Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 16, 17: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 16, 17: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)

Tuần : 04 Ngày soạn :25 / 9

Tiết : 16 – 17 Ngày dạy :27 / 9

Văn bản

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

( Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)

v MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp Hs:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam và số phận nhỏ nhoi bi thảm của họ dưới chế độ phong kiến.

 - Thấy được sự thành công về nghệ thuật của tác giả trong việc dựng truyện, dựng nhân vật kết hợp với tự sự trữ tình và kịch, sự kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kỳ.

 - Rèn luyện năng cảm thụ phân tích truyện truyền kỳ.

 Trọng tâm: Tiết 1: Đọc tóm tắt – phân tích phần 1.

 Tiết 2: Phân tích.

v THIẾT BỊ DẠY HỌC: Có thể dùng tranh minh họa về cảnh cuối.

v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ổn định lớp : KT sĩ số HS

2.Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra: Nêu ý nghĩa và bố cục của văn bản “ Tuyên bố thế giới.”?

v TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

Giới thiệu : Truyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của Truyền kì mạn lục . Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam .

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 16, 17: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 04	Ngày soạn :25 / 9
Tiết : 16 – 17	Ngày dạy :27 / 9	
Văn bản
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
( Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Hs:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam và số phận nhỏ nhoi bi thảm của họ dưới chế độ phong kiến.
 - Thấy được sự thành công về nghệ thuật của tác giả trong việc dựng truyện, dựng nhân vật kết hợp với tự sự trữ tình và kịch, sự kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kỳ.
 - Rèn luyện năng cảm thụ phân tích truyện truyền kỳ.
 Trọng tâm: Tiết 1: Đọc tóm tắt – phân tích phần 1.
 Tiết 2: Phân tích.
THIẾT BỊ DẠY HỌC: Có thể dùng tranh minh họa về cảnh cuối.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp : KT sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra: Nêu ý nghĩa và bố cục của văn bản “ Tuyên bố thế giới...”?
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Giới thiệu : Truyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của Truyền kì mạn lục . Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam .
Hoạt động của Thầy và Trò
Ø Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm.
-G.V gọi HS đọc phần chú thích.
Hỏi : TRình bày những nét khái quát về cuộc đời tác giả ?
- GV giới thiệu khái quát những nét chính về tác giả và nêu nguồn gốc tác phẩm.
Hỏi: Nêu nguồn gốc và giải thích tên nhan đề tập truyện?
- GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
- GV đọc mẫu 1 đoạn.
- HS đọc tiếp, phân biệt đoạn tự sự và lời đối thoại, đọc diễn cảm phù hợp với từng nhân vật trong từng hoàn cảnh.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.
- Kể ( GV hướng dẫn để tóm tắt)
Hỏi: Câu chuyện kể về ai? về sự việc gì?
- HS: Thảo luận.
GV: Khái quát.
Hỏi: Truyện làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- GV: Hướng dẫn HS phân đoạn và tìm ý 
