Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 21 đến tiết 25

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 21 đến tiết 25

LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

A/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Cũng cố khắc sâu kiến thức về mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.

2. Kĩ năng: Rèn kuyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

b/ chuẩn bị :

1. Giáo viên: Bảng phụ, văn bản tự sự.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

c/ tiến trình bài dạy:

I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Tóm tắt ngắn gọn tp Chuyện người con gái Nam Xương

III. bài mới:

1. đặt vấn đề: Gv yêu cầu hs nhắc lại thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.

2. triển khai bài:

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 21 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 20	 Ngày soạn:......../......./...........
luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố khắc sâu kiến thức về mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn kuyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, văn bản tự sự.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Tóm tắt ngắn gọn tp Chuyện người con gái Nam Xương
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv yêu cầu hs nhắc lại thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Quan sát các tình huống trong sách gk. Thảo luận rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
Gv: Khái quát.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc ví dụ trong sgk.
* Theo em các chi tiết đã đầy đủ chưa? Thiếu sự việc nào?
Hs: Tóm tắt lại nội dung của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
* Rút ra kết luận gì về việc diễn đạt tóm tắt văn bản tự sự?
Hoạt động 3:
Bài tập: Hs hoạt động nhóm, đại diện trình bày, chọn tác phẩm, gạch chân các ý sự việc.
I. Sự cần thiết tóm tắt văn bản tự sự:
- Tóm tắt văn bản tự sự à người đọc, người nghe hiểu được nội dug chính của một câu chuyện.
- Văn bản tóm tắt nổi bật được yếu tố tự sự và nhân vật à ngắn gọn, dể nhớ.
II. Thực hành:
* Sự việc thiếu: Trương Sinh nghe con chỉ về cái bóng bảo là cha
 à Hiểu ra nổi oan của vợ.
à Tóm tắt ngắn gọn, làm nổi bật sự việc và nhân vật.
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cơ bản cần nắm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập. Đánh giá bài tập làm văn, chuẩn bị cho bài trả bài.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 22 	 Ngày soạn:......../......./08
chuyện cũ trong phủ chúa trịnh
	(Phạm Đình Hổ)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, quấy nhiểu dân lành của bọn quan lại.
2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích thể văn tùy bút.
3. Thái độ: Thái độ phê phán thói xa hoa, phung phí, thói cữa quyền trong xã hội cũ.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh họa, một số tài liệu về chúa Trịnh.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nhận xét về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv cho hs thấy được đặc điểm của chế độ xã hội phong kiến, và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn. Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2:
Hs: Tìm kiếm các chi tiết cho thấy những thú vui của chúa Trịnh.
* Nhận xét cách tiêu khiển của chúa Trịnh?
Hs: Tìm kiếm các chi tiết cho thấy những hành vi quấy nhiểu nhân dân của bọn quan lại.
* Bọn quan lại đã có những chiêu bài như thế nào? Qua đó cho thấy bản chất gì của bọn quan lại?
* Từ đó chúng ta có thể hình dung ra được một xã hội như thế nào?
Hoạt động 3:
* Nhận xét về cách diễn đạt của tác giả?
* Nhưng tiếng kêu của chim chóc trong phủ chúa được xem là “ triệu bất thường” cho thấy tác giả muốn thể hiện thái độ gì?
Hoạt động 3:
Hs: Khái quát về ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Gv: Chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
- Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) Quê ở tỉnh Hải Dương. Có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trên nhiều lĩnh vực.
- Vũ trung tùy bút là tác phẩm được viết trong những ngày mưa theo thể tùy bút, bao gồm 88 mẫu chuyện nhỏ.
2. Đọc bài:
* Chú thích.
II. Phân tích:
1. Thói ăn chơi của chúa Trịnh và sự sách nhiểu dân của bọn quan lại.
a. Thói ăn chơi của chúa Trịnh:
- Thích đèn đuốc, xây nhiều cung điện , thường ngự ở các li cung.
à Phung phí, vô bổ, sa đọa.
- Thường lấy các con vật, cây kiểng của dân à tạo nên cớ để bọn quan lại vơ vét của cải, sách nhiểu nhân dân.
- Cách vận chuyển các gốc cây cũng cho thấy sự phung phí, coi thường phép tắc, coi thường nhân dân.
b. Các quan lại:
- Lợi dụng vào sở thích của vua mà làm hại dân, vơ của cải làm giàu và nịnh hót vua.
ằ Xã hội bất công, sa đọa, không chăm lo đến đời sống của nhân dân.
2. Thái độ của tác giả:
- Tác giả miêu tả tỉ mỉ không có lời nhận xét thể hiện tính khách quan.
- Xem những trò chơi của vua là triệu bất thườngà Phê phán kín đáo, tố cáo sự xa xĩ, nhiểu loạn của vua chúa.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (sgk)
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị tố cáo và nghệ thuật của văn bản. 
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, đọc, tìm hiểu nội dung của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí. 
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 23 	Ngày soạn:......../......./...........
hoàng lê nhất thống chí
	(Ngô Gia Văn Phái)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và bọn tay sai.
