MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
v MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Hs:
- Có những hiểu biết về miêu tả nội tâm và sự phù hợp giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
- Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
Trọng tâm: Luyện tập.
ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ:
- Bảng phụ ghi ví dụ: Miêu tả cảnh; miêu tả nội tâm của Kiều.
v CHUẨN BỊ :
-GV : Các đoạn trích ( ngữ liệu ) dành cho việc phân tích yếu tố miêu tả nội tâm.
-HS : Xem lại các đoạn trích Truyện Kiều đã học .
v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra:
- Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn tự sự? Đối tượng miêu tả trong văn tự sự là những yếu tố nào?
3. Tổ chức hoạt động dạy – học
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần : 08 Tiết 40 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp Hs: - Có những hiểu biết về miêu tả nội tâm và sự phù hợp giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. - Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự. Trọng tâm: Luyện tập. : ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ: - Bảng phụ ghi ví dụ: Miêu tả cảnh; miêu tả nội tâm của Kiều. CHUẨN BỊ : -GV : Các đoạn trích ( ngữ liệu ) dành cho việc phân tích yếu tố miêu tả nội tâm. -HS : Xem lại các đoạn trích Truyện Kiều đã học . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Kiểm tra: - Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn tự sự? Đối tượng miêu tả trong văn tự sự là những yếu tố nào? 3. Tổ chức hoạt động dạy – học Hoạt động của Thầy Ø Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. HS đọc thuộc lòng đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Yêu cầu: Chỉ ra những đoạn thơ tả cảnh thiên nhiên bên ngoài, đoạn trực tiếp miêu tả tâm trạng nhân vật? Dấu hiệu nhận biết? (từ ngữ, nội dung?). - Lấy ví dụ đoạn văn miêu tả trong bài viết số 2 của em? Tả gì? (cảnh trường). So sánh phân biệt miêu tả cảnh bên ngoài và miêu tả nội tâm? Hỏi : Miêu tả nội tâm có tác dụng gì đối với việc khắc họa nhân vật ? => Thế nào làm miêu tả bên ngoài và thế nào là miêu tả nội tâm? HS thảo luận. GV khái quát bài, nêu kết luận cho HS đọc ghi nhớ. Ø Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập. - HS đọc bài tập. -Yêu cầu xác định nhiệm vụ? - Cho HS tìm những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh và đoạn miêu tả nội tâm của Kiều? - Hướng dẫn HS viết thành văn xuôi. + Xác định sự việc, nhân vật cính, miêu tả nhân vật, tiến trình Mã Giám Sinh mua Kiều như thế nào? Bài 2 Cho HS viết vài câu văn miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều. Cho HS tự phát hiện cảm xúc tâm trạng của mình, miêu tả lại cho HS đọc thêm. Hoạt động của Trò -HS đọc diễn cảm . - Đoạn thơ tả cảnh sắc bên ngoài: + 6 câu đầu. + 8 câu cuối. - Đoạn 08 câu giữa miêu tả tâm trạng của Kiều trực tiếp những suy nghĩ bên trong về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách. - Tả bên ngoài cảnh vật con người với chân dung hình dáng, hành động, ngôn ngữ màu sắc quan sát trực tiếp. - Tả nội tâm: Suy nghĩ; tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật không quan sát được trực tiếp. * Yêu cầu: a. Đoạn thơ tả chân dung Mã Giám Sinh 10 câu. - Đoạn tả nội tâm của Kiều 4 câu. b. Viết thành văn xuôi. - Ngôi kể: số 1 (Kiều) hoặc số 3 (người chứng kiến). - Nhân vật chính: Mã Giám Sinh -> Miêu tả vẻ ngoài. - Miêu tả nội tâm Thuý Kiều. Ví dụ: “Kiều đang trong tâm trạng đau đớn xót xa. Từ trong buồng bước ra ngoài mà nàng tưởng mình bắt đầu dấn thân vào cuộc đời đen tối ”. Bài 2 - Ngôi kể: 1 (Kiều). - Nội dung: Báo ân báo oán. - Trình tự: + Kiều mở toà án bình xét xử. + Cho mời Thúc Sinh vào (tả hình ảnh Thúc Sinh). + Kiều nói với Thúc Sinh như thế nào -> cho người đem bạc và gấm vóc tặng. + Nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư như thế nào? + Kiều cho mời Hoạn Thư đến và chào như thế nào (tâm trạng Kiều khi nhìn thấy Hoạn Thư). “Lòng tôi lại sôi lên những căm giận tủi hờn, văng vẳng bên tai tôi lời thét chửi của mụ ngày nào”. + Kiều nói với Hoạn Thư những gì? + Hoạn Thư tìm lời bào chữa ra sao? Bài 3: Diễn tả tâm trạng của em sau khi gây chuyện không hay với bạn (giao về nhà). Nội dung cần đạt I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự : 1. Ví dụ: Đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. - Đoạn thơ tả cảnh sắc bên ngoài: + 6 câu đầu. + 8 câu cuối. -Tả tâm trạng : 08 câu giữa . Ä Tả cảnh , ngoại hình ð tâm trạng nhân vật . 2.Ví dụ 2 : Ngoại hình ð nội tâm giằng xé , hối hận . Ghi nhớ SGK / 117 II. LUYỆN TẬP : Bài 1: Tìm hiểu “Mã Giám Sinh mua Kiều”. Ví dụ: “Kiều đang trong tâm trạng đau đớn xót xa. Từ trong buồng bước ra ngoài mà nàng tưởng mình bắt đầu dấn thân vào cuộc đời đen tối ”. 4. Đánh giá : ? Miêu tả nội tâm có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự ? ? Liệt kê tên vài bài thơ thời trung đại sử dụng thành công nghệ thuật vịnh cảnh ngụ tình ? 5. Hướng dẫn học ở nhà - Hoàn thành các bài tập 1, 2. - Nắm chắc yêu cầu miêu tả nội tâm và làm bài tập 3. - Chuẩn bị bài: Lục Vân Tiên gặp nạn.
Tài liệu đính kèm: