Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 51 đến tiết 55

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 51 đến tiết 55

TIẾT 51-52

VĂN HỌC

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

 (Huy Cận)

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh cảm nhận được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ giàu màu sắc lãng mạng trong bài thơ.

- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật. ( Hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.

- Giáo dục cho Hs lòng yêu thiên nhiên và tình yêu lao động.

II. Chuẩn bị:

 1. T : Đọc nghiên cứu soạn bài.

 2. H : Học bàicũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu.

B. PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚP

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 51 đến tiết 55", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11 + 12
Kết quả cần đạt
- Giúp Hs cảm nhận được sự thống nhất giữa cảm hứng thiên nhiên vũ trụ, cảm hứng lao động của tác giả tạo nên hình ảnh đẹp tráng lệ giàu màu sắc lãng mạng của “Đoàn thuyền đánh cá”
- Tiếp tục củng cố kiến thức từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: từ tượng thanh, từ tượng hình; một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Hoạt động ngữ văn: nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả và biểu hiện phong phú thể thơ 8 chữ, bước đầu biết làm loại thơ này.
- Thấy được ưu nhược điểm trong bài kiểm tra văn 1 tiết.
Ngày soạn 08/11/ 2008 Ngày giảng 12/11/ 2008
Tiết 51-52
Văn học
Đoàn thuyền đánh cá
 (Huy Cận)
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp học sinh cảm nhận được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ giàu màu sắc lãng mạng trong bài thơ.
- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật. ( Hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
- Giáo dục cho Hs lòng yêu thiên nhiên và tình yêu lao động. 
II. Chuẩn bị:
 	1. T : Đọc nghiên cứu soạn bài.
 2. H : Học bàicũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu.
B. Phần thể hiện khi lên lớp
I. Kiểm tra bài cũ
- Vở soạn của học sinh.
II. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài : “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài thơ đặc sắc trong chùm thơ Huy Cận viết về vùng mỏ, vùng than, vùng biển Quảng Ninh – Hạ Long. Bài thơ ca ngợi cuộc sống lao động tập thể tràn đầy niềm vui lãng mạn, hào hứng của những người dân đánh bắt cá xa bờ. Vậy không khí lao động của những người dân chài miền biển sau khi đất nước được giải phóng hiện lên trong khung cảnh thiên nhiên ntn
 * Nội dung bài mới:
?
G
?
G
?
G
?
G
?
?
H
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Nêu những nét cơ bản về tác giả Huy Cận?
- Trước CM tháng 8 thơ của ông “ảo não” như “một khối sầu thiên cổ”. 
- Sau CM tháng 8 ông giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền Cm, đồng thời trở thành nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại VN. Thơ ông tràn đầy niềm lạc quan tình yêu cuộc sống lao động mới.
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
 - Viết năm 1958 khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Một không khí hào hứng phấn chấn tin tưởng bao chùm trong đời sống xã hội và ở khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất để xây dựng đất nước. 
- Nhân chuyến đi xâm nhập thực tế giữa năm 1958 đã giúp nhà thơ thấy rõ và được sống trong không khí hào hứng đó cùng với người lao động làng chài là nguồn cảm hứng để tác giả sáng tác nên bài thơ.
Bài thơ viết theo thể thơ nào? nêu tác dụng của thể thơ đó?
- Thơ 7 chữ, mỗi khổ 4 dòng nhịp nhàng, đều đặn, gieo vần trắc xen kẽ vần bằng để diễn tả mạch cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên và con người lao động.
Bài thơ cần thể hiện giọng đọc ntn?