2. Kĩ năng: Phân tích thể văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thật, sinh động.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, căm thù giặc.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chân dung Nguyễn Huệ, tranh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv giới thiệu một số vị anh hùng dân tộc trong đó có vị anh hùng Nguyễn Huệ và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mình về tác giả và tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn. Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Tóm tắt ý chính từng đoạn.
Hoạt động 2:
* Tìm những chi tiết thể hiện hành động của Nguyễn Huệ ?
* Nhận xét hành động của Nguyễn Huệ?
* Qua đó em thấy được điều gì ở người anh hùng Nguyễn Huệ?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Ngô Gia Văn Phái: Tập thể tác giả thuộc họ ngôThì - Hà Tây. Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.
* Tác phẩm là một tiểu thuyết lịch sử cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19.
2. Đọc bài:
* Chú thích:
* Bố cục:
- Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế cầm quân dẹp giặc.
- Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng.
- Sự đại bại của giặc và bọn tay sai bán nước.
II. Phân tích:
1. Hình ảnh Nguyễn Huệ - Quang trung:
* Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất hiệu quả.
ằ Người anh hùng biết nhìn xa trông rộng, có hành động mạnh mẽ, chính xác.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về nội dung văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung văn bản, đọc và tóm tắt văn bản, phân tích các nội dung của văn bản.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 24 	Ngày soạn:......../......./...........
hoàng lê nhất thống chí
	(Ngô Gia Văn Phái)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại thắng quân Thanh, sự thất bại thảm hại của quân xâm lược và bọn tay sai bán nước.
2. Kĩ năng: Phân tích thể loại văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thật sinh động.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, căm thù giặc, lòng tự hào dân tộc.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chân dung Nguyễn Huệ, tranh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu cảm nhận của em về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ?
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Ngoài biểu hiện con người quyết đoán, nhanh gọn, Quang Trung còn thể hiện trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén, hãy chứng minh?
* Chi tiết nào giúp ta đánh giá được tầm nhìn xa của Nguyễn Huệ?
* Nhận xét về hình ảnh nguyễn Huệ được thể hiện như thế nào?
Hoạt động 2:
* Em biết gì về tên tướng Tôn Sĩ Nghị?
* Số phận của bon xâm lược như thế nào trước sự tấn công của quân ta?
* Tình cảnh của bọn vua tôi nhà Lê lúc này như thế nào?
* Tác giả có thái độ như thế nào?
Hoạt động 3:
Hs: Khái quát về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Gv: Nhân xét, chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
II. Phân tích:
1. Hình ảnh Nguyễn Huệ - Quang Trung:
* Trí tuệ ssáng suốt sâu xa, nhạy bén.
- Phân tích tình hình, phủ dụ quân lính, xét đoán và dùng người một cách sáng suốt.
- Mới khởi binh đã khẳng định chiến thắng. Có kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng nhằm tránh chiến tranh lâu dài về sau.
- Dụng binh như thần.
ằ Qua kể, tả, thuật cho thấy tư thế oai phong lãm liệt của người anh hùng mang tính sử thi.
2. Sự thảm bại của tương nhà Thanh và vua tôi nhà Lê:
* Tôn Sĩ Nghị: Kẻ tướng bất tài, kiêu căng tự mản, chủ quan khinh địch, cho quân lính mặc sức ăn chơi.
* Khi quân Tây Sơn tiến đánh
 à sợ mất mật, xin ra hàng.
* Vua tôi nhà Lê tiếp tay cho giặc, mưu cầu lợi riêng, chịu sự sĩ nhục, mất tư cách quân vương.
- Lâm vào cảnh khốn quẫn
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (sgk)
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cơ bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, đọc, tìm hiểu Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 25 	Ngày soạn:......../......./...........
sự phát triển từ vựng
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được sự phát triển của từ bằng nhiều hình thức khác nhau như phát triển nghĩa của từ, tăng thêm số lượng từ vựng và các từ mượn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ và tạo từ mới.
3. Thái độ: Tích cực, sáng tạo, tự giác.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, từ điển tiếng Việt.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Thế nào là phát triển nghĩa của từ?
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Cho một số từ đã có sẵn, yêu cầu hs kết hợp các từ đó để tạo thành từ mới.
Hs: Thảo luận, trình bày.
* Kết hợp các từ đã có tạo thêm từ mới nhằm mục đích gì?
Hoạt động 2:
Hs: Đọc ví dụ, tìm các từ không có trong từ điển từ thuần Việt.
* Các từ đó vốn là tiếng của nước nào?
Hs: Khái quát.
Gv: Nhận xét, bổ sung, yêu cầu hs tìm thêm một số từ mượn.
Hoạt động 3:
Bài tập 1: Hs hoạt động nhóm, đại diện trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
Bài tập 2: Hs tìm kiếm, trình bày.
Bài tập 3: Hs thảo luận, bàn bạc, trình bày.
I. Tạo từ ngữ mới:
1. Ví dụ:
2. Kết luận: Tạo thêm từ mới làm cho vốn từ tăng thêm là một hình thức phát triển từ vựng.
II. Từ mượn:
1. Ví dụ:
a, Thanh minh, tảo mộ.
b, Bạc mệnh, chuyên.
c, Ma kết tinh.
2. Kết luận: Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài là một trong những hình thức để phát triển vốn từ.
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
x + Trường.
x + Hóa.
x + Điện tử.
Bài tập 2:
Bài tập 3:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cư bản về phát triển từ vựng.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của thuật ngữ.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct21-t25.doc