Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 38, 39: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 38, 39: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

 ( Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu )

v MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp Hs:

- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.

 - Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyện Nga.

 - Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc họa tính cách nhân vật của truyện.

 - Trọng tâm: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Cách đọc biểu cảm .

 ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ:

- Chân dung Nguyễn Đình Chiểu.

 - Tranh minh họa cho đoạn trích.

v CHUẨN BỊ :

 -GV : G.A, tiểu sử nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, phương tiện dạy học cần thiết.

 -HS : Đọc và soạn bài ở nhà.

v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 Kiểm tra :

? Đọc lại những câu thơ miêu tả Mã Giám Sinh ? Qua đó , hãy khái quát bản chất của tên buôn người này ?

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 38, 39: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần : 08
Tiết 38, 39
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
 ( Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu )
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Hs:
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
 - Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyện Nga.
 - Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc họa tính cách nhân vật của truyện.
 - Trọng tâm: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Cách đọc biểu cảm .
 : ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ:
- Chân dung Nguyễn Đình Chiểu.
 - Tranh minh họa cho đoạn trích.
CHUẨN BỊ :
 -GV : G.A, tiểu sử nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, phương tiện dạy học cần thiết.
 -HS : Đọc và soạn bài ở nhà. 
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra : 
? Đọc lại những câu thơ miêu tả Mã Giám Sinh ? Qua đó , hãy khái quát bản chất của tên buôn người này ?
3. Tổ chức hoạt động dạy – học 
Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mãnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân Nam bộ . Năm 1864 , mười năm sau khi tác phẩm ra đời , một người Pháp đã dịch tác phẩm sang tiếng Pháp vì hiện tượng đặc biệt : “ Ở Nam bộ , bất cứ một người chài lưới hay lái đò nào cũng ngâm nga thơ LVT ” . Ông xem đây là một sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người .
Hoạt động của Thầy
Ø Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
(Giới thiệu tác giả, tác phẩm, tóm tắt, )
- HS đọc chú thích.
GV bổ sung, mở rộng.
Hỏi: Từ cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu -> đánh giá như thế nào về con người này?
Hỏi: Hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
Hỏi: Đặc điểm kết cấu và tính chất truyện có gì khác so với “Truyện Kiều”?
GV cho HS thảo luận, vài ba em phát biểu -> GV bình mở rộng ý kiến của Ô ba rê – một người Pháp.
HS đọc phần tóm tắt tác phẩm.
Cho 1 - 2 HS tóm tắt lại.
Hỏi: Tác phẩm là một thiên tự truyện, em hãy tìm những tình tiết của truyện trùng với cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu?
Sự khác biệt ở cuối truyện như thế nào? ý nghĩa? 
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu xuất xứ đoạn trích, đọc văn bản, chú thích, đại ý.
GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
- Gọi HS đọc, cho HS khác nhận xét bạn đọc, GV nêu cách đọc, đọc mẫu.
(Ngôn ngữ phần nói về bọn cướp và miêu tả trận đánh linh hoạt nhanh, dồn dập, phần kể cuộc gặp gỡ giữa 2 người -> đọc thong thả.
Hỏi: Tìm đại ý?
Ø Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích phần 1.
HS đọc đoạn 1.
Hỏi : Em có nhận xét gì về môtíp truyện ?
Hỏi : Em hiểu được những gì về chàng trai này trước khi đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga?
Hỏi: Trong hành động đánh cướp em hình dung như thế nào về Lục Vân Tiên?
Hỏi: Tương quan lực lượng giữa 2 bên ra sao , vì sao Vân Tiên hành động như vậy?
Hỏi: Hình ảnh và hành động đó của chàng gợi nhớ tới hành động của 1 nhân vật trong truyện cổ nào? (Hình ảnh Triệu Tử Long – dũng tướng thời Tam Quốc).
Hỏi: Sự chiến thắng của chàng gợi những suy nghĩ gì?
Hỏi : Sau khi đánh tan bọn cướp , LVT cư xử ra sao ?
Hỏi: Cảnh trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga cho em hiểu thêm gì về nhân vật này? (Lục Vân Tiên đánh cướp xong sao không đi ngay? Phân tích chi tiết Vân Tiên bảo họ chớ ra ngoài?
Hỏi: Khi Kiều Nguyệt Nga tỏ ý cảm ơn, Vân Tiên làm gì? (GV bình).
Hỏi: Qua miêu tả hành động ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, em hiểu gì về chàng Lục Vân Tiên?
Ø Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích phần 2.
Hỏi: Kiều Nguyệt Nga được Nguyễn Đình Chiểu miêu tả bằng những hình ảnh nào? ( lời lẽ , thái độ ) nghệ thuật gì?
Hỏi: Kiều Nguyệt Nga bày tỏ thái đội như thế nào với Lục Vân Tiên – người anh hùng cứu giúp mình?
