Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 26 đến tiết 30

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 26 đến tiết 30

Bài 6

" TRUYỆN KIỀU " CỦA NGUYỄN DU

TIẾT 26: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

A.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

-Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

-Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.Từ đó thấy được truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.

2.Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng khái quát và trình bày nội dung dựa vào sách giáo khoa.

3.Thái độ;

-Có ý thức sưu tầm học thuộc những câu thơ trong truyện Kiều, biết cảm thông chia sẻ với nhân vật.

B. Thiết bị dạy-học:

-Thầy : Nghiên cứu tài liệu, Sưu tầm một số lời bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

-Trò: Chuẩn bị bài, tóm tắt tác phẩm.

C .Tổ chức các hoạt động.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5 )

? Hình tượng người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ hiện lên qua hồi thứ 14 như thế nào? Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?

* Hoạt động 2: Khởi động . ( 1 )

Nguyễn Du là đại thi hào văn học dân tộc là danh nhân văn hóa thế giới với Truyện Kiều viết bằng thơ Nôm cuối thế kỉ XVIII. Có thể nói Truyện Kiều là một kiệt tác văn học Việt Nam, không những có vị trí quan trọng trong lịch sử văn hóa nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc. Để hiểu rõ những giá trị của tác phẩm chúng ta tìm hiểu bài.

* Hoạt động 3: Bài mới ( 37 )

 

doc 21 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 26 đến tiết 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:27/9/08 
Ngày giảng:29/9/08 
Bài 6
" Truyện Kiều " của Nguyễn Du
Tiết 26: Đọc - Hiểu Văn Bản
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
-Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
-Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.Từ đó thấy được truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.
2.Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng khái quát và trình bày nội dung dựa vào sách giáo khoa.
3.Thái độ;
-Có ý thức sưu tầm học thuộc những câu thơ trong truyện Kiều, biết cảm thông chia sẻ với nhân vật.
B. Thiết bị dạy-học: 
-Thầy : Nghiên cứu tài liệu, Sưu tầm một số lời bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
-Trò: Chuẩn bị bài, tóm tắt tác phẩm.
C .Tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
? Hình tượng người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ hiện lên qua hồi thứ 14 như thế nào? Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
* Hoạt động 2: Khởi động . ( 1’ )
Nguyễn Du là đại thi hào văn học dân tộc là danh nhân văn hóa thế giới với Truyện Kiều viết bằng thơ Nôm cuối thế kỉ XVIII. Có thể nói Truyện Kiều là một kiệt tác văn học Việt Nam, không những có vị trí quan trọng trong lịch sử văn hóa nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc. Để hiểu rõ những giá trị của tác phẩm chúng ta tìm hiểu bài.
* Hoạt động 3: Bài mới ( 37’ )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
GV: Gọi học sinh đọc phần 1 SGK/71
GV giới thiệu tên chữ, tên hiệu của Nguyễn Du.
-Tiên Du: Ung dung tự tại.
+Nước chảy (thuận thiên không làm điều gì trái ngược)
-Từ khi sinh ra đến năm 18 tuổi gọi là Du ( tên húy)
-Tên tự: Tố Như ( Trắng không thay đổi)
-Tên hiệu: Thanh Hiên
Tên hiệu, tên tự luôn gắn bó với nhau vì cùng trường nghĩa.
? Thời đại Nguyễn Du sống có những biến động gì?
?Những biến động đó có tác động vào cuộc đời và nhận thức của Nguyễn Du thế nào? 
GV bình khái quát.
? Nêu những nét chính về cuộc đời con người Nguyễn Du ? 
GV bổ sung:
-Họ: Nguyễn làng Tiên Điền là 1 gia tộc nhiều đời làm quan, gia tộc khoa bảng có 12 tiến sĩ đã tạo tố chất cho Nguyễn Du.
?Vốn sống của nhà thơ được đánh giá như thế nào? 
?Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du có những điểm gì đáng chú ý?
GV khái quát chuyển ý.
GV: Gọi học sinh đọc phần 2 của văn bản.
? Nêu nguồn gốc của Truyện Kiều?
GV: Giới thiệu,thuyết trình cho học sinh hiểu về nguồn gốc tác phẩm, khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Du.
-Từ một tác phẩm văn học Trung Quốc, Nguyễn Du thay đổi hình thức tác phẩm Và sáng tạo thêm cốt truyện, phù hợp với hiện thực Việt Nam.
GV giới thiệu tên tác phẩm: 
GV: Gọi học sinh đọc phần tóm tắt 
-Gọi 3 học sinh lên tóm tắt 3 phần ngắn gọn.
-1 học sinh tóm tắt toàn bộ tác phẩm.
GV giới thiệu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều.
? Giá trị nội dung của truyện Kiều thể hiện ở những khía cạnh nào?
?Những chi tiết nào cho thấy truyện Kiều mang giá trị hiện thực?
GV khái quát chuyển ý
?Giá trị nhân đạo được thể hiện như thế nào?
GV khái quát chuyển ý
? Trình bày 2 thành tựu lớn về nghệ thuật của tác phẩm.?
GV:Minh hoạ cách sử dựng ngôn ngữ trong tả cảnh như thế nào? Tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích đặc trưng thể loại truyện thơ?
GV:Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
? Kể tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều.
-H/S đọc
- Phát hiện
-Nhận xét
-Nghe
-Độc lập
HS nghe
-Nhận xét
-Khái quát
-Đọc
- HS nêu
-Trả lời
-Nghe
-Tóm tắt
-Nghe
-Khái quát
-Trả lời
-Nghe, ghi
HS trình bày
-Nghe
-Đọc ghi nhớ
I .Nguyễn Du ( 1765 – 1820 )
-Nguyễn Du ( 1765 – 1820 )