- Đọc giọng vui, phấn chấn hào hứng nhịp 4/3, 2/2/3, giọng tình cảm chậm rãi nắng đọng. Khổ 2,3,7 đọc giọng cao hơn, nhịp nhanh hơn.
GV đọc mẫu
HS đọc, nhận xét.
Giải thích 1 số từ khó Sgk?
Bài thơ được triển khai theo trình tự của Chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy em hãy tìm bố cục của bài thơ?
- chia 3 phần
+ P1:2 khổ đầu: cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
+ P2: 4 khổ tiếp: cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá.
+ P3: Khổ cuối: cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh lên.
Đọc lại 2 khổ thơ đầu. Nhắc lại nội dung cơ bản?
Đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào thời điểm nào?
Thời điểm đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- là thời điểm vũ trụ đã vào đêm, mọi hoạt động tấp nập ban ngày dường như đã ngừng nghỉ _--> là lúc khởi đầu cho một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá.
Từ “lại” trong câu thơ “Đoàn thuyền ra khơi” có ý nghĩa như thế nào?
- Có thể nói, đánh cá là công việc thường xuyên, hàng ngày và đều đặn của những người dân biển, và đi biển lần này của họ cũng chỉ như trăm nghìn lần ra khơi đánh cá khác.
(Có thể nói đếm nhịp cho thời gian và công việc của ĐTĐC là nhịp tuần hoàn của TN vũ trụ)
Hình ảnh câu thơ “ Câu hát căng buồm”là hình ảnh như thế nào? Thể hiện điều gì? 
- là hình ảnh ẩn dụ, thể hiện nét đẹp khỏe khoắn của những chàng trai vùng biển vừa chèo lái đưa con thuyền ra khơi vừa cất cao tiếng hát khỏe, vang xa, bay cao cùng hòa nhịp với gió biển làm căng cánh buồm. Tiếng hát chứa chan niềm vui, niềm lạc quan của người lao động được làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống của mình.
Từ đó, tác giả muốn thể hiện điều gì?
Cảnh biển vào đêm được tác giả miêu tả có gì đặc sắc?
Theo em cảnh đó có gì đặc sắc?
(Là một bức tranh lộng lẫy và hoành tráng về cảnh thiên nhiên trên biển cảnh trọn màu sắc trạng thái cho cảnh vật thật độc đáo)
- Trong hình ảnh liên tưởng này vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là then cửa
“Mặt trời cuối ngày được ví như hòn lửa” Khiến cho cảnh hoàng hôn trở lên rực rỡ và huy hoàng chứ không gợi ảm đạm.
Tìm những hình ảnh miêu tả cảnh thuyền đánh cá trên biển?
Nêu nhận xét của em về cách miêu tả của nhà thơ phân tích hình ảnh đăc sắc?
(hay nói cách khác con thuyền nhỏ bé đã trở thành con thuyền khổng lồ hoà nhập với thiên nhiên)
Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian, thời gian nào? Tìm câu thơ miêu tả điều đó?
- Không gian rộng lớn bao la: mặt trời, biển trăng, sao, mây, gió.
- Thời gian nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến lúc bình minh.
- Thời gian của một chuyến ra khơi -> trở về.
Cảnh đánh cá trên biển tiếp tục được miêu tả ra sao?
Nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả?
- Thủ pháp phóng đại cùng những liên tưởng táo bạo, mạnh mẽ, bất ngờ
- Sáng tạo ra hình ảnh người lao động : những ngư dân trên biển khỏe khoắn,
Sử dụng ĐT: lái lướt, gõ, dàn thế trận, kéo,..
Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?
- Con người và những hoạt động của họ được đặt vào một không gian rộng lớn của biển trời trăng sao.
- Con người như hòa vào thiên nhiên vũ trụ, cảnh đoàn thuyền lướt êm trên mặt biển trong đêm trăng, có gió làm lái, trăng làm buồm, gõ thuyền tạo âm thanh tiếng hát gọi cá đã có nhịp trăng sao. đến lúc sao mờ, trời sáng mẻ lưới được kéo lên “ chùm cá nặng” cũng là lúc trời sáng, bình minh lên, khoang thuyền đầy cá mà vẫn lướt đi như chạy đua cùng mặt trời.
-> không khí lao động với niềm say mê hào hứng. Công việc lao động của người đánh cá nặng nhọc đã thành bài ca lao động đầy niềm vui nhịp nhàng cùng thiên nhiên
Từ đó hình ảnh con người lao động và tâm trạng của họ hiện lên như thế nào?
Tác giả đã miêu tả ntn vẻ đẹp của loài cá?
Tại sao tác giả lại chú ý và miêu tả hình ảnh, màu sắc các loài cá. Dụng ý của tác giả?
- Sử dụng những đặc điểm vốn có của từng loài cá để miêu tả.
- Một loạt tính từ chỉ màu sắc.
- Những hình ảnh được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng, bay bổng từ sự quan sát hiện thực. Trí tưởng tượng nối dài chắp cánh cho hiện thực trở lên kì ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên
Bức tranh thiên nhiên hiện ra như thế nào?
Bài thơ có nhiều từ “hát” cả bài như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời của ai?
- Là một khúc ca-một tràng khúc về lao động về thiên nhiên đất nước giàu đẹp tác giả làm thay lời của những con người lao động trong cuộc xây dựng đất nước.
Em có nhận xét gì về âm hưởng giọng điệu của bài thơ?
- Bài thơ tạo được âm hưởng vừa khoẻ khoắn sôi nổi lại vừa phơi phới bay bổng.
- Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền với vần cách vần trắc tạo nên sức mạnh
Các yếu tố thể thơ vần nhịp đã góp phần tạo nên âm hưởng của bài thơ ntn?
- Là khúc hát say mê hào hứng phơi phới.
Nêu nét đặc sắc về thiên nhiên trong bài thơ?
Qua bức tranh về thiên nhiên và con người lao động em có nhân xét gì về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên và con người lao động.
I. Đọc và tìm hiểu chung (10)
1. Tác giả tác phẩm
- Huy Cận (1915 – 2005) quê Hà Tĩnh, là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới và cũng tiểu biểu nền thơ hiện đại VN.
- Viết 1958 nhân chuyến đi thực tế tại vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”
2. Thể loại
- Thơ 7 chữ.
3. Đọc
4. Bố cục
II. Phân tích
1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
+ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Nắng cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
- Những người dân chài ra khơi đánh cá trong tâm trạng háo hức, tràn đầy niềm vui, tinh thần lạc quan và yêu đời.
2. Vẻ đẹp của hình ảnh thiên nhiên và lao động
a. Cảnh biển vào đêm
Mặt trời xuống.. như hòn lửa Sóng cài then đêm sập cửa
* Cảnh biển lúc vào đêm vừa rộng lớn lộng lẫy lại vừa gần gũi với con người
b. Cảnh thuyền đánh cá trên biển.
 Thuyền ta lái gióbuồm trăng
 Lướt giữa mây caobiển bằng
 dặm xa dò bụng biển
 .lưới vây giăng.
->Cũng là vụ trụ bao la vô tận nhưng khi đối mặt với vũ trụ ấy con người không còn cảm giác bé nhỏ cô đơn mà ngược lại họ đã tự nâng mình lên ngang tầm với thiên nhiên vũ trụ trong tư thế của người chiến thắng.
Ta hát bài ca gọi cá vào
 Gõ thuyền đã có nhịp tăng cao
 Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng 
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
-> Đó là âm thanh tiếng hát gọi cá hoà trong nhịp gõ thuyền. Tác giả không khắc hoạ những hình ảnh, những động tác lao động mà người đọc vẫn hình dung được toàn bộ 
* Niềm vui phới phới khoẻ khoắn, hoà hợp với thiên nhiên chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.
c. Hình ảnh đẹp lộng lẫy và rực rỡ của cá trên biển.
 Cá thunhư đàn thoi
 Đêm ngày dẹt biển muôn luồng sáng
 Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
 Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
 Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
.
- Có vẻ đẹp của tranh Sơn mài lung linh huyền ảo
III, Tổng kết 
- Sự liên tưởng tượng phong phú độc đáo có âm hưởng khoẻ khoắn hào hứng lạc quan.
- Sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động bộc lộ niềm vui niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
IV, Luyện tập
Viết đoạn văn phân tích khổ thơ 1.
III, Hướng dẫn học sinh làm bài và học bài ở nhà.
 	 - Học thuộc bài thơ, nắm giá trị nghệ thuật, nội dung bài thơ.
 	 - Chuẩn bị bài sau: Bếp lửa.
Ngày soạn 09/11 2008 Ngày giảng 13/11/ 2008
Tiết 53 
Tiếng Việt
Tổng kết về từ vựng
(từ tượng thanh,từ tượng hình, một số phép tu từ từ vựng)
A.Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp học sinh củng cố và tổng hợp kiến thức tiếng Việt đã học. 