Phân tích từ ngữ xưng hô, cách nói năng và cách trình bày sự việc?
Qua cách ứng xử đó em cảm nhận được những nét đẹp nào trong tâm hồn người con gái đó?
Ø Hoạt động 5: Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Hỏi: Nhân vật được xây dựng miêu tả theo phương thức nào? (ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ).
Giải thích “Truyện Lục Vân Tiên” là một truyện Nôm dân gian từ yếu tố như thế nào?
Ø Hoạt động 6: Hướng dẫn tổng kết.
Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
GV cho HS đọc ghi nhớ (SGK).
Ø Hoạt động 7: Tổ chức luyện tập.
HS luyện tập cá nhân.
Hoạt động của Trò 
Nhà thơ Nam bộ.
- Có nghị lực chiến đấu để sống và cống hiến cho đời (gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua).
- Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
Tác phẩm: sáng tác 1854 trước khi thực dân Pháp xâm lược.
- Kết cấu chương hồi: Với mục đích truyền đạo lý làm người.
- Đặc điểm thể loại: Truyện để kể hơn là để đọc -> chú trọng hành động nhân vật.
-4 phần.
- Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
- Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp.
- Kiều Nguyệt Nga gặp nạn mà vẫn giữ lòng thuỷ chung.
- Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.
=> Tác phẩm là một thiên tự truyện. Phần cuối nói lên ước mơ cháy bỏng của Nguyễn Đình Chiểu.
Sau phần giới thiệu về gia đình Lục Vân Tiên, Vân Tiên đi thi.
Đọc, tìm hiểu chú thích và đại ý
a. Đọc.
b. Chú thích.
c. Đại ý: Đoạn trích kể về cảnh Lục Vân Tiên đi thi gặp bọn cướp, chàng đánh tan và cứu được 2 cô gái, Nguyện Nga cảm kích muốn tạ ơn chàng nhưng Vân Tiên từ chối.
(Chàng trai trẻ trung 16 – 17 tuổi, lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh)
-Nổi giận lôi đình, tả đột hữu xông 
=> Vân Tiên hành động theo bản chất người anh hùng nghĩa hiệp -> mang vẻ đẹp của một dũng tướng tài ba.
Bẻ cây làm gậy => Vân Tiên hành động mang cái đức của người “vị nghĩa vong thân” tài đức -> làm nên chiến thắng.
-An ủi , hỏi han cho hai cô gái bớt sợ hãi .
-Bảo họ chớ ra ngoài ( lễ giáo PK )
- Vân Tiên động lòng tìm cách an ủi họ, hỏi han quê quán => Sự hào hiệp nhân hậu.
- Quan điểm “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” từ chối lạy tạ và lời mời của Nguyệt Nga => Người anh hùng chính trực trọng nghĩa khinh tài.
=> Lục Vân Tiên hiện lên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lý tưởng, tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng đem đến xã hội công bằng.
- Cách xưng hô: quân tử, tiện thiếp -> sự khiêm nhường.
- Cách nói năng: văn vẻ dịu dàng, mực thước.
- Cách trình bày vấn đề: rõ ràng, khúc chiết.
=> Con người cao quý, thuỳ mị, nết na, có học thức, biết trọng tình nghĩa -> chinh phục được tình cảm của nhân dân.
- Nhân vật được bộc lộ qua hành động, cử chỉ, lời nói -> vì truyện lưu truyền bằng cách kể thơ, nói thơ (kể việc, hoạt động là chính nhân vật gây ấn tượng bằng việc làm lời nói, đặt trong mối quan hệ xã hội) chiếm lĩnh tình cảm yêu hay ghét của người đọc, người nghe.
Nội dung: Thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả qua việc khắc hoạ phẩm chất đẹp đẽ của 2 nhân vật chính.
Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói.
 LUYỆN TẬP
1. Đọc diễn cảm 3 lời, 3 nhân vật.
2. Tập trình bày miệng những nhận xét.
Nội dung cần đạt
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
-Nhà thơ Nam bộ.
- Có nghị lực chiến đấu để sống và cống hiến cho đời (gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua).
- Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
2. Tác phẩm :
-Ra đời khoảng năm 1854 , trước khi Pháp xâm lược .
-Kết cấu : chương hồi .
-Thể loại : Truyện thơ Nôm .
3. Tóm tắt tác phẩm:
- Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
- Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp.
- Kiều Nguyệt Nga gặp nạn mà vẫn giữ lòng thuỷ chung.
- Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.
4. Đại ý :
Đoạn trích kể về cảnh Lục Vân Tiên đi thi gặp bọn cướp, chàng đánh tan và cứu được 2 cô gái, Nguyện Nga cảm kích muốn tạ ơn chàng nhưng Vân Tiên từ chối.
II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
1. Hình ảnh Lục Vân Tiên
a. Khi cứu Kiều Nguyệt Nga 
-Nổi giận , một mình bẻ gậy xông vào đánh cướp .
Ä Hành động anh hùng , nghĩa hiệp .
b. Trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga
-An ủi , hỏi han cho hai cô gái bớt sợ hãi .
-Bảo họ chớ ra ngoài ( lễ giáo PK )
-Từ chối ơn nghĩa .
Ä Hình ảnh đẹp , lí tưởng mà tác giả muốn gửi gắm niềm tin và ước vọng .
2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga :
-Xưng hô : khiêm nhường .
-Nói năng : văn vẻ , dịu dàng , rõ ràng , khúc chiết .
Ä Con người cao qúi , khuê các , nết na , có học thức , trọng tình nghĩa .
III. TỔNG KẾT
Ghi nhớ SGK / 115
	4. Đánh giá : 
Đọc diễn cảm lại đoạn thơ ( 03 HS ) : ba nhân vật .
	5. Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng đoạn trích.
 - Bình luận câu thơ “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
 - Chuẩn bị bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_38_39_luc_van_tien_cuu_kieu_n.doc