Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 31 đến tiết 40

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 31 đến tiết 40

Bài 7 . MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

TIẾT 31+32 : ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

A. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức.

- Giúp học sinh hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sấu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp , bị chà đạp.

-Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.

2.Kĩ năng.

-Rèn luyện kĩ năng đọc thơ lục bát kể chuyện, phân tích tâm trạng qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ và hành động.

3.Thái độ.

- Lên án phê phán thói xấu trong xã hội và cảm thông chia sẻ với nhân vật Kiều.

B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học.

- Giáo viên:

+Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.

-Học sinh:

+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 36 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 31 đến tiết 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/10/08 
 Ngày giảng: 6/10/08 
Bài 7 . Mã Giám Sinh mua Kiều
Tiết 31+32 : Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sấu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp , bị chà đạp.
-Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
2.Kĩ năng.
-Rèn luyện kĩ năng đọc thơ lục bát kể chuyện, phân tích tâm trạng qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ và hành động.
3.Thái độ.
- Lên án phê phán thói xấu trong xã hội và cảm thông chia sẻ với nhân vật Kiều.
B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học.
- Giáo viên: 
+Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.
-Học sinh:
+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.
C.Tổ chức các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (5’ )
? Đọc thuộc lòng đoạn trích "Cảnh ngày xuân",cho biết nội dung của đoạn trích?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài: (2’ )
Gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu vạ, Vương ông và Vương Quan bị bắt giữu, bị đánh đập dã man, nhà của bị sai nha lục soát, vơ vét hết mọi của cải Đõ tế nhuyễn của riêng tây, Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham. Trước tình cảnh cha và em bị chúng đánh đập Giường cao rút ngược dây oan, Dẫu là đá cũng nát gạn lọ này Thúy Kiều đã quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai họa. Được mụ mối mách bảo mã Giám Sinh tìm đến mua Kiều.
* Hoạt động 3: Bài mới ( 37’ )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 
của H/S
Nội dung cần đạt
GV giới thiệu vị trí đoạn trích.
GV Nêu yêu cầu đọc
- Phân biệt được giọng của người kể chuyên và lời của nhân vật ( Chú ý lời nhân vật Mã Giám Sinh)
GV đọc yêu cầu học sinh đọc nhận xét.
GV cùng học sinh giải nghĩa các từ khó để học sinh bước đầu cảm nhận được văn bản.
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần, nội dung của từng phần?
GV định hướng cách tìm hiểu văn bản tìm hiểu theo tuyến nhân vật.
GV: Gọi học sinh đọc 22 câu thơ đầu.
?Đoạn thơ tập chung miêu tả cuộc mua bán theo em trong cuộc mua bán này nhân vật nào là trung tâm? Vì sao?
?Mã Giám Sinh được hiện lên qua những phương diện nào?
GV yêu cầu học sinh đọc những câu thơ miêu tả diện mạo, cử chỉ của mã Giám Sinh.
?Tên Mã Giám Sinh được hiểu như thế nào và trong đoạn trích này nó mang ý nghĩa gì?
?Diện mạo của mã Giám Sinh được hiện lên như thế nào?
?Tứ tuần được hiểu như thế nào?
?Qua những từ ngữ miêu tả trên em hình dung Mã Giám Sinh là người như thế nào?
?Nguyễn Du nói Mày râu nhẵn nhụi ngầm biểu thị thái độ gì? Vì sao?
?Cách nói năng, cử chỉ của Mã Giám Sinh được miêu tả như thế nào?
?"Ngồi tót" là kiểu ngồi như thế nào?
?Nhận xét gì về cách nói năng, cử chỉ của Mã Giám Sinh?
?Bức chân dung của Mã Giám Sinh được hiên lên qua nghệ thuật gì? Qua nghệ thuật đó người đọc hình dung được gì về Mã Giám Sinh?
GV: Đây là nhân vật phản diện đầu tiên ta gặp trong truyện Kiều. Nếu như ở n/v chính diện Nguyễn Du tả bằng phương pháp lí tưởng hóa thì đến nhân vật phản diện Nguyễn Du lại tả bằng phương pháp hiện thực hóa. Ông dùng ngôn ngữ đời thường để khắc họa chân dung nhân vật bằng phương pháp này tác giả đã phơi bày được bản chất của Mã Giám Sinh. Vậy bản chất của Mã Giám Sinh được thể hiện thế nào...
GV khái quát nội dung tiết 1,chuyển sang tiết 2.
GV yêu cầu học sinh đọc lại đoạn thơ.
? Bản chất con buôn của Mã Giám Sinh được thể hiện qua những câu thơ nào?
?Hành động,thái độ của Mã Giám Sinh trước sự xuất hiện của Kiều được thể hiện qua hình ảnh nào?
?Giải thích ý nghĩa của chú thích 7 
? Từ đó em hiểu gì về hành động của mã Giám Sinh?
?Lời nói của Mã Giám Sinh trong cuộc mua bán thể hiện qua câu thơ nào?
?Giải thích ý nghĩa của các chú thích 8,9 ?
?Nhận xét hành động và lời nói của mã Giám Sinh trong cuộc mua bán?
?Qua mẫu thuẫn này em cảm nhận được điều gì ở nhân vật Mã Giám Sinh từ cuộc mua bán?
GV: Câu thơ có kè bớt 1 thêm 2 đã gợi lên cảnh ngời bán kẻ mua đưa đẩy món hàng, túi tiền được cởi ra thắt vào, nâng lên đặt xuống nhiều lần.
?Nghệ thuật tả thực trong cảnh mua bán đã mang lại giá trị gì?
GV khái quát chuyển ý.
GV yêu cầu học sinh đọc những câu thơ miêu tả nhân vật Thúy Kiều.
? Trong lễ vấn danh này tâm trạng của Kiều đợc biểu hiện qua những câu thơ nào? Theo em đó là tâm trạng gì?Em hãy lí giải?
GV: Kiều ngại ngùng dợn gió e sương vì sương gió làm cho hóa tàn hoa rụng Kiều tự ví mình là hoa nên nhìn hoa mà thấy thẹn, đó chính là tình cảm và đạo đức cao đẹp thầm kín của Kiều, chỉ mình Kiều cảm thấy. (Trần Đình Sử, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học, NXB Giáo dục, 1999)
?Kiều hiện lên trong đoạn trích với tâm trạng như thế nào?
?Qua đoạn trích em cảm nhận được tình cảm , thái độ của tác giả như thế nào? 
GV Thái độ khinh bỉ thể hiện qua miêu tả Mã Giám Sinh với cái nhìn mỉa mai, châm biếm, bộ mặt mày râu nhẵn nhụi cho thấy sự thiếu tự nhiên râu cạo nhẵn lông mày tỉa tót trai lơ. Hai từ nhẵn nhụi gợi cảm giác về một sự trơ lì, bất cận nhân tình. áo quần bảnh bao từ bảnh bao người ta chỉ dùng khen trẻ con chứ ít ai dùng khen người lớn. Đặc biệt sự đả kích sâu cay hơn là một người đã trạc ngoại tứ tuần mà cố tỉa tót công phu, tô vẽ cho mình dáng trẻ trung...Cái gật gù lẩm nhẩm tính toán trong cuộc mua bán của Mã Giám Sinh chẳng khác gì cử chỉ đê tiện của Sở Khanh sau này.
GV khái quát toàn bài.
?Nêu những thành công về nghệ thuật của Nguyễn Du qua đoạn trích?
?Cảm nhận của em về đoạn trích?
GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
GV yêu cầu học sinh học thuộc lòng đoạn trích
-Nghe, ghi
- Học sinh đọc
-Trả lời.
-Theo dõi văn bản 
-Phát hiện
-Nghe, ghi
-Phát hiện giải thích
-Phát hiện
-Đọc
-Nhận xét
-Phát hiện
-Giải thích.
-Hình dung
-Suy luận
-Phát hiện
-Giải thích
-Nhận xét
-Nhận xét
-Nghe
-Đọc
-Phát hiện
-Phát hiện
-Giải thích
-Phát hiện
-Giải thích
-Nhận xét
-Cảm nhận
-Nghe
-Nhận xét
-Nghe
-Đọc
-Phát hiện, giải thích
-Nghe
-Nhận xét
-Cảm nhận
-Nghe
-Khái quát
-Cảm nhận
-Đọc ghi nhớ
I. Đọc- Tiếp xúc văn bản.
* Vị trí đoạn trích: Nằm ở đầu phần 2 ( Gia biến và lưu lạc) sau khi gia đình Thúy Kiều bị vu oan...đoạn trích gồm 26 câu thơ từ câu 623 đến câu 648.
*Đọc.
*Từ khó.
*Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
- Bố cục: 2 phần
+Phần 1: 22 câu đầu: Diễn biến cuộc mua bán
+Phần 2: còn lại Kết quả cuộc mua bán.
II. Đọc- Hiểu văn bản.
1.Nhân vật Mã Giám Sinh.
-Xuất hiện trong suốt cuộc mua bán, là chủ nhân của cuộc mua bán 
( là người mua)
-Cử chỉ, diện mạo, hành vi, lời nói, bản chất
*Diện mạo, cử chỉ.
Hỏi tên , rằng: Mã Giám Sinh
...
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
-Tên học trò học ở trường Quốc Tử Giám.
-Một chức Giám Sinh người ta mua của triều đình.
-Tên Giám Sinh, họ Mã.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi,áo quần bảnh bao
-Ngoài 40 tuổi
-Tuy đã ngoài 40 tuổi song Mã Giám Sinh là kẻ chải chuốt bề ngoài thái quá, ăn diện trai lơ trẻ trung.
-Mỉa mai giễu cợt kẻ chải chuốt thái quá , không những chỉ cạo râu mà còn cạo cả mày, thực tế không có ai thế cả.
Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh
Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh...
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
-Nhảy lên ngồi rất nhanh, ngồi chồm hỗm trên ghế dành cho người lớn tuổi.
-Nói năng cộc lốc, trả lời nhát gừng, cử chỉ thiếu lịch sự trơ trẽn, hỗn hào.
-Nghệ thuật tả thực Mã Giám Sinh là kẻ thiếu văn hóa hỗn hào, dối trá.
*Bản chất của mã Giám Sinh.
Đắn đo cân sắc cân tài
....
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài 4 trăm
ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu
-Thử tài năng của Kiều xem xét kĩ lưỡng món hàng, mặc cả một cách trắng trợn. Thái độ thờ ơ vô cảm trước nỗi hổ thẹn, tủi nhục của Kiều.
Rằng mua Ngọc đến Lam Kiều
Sinh nghi xin dạy bao nhiêu cho tường
-Lời nói mẫu thuẫn với hành động , hành động thì cân lên đặt xuống món hàng cò kè, ngã giá còn lời nói thì sinh nghi xin dạy ...
-Mã Giám Sinh giả dối bản chất con buôn lưu manh bất nhân và mục đích chính là vì tiền đã được hiện rõ.
-Nghệ thuật tả thực đã mang lại ý nghĩa lớn đó là qua ngôn ngũ miêu tả trực diện hình ảnh nhân vật phản diện được hoàn chỉnh về diện mạo và tính cách cụ thể sinh động đồng thời có ý nghĩa khái quát về một loại người trong xã hội đó là loại người giả dối vô học, bất nhân.
2. Hình ảnh Thúy Kiều.
 Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
-Tâm trạng đau đớn tủi hổ, thẹn thùng.
+Kiều đau nỗi đau đang chất chứa, tình yêu dang dở, gia đình tan nát cho nên mỗi bước đi là một dòng lệ.
+Tủi hổ, thẹn thùng vì là một tiểu thư khuê các sống trong cảnh êm đềm chướng rủ màn che vậy mà bây giờ bỗng trở thành món hàng cho bọn con buôn mặc cả. Kiều thẹn trước hoa và mặt dày trước gương.
-Thúy Kiều hiện lên trong đoạn trích với tâm trạng đau đớn xót xa tủi hổ, thẹn thùng.
-Nguyễn Du đau xót trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
-Ông khinh bỉ căm phẫn sâu sắc bọn con buôn bất nhân, tàn bạo đồng thời tố cáo xã hội đồng tiền chà đạp nên con người.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
-Thành công ở nghệ thuật tả thực qua diện mạo cử chỉ ngôn ngữ.
2. Nội dung: 
-Bản chất đê tiện của Mã Giám Sinh qua cuộc mua bán.
-Ngợi ca nhân phẩm của Kiều.
-Tấm lòng nhân đạo của nhà thơ.
* Ghi nhớ: sgk/99
IV.Luyện tập.
-Học thuộc lòng đoạn trích.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối. ( 1’ )
-Học thuộc lòng đoạn trích.
-Phân tích đoạn thơ để thấy rõ đặc điểm nghệ thuật tả thực của Nguyễn Du.
-Chuẩn bị bài: Miêu tả trong văn bản tự sự.
Ngày soạn:6/10
Ngày giảng:8/10 
Tiết 33
Miêu Tả Trong Văn Bản Tự Sự
A.Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức
- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
2.Kĩ năng
- Rèn luyện vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
3.Thái độ.
-Có ý thức vận dụng yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự thường xuyên.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 -Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.
 - Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. 
* Hoạt động 2:Giới thiệu bài mới. ( 1’ )
