Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 46: Đồng chí (Chính Hữu)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 46: Đồng chí (Chính Hữu)

ĐỒNG CHÍ

 ( Chính Hữu )

v MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp Hs:

- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.

 - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.

 Trọng tâm: Phân tích vẻ đẹp của tình đồng chí.

 ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ:

- Hình ảnh người lính đứng gác.

 - Bài hát tình đồng chí (phổ nhạc từ bài thơ Đồng chí).

v CHUẨN BỊ :

 -G.V : Tranh, hình ảnh về người lính ( đời thường hay trong cuộc chiến )

 -HS : Hát ( hoặc đọc diễn cảm bài thơ “Đồng chí”

v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cu :

 Kiểm tra : Văn bản “ Lục Vân Tiên gặp nạn ”

? Đọc thuộc lòng 6 câu cuối “Lục Vân Tiên gặp nạn” , phân tích cuộc sống của ông chài?

? Truyện có những nhân vật nào có thể xếp cùng loại với Ngư ông ? Giữa họ có điểm chung gì ?

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 46: Đồng chí (Chính Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy : 09 / 11
Tuần 10
Tiết 46
ĐỒNG CHÍ
 ( Chính Hữu )
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Hs:
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
 - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
 Trọng tâm: Phân tích vẻ đẹp của tình đồng chí.
 : ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ:
- Hình ảnh người lính đứng gác.
 - Bài hát tình đồng chí (phổ nhạc từ bài thơ Đồng chí).
CHUẨN BỊ :
 -G.V : Tranh, hình ảnh về người lính ( đời thường hay trong cuộc chiến )
 -HS : Hát ( hoặc đọc diễn cảm bài thơ “Đồng chí”
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra : Văn bản “ Lục Vân Tiên gặp nạn ” 
? Đọc thuộc lòng 6 câu cuối “Lục Vân Tiên gặp nạn” , phân tích cuộc sống của ông chài?
? Truyện có những nhân vật nào có thể xếp cùng loại với Ngư ông ? Giữa họ có điểm chung gì ?
3. Tổ chức hoạt động dạy – học 
 G.V : Hát liên khúc đầu ( lấy lời từ bài Đồng chí ) tạo không khí mới cho tiết học .
Đó là những giai điệu hùng hồn , bi tráng nhưng rất lãng mạn được nhà thơ Chính Hữu cho ra đời vào đầu năm 1948 . Sau chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đánh thắng cuộc tiến công quy mô nhất của quân Pháp cuối năm 1947 lên khu căn cứ Việt Bắc . Nhà thơ Chính Hữu lúc đó là chính trị viên thuộc Trung đoàn thủ đô , ông cùng đơn vị mình tham gia chiến đấu suốt chiến dịch . Bài thơ là kết quả của những trải nghiệm và những cảm xúc sâu xa , mạnh mẽ của tác giả và đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc . 
Hoạt động của Thầy
Ø Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, chú thích.
HS đọc chú thích SGK.
Tìm hiểu về tác giả – GV khái quát những nét chính.
Tác giả là người lính thuộc Trung đoàn thủ đô , là nhà thơ quân đội . Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến , đặc biệt là tình cảm cao đẹp của người lính : tình đồng chí , đồng đội , tình quê hương , sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương .
Hỏi : Em hiểu gì về đất nước năm 1948 ?
Hỏi: Hoàn cảnh ra đời tác phẩm?
Tác giả cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông 1947 . Những năm đầu của cuộc kháng chiến , bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn , nhưng nhờ tinh thần yêu nước , ý chí chiến đấu và tình đồng chí đồng đội , họ vượt qua tất cả và làm nên chiến thắng . 
G.V : hát hoặc gọi cán sự văn nghệ của lớp hát .
( Nhịp chậm để diễn tả tình cảm , cảm xúc được lắng lại ) .
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích đoạn 1.
Hỏi : Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? Hãy chia đoạn cho bài thơ ?
Gọi HS đọc 7 dòng thơ đầu.
Hỏi : Theo tác giả , tình đồng chí , đồng đội bắt nguồn từ đâu ?
Hỏi: Nhà thơ đã lý giải cơ sở của tình đồng chí như thế nào? Tìm câu thơ thể hiện điều đó ?
Hỏi: Cách sắp xếp những từ “anh” “tôi” có tác dụng biểu hiện tình cảm như thế nào? nhận xét gì về việc nêu khái niệm đồng chí?
Dụng ý của nhà thơ khi đặt câu thơ cuối 2 chữ (GV bình).
Hai tiếng được tách ra thành một dòng thơ , vừa ngân vang như một tiếng gọi tha thiết , vừa tạo thành một nốt nhấn , lắng lại như khẳng định một tình cảm rất đỗi thiêng liêng .