-Tên chữ : Tố Như ( Trắng không thay đổi)
-Tên hiệu: Thanh Hiên
1.Thời đại.
-Xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng.
-Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ: Khởi nghĩa Tây Sơn thống nhất đất nước.
-Triều Nguyễn thực hiện chính sách chuyên chế tàn bạo.
-Những thay đổi đó tác động vào tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực.
2.Cuộc đời, con người.
-Xuất thân từ một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học. 
-Bản thân: Mồ côi sớm , học giỏi nhưng gặp nhiều lận đận, bôn ba nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều vùng văn học khác dẫn tới ảnh hưởng đến sáng tác của nhà thơ.
- Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú. Trong những biến động dữ dội của lịch sử sống nhiều năm lưu lạc tiếp xúc với nhiều cảnh đời những con người, những số phận khác nhau. Qua nhiều vùng rộng lớn Trung Hoa với nhiều nền văn hóa rực rỡ tất cả những điều đó có ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Du. Tạo cho nhà thơ một trái tim yêu thương. Truyện Kiều là một minh chứng.
3.Sự nghiệp sáng tác văn học.
-Sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán, chữ Nôm.
+Chữ Hán: 3 tập: Thanh Hên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, tổng số 243 bài.
+Chữ nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, văn tế sống, Hai cô gái Trường Lưu...
Nguyễn Du là một thiên tài văn học.
II. Truyện Kiều:
1.Nguồn gốc tác phẩm.
- Truyện Kiều có nguồn gốc từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc. Một tác phẩm viết theo thể tiểu thuyết chương hồi (văn xuôi )
Tên: Đoạn trường tân thanh 
+Là tác phẩm viết theo lối tân nhạc phủ về nỗi đau đoạn trường ( nỗi đau tột độ tưởng như ai cầm dao cắt ruột mình ra từng khúc)
2.Tóm tắt tác phẩm ( 3 phần ).
-Gặp gỡ và đính ước.
-Gia biến và lưu lạc.
-Đoàn tụ.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật.
a. Giá trị nội dung.
- Giá trị hiện thực, Giá trị nhân đạo.
+ Phản ánh xã hội dương thời với cả bộ mặt tàn bạo của các tầng lớp thống trị: Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh: Bọn buôn thịt bán người; Hồ Tôn Hiến, Hoạn Thư : Quan lại tàn ác bỉ ổi.
-Phản ánh số phận bị áp bức đau khổ và tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Giá trị nhân đạo.
+Cảm thương sâu sắc trước những nỗi khổ của con người.
+Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo.
+Đề cao, trân trọng con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất. thể hiện những khát vọng chân chính (qua hình tượng Từ Hải)
+Hướng tới những giải pháp xã hội đem lại hạnh phúc cho con người. 
b.Giá trị nghệ thuật.
-Ngôn ngữ tinh tế, chính xác, biểu cảm. Ngôn ngữ kể chuyện đa dạng: Trực tiếp, gián tiếp, nửa trực tiếp.
-Nghệ thuật miêu tả phong phú.
III.Tổng kết.
* Ghi nhớ: SGK/80
IV.Luyện tập.
Kể tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp ( 1’ )
-Kể tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều. ? Nêu những hiểu biết của em 
về Nguyễn Du?
 -Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
-Vì sao nói Nguyễn Du có công sáng tạo lớn trong Truyện Kiều?
-Về học ghi nhớ; Soạn ''Chị em Thuý Kiều''.
Ngày soạn:28/9/2008 
Ngày giảng:30/9/08 
 Tiết 27: Chị em Thuý Kiều
 ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:-Thấy đợc tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: Khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
3. Thái độ 
:Thấy đợc cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều: Trân trọng ,ca ngợi vẻ đẹp con ngời.
B. Thiết bị dạy-học:
* GV: Soạn bài, bảng phụ, tranh minh hoạ 2 chị emThuý Kiều.
* HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
C..Tổ chức các hoạt động 
*Hoạt động 1.Kiểm tra bài cũ ( 5 ‘)
? Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều?
*Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1’)
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du miêu tả bức chân dung nhân vật rất đặc sắc. Hai chân dung đầu tiên mà ngời đọc thởng thức chính là chân dung hai ngời con gái họ Vơng...
*Hoạt động 3: Bài mới ( 37’ )
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung cần đạt
? Văn bản Chị em Thuý Kiều là một đoạn trích tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Dựa theo diễn biến cốt truyện, hãy xác định vị trí của đoạn trích
GV: Nêu yêu cầu đọc - đọc mẫu - gọi học sinh đọc - nhận xét.
Gọi học sinh đọc chú thích 1- 2- 5 - 9 - 14 SGK/82.
? Phơng thức biểu đạt của văn bản: Phơng thức nổi bật nhất?
? Dựa vào diễn biến nội dung, có thể chia văn bản này thành mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?
? Đọc 4 câu thơ đầu: Bốn câu đầu tả vẻ đẹp của ai?
GV: Đọc 2 câu thơ đầu.
? ''Tố Nga ''có nghĩa là gì?
? Tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều tác giả đã mợn hình ảnh nào?
? Nói ''mai cố cách, tuyết tinh thần'' có nghĩa là nh thế nào?
? Nhận xét cách dùng hình ảnh miêu tả?
? Cách giới thiệu '' Mỗi ngời một vẻ...mời''.Cho em hiểu gì về nét đẹp của hai chị em Kiều?
? Vậy qua tìm hiểu em thấy hai chị em thuý Kiều đều có một vẻ đẹp nh thế nào?
GV: Nh vậy, 4 câu thơ đầu Nguyễn Du đã gửi vào câu chữ biết bao tình cảm mến yêu trân trọng. Lời khen chia đều cho hai ngời. Liền sau đó tác giả lại tập trung rọi sáng từng ngời.
? Sau khi giới thiệu tác giả giới thiệu cụ thể vẻ đẹp của ai? ở những câu thơ nào?
? Chân dung Thuý Vân đợc giới thiệu nh thế nào?
? Từ "trang trọng" gợi vẻ đẹp nh thế nào?
? Những nét nào của T.Vân đợc miêu tả?
? Tác giả đã dùng những hình ảnh nào để miêu tả Thuý Vân?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng ở đây? Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp nh thế nào?
? Tại sao khi miêu tả Thuý Vân tác giả lại dùng từ ''thua'', ''nhờng'' viết nh vậy nhằm dụng ý gì?
? Nếu cho rằng cách miêu tả trên chứa đựng quan niệm thiên mệnh của Nho giáo có đợc không? Vì sao?
Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm ngời có nhân.
Bắt phong trần...cao
-Có đâu thiên vị...
Chữ tài, chữ mệnh đồi dào cả hai.
Thuý Vân không tài hoa, tạo hoá nhờng bớc trong cuộc đời...Nh vậy qua cách miêu tả em thấy số phận của Thuý Vân nh thế nào?
? Nếu vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu thì vẻ đẹp của Kiều ra sao?
GV: Gọi 1 học sinh đọc''Kiều càng...nào nhân'' .Nội dung.
? Tả về Thuý Kiều tác gỉa dùng bao nhiêu câu thơ? Tả về những khía cạnh nào?
? Đọc những câu thơ miêu tả tài sắc của Kiều?
? ''Làn thu thuỷ, nét xuân sơn''em hiểu nghĩa là nh thế nào?
GV: Tác giả đã lấy vẻ đẹp của nớc non để diễn tả vẻ đẹp của Kiều.
? Nhận xét việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật của tác giả? 
? Vẻ đẹp Thuý Kiều là vẻ dẹp nh thế nào?
? Ngoài vẻ đẹp tác giả còn chú ý miêu tả vấn đề gì?
? Tài của Kiều đợc miêu tả qua những câu thơ nào? 
? Em hiểu nh thế nào về ''thi hoạ'', ''ca ngâm'' ? Nghĩa cả câu?
? ''Cung thơng...ngữ âm'' Em hiểu gì về câu thơ trên?
?''Nghề riêng ăn đứt...''.Lí giải?
? Vậy Kiều có những tài gì?
GV: Tài đàn tuyệt sảo của nàng là đỉnh cao của ''Khúc bạc mệnh'' dờng nh báo trớc cho nàng.
? Vậy qua cách miêu tả của Nguyễn Du có thể đoán trớc đợc số phận của Kiều không? Dựa vào đâu?
GV:Tài của Kiều đợc số mệnh dự báo không tránh khỏi về sau này đúng nh Nguyễn Du đã tuyên ngôn:
''Trăm năm...
Chữ tài...''
? Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn? Vì sao?
(Chú ý phần gợi SGK)
GV: Gọi học sinh đọc đoạn cuối. Nội dung?
? Em hiểu thế nào khi tác giả sử dụng từ ''Phong lu, rất mực, hồng quần''
? Em hiểu gì về 2 câu cuối?