- Rèn cho Hs kỹ năng vận dụng kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6->9: Đó là: từ tượng thanh, từ tượng hình một số phép tu từ từ vựng so sánh ẩn dụ nhân hoá ẩn dụ nói quá hoán dụ nói giảm nói tránh, điệp ngữ chơi chữ vào trong nói và viết.
- Giáo dục Hs ý thức học tập.
II. Chuẩn bị:
1. T : Đọc nghiên cứu soạn bài.
2. H : Xem lại toàn bộ nội dung yêu cầ ... ình cảm của con người.
d. Hoán dụ: 
- là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi.
đ. Nói quá: 
- Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô tính chất của sự vật hiện tượng 
được miêu tả hoặc nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
e. Nói giảm nói tránh: 
- Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ nặng nề tránh thô tục thiếu lịch sự.
g. Điệp ngữ: 
- Là biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh.
- Có 3 kiểu: điệp ngắt quãng, điệp nối tiếp và điệp vòng tròn.
h. Chơi chữ: 
- Là lợi dung đặc sắc về âm về nghĩa của từ ngữ để tạo ra sắc thái dí dỏm hài hước làm cho câu văn hấp dẫn thú vị.
2. Bài tập: 
a. Bài 1 :Phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong các câu thơ: 
a. Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.
- Phép ẩn dụ:
+ từ “hoa, cánh” dùng để chỉ Kiều và cuộc đời của nàng. 
+ “cây, lá” dùng để chỉ gia đình Kiều và c/s của họ. 
=> “hoa, cánh, lá, cây" đều đẹp nhưng mong manh trước bão táp cuộc đời.
b. Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới xa nửa vời
- Phép tu từ so sánh: tiếng đàn của 
Thuý kiều được so sánh với những âm thanh tự nhiên (tiếng hạc, suối, gió thoảng, trời đổ mưa) để nhấn mạnh: nó hay như vốn trời sinh ra hay sẵn như vậy rồi.
c. Phép nói quá: Thuý Kiều có sắc đẹp đến mức hoa
Thuý Kiều không chỉ đẹp mà còn có tàiNhờ biện pháp nói quá Nguyễn Du đã thể hiện đầy ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d. Phép nói quá: Gác quan âm nơi TK bị H Thư bắt ra chép kinh rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở khu vườn nhà Hoạn Thư gần nhau trong gang tấc nhưng giờ đây 2 người cách trở “gấp 10 quan san”
e. Phép chơi chữ” tài và tai
b. Bài 2 : Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau?
a. Điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa say sưa vừa được hiểu là tràng trai vì uống nhiều rượi mà say. Vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình nhờ cách đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo.
b. Nói quá: Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c.So sánh: miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối, cảnh rừng dưới đêm trăng.
d. Nhân hoá: ánh trăng biến trăng thành người bạn tri âm tri kỷ. TN trong bài thơ trở nên sống động hơn có hồn hơn. gắn bó với con người hơn.
 III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà
 - Ôn tập lại tất cả các phép tu từ đã hệ thống lại.
 - Hoàn chỉnh các bài tập ở trong vở.
 - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập từ vựng (tiếp).
Ngày soạn 09/11/ 2008 Ngày giảng13/11/ 2008
Tiết 54 
Văn học
Tập làm thơ tám chữ
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp học sinh nắm được đặc điểm khả năng miêu tả và những biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ.
- Qua hoạt động tập làm thơ 8 chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo sự hứng thú trong học tập rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
- Giáo dục Hs lòng yêu thích thể thơ 8 chữ: thơ tự do.
II. Chuẩn bị:
 1. T : Đọc nghiên cứu soạn bài.
 2. H : Học bài cũ, chuẩn bị theo yêu cầu.
B. Phần thể hiện khi lên lớp
I. Kiểm tra bài cũ
 * Câu hỏi: Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận?
 * Đáp án: - Nội dung: Khắc họa nhiều hình ảnh tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người để bộc lộ niềm vui, niềm tự hào trong cuộc sống.
 - Nghệ thuật: xây dựng nhiều hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng, âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
II. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài : ở lớp 6,7 các em được tập làm thơ 4 chữ năm chữ lục bát. Vậy thơ 8 chữ có cấu tạo ntn. Để giúp các em biết nhận diện và biết làm thơ về thể thơ 8 chữ. Tiết học hôm nay.
 * Nội dung bài mới
H
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Đọc các đoạn thơ trong sgk?
Suy nghĩ và nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở đoạn thơ sau?
Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn? 
Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách để nhận xét về cách gieo vần của từng đoạn?
Cách ngắt nhịp của mỗi đoạn thơ trên có gì đáng chú ý?
Quan sát số câu trong mỗi khổ thơ và rút ra kết luận?
Qua tìm hiểu các đoạn thơ trên em rút ra kết luận gì về thể thơ 8 chữ?
Đoạn thơ trích trong bài Tháp đổ của Tố Hữu. Hãy điền vào chỗ trống của các dòng thơ?
Đoạn thơ trích trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu. Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các từ?
Đoạn thơ bị chép sai ở câu thứ ba. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do sai?
Tìm những từ đúng thanh đúng vần để điền vào chỗ trống trong khổ thơ sau?
Khổ thơ còn thiếu một câu. Hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trước?
Mỗi nhóm tổ cử đại diện đọc và bình trước lớp bài thơ đã chuẩn bị?
Cả lớp nhận xét, đánh giá bài thơ đã được học
Nhận xét: Thể thơ, cách gieo vần?
(Cây ổi năm nay chín chẳng đúng mùa
Nó ngang trái như đời anh ngang trái
Nó thay đổi như lòng người con gái.)
Khi đánh tôi cha quay mặt khóc thầm 
Phụ tử xưa nay trọng hiếu tình thân
Không có đòn roi làm sao tôi nhớ
I Nhận diện thể thơ 8 chữ
* Ví dụ :
- Mỗi dòng thơ có 8 chữ.
- Được chia thành nhiều khổ thơ.
- Gieo vần:
+ Đoạn 1: tan – ngàn; mới – gội; bừng – rừng; gắt – mật.
+ Đoạn 2: về- nghe; học-nhọc; bà-xa.
+ Đoạn 3: ngát - hát, non - son, 
đứng - đựng, tiên - nhiên.
+ Đ1+2 gieo vần liền ( vần chân)
+ Đ3 gieo vần cách ( vần chân)
Cách ngắt nhịp linh hoạt, không theo một công thức gò bó, cứng nhắc nào.
Đoạn a: 2/3/3, 3/2/3, 3/2/3, 3/3/2
Đoạn b: 5/2, 4/4, 3/5
Đoạn c: 3/5
- Khổ thơ: Số câu trong mỗi khổ thơ không hạn định, thường là 4 câu tạo thành 1 khổ thơ.
*. Ghi nhớ: Thơ 8 chữ là thể thơ mỗi dòng có 8 chữ ngắt nhịp đa dạng, gồm nhiều đoạn dài chia thành các khổ (mỗi khổ 4 dòng). Có nhiều cách gieo vần phổ biến là vần chân. ( được gieo liên tiếp hoặc giãn cách.
II. Luyện tập nhận diện thể thơ 8 chữ
1. Bài tập 1 : Điền từ thích hợp Dây đàn ca hát
 Của ngày qua
 Hương bát ngát
 Với muôn hoa
2. Bài tập 2:
 Tôi cũng mất
 Vẫn tuần hoàn
 Cả đất trời.
3. Cảm nhận bằng vần thanh điệu
- Sai từ “rộn rã” phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ gương ở cuối câu thơ trên.
- Sửa: “vào trường” hoặc “đến trường”
III. Thực hành làm thơ 8 chữ
1. Bài 1
 Từ điền vào chỗ trống ở ô thứ 3 phải mang thanh bằng. Từ chỗ trống ở dòng 4 có khuôn âm a để hiệp vần với chữ xa cuối dòng thứ 2 và mang thanh bằng. (một vườnbay qua)
2. Bài 2
- Câu thơ phải có 8 chữ và chữ cuối 
phải có khuôn âm ương hoặc a mang thanh bằng.
Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn xương
Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta.
3. Bài 3
Tôi nhớ mãi
Tôi nhớ mãi nụ cười rất tươi
Lưu dấu một thời mười tám đôi mươi
Khi tôi chợt nhận ra mình khờ dại
Thì trời ơi người ấy đã xa rồi.
Tôi nhớ mãi ánh mắt bồi hồi
Níu lại thời gian đang lặng lẽ trôi
Khi tôi nhận ra giữa cuộc đời
Có khoảng khắc đã trở thành vĩnh cửu.
Tôi nhớ mãi tiếng nói với ai
Sao bâng khuâng xa vắng đến mơ hồ
Khi tôi chợt nhận ra mình làm thơ
Là lúc dại khờ ngây ngô điên dại
* Người ấy là cha tôi
Người đàn ông tóc đã hoa dâm ấy
Rất thương tôi và cũng rất giống tôi
