Văn bản
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
v MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Hs:
- Hiểu được qua cuộc thương lượng mua bán Kiều. Xã hội phong kiến suy tàn xuất hiện một lọai người mới đó là bọn buôn thịt bán người.
- Cảm nhận được nổi đau đớn ê chề, thân phận bi kịch của Thúy Kiều khi phải bán mình chuộc cha.
v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. Ổn định lớp – kiểm tra bài cũ
Kiểm tra:
(Không kiểm tra bài cũ)
B. Tổ chức hoạt động dạy – học
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần : 08 Tiết : 36 -37 Văn bản MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp Hs: - Hiểu được qua cuộc thương lượng mua bán Kiều. Xã hội phong kiến suy tàn xuất hiện một lọai người mới đó là bọn buôn thịt bán người. - Cảm nhận được nổi đau đớn ê chề, thân phận bi kịch của Thúy Kiều khi phải bán mình chuộc cha. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP A. Ổn định lớp – kiểm tra bài cũ Kiểm tra: (Không kiểm tra bài cũ) B. Tổ chức hoạt động dạy – học Hoạt động của Thầy và Trò Ø Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. HS đọc văn bản, đọc chú thích. Hỏi: Đoạn trích có vị trí như thế nào? Hỏi: Bố cục cụ thể? Nội dung cần đạt I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Vị trí đoạn trích - Nằm ở phần thứ 2 “ Gia biến và lưu lạc”.Đoạn trích gồm 34 câu có bố cục khá chặt chẽ: + 4 câu đầu: Quyết định bán mình va nhờø mụ mối. Hỏi: Nêu đại ý của đoạn trích? Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích. Hỏi: Mã Giám Sinh được giới thiệu như thế nào? Hỏi: Em hãy giới thiệu lai lịch của Mã Giám Sinh? Hỏi: Diện mạo Mã Giám Sinh được miêu tả ra sao? Hỏi: Dáng điệu, cử chỉ của Mã? Hỏi: Phân tích hành động ngồi của mã Giám Sinh? Hỏi: Qua đây, em thấy Mã là người như thế nào? Hỏi: Bản chất con buôn của Mã còn thể hiện ở điểm nào? Hỏi: Em hiểu gì về tính cách của Mã Giám Sinh qua câu thơ nói về cách đặt vấn đề của y? “ Rằng ......... Lam Kiều”. + 26 câu tiếp: Cuộc mua bán Kiều. + 4 câu cuối: Kết thúc cuộc mua bán và lời bình của tác giả. 2. Đại ý Đoạn trích kể chuyện Kiều gặp cơn gia biến, cha và em bị bắt bớ, hành hạ muốn giải thoát cho cha và em cần phải có tiền. Kiều đã tự nguyện bán mình chuộc cha. Không may, người đến mua nàng là Mã Giám Sinh – một kẻ buôn thịt bán người. - Đoạn trích phơi bày bản chất ghê tởm của Mã Giám Sinh đồng thời thể hiện nổi đau đớn, tủi nhục, ê chề cua Kiều. II. PHÂN TÍCH 1. Chân tướng Mã Giám Sinh - Mã Giám Sinh xuất hiện trong vai một chàng sinh viên Quốc Tử Giám, đi mua Kiều làm lẽNgười “ Viễn khách”. - Tên: Mã Giám Sinh. - Quê: Huyện Lâm Thanh. - Tuổi: Quá niên tứ tuần. => Lai lịch không rõ ràng cụ thể. - Diện mạo: Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao. Trai lơ. - Dáng điệu, cử chỉ: Trước thầy sau tớ lao xao ồn ào, láo xáo, kém lịch sự. - “Ngồi tót” tính từ chỉ bản chất ngồi nhanh, ngồi chồm hổm, ngả ghế không cần ai đợi, ai mời. Con người ngổ ngáo, hổn xược, không coi ai ra gì; sỗ sàng, cậy có nhiều tiền. Hắn không phải là một sinh viên mà chỉ là một kẻ tiểu nhân, 1 đứa vô học đích thị là một con buôn. - Bằng mọi cách, mọi thủ đoạn, hắn nhìn Kiều, ngắm Kiều với những hành động bỉ ổi: “ đắn đo cân sắc cân tài” - hắn cân đo đong đếm, tính toán thiệt hơn rồi “ép cung cầm nguyệt thử tài quạt thơ”nhấc lên, đặt xuống xoay xở đủ điều như món hàng chợ búa. - Khi đã vừa lòng, vừa ý với món hàng hắn nói: Hỏi: Phân tích hành động “ cò kè” ngã giá của Mã Giãm Sinh và kết quả của việc thỏa thuận? Hỏi: Tâm trạng Thúy Kiều khi gặp Mã Giám Sinh như thế nào? Hỏi:Vì sao Kiều im lặng trong suốt cuộc mua bán? Hỏi: Câu kết trong đoạn trích thể hiện điều gì? Hỏi: Thái độ của nguyễn Du? Ø Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. Hỏi: Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? ( HS trình bày.GV bổ sung). Rằng mua ngọc đến Lam Kiều Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường Câu đầu y cố ra vẻ là ngừơi có học thức, thông thạo” điển cổ”, ăn nói hoa văn nhưng y không thể lên giọng hào hoa được quá1 câu. Câu thứ 2 đã bộc lộ thái độ thực dụng, nói trắng, nói thẳng vào vấn đề. - Mua bán ngã giá “cò kè” keo kiệt, ti tiện, bỉ ổi. Y lợi dụng bắt bí, dìm giá, trả với giá rẻ nhất. Từ ngàn vàng hạ xuống còn hơn bốn trăm - chưa được một nửa. Một tên buôn thịt, bán người. Con buôn sành sỏi đê tiện, ghê tởm. 2. Tâm trạng Thúy Kiều - Đau buồn, nhục nhã, xót xa, ê chề. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà Thềm hoa một buớc, lệ hoa mấy hàng - Kiều ngại ngùng, e lệ: Ngại ngùng dín gió, e sương Ngừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày - Nàng là hiện thân của nỗi khổ đau, câm lặng. Suốt cuộc mua bán Kiều không nói lấy một câu, chỉ âm thầm chịu đựng vì nàng đã tự nguyện bán mình chuộc cha. Nàng sẵn sàng hành động tất cả vì chữ “hiếu”. - Câu kết như một lời tố cáo xã hội phong kiến và lời bình của tác giả? Đồng tiền đã chà đạp lên nhân phẩm của con người. Đọc đoạn trích ta càng căm ghét Mã bao nhiêu thì càng thương xót cho Kiều bấy nhiêu bởi người con gái tài sắc ấy mà lại rơi vào nanh vuốt của bọn sói lang. - Tác giả đã thể hiện tâm trạng của Kiều bằng tất cả nỗi đau quằn quại, đau đớn, tưởng như nước mắt rơi, máu chảy trên đầu ngọn bút. Ta căm ghét xã hội phong kiến đã đẩy Kiều vào con đường đoạn trường chông gai và đầy bão tố. III. TỔNG KẾT Đoạn trích là một dẫn chứng chứng minh hùng hồn cho tài năng miêu tả tâm lý và xây dựng hình tượng nhân vật tài tình của thi hào Nguyễn Du. Nó là một trong muôn vàng tiếng kêu thương trước số phận bất hạnh của người phụ nữ, đồng thời nó là lời kết án âm thầm mà không kém phần mãnh liệt. Cái xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những kẻ bất lương như Mã, vì lợi ích cá nhân chúng sẵn sàng chà đạp thô bạo lên nhân phẩm, thông điệp mà nhà thơ đã muốn gởi đến tất cả chúng ta là “ Hãy chặn đứng bàn tay tội ác, hãy cứu lấy con người”. C.Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc lòng đoạn thơ. - Chuẩn bị bài: Miêu tả trong văn bản tự sự.
Tài liệu đính kèm: