩ từ khung cửa sổ phòng anh: Gần xa, không gian có chiều sâu, rộng ( bông bằng lăng con sông Hồng vòm trời bãi bồi)
- Sự tinh tế trong cảm xúc:
+ Hoa đậm sắc hơn; vòm trời; cao hơn; sông Hồng màu nước đỏ nhạt vào thu bãi bồi thân thuộc quá như da thịt, hơi thở.
* Cảm nhận về mình: Chẳng còn sống được bao lâu . Anh thất vọng,bi đất.
* Cảm nhận về vợ:
- Nhìn thấy dáng vẻ vợ ( áo vá, ngón tay gầy guộc); sự chăm sóc, cử chỉ âu yếm, lời nói an ủi.
- Thấy -> hiểu: sự hi sinh, tình yêu thương -> anh ân hận, xót xa biết ơn rộng lớn hơn. Tổ ấm gđ là nơi nương tựa vững chắc, sức mạnh tâm thần.
* Khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.
( Lí do: cảnh đẹp, thực trạng Nhĩ cả sự ân hận xót xa.
=> Trân trọng những vẻ đẹp và những giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống gia đình, quê hương.
- NHĩ muốn nhờ con cảm nhận thay mình -> Con không hiểu, miễn cưỡng đi -> sa vào trò chơi để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
-> Khó tránh được cái điều vòng vèo hoặc chùng chình. ( QL cuộc đời).
- Cử chỉ: có vẻ kì quặc-> dứt ra cái điều vòng vèo, chùng chình để hướng tới N giá trị đích thực.
5. Tổng kết (Theo ghi nhớ SGK )
IV. Củng cố : 
- Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm và nêu chủ đề của truyện 
- Nêu những thành công NT truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
V. Hướng dẫn về nhà: 
- Nắm chắc nội dung cơ bản
- Bình luận truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
- Chuẩn bị bài ôn tập TV
-------------------------------------------------
Tiết 138	 Soạn: 23/3/10
	 Dạy: /3/10
Tiếng Việt:
ôn tập phần tiếng việt
A.Mục tiêu : * Gv giúp HS: 
-Hệ thống các khái niệm về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn. 
-Rèn luyện kỹ năng hệ thống kiến thức, tập nhận diện và đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các kiến thức đó.
-Trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
B.Chuẩn bị: 
- GV :Nghiên cứu tài liệu,soạn bài, trả lời các câu hỏi SGK, chuẩn bị một số phiếu học tập.
- HS: Đọc trước bài học SGK, định hướng trả lời các câu hỏi.
C. Hoạt động dạy – học:
I. ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ: ( KT trong giờ)
III. Bài mới :
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cơ bản 
- Gv hướng dẫn HS ôn tập khởi ngữ và thành phần biệt lập :
- HS nhắc lại khái niệm khởi ngữ và các thành phần biệt lập?
- Hoạt động nhóm ( nhóm ngẫu nhiên – thời gian 5 phút)
+Đọc yêu cầu bài tập 1 ghi kết quả vào phiếu học tập theo yêu cầu bài tập ?
+ Đại diện nhóm trả lời GV treo đáp án
+Nhận xét, bổ sung.
- GV : yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu của BT2.
- HS chỉ ra:
+ TP phụ chú: Cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta.
+ TP tình thái: hình như.
+ Khởi ngữ: Cái chân lí giản dị ấy.
+ TP cảm thán: tiếc thay.
- Hệ thống liên kết câu, liên kết đoạn :
- Đọc bài tập SGK . Các từ ngữ thể hiện phép liên kết nào ? Nêu tác dụng ?
( Hướng dẫn:
 + Lặp từ ngữ : cô bé
 + Thế : Nó, thế
 + Nối : Nhưng, nhưng, rồi, và
 + Đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng : Tiếng lanh canh gõ trên nóc hang -> Liên tưởng “có cái gì vô cùng sắc xé không khí”. “Người Pháp .... Nã Phá Luân -> đồng nghĩa với “1 người Mỹ ... Hoa Thịnh Đốn”.
- Chỉ rõ liên kết nội dung, hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết giới thiệu Bến quê ?
 GV hướng dẫn HS nghi kết quả vào bảng tổng kết.
 - Lập bảng tổng kết.
I. Khởi ngữ và thành phần biệt lập :
1. Bài tập 1
Khởi ngữ
 Thành phần biệt lập
Phụ chú
tình thái
cảm thán
gọi đáp
Xây cái lăng ấy
Dường như
những người
thưa ông
vất vả quá
2. Bài 2
VD: " Bến quê" là một câu chuyện về cuộc đời - cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta - với những nghịch lí không dễ gì hóa giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như hoặc gần giống như số phận của NV Nhĩ trong câu chuyện của NMC.