? Em có ... iác thời gian trôi rất nhanh.
-Ngày xuân trôi nhanh cảm giác nuối tiếc.
-Thiều quang chín...tám mơi.
-Thiều quang: ánh sáng đẹp, ánh sáng ngày xuân.
-Tháng 3.
* Bức hoạ ngày xuân.
-Màu sắc cỏ non, hoa lê trắng điểm xuyết...
-Vẻ thanh khiết, mới mẻ sống động .
-H/ả ẩn dụ, từ ngữ gợi tả, nghệ thuật nhân hoá.
2.Cảnh lễ hội.
-Tảo mộ,hội đạp thanh
-Gần xa nô nức yến anh...
-Từ ghép: yến anh, nô nức, tài tử, giai nhân
-Không khí vui tươi rộn ràng, náo nức của ngày hội
-Cách nói ẩn dụ.
-Cảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít.
Lễ hội tấp nập, nhộn nhịp nhất là những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân.
-Truyền thống lễ hội văn hoá lâu đời, nhằm thể hiện tâm lòng thành kính với tổ tiên
3.Cảnh chị em Kiều du xuân.
-Thời gian: chiều
-Không gian: khe nước, cây cầu, con người...
-Không gian, thời gian lắng xuống về chiều.
-Cảnh và người đều thưa vắng.
-Không còn rộn ràng nhộn nhịp như ở phần trước đó.
-Từ láy tà tà, thanh thanh, nao nao, thơ thẩn.
-Diễn tả khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người.
-Cảm giác bâng khuâng xao xuyến nuối tiếc ngày vui đã qua, linh cảm sắp xuất hiện một điều gì bất ngờ.
III..Tổng kết.
*Nghệ thuật:
-Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc, tả, gợi.
-Sử dụng từ ghép, từ láy linh hoạt có gía trị.
*Nội dung.
-Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong lễ hội.
-Tâm trạng của các nhận vật
* Ghi nhớ (SGK)
IV..Luyện tập.
-Sự tiếp thu thi liệu cổ ( cỏ, chân trời...)
-Sự sáng tạo: xanh tận chân trời, không gian bao la rộng lớn.
-Cành lê trắng điểm...
*Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp ( 1’ )
-Học thuộc lòng đoạn trích.
-Đọc tiếp Cảnh gặp gỡ Kim Trọng.
-Soạn bài: Kiều ở lầu Ngng Bích.
Ngày soạn:29/9 
Ngày giảng: 01/10 
 Tiết 29: Thuật Ngữ
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức.
- Khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
- Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ. 
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói, viết.
3.Thái độ:
-Học sinh luôn có ý thức sử dụng đúng thuật ngữ và bổ sung thêm vốn từ.
B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học.
-Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu - Soạn bài - Bảng phụ.
-Học sinh: Đọc - Soạn bài theo câu hỏi hớng dẫn của giáo viên.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
? Nêu các hình thức phát triển của từ vựng tiếng Việt ? Trong tiếng Việt chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?
* Hoạt động 2: Khởi động. ( 1’ )
Cuộc sống khoa học công nghệ phát triển thì vốn từ ngữ mới cũng xuất hiện thêm, có nhiều từ ngữ mới biểu thị các khái niệm khoa học và công nghệ mang những đặc điểm mới lớp từ đó có tên gọi là gì chúng ta cùng tìm hiểu.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 38’ )
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động 
của H/S
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 SGK/87 
GV nêu yêu cầu bài tập.
? So sánh hai cách giải thích về nghĩa của từ ''nước'' và từ ''muối''.
? Cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học?
GV: Cách thứ nhất dừng lại ở những đặc tính bên ngoài: Dạng lỏng hay rắn? Màu sắc, mùi vị như thế nào? Có ở đâu hay từ đâu mà có. Đó là cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, có tính chất cảm tính.
GV:Cách thứ hai thể hiện đặc tính bên trong được cấu tạo từ những yếu tố nào? Quan hệ giữa những yếu tố đó như thế nào? 
Đặc tính bên trong của sự vật những đặc tính này không thể nhận biết được qua kinh nghiệm mà phải qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học qua việc tác động vào sự vật để sự vật bộc lộ những đặc tính của nó. Do đó nếu không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đó thì không thể nhận biết được cách giải thích này.