Là người tôi yêu quý nhất trên đời
Đó chính là người đã sinh ra tôi.
Tôi vẫn nhớ thời thơ ấu dại dột
Vì mải chơi nên quên cả học bài
Xấu hổ lắm chẳng hé môi với ai
Những lần cha tôi đánh đòn quấn đít
Lớn khôn nên tôi dần dần hiểu biết.
 III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà
 - Nắm được đặc điểm của thể thơ 8 chữ.
 - Nhận diện được thể thơ đó.
 - Sáng tác một bài thơ với chủ đề tự chọn.
Ngày soạn 10/11/ 2009 Ngày giảng : 15 /11/ 2009
Tiết 55 
Văn học
Trả bài kiểm tra văn
1. Mục tiêu
a. KT : - Giúp học sinh qua bài kiểm tra 1 tiết củng cố lại nhận thức về các truyện trung đại đã học. Từ đó nhận rõ được ưu nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa khắc phục
b. KN : -Rèn kĩ năng phát hiện lỗi và sửa chữa lỗi trong bài viết của bản thân, nhận xét bài làm của bạn
c.TĐ : -Giỏo dục học sinh tinh thần thỏi độ học tập 
2. Chuẩn bị 
 a. T : Chấm bài, tổng hợp lỗi sai cơ bản
 b. H : Xem lại kiến thức của phần văn học trung đại
3.Tiến trỡnh bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ:Không 
* Giới thiệu bài Tiết trước các em làm bài kiểm tra văn phần trung đại 1 tiết. Hôm nay cô trả bài cho các em để thấy rõ ưu nhược điểm trong bài viết.
b. Nội dung bài mới:
I. Đề bài
II. Đáp án
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
B
A
C
C
A
B
A
B
B
D
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Phần II: Tự luận
Câu 1(2 điểm)
- Thời đại: Đầy biến động cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 Lê Trịnh suy tàn.Tây Sơn thành công và thất bại. Nhà Nguyễn khôi phục chính quyền và thống nhất đất nước.
 - Gia đình: gia đình quan lại quí tộc danh vọng có truyền thống văn học
- Cuộc đời: Nguyễn Du tên Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê Tiên Điền- Nghi Xuân Hà Tĩnh. Cuộc đời lắm đỗi long đong, thông minh tài trí, trung thành với nhà Lê.Thời niên thiếu sống và học hành sung sướng ở Thăng long sau này cuộc sống gặp nhiều biến cố và ẩn dật ở nhiều nơi. Miễn cưỡng làm quan với nhà nguyễn. Đã từng đi xứ. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài vĩ đại. Đỉnh cao của văn học Trung đại Việt Nam.
Câu 2: (4 điểm)
- Giới thiệu nhân vật ông Ngư trong đoạn trích: Lục Vân Tiên gặp nạn của Nguyễn Đình Chiểu có những nét phẩm chất tốt đẹp: chân thực, hào hiệp, 
có cuộc sống chan hòa với thiên nhiên.
	- Hành động cứu giúp người bị nạn nhanh chóng, hết mình
	- không mong người khác trả ơn.
	- hào hiệp, mang dáng dấp của người anh hùng trượng nghĩa.
	 - Sống ung dung thong thả, chan hòa với thiên nhiên.
	- Khẳng định Ngư ông là kiểu nhân vật anh hùng, trượng nghĩa.
III. Nhận xét chung
1. Ưu điểm: đại đa số các em hiểu đều xác định được nội dung đề yêu cầu phần trắc nghiệm 12 câu chọn đáp án được 85% chính xác.
Phần tự luận cơ bản nắm được một số nội dung cơ bản về thời đại gia đình và cuộc đời nguyễn Du.
Biết phân tích những nét khái quát về phẩm chất nhân vật ông Ngư trong đoạn trích.
Trình bày rõ ràng sạch đẹp. Có bài làm tốt 
2. Nhược điểm: 
phần trăc nghiệm có chỗ còn sai nhiều mà nguyên nhân chưa ôn tập kỹ lưỡng.
Còn điền đáp án đúng theo cảm tính hoặc nhìn bài của bạn.
Phần tự luận: có một số bài trả lời câu 1 lan man không nêu đúng trọng tâm yêu cầu của đề bài.
Câu 2: đi vào phân tích 2 nhân vật Ngư ông chưa sâu.
Một số bài làm trong 1 tiết chưa chú trọng viết qua loa, nội dung chưa sâu chưa đạt yêu cầu.
Trình bày cẩu thả.
*Chữa lỗi sai :
NGuyễn Ru ..Nguyễn Du.
Là nhà thiên tài vũ trụ ..Là một thiên tài.
Mang ráng rấp một anh hùngMang dáng dấp của một vị anh hùng
IV. Công bố điểm 
Giỏi: 3 khá:7
Trung bình:17 yếu: 2
III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà
 - Tiếp tục ôn lại phần văn học trung đai để nắm chắc kiến thức hơn.
 - Chuẩn bị bài sau: Bếp lửa.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 11.doc