Người ta có thể kiếm danh, kiếm lợi, để rồi sau khi rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó con người mới nhận ra rằng: Gia đình, quê hương là điểm tựa bền vững, là tổ ấm của mỗi chúng ta. Song chân lí giản dị ấy tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình.
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
1.Bài1. Liên kết nội dung và liên kết hình thức 
a. Liên kết nội dung
+ Liên kết chủ đề
+ Liên kết lô gíc
b. Liên kết hình thức
+ Lặp
+ Thế
+ Nối
+ Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.
* Bài 2: Bảng tổng kết
Từ ngữ tương ứng
 Phép liên kết
Lặp từ
Đồng nghĩa..
Thế
Nối
Cô bé
cô bé
nó
thế
Nhưng rồi và
IV. Củng cố : 
- Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
- Hướng dẫn HS làm bài tập 3
V. Hướng dẫn về nhà : 
- Hoàn thiện các bài tập vào vở
- Nắm chắc phần lí thuyết về các thành phần biệt lập, khởi ngữ.
- Ôn tập phần nghĩa tường minh và hàm ý.
------------------------------------------------------------
Tiết 139	 Soạn: 24/3/10
	Dạy: /3/10
	 ôn tập phần tiếng việt	
( Tiếp )
A.Mục tiêu: * GV giúp HS:
-Hệ thống các khái niệm về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường mình hàm ý. Học sinh nhận diện và vận dụng.
-Rèn luyện kỹ năng hệ thống kiến thức, tập nhận diện và đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các kiến thức đó.
-Trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
B.Chuẩn bị : 
-Giáo viên: Bảng hệ thống kiến thức, bài soạn, sgk.
-Học sinh: : Đọc trước các yêu cầu bài tập và thực hiện trả lời câu hỏi.
C. Hoạt động dạy – học:
I.ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong giờ ôn tập)
III.Bài mới :
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cơ bản
- GV gọi HS nhắc lại khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý:
? Thế nào là nghĩa hàm ý? Thế nào là nghĩa tường minh?
- HS thực hiện làm bài tập nghĩa tường minh và hàm ý
- Đọc bài tập 1 SGK 111. Nêu hàm ý của người ăn mày khi nói với người nhà giàu ?
 ( Gợi ý: + ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi + Căn cứ vào : không ở được mới lên)
- GV treo bảng phụ BT 2
- Hoạt động nhóm ( nhóm nhỏ)
- Tìm hàm ý của các câu ? Các phương châm hội thoại nào bị vi phạm ?
 + Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp
 + Nói lạc đề
 + Tớ báo cho Thi rồi
 + Nói chưa đủ.
- Nhắc lại điều kiện sử dụng hàm ý ?
- GV hướng dẫn luyện tập 
- HS hệ thống một số câu thơ, đoạn thơ có hàm ý và phân tích hàm ý đó ?
 ( HD: Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi
- ý nghĩa ẩn dụ gợi suy tư thâm trầm của con người)
- Hệ thống truyện ? Hàm ý của một số câu và đoạn văn ?
 + Lặng lẽ Sa Pa
 + Làng
 + Bến quê 
- HS nhận xét, giáo viên bổ sung, cho điểm.
III. Nghĩa tường minh và hàm ý
Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Hàm ý là phần thông báo tuy khoiong được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ các từ ngữ ấy.
1. Bài 1 
- Hàm ý : Địa ngục là chỗ của các ông – Người nhà giàu tham lam.
2. Bài 2 
a) Tôi không muốn bình luận về việc này
- Phương châm quan hệ
b) Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn
- Phương châm về lượng
* Điều kiện sử dụng nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý.
+ Người nói có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
+ Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý.
IV. Luyện tập
+ Buồn trông cửa bể chiều hôm
.
 ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
-> Tả cảnh ngụ tình
 + Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu
 Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca
 Rằng tôi chút phận đàn bà
 Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
-> Hoạn Thư biện hộ cho mình.
- Sử dụng trong truyện
* Vận dụng khi phân tích, cảm nhận tác phẩm văn học
IV.Củng cố : 
- Nêu khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý?
- Muốn sử dụng hàm ý thành công cần chú gì?
V. Hướng dẫn về nhà : 
- Hoàn thiện các bài tập vào vở
- Nắm chắc nội dung TV
- Lập dàn bài cho tiết 140 luyện nói ( đề SGK)
---------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an Van9 Tuan 2930.doc