Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 20: Tiếng Việt Sự phát triển của từ vựng

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 20: Tiếng Việt Sự phát triển của từ vựng

Tiếng Việt

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

v MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh nắm được.

 - Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.

 - Sự phát triển của từ vựng thể hiện trước hết ở hình thức một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa trên cơ sở một nghĩa gốc.

 - Đồ dùng: Sưu tầm từ nhiều nghĩa đưa vào văn cảnh .

v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

Kiểm tra:

Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp có gì giống và khác nhau ? Cho ví dụ minh họa ?

Chuyển lời dẫn trực tiếp sau sang lời dẫn gián tiếp :

Bấy giờ , bà mẹ mới vui lòng , nói : “Đây là chỗ con ta ở được đây”. ( Mẹ hiền dạy con )

3. Tổ chức hoạt động dạy – học

 Giới thiệu : Trong quá trình phát triển của xã hội , nhiều sự vật , hiện tượng mới nảy sinh . Do vậy ngôn ngữ cũng phải có những từ ngữ mới để biểu thị các sự vật , hiện tượng đó . Sự phát triển của từ ngữ diễn ra theo hai con đường . Thứ nhất , tạo thêm nghĩa mới cho những từ có sẵn để biểu thị sự vật , hiện tượng mới . Thứ hai , phát triển số lượng từ ngữ bằng cách sáng tạo hoặc vay mượn thêm những từ ngữ mới . Tiết học hôm nay , chúng ta cùng tìm hiểu sự phát triển của từ ngữ theo hướng thứ nhất .

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 20: Tiếng Việt Sự phát triển của từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 04	Ngày soạn : 
Tiết 20	Ngày dạy : 
Tiếng Việt
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh nắm được.
 - Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.
 - Sự phát triển của từ vựng thể hiện trước hết ở hình thức một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa trên cơ sở một nghĩa gốc.
 - Đồ dùng: Sưu tầm từ nhiều nghĩa đưa vào văn cảnh .
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra: 
sCách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp có gì giống và khác nhau ? Cho ví dụ minh họa ?
sChuyển lời dẫn trực tiếp sau sang lời dẫn gián tiếp :
Bấy giờ , bà mẹ mới vui lòng , nói : “Đây là chỗ con ta ở được đây”. ( Mẹ hiền dạy con ) 
3. Tổ chức hoạt động dạy – học 
 	Giới thiệu : Trong quá trình phát triển của xã hội , nhiều sự vật , hiện tượng mới nảy sinh . Do vậy ngôn ngữ cũng phải có những từ ngữ mới để biểu thị các sự vật , hiện tượng đó . Sự phát triển của từ ngữ diễn ra theo hai con đường . Thứ nhất , tạo thêm nghĩa mới cho những từ có sẵn để biểu thị sự vật , hiện tượng mới . Thứ hai , phát triển số lượng từ ngữ bằng cách sáng tạo hoặc vay mượn thêm những từ ngữ mới . Tiết học hôm nay , chúng ta cùng tìm hiểu sự phát triển của từ ngữ theo hướng thứ nhất .
Hoạt động của Thầy và Trò
Ø Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu sự phát triển và biến đổi nghĩa của từ ngữ?
- Gọi HS đọc bài “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”.
Hỏi: Từ “ kinh tế” có nghĩa là gì? Ngày nay nghĩa đó còn dùng nữa không?
HS đọc 2 ví dụ và 2 yêu cầu chỉ ra nghĩa của từ “ xuân”, “ tay” trong mỗi trường hợp.
Nhận xét gì về nghĩa của từ theo sự phát triển của thời gian? rút ra ghi nhớ (SGK)
 Theo em từ “xuân”, “tay” phát triển nghĩa theo phương thức nào?
 GV phân biệt ẩn dụ từ vựng và ẩn dụ tu từ bằng các ví dụ mắt, tay.
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1
 Xác định yêu cầu bài tập.
 GV cho HS xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa.
Bài 2 –3 chia 2 nhóm 
 Gọi HS lên bảng trình bày.
Bài 4
- GV cho ví dụ minh họa mẫu 1 ví dụ.
- Cho 4 tổ làm 4 ví dụ.
Nội dung cần đạt
I. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
1. Ví dụ
Kinh tế : Kinh bang tế thế
 Trị nước cứu đời
 Hoạt động lao động sản xuất, phát triển và sử dụng của cải .
Xuân 1: mùa
Xuân 2: Tuổi trẻ (ẩn dụ)
Tay 1: Bộ phận cơ thể 
Tay 2: Chuyên giỏi về 1 môn ( hoán dụ)
2. Kết luận (ghi nhớ SGK) 
- Nghĩa của từ phát triểntừ nghĩa gốcnghĩa chuyển. 
- 2 phương thức là ẩn dụ, hoán dụ. 
II. LUYỆN TẬP
Bài 1 
- Chân 1: Nghĩa gốc.
- Chân 2: Chuyển hoán dụ.
- Chân 3: Chuyển ẩn dụ.
- Chân 4: Chuyển ẩn dụ.
Bài 2
 Tra trong các tên gọinghĩa chuyển.
Bài 3
 Đồng hồ điện ...những khí cụ để đo có bề mặt giống đồng hồ.
Bài 4
 Ví dụ: -Sông núi nước Nam vua Nam ở.
- Ông vua dầu lửa là người ở I–rắc.
 Từ “ Mặt trời” trong lăng ẩn dụ tu từ có nghĩa lâm thời.
	4. ĐÁNH GIÁ :
? Xác định các từ có nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ trong các trường hợp sau 
	-Bạc tình nổi tiếng lầu xanh ,
 Một tay chôn biết mấy cành phù dung . ( Truyện Kiều )
	-Gia đình Tú Xương có 7 miệng ăn .
	-Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa .
5. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
 - Phân biệt hiện tượng nghĩa và biện pháp tu từ.
 - Hoàn thành bài tập: tìm 3 từ có hiện tượng chuyển nghĩa.
 - Chuẩn bị luyện tập: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
G.v nhận xét và đánh giá giờ học .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_20_tieng_viet_su_phat_trien_c.doc