Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 20 đến tiết 175

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 20 đến tiết 175

Tiết 20: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

A.Mục tiêu cần đạt:

 1/ Kiến thức: Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.

 2/ Kỹ năng: Tóm tắt được văn bản tự sự: Ngắn gọn hơn, đầy đủ hơn.

 3/ Th¸i ®: Y thức được vai trị của việc tĩm tắt văn bản tự sự.

B.Chuẩn bị :

1.GV : Hệ thống câu hỏi, bài tóm tắt mẫu.

2.HS : Đọc, tìm hiểu và soạn bài.

C.KT bài cũ

? Tự sự là gì? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Yêu cầu?Cách tóm tắt văn bản tự sự?

 - HS trả lời, GV khái quát lại nội dung kiểm tra bài cũ.

 

doc 290 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 20 đến tiết 175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/9
NG: 15/9/09
Tiết 20: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A.Mục tiêu cần đạt:
 1/ Kiến thức: Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
 2/ Kỹ năng: Tóm tắt được văn bản tự sự: Ngắn gọn hơn, đầy đủ hơn. 
 3/ Th¸i ®é: Y thức được vai trị của việc tĩm tắt văn bản tự sự.
B.Chuẩn bị :
1.GV : Hệ thống câu hỏi, bài tóm tắt mẫõu.
2.HS : Đọc, tìm hiểu và soạn bài. 
C.KT bài cũ 
? Tự sự là gì? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Yêu cầu?Cách tóm tắt văn bản tự sự?
 - HS trả lời, GV khái quát lại nội dung kiểm tra bài cũ.
 D. Tiến trình các hoạt động dạy và học.
HĐ của Thầy & Trò
Nội dung chính
HĐ1: Khởi động:
GV nêu ý nghĩa việc tóm tắt VBTS theo hướng tích hợp.
HĐ2: Tìm hiểu sự cần thiết của việc tóm tắt VBTS.
GV gọi HS đọc các tình huống trong SGK.
- Cho HS trao đổi theo nhóm sau đó rút ra nhận xét về sự cần thiết của việc tóm tắt VBTS.
- Gọi HS nêu một số tình huống khác trong cuộc sống cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt?
( tóm tắt các ý kiến, văn bản thảo luận trong hội nghị, cuộc họp)
HĐ3: Thực hành tóm tắt văn bản tự sự:
1: Đọc các ý đã nêu trong SGK đối chiếu với chuyện “Người con gái Nam Xương” đã học, cho biết?
(?) Các ý đã nêu đủ chưa? Néu thiếu thì thiếu sự việc gì và tại sao đó lại là sự việc chính cần phải nêu?
(?) Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi?
2. GV hướng dẫn HS tóm tắt truyện “Người con gái Nam Xương”
Xưa có chàng Trương Sinh , vừa cưới vợ xong đã phải đầu quân đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương, bụng mang dạ chửa Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan Trương Sinh trở về nhà , nghe lời con nhỏ , nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống dòng sông Hoàng Giangtự vẫn. Sau khi vợ trẫm mìh tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay đến đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra là vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp lại Vũ Nương Trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau . Phan Lang được trởp về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể , thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện.
3. Có thể rút ngắn gọn hơn như sau:
- Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ , nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay đến đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra là vợ mình bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới thuỷ cung. Phan Lang được trởp về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn, lúc hie
I.Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
-Tóm tắt VB tự sự giúp người đọc và người nghe dễ nắm được nội dung chính của một câu chuyện. Do tước bỏ đi một số chi tiết , nhân vật và các yếu tố phụ không quan trọng. Làm nổi bật các sự việc và nhân vật chính . VB tóm tắt thường ngắn gọn nên dễ nhớ.
II.Thực hành tóm tắt văn bản tự sự:
- Các sự việc nêu khá đầy đủ của cốt truyện. Tuy nhiên cần bổ sung chi tiết quan trọng đó là: Sau khi vợ tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ cái bóng trên vách và bảo đó chính là cha Đản. Sự việc này làm Truơng Sinh hiểu ra vợ mình bị oan.