Tự sự kể về việc trình bày diễn biến của sự việc là chính nhưng bao giờ cũng kết hợp với miêu tả, biểu cảm có khi cả thuyết minh biểu cảm nữa. Để giúp các em hiểu được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự chúng ta cùng tìm hiểu bài.
* Hoạt động 3 . Bài mới. ( 37’ )
Hoạt động của Thầy
Hoạt động
của trò
Nội dung cần đạt
GV: treo bảng phụ
- Gọi học sinh đọc đoạn trích.
? Đoạn trích kể về trận đánh nào? Cho biết thời gian diễn ra trận đánh?
? Trong trận đánh đó vua Quang Trung làm gì? Ông xuất hiện như thế nào?
GV:Đây là văn tự sự ( kể người, kể việc ) 
? Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích?
? Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đố ... ời nối dõi.
-Tuyệt thực: Nhịn đói không chịu ăn để phản đối. Một hình thức đấu tranh.
*Tuyệt: Cực kì nhất.
-Tuyệt đỉnh: Điểm cao nhất, mức cao nhất.
-Tuyệt mật: Giữ bí mật tuyệt đối.
-Tuyệt tác: Tác phẩm nghệ thuật hay đạt đến mức coi như không còn có thể có cái hay hơn.
-Tuyệt trần: Nhất trên đời không gì sánh bằng.
b.Đồng: Cùng nhau, giống nhau.
-Đồng âm: Có âm giống nhau.
-Đồng bào: Những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một Tổ Quốc.
-Đồng bộ: Phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.
-Đồng chí: Người có cùng chí hướng chính trị.
-Đồng dạng: Có cùng một dạng như nhau.
-Đồng khởi: Cùng vùng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp.
-Đồng môn: Cùng học một thầy, cùng trường, môn phái.
-Đồng niên: Cùng một tuổi.
-Đồng sự : Cùng một cơ quan, nói về những người ngang hàng nhau.
*Đồng: Trẻ em.
-Đồng ấu: Trẻ em khoảng 6 - 7 tuổi.
-Đồng dao: Lời hát dân gian của trẻ em.
-Đồng thoại: Truyện viết cho trẻ.
* Đồng : Chất ''đồng''.
-Trống đồng: Nhạc khí gõ thời cổ hình cái trống...trên mặt có chạm những hoạ tiết trang trí.
3.Bài tập 3.
Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a.Dùng sai từ im lặng.
-Từ im lặng dùng để nói về con người, cảnh tượng của con người.
-Thay im lặng bằng: Yên tĩnh, vắng lặng.
b.Dùng sai từ thành lập.
Từ này có nghĩa là "lập nên , xây dựng nên một tổ chức như đảng, hội, công ty, câu lạc bộ..." Quan hệ ngoại giao không phải là một tổ chức.
-Thay bằng từ thiết lập quan hệ ngoại giao.
c.Dùng sai từ cảm xúc.
-Từ này thường được dùng như danh từ có nghĩa là " sự rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì" như bài thơ gây cảm xúc rất mạnh. Đôi khi được dùng như động từ có nghĩa là
 " rung động trong lòng do tiếp xúc với một sự việc gì" như Cô ấy là người dễ cảm xúc...
-Thay bằng từ : Cảm động, xúc động.
4.Bài 4/102
Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên.
-Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điêù đó được thể hiện qua ngôn ngữ của người nông dân; Muốn giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ.
5.Bài tập 5/103
Để làm tăng vốn từ cần:
-Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hàng ngày của những người xung quanh...trên các phương tiện thông tin đại chúng: Phát thanh, truyền hình.
-Đọc sách báo, đọc những tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng.
-Ghi chép lại những từ mới đã được đọc được nghe.
-Gặp từ khó tra từ điển, hỏi người khác.
-Tập sử dụng những từ ngữ mới trong hoàn cảnh giao tiếp thích hợp.
6.Bài tập 6/102
Tìm từ đồng nghĩa.
-Nhược điểm - điểm yếu
-Cứu cánh - mục đích cuối cùng.
- Trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên - đề đạt.
-Nhanh nhảu là thiếu chín chắn - láu táu.
-Hoảng đến mức có biểu hiện mất trí - Hoảng loạn.
7.Bài tập 7/102
Phân biệt nghĩa của các từ, đặt câu.
a.Nhuận bút: Tiền trả cho người viết một tác phẩm.
-Thù lao: Trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra.
-Nghĩa từ thù lao rộng hơn nhuận bút.
b.Tay trắng:Không có chút vốn liếng của cải gì.
-Trắng tay: Bị mất hết tiền bạc, của cải hoàn toàn không còn gì.
8.Bài tập 8/104.
Tìm năm từ láy, năm từ ghép theo mẫu trong bài.
*Năm từ ghép:
 bàn luận - luận bàn; đơn giản- giản đơn; triển khai- khai triển; thương yêu- yêu thương; đợi chờ - chờ đợi...
*Năm từ láy:
Bồng bềnh- bềnh bồng; hắt hiu- hiu hắt; hững hờ- hờ hững; trăng trối-trối trăng; ngạt ngào- ngào ngạt...
9.Bài 9/104
-Tìm hai từ ghép có các yếu tố Hán Việt
-Bất ( không, chẳng ):bất biến, bất bình đẳng, bất chính...
-Bí (kín): bí mật, bí danh, bí ẩn, bí quyết...
* Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp:(1')
-Học bài - nắm được cách trau dồi vốn từ.
-Làm hoàn chỉnh các bài tập 6, 7, 8, 9
-Ôn tập văn tự sự 
-Chuẩn bị:Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Ngày soạn:15/10/08
Ngày dạy: 17/10/08 
Tiết 40:Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức
- Hiểu được vai trò của mêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể truyện.
2.Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể truyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài tự sự.
3.Thái độ.
-Học sinh có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn tự sự kết hợp cả miêu tả yếu tố nội tâm.
B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy hoc: 
- Giáo viên: Tham khảo tài liệu, soạn bài.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
? Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự ?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1’ )
Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 chúng ta đã tìm hiểu và nắm được vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn tự sự nhưng mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài. ở chương trình Ngữ văn lớp 9 chúng ta tiếp tục đợc tìm hiểu yếu tố miêu tả ở mức cao hơn đó là làm văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm. Vậy yếu tố miêu tả nội tâm có tác dụng gì với bài văn tự sự chúng ta cùng tìm hiểu.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 38’ )
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động
 của H/S
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích.
? Em tìm những câu thơ miêu tả ngoại cảnh và tâm cảnh, những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều?
?Dấu hiệu nào giúp em nhận thấy đoạn 1 là những câu thơ miêu tả cảnh và đoạn 2 là những câu thơ miêu tả nội tâm?
?Đoạn thơ sau là miêu tả nội tâm, em hãy cho biết thế nào là miêu tả nội tâm? Vai trò của nó trong văn bản tự sự?
GV yêu cầu h/s quan sát vào các đoạn thơ miêu tả ở phần trên.
?Đối tượng của miêu tả hoàn cảnh , ngoại hình và nội tâm là gì?
?Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
?Nhân vật trong văn bản tự sự thường được xây dựng qua chi tiết nào?
?Yếu tố miêu tả nội tâm có vai trò gì trong việc xây dựng nhân vật?
GV đọc bài tập 2 SGK/117
?Đoạn văn miêu tả tâm trạng của ai? Đó là tâm trạng gì?
?Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả?
?Cách miêu tả đó có tác dụng gì?
GV khái quát đó là cách miêu tả nội tâm qua ngoại hình.
?Thế nào là miêu tả nội tâm? Có mấy cách để miêu thể hiện miêu tả nội tâm?
GV yêu cầu h/s đọc ghi nhớ.
?So sánh miêu tả nội tâm và miêu tả ngoại cảnh, ngoại hình?
GV khái quát chuyển ý.
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
GV nêu yêu cầu của bài tập:Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi.
GV: Muốn chuyển đoạn thơ thành văn xuôi cần lưu ý.
?Xác định trước các yếu tố miêu tả ngoại cảnh và nội tâm của nhân vật?
? Với đoạn trích này khi chuyển thành văn xuôi em lựa chọn ngôi thứ mấy?
GV:Khi chuyển cần thể hiện yếu tố miêu tả nội tâm vào đoạn văn.
GV đọc đoạn văn tham khảo.
GV nêu yêu cầu bài tập 2
GV yêu cầu học sinh đọc lại đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán.