GV khái quát 2 cách giải thích ghi vào bài tập 1.
GV: Yêu cầu học sinh đọc các định nghĩa ở bài tập 2.
? Các định nghĩa đó ở những môn học nào ?
? Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu trong loại văn bản nào?
GV từ hai bài tập trên.
?Em hãy cho biết thế nào là thuật ngữ?
GV: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK/88
GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 SGK/88.
?Tìm xem trong những thuật ngữ dẫn ở phần I.2 ở trên còn có nghĩa nào khác không?
? Trong hai ví dụ, từ ''muối'' nào có sắc thái biểu cảm ?
?Từ muối trong câu ca dao có phải là thụât ngữ không?Vì sao?
? Đặc điểm của thuật ngữ là gì?
GV:Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK/89.
GV khái quát, chuyển ý
GV:Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 
-Tìm thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống, những thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực nào?
GV khái quát ý đúng
GV: Gọi học sinh đọc bài tập 2? Nêu yêu cầu bài tập.
? ''Điểm tựa" trong đoạn trích có được dùng như một thuật ngữ hay không? ở đây nó có ý nghĩa gì?
GV khái quát
GV: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập 3 - Nêu yêu cầu?
GV nêu yêu cầu bài tập 4.
?Định nghĩa thuật ngữ cá?
?Nhận xét cách gọi thông thường của người Việt cá voi, cá sấu... các cách gọi đó có phải là thuật ngữ không? Vì sao?
? Nhận xét hiện tượng đồng âm của hai thuật ngữ thị trường?
GV khái quát các bài tập.
- Đọc bài tập.
- Trao đổi.
- Trả lời.
- Học sinh nghe.
-Ghi
-Nhận xét
HS ghi
- Đọc ĐN
- Nhận xét
-Khái quát
-Đọc lâp trình bày.
-Đọc
-Suy luận
HS đọc
-Giải thích
-Khái quát
-Nêu yêu cầu làm độc lập.
HS đọc
HS nêu y/c BT 1
-Ghi 
HS đọc 
-Giải thích
-Ghi ý đúng
-Nêu y/c bài tập.
-Làm độc lập.
-Ghi ý đúng
-Nghe
-Nêu định nghĩa
-Nhận xét
-Nhận xét thông qua hiểu định nghĩa hai thuật ngữ.
I. Thuật ngữ là gì?
1.Bài tập 1.
a.Cách giải thích thứ nhất: Dựa theo đặc tính bên ngoài của sự vật - cảm tính.
-> Cách giải thích nghĩa của từ thông thường.
b.Cách giải thích thứ hai: Dựa vào đặc tính bên trong của sự vật - nghiên cứu khoa học - môn hoá.
-Cách hai nếu thiếu kiến thức hoá học sẽ không thể hiểu đợc.
-> Cách giải thích nghĩa của thuật ngữ khoa học.
b.Bài tập 2.
-Thạch nhũ - Địa lí.
-Ba-dơ - Hoá học.
-ẩn dụ - Ngữ văn.
-Phân số thập phân - Toán học.
-Văn bản khoa học, công nghệ.
2.Ghi nhớ: SGK/88
-Lưu ý :
Thuật ngữ đôi khi được dùng trong những loại văn bản khác: Một bản tin, một phóng sự, một bài bình luận trên báo chí..
II. Đặc điểm của thuật ngữ.
1..Bài tập 1.
- Các thuật ngữ: Thạch nhũ, Ba-dơ; ẩn dụ, Phân số thập phân không có nghĩa khác.
a.Muối - một thuật ngữ không có sắc thái biêủ cảm , chính xác đặc điểm của muối.
b.Muối - sắc thái biểu cảm - chí tình cảm sâu đậm của con ngời.
-Từ muối không phải là thuật ngữ. Vì nó mang sắc thái biểu cảm thể hiện tình cảm.
3.Ghi nhớ: SGK/89
III. Luyện tập.
1.Bài tập.
-Tìm thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống, những thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực nào?
-Lực là tác dụng đẩy...( Vật lí ).
-Xâm thực là làm huỷ hoại dần dần lớp đất, đá phủ trên mặt đất...(Địa lí ).
-Hiện tượng hoá học là hiện tượng...( Hoá học ).
-Trường từ vựng là tập hợp những từ...( Ngữ văn ).
-Di chỉ là nơi có đấu vết...( Lịch sử ).
-Thụ phấn là hiện tượng thụ phấn...( Sinh học ).
-Lưu lượng là lượng nước chảy qua...(Địa lí ).
-Trọng lượng là lực hút của trái đất...( Vật lí ).
-Khí áp là sức ép...( Địa lí ).
-Đơn chất là những chất...( Hoá học ).
-Thị tộc phụ hệ là thị tộc
...( Lịch sử ).
-Đường trung trực là đường thẳng...( Toán ).
2.Bài tập 2.
-''Điểm tựa'' là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền đi lực cản.
-''Điểm tựa'' trong đoạn trích này không được dùng như một thuật ngữ. ở đây ''điểm tựa'' chỉ nơi làm chỗ dựa chính (Ví như điểm tựa của đòn bẩy)
3.Bài tập 3.
-Trong trường hợp a (Nước tự nhiên...hỗn hợp)
*Từ hỗn hợp:được dùng như một thuật ngữ.
-Trường hợp b (Đó là...)
*Hỗn hợp :được dùng như một từ thông thường.
*Ví dụ:
-Thức ăn hỗn hợp.
-Lực lượng hỗn hợp của liên hợp quốc.
4.Bài tập 4.
Cá: Động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
-Với cách gọi thông thường cá voi, cá heo, cá sấu của ngời Việt. Cách gọi này cá này không phải là thuật ngữ vì theo cách gọi này không nhất thiết phải thở bằng mang.
5.Bài tập 5/90
-Hiện tượng đồng âm thị trường không trong phạm vi nguyên tắc một thuật ngữ.
-Vì hai thuật ngữu này không được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt chứ không phải trong một lĩnh vực.
* Hoạt động 4:Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp.( 1’ )
-Thuật ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ?
-Về học thuộc ghi nhớ, làm tiếp bài 4-5.
- Chuẩn bị: Trả bài làm văn số 1 - Văn thuyết minh.
Ngày soạn:2/10
Ngày dạy: 4/10
 Tiết 30:Trả bài tập làm văn số 1
A.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức:
 -Học sinh nhận biết được những ưu và nhược điểm trong bài viết của mình từ đó các em rút kinh nghiệm trong các bài viết sau.
 -Nắm chắc kiến thức về văn tự sự có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
 2.Kĩ năng:
 -Có kĩ năng viết văn tự sự trong đó có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
 -Sử dụng tốt các biện pháp nghệ thuật trong khi viết văn.
 3.Thái độ:
 -Có ý thức sử dụng đúng và nhuần nhuyễn các nghệ thuật khi viết văn.
B.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
 GV:Chấm bài
 HS:Đọc lại và tìm hiểu lại về văn tự sự có sử dụng các biện pháp nghệ thuật
C.Tổ chức các hoạt động dạy học:
 *Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ:Không
 *Hoạt động 2:Giới thiệu bài:
 *Hoạt động 3:Bài mới
 *Đề bài:Hãy giới thiệu về cây chuối.
 I.Yêu cầu:
 -Gv cho học sinh đọc lại và xác định các từ ngữ quan trọng trong đề
 ?Xác định yêu cầu của đề?
 +thể loại:Văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật
 +Nội dung:Thuyết minh về cây chuối
 II.Dàn ý :
 (Theo dàn ý tiết 14-15)
 III.Nhận xét - trả bài:
 1.Nhận xét:
 -Ưu điểm:
 +Nhìn chung đa số các em đã nắm bắt được đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đó có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
 +Có nhiều bài viết có cảm xúc đã sử dụng được các biện pháp nghệ thuật như:
 9A1:Hương,Thương,Nang
 9A2:Điệp,Nhung,Bính,Tun
 -Nhược điểm:
 +Tuy vậy vẫn còn nhiều bài viết sơ sài,lời văn còn vụng về.
 +Còn khá nhiều bài viết lan man chưa đúng yêu cầu,sai nhiều lỗi chính tả.
 +Vẫn còn một số em chưa có ý thức nộp bài đúng yêu cầu,còn nộp chậm và phải nhắc nhở nhiều.
 2.Trả bài:
 -Gv giao bài cho lớp phó học tập trả bài cho các bạn xem
 -Hs xem bài và đọc kĩ các lỗi mình mắc phải.Các em có thể sửa lỗi ngay vào bài.
 IV.Chữa lỗi:
 *Lỗi dùng từ:thường dùng những từ vô nghĩa như:nghìn trăm quả,món ăn phẩm vật
 *Lỗi dùng câu:câu tối nghĩa và lan man như: có cây thấp và cũng có cây cao,không nên xoá bỏ nó,cây chuối là cây dễ làm thức ăn trâu bò...
 *Lỗi chính tả: hay dùng lẫn lộn các phụ âm đầu như: b/v;l/đ; r/d/gi...
 -Các lỗi mắc phải Gv yêu cầu Hs sửa ngay vào bài kiểm tra.
 V.Đọc bài mẫu-Tổng hợp điểm-Thu bài:
 -Gv chọn bài đọc mẫu cho lớp nghe
 -Tổng hợp điểm cho cả lớp 
 -Yêu cầu lớp phó học tập thu bài nộp lại cho Gv
 *Hoạt động 4 : Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối:
 -Về nhà viết lại bài sau khi đã được sửa lỗi
 -Chuẩn bị:Mã Giám Sinh mua Kiều.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 26,...,30.doc