 HĐ4: Luyện tập : Gv hướng dẫn HS làm các bài thực hành luyện tập.
 Bài1: Luyện viết tóm tắt truyện ngắn “ Lão Hạc” –Nam Cao.
 Bài 2: Luyện nói: Tóm tắt 1 câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã dược nghe hoặc chứng kiến.
 HS trình bày trước lớp
 HS khác và GV cùng nhận xét; GV đọc mẫu 1 bản tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc”.
 HĐ5: Củng cố dặn dò:
HS cần nắm được cách tóm tắt văn bản tự sự. 
 Làm các bài tập còn lại. 
 - Chuẩn bị bài sau.
 .
NS: 15/9 NG: 17/9/09
 Tiết 21: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
 A. Mục tiêu cần đạt.
 1/ Kiến thức:- Nắm được từ vựng của 1 ngôn ngữ ko ngừng phát triển. Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc.
	- Nắm đươc 2 phương thức chuyển nghĩa của từ là: ẩn dụ và hoán dụ.
 2/ Kỹ năng: Mở rộng được vốn từ theo 2 cách đã học.
 3/ Thái độ: Nắm được vai trò của sự phát triển của từ vựng.
 B. Chuẩn bị:
 1/ GV:- Chuẩn bị bài,SGK,SGVNV9 T1
	- Chuẩn bị bảng phụ và bảng hoạt động nhóm.
 2/ HS: - Chuẩn bị bài “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” –PBC.
	-Chuẩn bị nội dung bài học.
 C. Kiểm tra bài cũ.
Chọn 1 đoạn trong các văn bản đã học ở lớp 9 và viết 1 đoạn văn có chứa lời dẫn TT, GT.
	- 2 hs viết đoạn văn.
	- Hs khác nhận xét.
	- GV nhận xét và cho điểm.	
 Ngày soạn 15/ 9/09
Tiết 22:Văn bản	 Ngày dạy 17/9/09
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
 A.Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức: HS thấy được cuộc sống xa hoa của vua, chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.
2/ Kỹ năng: Có được kỹ năng đọc, tóm tắt VB và PTVBTS
3/ Thái độ: Thấy được rõ bộ mặt thật của CĐPK trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, cảm thương sâu sắc với đời sống nhân dân lúc bấy giờ. Biết liên hệ với đời sống người dân dưới CĐXHCN.
B.Chuẩn bị :
1.GV : Tham khảo tài liệu, chuẩn bị câu hỏi thảo luận ra giấy.Sưu tầm TP “ Vũ trung tuỳ bút”
2.HS : Đọc, tìm hiểu và soạn bài. 
 C. KT bài cũ : 
 - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 - Kể tóm tắt chuyện người con gái 
 D. Tiến trình các hoạt động dạy và học.
 GV giới thiệu Tác giả sống vào thời kì khủng hoảng trầm trọng của xã hội phong kiến nên sớm có tư tưởng ẩn dật, và sáng tác trên nhiều lĩnh vực, văn học, triết học, sử học Nói qua về giá trị đặc sắc của Tuỳ bút.
HĐ của Thầy & Trò
Nội dung chính
HĐ1. Khởi động: GV đọc đoạn thơ trong VB “ vào trịnh phủ”
HĐ2. Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung.
* Giới thiệu chung : GV gọi HS đọc chú thích (*) .(SGK/ 61 ) Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm ?
 * GV hướng dẫn đọc với giọng điệu phê phán. Giải thích các từ khó.
* ? Thể loại : Hãy cho biết bài văn thuộc thể loại nào?
* ? Nêu bố cục văn bản?
 Đ1:Triệu bất thường: C/S xa hoa hưởng lạc của chúa Trịnh Sâm. 
 Đ 2: Lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng.
HĐ3. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
*. GV gọi HS đọc đoạn văn từ đầu cho đến ”biết đó là triệu bất thường”
(?) Tìm hiểu những chi tiết , sự việc thể hiện thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa ?
- Chúa cho xây dựng nhiều cung điện , đình đài ở các nơi để thoả ý “thích chơi đèn đuốc”, ngắm cảnh đẹp, ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa,vì vậy việc xây dựng cứ liên miênà hao tiền tốn của.
-Những cuộc dạo chơi của chúa Trịnh ở Tây Hồ được miêu tả tỉ mỉ: diễn ra thường xuyên “tháng ba bốn lần”, huy động rất đông người hầu hạ “binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ”, các nội thần, các quan hộ giá, nhạc công, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém “các nội thần ăn mặc giả đàn bà bày hàng bán quanh hồ, thuyền ngự dạo trên hồ, chốc chốc lại ghé vào bờ mua bán, dàn nhạc bố trí khắp nơi quanh hồ để tấu nhạc làm vui”
- Việc tìm thu vật “phụng thủ” chim quý thú lạ, cây cổ thụ, những hòn đá hình dáng kì lạ, chậu hoa cây cảnh..”. Tác giả miêu tả kĩ việc đưa cây cổ thụ từ “từ bên bắc chở qua sông mang về” phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi.
àThực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô diểm cho nơi ở của chúa.
(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn?
- Miêu tả cụ thể, chân thực và khách quan , không xen lời bình của tác gia, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉû vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng.
(?) Tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn: “Mỗi khi đêm thanh, cảnh vắng biết đó là triệu bất tường” ?
- Cảnh được miêu tả là cảnh thực ở những khu vườn rộng, đầy “trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch” lại được bày vẽ tô điểm như“bến bể đầu non”
(?) Cảnh đó gợi lên cho người đọc cảm giác như thế nào?
à gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương chứ không phải trước cảnh đẹp bình yên, phồn thực.
(?) Điều này nói lên số phận của triều đại nhà chúa ra sao?
- Triều đại thối nát suy vong.
*. Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào ?
- nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay , thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” đêm đến lấy phăng đi. Rồi buộc tội đem dấu vật cung phụng để doạ lấy tiền”
(?) Em nhận xét gì về các thủ đoạn của chúng?
- Đó là hành động vừa ăn cắp vừa la làng, người dân như thế là bị cướp của đến hai lần, bằng không thì cũng tự tay phải huỷ bỏ của quý của mình. Đó là điều hết sức vô lí và bất công.
(?) Tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn cuối bài “Nhà ta ở phường Hà Khẩu  cũng vì cớ ấy” ?
- Đoạn vănê có ý nghĩa giúp làm tăng sức thuyết phục cho những chi tiết mà tác giả ghi ở trên đồng thời làm cho cách viết thêm pho ...  chế lạc hâu đem hạnh phúc cho mọi người. Cáh khai hác tình huống kịch đặc sắc.
4. Hướng dẫn về nhà : Ôn tập kĩ những kiến thức cơ bản theo bảng tổng hợp.
5. Rút kinh nghiệm :
Tuần 34:	Ngày soạn :08/05/06
Tiết 168:	Ngày dạy : 11/05/06
TỔNG KẾT VĂN HỌC (TIẾP)
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Hệ thống hoá kiến thức văn học về : các bộ phận hợp thành của văn học, tiến trình lịch sử văn học, nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam, một số thể loại văn học
- Bồi dưỡng tình cảm và trách nhiệm đối với văn học dân tộc. CẢm nhận được những giá trị truyền thống của văn học dân tộc.
B. Chuẩn bị :
1. GV:Soạn bài, Bảng phụ, 
2. HS:Đọc, tìm hiểu và soạn bài
C. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định : (1phút )
2. KT bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. 
I. Nhìn chung về văn học Việt Nam :
1. Các bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam :
a. Văn học dân gian :
- Hoàn cảnh ra đời : Trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội 
- Đối tượng sáng tác : Chủ yếu là những người lao động ở tầng lớp dưới à Văn hộc bình dân, sáng tác mang tính cộng đồng.
- Đặc tính : Tính tập thể, tính truyền miệng, dị bản, tiếp diễn xướng.
- Thể loại : Phong phú (Truyện, ca dao dân ca, vè, câu đố, chèo  ) có văn hoá dân gian của các dân tộc (Mường, Thái, Chăm )
- Nội dung sâu sắc gồm : 
+ Tố cáo xã hội cũ, thông cảm với những nỗi nghèo khổ.
+ Ca ngợi nhân nghĩa, đạo lí.
+ Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, gia đình
+ Ước mơ cuộc sống tốt đẹp, thể hiện lòng lạc quan yêu đời, tin tưởng ở tương lai
b. Văn học viết :
- Về chữ viết : Có những sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ, tiếng Pháp (Nguyễn Aùi Quốc). Tuy viết bằng tiếng nước ngoài nhưng nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật vẫn thuộc về dân tộc à mang tính dân tộc đậm đà.
- Về nội dung : Bám sát cuộc sống, biến động của mọi thời kì, mọi thời đại.
+ Đấu tranh chống xâm lược, chống phong kiến, chống đế quốc.
+ Ca ngợi đạo đức nhân nghĩa, dũng khí.
+ Ca ngợi lòng yêu nước và anh hùng.
+ Ca ngợi lao động dựng xây .
+ Ca ngợi thiên nhiên.