?Xác định yếu tố miêu tả nội tâm?
?Lựa chọn ngôi kể?
GV đọc đoạn văn tham khảo.
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 ở nhà.
-Lưu ý: Kể lại việc đó là việc gì, diễn ra như thế nào?
+Lưu ý miêu tả tâm trạng của bản thân sau khi gây ra việc không hay đó.
-Đọc
-Phát hiện
-Nhận xét
-Khái quát
-Quan sát
-Nhận xét
-Lí giải
-Nhận xét
-Khái quát
-Đọc
-Phát hiện
-Nhận xét
-Khái quát
-Nghe
-Khái quát toàn bài
-Đọc ghi nhớ
-So sánh
-Trao đổi
-Nêu ý kiến
-Thực hành chuyển
-Nghe
-Làm độc lập
-Lựa chọn
-Nghe
-Nghe, ghi
-Nêu yc bài 2
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
1. Bài tập
* Bài tập 1: Đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích .
* Những câu thơ miêu tả ngoại cảnh:
...Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
-Những câu thơ miêu tả ngoại cảnh và tâm cảnh
...Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
*Những câu thơ miêu tả nội tâm.
...Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
-Vì: Đoạn 1 tập chung tả cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích.
-Đoạn sau tập trung miêu tả những suy nghĩ của Kiều: Nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà ai chăm sóc phụng dưỡng lúc tuổi già.
->Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật, làm cho nhân vật thêm sinh động.
-> Miêu tả nội tâm qua diễn biến tâm trạng của nhân vật.
* Đối tượng miêu tả.
-Miêu tả hoàn cảnh và ngoại hình:là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng hành động,ngôn ngữ.
-Miêu tả nội tâm là suy nghĩ tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật ( những gì không quan sát được từ bên ngoài, nhưng có thể tự quan sát, thể nghiệm)
-Miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình nhằm để người đọc thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật và ngược lại.
-Xây dựng qua ngoại hình, ngôn ngữ hành động...
-Miêu tả nội tâm nhằm thể hiện suy nghĩ,rung động, trăn trở của nhân vật...
-> Miêu tả nội tâm có vai trò to lớn trong việc khắc họa đặc điểm tính cách của nhân vật.
* Bài tập 2.
-Tâm trạng của Lão Hạc, đó là tâm trạng đau đớn vật vã..
-Miêu tả nội tâm thông qua những nét chi tiết trên khuôn mặt Lão Hạc.
-Giúp người đọc hình dung được nỗi đau đớn vật vã trước khi chết của Lão Hạc.
-> Miêu tả nội tâm qua ngoại hình.
-Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật, làm cho nhân vật thêm sinh động.
- Miêu tả nội tâm qua diễn biến tâm trạng của nhân vật.
-Miêu tả nội tâm qua ngoại hình.
2.Ghi nhớ: SGK/117
-Miêu tả hoàn cảnh và ngoại hình:
là miêu tả cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng hành động, ngôn ngữ, màu sắc.
-Miêu tả nội tâm là miêu tả suy nghĩ tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật.
II. Luyện tập.
1.Bài tập 1 SGK/117.
Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi
-Yếu tố ngoại hình và hành động của nhân vật.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
-Yếu tố miêu tả nội tâm
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
-Lựa chọn ngôi thứ 3.
* Đoạn văn tham khảo.
2.Bài tập 2: SGK/117
 Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó có bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.
- Yếu tố miêu tả nội tâm
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây
...Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
Khen cho: Thật đã nên rằng
Đã lòng tri quá thì nên
-Ngôi kể thứ nhất xưng tôi.
*Đoạn văn tham khảo.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối. ( 1’ )
-Nắm được vai trò miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
-Làm hoàn chỉnh bài tập 1 - 2.
-Về nhà làm bài tập 3.
-Chuẩn bị:Lục Vân Tiên gặp nạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 31,..40.doc