Nội dung cần đạt
- Nhà văn thế kỉ 16 – tỉnh Hải Dương.
- Học rộng tài cao xin nghỉ làm quan đề viết sách nuôi mẹ 
- Truyện kỳ mạn lục: 20 truyện.
- Nhân vật chính: Người phụ nữ đức hạnh khao khát cuộc sống yên bình hạnh phúc.
-Nguồn gốc : từ VH TQ .
-Là loại văn xuôi tự sự .
- Vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ 
I.Đọc – chú thích :
1. Tác giả :
- Nhà văn thế kỉ 16 – tỉnh Hải Dương.
- Học rộng tài cao xin nghỉ làm quan đề viết sách nuôi mẹ 
2. Tác phẩm
-Trích Truyền kì mạn lục 
-Nhân vật chính : Người phụ nữ đức hạnh khao khát cuộc sống hạnh phúc .
3.Tìm hiểu chú thích (SGK)
4. Đại ý: Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến.
4. Bố cục: 3 phần
chính từng đoạn.
Ø Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích văn bản phần 1.
Phần 1:
 Gọi HS đọc phần 1 ( hoặc kể).
Hỏi : Trong cuộc sống gia đình , nàng xử sự như thế nào trước tính hay ghen của Trương Sinh?
Hỏi : Khi tiễn chồng đi lính nàng đã dặn chồng như thế nào ? Điều đó nói lên tình cảm nàng dành cho chồng như thế nào ?
Hỏi :Ta hiểu gì về nàng qua lời đó?
Hỏi: Khi xa chồng, Vũ Nương đã thể hiện những phẩm chất đẹp đẽ nào?
Hỏi : Lời trối cuối của bà mẹ Trương Sinh cho em hiểu thêm gì về phẩm chất của Vũ Nương ?
Hỏi : Trong đoạn , có lúc tác giả đã sử dụng hình ảnh ước lệ . Hãy xác định và nêu tác dụng của chúng ? 
Hỏi : Khi bị chồng nghi oan nàng đã làm những việc gì?
Hỏi : Nàng đã mấy lần bộc bạch tâm trạng ý nghĩa của mỗi lời nói đó? Ý nghĩa ?
(GV phân tích bình giảng từng lời thoại của Vũ Nương).
Đoạn truyện với tình tiết được sắp xếp đầy kịch tính , Vũ Nương đã bị đẩy đến bước đường cùng , nàng mất tất cả và đành chấp nhận số phận sau cố gắng không thành . Hành động trầm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo vệ danh dự .
Hỏi : Em cảm nhận như thế nào về nhân vật Vũ Nương? Dự cảm về số phận của nàng như thế nào?
Ø Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập củng cố.
GV nêu câu hỏi: Hình dung với phẩm hạnh đó Vũ Nương sẽ có cuộc sống như thế nào trong xã hội hiện nay? Yêu cầu chuẩn bị tiếp phần sau.
Ø Hoạt động 5
 Hỏi : Tính cách của Trương Sinh được giới thiệu như thế nào?
 Tính ghen tuông của chàng được phát triển như thế nào?
Hỏi : Khi trở về nhà , chàng cư xử như thế nào ?
Hỏi : Em đánh giá như thế nào về cách xử sự đó?
Hỏi : Hành động của Trương Sinh mang giá trị tố cáo điều gì ?
Nương.
- Ước mơ của nhân dân.
- Nàng giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải bất hòa.
- Khi tiễn chồng đi lính nàng không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu bình an trở về c nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung.
-Lời dặn đầy tình nghĩa , người vợ chu đáo , thương chồng .
( Bổn phận làm vợ , mẹ , dâu )
- Khi xa chồng: thủy chung, buồn nhớ đảm đang, tháo vát thủy chung hiếu nghĩa( lo toan ma chay việc nhà chồng chua đáo).
-Bướm lượn đầy vườn : Cảnh mùa xuân .
-Mây che kín núi : Cảnh mùa đông ảm đạm .
c Mượn cảnh vật của tự nhiên để giải bày nỗi nhớ nhung , thủy chung dài theo năm tháng .
- Khi bị chồng nghi oan:
+ Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng khẳng định lòng thủy chung trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan.
+ Nói lên nỗi đau đớn thất vọng vì bị đối xử bất công.
+ Thất vọng đến tột cùng về hạnh phúc gia đình không gì hàn gắn nổi.
Luyện tập củng cố: ( 3 phút)
 Em hình dung trong xã hội nàyVũ Nương sống sẽ hạnh phúc.
-Sống hạnh phúc , được mọi người thương mến .
- Trương Sinh tính cách đa nghi phòng ngừa quá sứcchỉ 1 lời nói của đứa bé ngây thơ kích động ghen tuông.
-Bỏ ngoài tai lời giải bày của vợ và mọi người .
-Không nói rõ nguyên nhân để vợ minh oan .
-Mắng nhiếc , đuổi vợ .
- Cách xử sự hồ đồ, độc đoán bỏ ngoài tai những lời phân tích của vợ, vũ phu thô bạo dẫn đến cái chết oan nghiệt.
Lời tố cáo xã hội phụ quyền, bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận mỏng manh, bi thảm của người phụ nữ.
- Cuộc hôn nhân không bình đẳng 
II. Đọc – hiểu văn bản :
1. Vẻ đẹp của Vũ Nương
- Nàng giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải bất hòa.
-Tiễn chồng đi lính : nàng dặn dò ân cần , tình nghĩa .
-Khi xa chồng : đảm đang , tháo vát , thủy chung , hiếu nghĩa .
-Nàng nhớ chồng da diết .
-Khi bị chồng nghi oan :
+ Giải bày tấm lòng của mình .
+ Đau đớn vì bị đối xử bất công .
+ Thất vọng vì hạnh phúc gia đình tan vỡ .
c Vũ nương xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang tháo vát, hiếu thảo, thủy chung hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình.
2. Hình ảnh Trương Sinh
-Tính đa nghi , phòng ngừa quá sức .
-Nghe lời trẻ thơ c kích động ghen tuông .
-Cách xử sự hồ đồ , độc đoán , không nghe lời vợ và mọi người c Vũ phu , thô bạo .
Hỏi : Phân tích giá trị nghệ thuật của những đoạn hội thoại ? .
G.V : Tổ chức cho HS phân vai đọc đoạn kết .
Hỏi : Tìm những yếu tố truyền kỳ?
 Sự sắp xếp các yếu tố ảo + thực có ý nghĩa gì?
 Phân tích ý nghĩa của những yếu tố truyền kỳ?
Ø Hoạt động 6: Hướng dẫn tổng kết.
Hỏi : Hãy nêu cảm nhận của em về giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ? 
Ø Hoạt động 7: Hướng dẫn luyện tập.
- GV hướng dẫn HS thực hiện 2 bài luyện tập, tìm hiểu cảm xúc của tác giả trước tấn bi kịch này.
Câu chuyện sinh động, khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật.
-HS đọc .
 Phan Lang vào động rùa của Linh Phi gọi Vũ Nương, đưa sứ giả Linh Phi đưa về dương thế. Vũ Nương hiện về ở bến Hoàng Giang lung linh kì ảo yếu tố ảo + yếu tố thực( về địa danh, thời điểm lịch sử, trang phục mĩ nhân....) thế giới kì ảo lung linh trở nên gần gũi với cuộc đời thực, tăng độ tin cậy.
Ý nghĩa thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời, người tốt dù có trải qua bao oan khuất.
Nội dung:
- Cảm thương số phận người phụ nữ bất hạnh.
- Tố cáo xã hội phong kiến.
 Nghệ thuật: Yếu tố hiện thực – kì ảo.
IV. LUYỆN TẬP
 1.Kể chuyện theo cách của em.
 2. Đọc bài thơ của Lê Thánh Tông.
* Nghệ thuật xây dựng tính cách , khắc họa tâm lí nhân vật c Truyện sinh động .
3. Kết thúc bi thương mang màu sắc cổ tích
-Phan Lang vào động rùa : gặp Vũ Nương và đưa về trần thế .
-Vũ Nương hiện về ở bến Hoàng Giang .
* Kết hợp thực và ảo : sự lung linh kì ảo , gần gũi với đời thực .
III. TỔNG KẾT
Ghi nhớ SGK / 51
	4. Đánh giá :
Mời 01 HS ( khá , giỏi ) kể diễn cảm lại truyện .
5. Hướng dẫn học ở nhà
 -Học ghi nhớ : Nắm nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 - Chuẩn bị bài tiết 18 : Xưng hô trong hội thoại.
G.v nhận xét và đánh giá giờ học .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_16_17_van_ban_chuyen_nguoi_co.doc