+ Ca ngợi tình bạn bè, tình yêu, tình vợ chồng, mẹ cha
2. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam : (Chủ yếu là văn học viết )
a. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX :
Là thời kì văn học trung đại, trong điều kiện xã hội phong kiến suốt 10 thế kỉ cơ bản vẫn giữ được nền độc lập tự chủ.
- Văn học yêu nước chống xâm lược (Lý- Trần- Lê- Nguyễn) Có Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu).
- Văn học tố cáo xã hội phong kiến và thể hiện khát vọng tự do, yêu đương, hạnh phúc (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương)
b. Từ đầu thế kỉ XX đến 1945 :
- Văn học yêu nước và cách mạng 30 năm đầu thế kỉ (trước khi ĐCSVN ra đời) có TẢn Đà, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, và những sáng tác của Nguyễn Aùi Quốc ở nước ngoài.
- Sau 1930: Xu hướng hiện đại trong văn học với văn học lãng mạn “Nhớ rừng”, văn học hiện thực “Tắt đèn”, văn học cách mạng “Khi con tu hú”.
c. Từ 1945 đến 1975 :
- Văn học viết về kháng chiến chống Pháp (Đồng Chí, Đêm nay BÁc không ngủ, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng)
- Văn học viết về kháng chiến chống Mĩ (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, những ngôi sao a xôi, Aùnh trăng)
- Văn học viết về cuộc sông lao động (Đoàn thuyền đánh cá, Vượt thác)
d. Từ sau 1975 :
- Văn học viết về chiến tranh (Hồi ức, kỉ niệm)
- Viết về sự ngiệp xây dựng đổi mới (Lặng lẽ Sa Pa)
3. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam :
a. Tư tưởng yêu nước : Chủ đề lớn, xuyên suốt trường kì đấu tranh giải phóng dân tộc (căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu, dám hi sinh và xả thân, tình đồng chí đồng đội, niềm tin chiến thắng).
b. Tinh thần nhân đạo : Yêu nước và thương yêu con người đã hoà quyện thành tinh tầhn nhân đạo. (Tố cáo bóc lột, thông cảm người nghèo khổ, lên tiếng bênh vực quyền lợi con người – nhất là người phụ nữ, khát vọng tự do và hạnh phúc 
c. Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan : Trải qua các thời kì dựng nước và giữ nước, lao động và đấu tranh, nhân dân Việt Nam đã thể hiện sự chịu đựng gian khổ trong cuộc sống đời thường và trong chiến tranh à Tạo nên sức mạnh chiến thắng.
- Tinh thần lạc quan, tin tưởng cũng được nuôi dưỡng từ trong cuộc sống đầy gian khổ, hy sinh và cũng rất hào hùng. Là bản lĩnh của người Việt, là tâm hồn người Việt Nam.
d. Tính thẩm mĩ cao : Tiếp thu truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nước ngoài (Trung Quốc, Pháp, Anh) Văn học Việt Nam không có những tác phẩm đồ sộ, nhưng với những tác phẩm quy mô vừa và nhỏ, chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị (Những câu ca dao tục ngữ, những pho sử thi, tiểu thuyết, thơ ca)
* Tóm lại : 
- Văn học Việt Nam góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách tư tưởng cho các thế hệ người Việt Nam.
- Là bộ phận quan trọng của văn hoá dân tộc thể hiện những né tiêu biểu của tâm hồn, lối sống, tính cách và tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong các thời đại.
II. Sơ lược về một số thể loại văn học :
1. Một số thể loại văn học dân gian :
a. Thơ ca dân gian: Ca dao dân ca, vè, tục ngữ, câu đố, 
b. Truyện dân gian : Cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, ngụ ngôn, truyện cười, anh hùng ca
2. Một số thể loại văn học trung đại :
a. Các thể thơ : 
- Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc: Thể cổ phong và thể thơ Đường Luật 
+ Gồm Côn Sơn ca, Chinh phụ ngâm
+ Thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú (Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh)
+ Các thể thơ có nguồn gốc dân gian : Truyện Kiều, Thơ Tố Hữu.
b.Các thể truyện kí : - Truyện truyền kì. Tiểu thuyết chương hồi
c. Truyện thơ Nôm : - Truyện Kiều, Lục Vân Tiên.
d. Văn nghị luận : Gồm các thể ; Hịch, chiếu, cáo, tấu.
4.Một số thể loại văn học hiện đại :
- Gồm truyện ngắn, thơ, kịch, tuỳ bút
III.Luyện tập :
Bài tập 3 : Bài “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
Bước tới đèo ngang bóng xế tà	T 	T 	B 	B 	T 	T 	B
Cỏ cây chen đá lá chem hoa	T 	B 	B 	T 	T 	B 	B
Lưa thưa dưới núi tiều vài chú	B 	B 	T 	T 	B 	B 	T 
Lác đác bên sông chợ mấy nhà	T 	T 	B 	B 	T 	T 	B
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc 	T 	T 	B 	B 	B 	T 	T
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia	B 	B 	T 	T	 T 	B 	B
Dừng chân đứng lại trời non nước	B 	B 	T 	T 	B 	B 	T
Một mãnh tình riêng ta với ta	T 	T 	B 	B 	B 	T 	B
Bài tập 5 : Ca dao và truyện Kiều (lục bát) có khả năng biểu hiện tâm trạng, kể chuyện, thuật việc.
+ Ca dao : 	Con có mà đi ăn đêm
	Người ta đi cấy lấy công 
+ Truyện Kiều : 	Cảnh ngày xuân
	Tài sắc chị em Thuý Kiều.
4. Hướng dẫn về nhà : Nắm vững những nội dung tổng kết. Chuẩn bị bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
5. Rút kinh nghiệm :
 	Ngày soạn :
Tiết 173,174:	 Ngày dạy : 
THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI
A. Mục tiêu cần đạt :
Kiến thức: Học sinh :
 - Hiểu trường hợp viết thư (điện), chúc mừng thăm hỏi.
 - Biết cách thức viết thư (điện), chúc mừng thăm hỏi.
 - Biết cách vận dụng viết thư (điện), chúc mừng thăm hỏi trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập.
 2. Kĩ năng: Viết được thư, điện chúc mừng thăm hỏi đạt yêu cầu. 
 3. Thái độ: Hiểu đúng mục đích, vai trò của thư điện chúc mừng thăm hỏi.
B. Chuẩn bị :
 1. GV: Soạn bài, bảng phụ.
 2. HS: Đọc, tìm hiểu và soạn bài
C. KT bài cũ: 
Thế nào là hợp đồng ? Nêu thể thức trình bày một hợp đồng ?
 HS trình bày, HS khác nhận xét, GV nhận xét chung 
 D. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
HĐ của Thầy & Trò
Nội dung chính
HĐ1: Khởi đông: GV giới thiệu bài mới
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu các trường hợp viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi :
* Những trường hợp cần gửi thư (điện), chúc mừng thăm hỏi.
- GV yêu cầu HS đọc các trường hợp trong SGK.
* Trả lời câu hỏi :
(?) Dựa vào các trường hợp trong SGK hãy cho biết trường hợp nào thì viết thư (điện) chúc mừng ? trường hợp nào thì viết thư (điện) thăm hỏi ?
(?) Qua đó nêu mục đích của việc viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi khác nhau như thế nào ? 
HĐ3: Hướng dẫn cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi :
(?) HS đọc bài tập trong SGK rồi trả lời câu hỏi ?
Gv nhận xét rút ra kết luận.
* Nôị dung: - Giống nhau
 - Khác nhau
* Hình thức: 
* Cách viết:
I. Những trường hợp viết thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi :
* Những trường hợp cần gửi thư (điện), chúc mừng thăm hỏi.
- Các trường hợp SGK.
* Trả lời câu hỏi :
a. Trường hợp viết thư (điện) chúc mừng : Khi người nhận có những sự kiện vui mừng phấn khởi có ý nghĩa. Vd (Đạt huân huy chương, giải thưởng lớn, đỗ đạt. )
b. Trường hợp viết thư (điện) thăm hỏi : Khi người nhận gặp những rủi ro, những điều không mong muốn như ( đau ốm, người thân qua đời, thiệt hại tài sản  )
c. Mục đích của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi khác nhau:
- Chúc mừng : Khuyến khích, cổ vũ niềm vui lớn cho người nhận để thành đạt hơn.
- Thăm hỏi : Động viên, an ủi người nhận thêm bớt nỗi buồn đau, vượt qua khó khăn, thử thách.
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi :
* - Nêu được lí do (chúc mừng, thăm hỏi)
 - Suy nghĩ, cảm xúc
 - Lời chúc, Lời thăm hỏi
 - Họ tên địa chỉ người nhận, người gửi
* Viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân tình.
* Ghi nhớ : SGK/ 204
 HĐ4: Hướng dẫn luyện tập: III.Luyện tập : 
Bài tập 1 : Hoàn chỉnh các bức điện theo mẫu.
TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
 ĐIỆN BÁO
a b 
c d
Họ tên, địa chỉ người nhận :...
Nội dung: .
.
.
..
Họ tên địa chỉ người gửi : 
.
 Bài tập 2 : - Tình huống viết thư (điện) chúc mừng : a, b, d, e.
	 - Tình huống viết thư (điện) thăm hỏi : c.
 HĐ5: Củng cố dặn dò: Nắm vững kiến thức đã học trong chương trình THCS.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 theo chuan KTKN.doc