Đồng chí ! Hai tiếng thiêng liêng , dấu chấm than tạo ra nốt nhấn . Nó vang lên như một lời khẳng định , đồng thời đóng vai trò như bản lề gắn kết đoạn 1 với đoạn 2 . Các câu thơ ở đoạn 2 là biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí .
Ø Hoạt động 3: 
Gọi HS đọc đoạn 2.
Hỏi: Tình cảm đồng chí của những người lính được thể hiện rất cụ thể, giản dị mà sâu sắc. Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh chứng minh?
Anh và tôi : hình ảnh chân thực cụ thể về cuộc sống , chiến đấu của người lính : chiến đấu ở rừng , bị những cơn sốt rét hành hạ . Và để diễn tả được sự gắn bó , chia sẻ , sự giống nhau của mọi cảnh ngộ , tác giả đã xây dựng những câu thơ sống đôi , đối ứng nhau .
Hỏi: Phân tích hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”?
Hỏi: Cảm nhận của em về sức mạnh của tình đồng chí ở 3 câu cuối bài thơ?
(Hình ảnh trong những câu thơ gợi cho em cảm nghĩ gì?)
GV : lưu ý HS tranh minh hoạ trong SGK không thể hiện được tính xác thực của lời thơ .
Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vuợt qua sự khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ , thiếu thốn , sưởi ấm họ giữa mùa đông giá rét .
GV bình: Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là 03 hình ảnh gắn kết nhau : người lính , khẩu súng và vầng trăng . Họ đứng bên nhau , phục kích , chờ giặc . Giữa chiến hào , hai con người đồng chí – đồng đội cùng mục kích vầng trăng đang xuống thấp và lắc lư trước mũi súng .
Súng và trăng là gần và xa , là thực tại – mơ mộng , chất chiến đấu và tình chiến sĩ sự kết hợp hài hoà tạo cho bài thơ chất hiện thực và nét lãng mạn .
Liên hệ : Em có cảm nhận gì về hình ảnh người lính thời chống Pháp và người lính ngày nay ?
Ø Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
GV cho HS tự đánh giá tổng quát về nội dung và nghệ thuật bài thơ.
Ø Hoạt động 5: Tổ chức luyện tập.
Hỏi: Đoạn trích thể hiện tính lập luận ở phần nào? 
Hoạt động củaTrò 
-HS nêu khái quát về tác giả – nhà thơ quân đội .
-Sáng tác vào đầu năm 1948 , trích “Đầu súng trăng treo”
-Bài thơ được viết theo thể thơ tự do , có 20 dòng chia làm hai đoạn .
-HS đọc diễn cảm . 
-Sự tương đồng về cảnh ngộ , xuất thân , giai cấp và cùng mục đích , lí tưởng  
-Họ đến từ những phương trời xa lạ , tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội CM , họ chiến đấu sát cánh bên nhau , cùng chia sẻ gian lao và trở thành tri kỉ .
Những tâm tư tình cảm:
“Ruộng nương anh  nhớ người ra lính”
=> Hiểu biết về cuộc đời tư => cùng thể hiện nổi nhớ quê hương.
- Sẻ chia gian khổ, thiếu thốn của đất nước.
“Aùo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá.. giày ”-> chia sẻ những gain lao , thiếu thốn của cuộc đời người líhn .
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
=> Sự động viên, sưởi ấm của tình đồng chí.
- Truyền cho nhau hơi ấm nơi chiến trường:
-HS chia thành 04 nhóm thảo luận .
-HS tự do phát biểu .
1. Nội dung: Vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội trong kháng chiến => vẻ đẹp tinh thần.
2. Nghệ thuật: Hình ảnh gần gũi, giản dị.
LUYỆN TẬP
Đoạn trích được thể hiện tính lập luận của phần cuối.
Nội dung cần đạt
I. ĐỌC – CHÚ THÍCH :
1. Tác giả :
-Chính Hữu : sinh năm 1926 , tên khai sinh : Trần Đình Đắc , quê Hà Tĩnh .
-Nhà thơ, người chiến sĩ .
-Được tặng giải thưởng HCM về VHNT ( 2000 ) .
2. Tác phẩm
Trích “Đầu súng trăng treo”.
3. Đọc, tìm hiểu chú thích
Đọc các chú thích SGK.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
1. Cơ sở của tình đồng chí
 Anh Cùng Tôi
Đất cày sỏi đá nước mặn
 â
Ra trận quen nhau
Chung lí tưởng
“Súng bên súng”
Chung chăn ấm
â
Đồng chí
=> Tình đồng chí sâu lắng, thiêng liêng.
2. Tình đồng chí giản dị sâu sắc
-Hiểu tâm tư , tình cảm của nhau : cùng nhớ quê hương .
-Sẻ chia những thiếu thốn của cuộc đời người lính .
“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Đầu súng trăng treo”
=> Biểu tượng đẹp của tình đồng chí đồng đội, vẻ đẹp tinh thần hòa quyện hiện thực và lãng mạn.
III. TỔNG KẾT
Ghi nhớ SGK / 131
	4. Đánh giá :
Gọi 01 HS ( có năng khiếu ) hát minh hoạ bài thơ . HS khác diễn minh họa .
5. Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Viết bài văn kể sự việc này.
 - Chuẩn bị bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_46_dong_chi_chinh_huu.doc