Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 61 đến tiết 65

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 61 đến tiết 65

TIẾT 61+ 62

VĂN HỌC

LÀNG

 (Kim Lân)

1. Mục tiêu cần đạt:

 a.KT- Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp. Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

b.KN- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật

c.TĐ- Giáo dục học sinh lòng trân trọng và yêu quý quê hương, đất nước mình.

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 61 đến tiết 65", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13
Kết quả cần đạt
 - Cảm nhận được tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước tinh thần kháng chiến của nhân vật Ông Hai. Qua đó thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống tâm lí miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng ngôn ngữ nhân vật
- Hiểu được sự khác biệt giữa phương ngữ học sinh sử dụng và các phương ngữ khác với ngôn ngữ toàn dân, thể hiện qua những từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.
- Hiểu được tác dụng yếu tố đối thoại, độc thoại nội tâm trong VB tự sự. Luyện nói kể lại một câu chuyện trong đó kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận có đối thoại độc thoại.
Ngày soạn: 23 /11/2008 Ngày giảng 26/11/ 2008
Tiết 61+ 62 
Văn học
Làng
 (Kim Lân)
1. Mục tiêu cần đạt: 
 a.KT- Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp. Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
b.KN- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật
c.TĐ- Giáo dục học sinh lòng trân trọng và yêu quý quê hương, đất nước mình.
2. Chuẩn bị:
 a. T : Nghiên cứu đọc bài, soạn giáo án
 b. H : Học bài cũ, soạn bài.
3. Tiến trỡnh bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ:(5)
* Câu hỏi: Giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ “ánh trăng”?
 * Đáp án: 
 Giọng điệu tâm tình tự nhiên hình ảnh giàu tính biểu cảm, bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính, gắn bó vơí thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc củng cố người đọc thái độ sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
* Giới thiệu bài: 
Mỗi người dân Việt Nam ta đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình, nơi ta được sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao, giản dị, sống ở làng và chết cũng nhờ làng. Không gì khổ bằng phải bỏ làng đi tha hương, sống nơi đất khách chết chôn quê người
Tình cảm đặc biệt đó được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong một hoàn cảnh cũng hết sức độc đáo trong tác phẩm của mình. Vậy tình yêu làng, yêu quê trong tác phẩm của ông như thế nào.
b. Nội dung bài dạy:
?
G
?
G
G
H
?
?
?
?
?
?
hs
?
g
?
g
?
?
h
?
g
?
g
?
h
?
g
?
H
?
g
?
?
?
g
?
g
?
?
?
?
Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
Hầu như trong cácTP của mình, ông chỉ viết về những sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. ông là người đạt nhiều thành công trong sự nghiệp.
TP “Làng” ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV nêu y/c đọc: mạch lạc, rõ ràng.
Chú ý từ ngữ địa phương, lời đối thoại giữa các nhân vật, đọan trực tiếp miêu tả nội tâm nhân vật ông Hai.
GV đọc 1 đoạn.
HS đọc - Giáo viên nhận xét.
Kể tóm tắt cốt truyện?
Giải thích 1 số chú thích từ trong Sgk?
Văn bản chia làm mấy phần ? Nêu nội dung chính từng phần?
Để làm nổi bật chủ đề văn bản cũng như tính cách nhân vật chính trong câu chuyện, tác giả đặt ông Hai vào tình huống bất ngờ nào?
- trước đó ông Hai là người rất yêu làng, đi đến đâu ông cũng rất nhớ làng và khoe về cái làng của mình với một niềm tự hào.
- Sau đó tác giả ông Hai vào một tình huống gay cấn: Ông tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc, phản bội lại Cm, phản bội lại Cụ Hồ. Ông vô cùng đau đớn và xấu hổ.
Tình huống ấy có tác dụng gì?
- Tạo ra nút thắt cho câu chuyện, gây ra sự giằng xé, mâu thuẫn trong tâm lý ông Hai để từ đó bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của ông.
Khi từ phòng thông tin bước ra, ông Hai nghe được tin gì? Tìm những chi tiết miêu tả thái độ và tâm trạng ông Hai?
Trong phòng thông tin vui vẻ náo nức, gặp và hỏi chuyện những người tản cư dưới Gia Lâm lên, tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu của mình theo giặc.
Tâm trạng ông Hai thể hiện như thế nào? Vì sao ông lại có tâm trạng như vậy?
- Ông sững sờ ngạc nhiên cao độ đến hốt hoảng, đến nghẹt thở, giọng lạc hẳn đi khi nghe tin dữ dội đột ngột về làng mình – cái tin động trời mà trước đó ông không bao giờ tin, không thể ngờ lại có thể xảy ra như thế.
- Ông vô cùng xấu hổ và uất ức khi nghe tin khủng khiếp đó, câu nói móc của người đàn bà cho con bú cứ bám diết lấy ông, khiến ông đau khổ ê chề, phải ra về trong sự chốn tránh, nhục nhã, chẳng dám gặp mặt ai.
Về đến nhà tâm trạng ông Hai tiếp tục được miêu tả như thế nào?
- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn cái tin dữ ấy xâm chiếm thành nỗi ám ảnh day dứt, ông tủi thân nhìn con nước mắt giàn dụa
- ngay sau đó ông ngờ ngợ điều mình nói không được chính xác lắm, ông kiểm lại từng người trong làng, ông không thể tin họ lại có thể làm cái điều ô nhục ấy.
- Nhưng rồi chứng cứ là thằng chánh bệu thì đích thực là người làng ông rồi, không tin sao được. điều đó càng làm ông cay đắng chấp nhận sự thật nhục nhã giày vò tâm can.
- Ông nghĩ tới sự tảy chay của mọi người, tương lai đen tối. đau dớn hơn gia đình ông sắp phải đón đợi thái độ ghẻ lạnh móc máy của mụ chủ nhà khó tính, lắm điều.
Để miêu tả tâm trạng ông Hai, tác giả sử dụng kiểu ngôn ngữ nào?
- Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm ( suy nghĩ trong đầu mà không nói thành lời)
? Từ những độc thoại nội tâm đó thể hiện tâm trạng gì của ông Hai?
Theo dõi đoạn truyện của ông Hai với vợ, qua đó phân tích thái độ của ông Hai? 
-> Trò chuyện với bà vợ trong gian nhà thái độ ông vừa bực bội vừa đau đớn cố kìm nén. ông gắt bà vô cớ, trằn trọc thở dài rồi lo lắng đến mức chân tay nhũn ra, trống ngực đánh thình thịch, nín thở lắng nghe những động tĩnh bên ngoài, không nhúc nhích, nằm im
Trước cảnh bế tắc đó tác giả miêu tả những ngày tiếp theo của Ông Hai ntn?
- Không bước chân ra bên ngoài,quanh quẩn ở nhà để nghe ngóng ,để ý, chột dạ,nơm nớp,lủi góc nhà nín thít.
- Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, Cam nhông là ông lủi ra một góc nhà nín thít thôi lại chuyện ấy rồi.
Những nỗi cay đắng, tủi cực ấy đã tác động đến tâm lý ông Hai như thế nào?
Tác giả diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh rất nạng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng nỗi đau xót tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc.
Hs chú ý vào câu chuyện với mụ chủ nhà, vợ chồng ông Hai rơi vào tình thế khó xử nào? Trong giây phút tuyệt vọng đó, ông Hai có ý định gì?
- Tình thế bế tắc: chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi ( không chứa dân của cái làng theo việt gian)
- ý định về làng
- Ngay lập tức có cuộc xung đột nội tâm quyết liệt
Em nhận xét gì về cuộc đấu tranh nội tâm của ông Hai? điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào?
- là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa 2 tình cảm: trong lúc bế tắc, ông quyết định về làng, sau đó ông quyết định lại: không về làng nữa. ông đã lựa chọn theo cách riêng của mình. Yêu làng thật vì làng là nơi ông sinh ra và lớn lên ở đó, cónhưng làng theo giặc thì phải thù.
Trong lúc dồn nén bế tắc ông chút nỗi lòng của mình vào đứa con. Vì sao ông không sang gian bác Thứ nói chuyện như mọi khi?
Đọc đoạn đối thoại giữa hai cha con.
Ông đã trò chuyện với con những gì? Vì sao ông Hai lại trò truyện với con?
- Nước mắt giàn ra lời tâm tình thổ lộ của ông với con là tiếng lòng sâu thẳm của ông
- Vợi đi nỗi buồn đau, thể hiện sự trung thành của ông với Cách mạng, với quê hương, kháng chiến. Đó là một lời tự nhủ, tự giãi bày để minh oan cho lòng mình.
Qua những lời trò truyện với con, thể hiện tấm lòng ông Hai như thế nào?
(Tình yêu sâu nặng với làng quê..tấm lòng thuỷ chung với CM.Tấm lòng biết ơn chân thành bền vững thiêng liêng)
 T-2
Khi nghe tin làng được cải chính, ông Hai có thái độ và việc làm nào?
Em có nhận xét gì về thái độ và việc làm của ông Hai?
- Tâm trạng ông cảm thấy nhẹ nhõm, sung sướng hả hê đến cực điểm. Niềm vui sướng tràn 
ngập choáng ngợp tâm trí ông. Khẳng định thêm ông là người yêu làng, yêu nước tha thiết, niềm tin của ông vào kháng chiến và Bác Hồ khiến người đọc cảm động.
Vì sao ông không thấy buồn mà lại vui khi nhà của ông bị đốt cháy hết , đốt nhẵn, ông còn kể rành rọt tỉ mỉ như chính ông vừa tham gia trận đánh?
- Ông Hai là một người nông dân bình thường nhưng biết hi sinh cái riêng vì kháng chiến, điều đó cho thấy cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi sâu vào tiềm thức của người dân để trở thành cuộc kháng chiến toàn dân.
Từ đó cho thấy ông Hai là người có những phẩm chất tốt đẹp gì?
Em nhận xét gì về nghệ thuật của truyện ngắn?
Giá trị nội dung của truyện ngắn “ Làng” là gì?
Kể tên những bài thơ hay bài ca dao đã học viết về tình cảm quê hương đất nước?
 - Ca dao về T/y quê hương đất nước.
Nhớ con sông quê hương
Quê hương
Đoàn thuyền đánh cá.
I. Đọc và tìm hiểu chung( 15)
1. Tác giả tác phẩm
- Tên khai sinh Nguyễn Văn Tài(1920) quê tỉnh Bắc Ninh là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu gắn bó với nông thôn, và người nông dân.
- “Làng” viết 1948 thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp in trên tạp chí báo văn nghệ số 1 năm 1948.
2. Đọc và tóm tắt:
Trong kháng chiến, ông Hai- người làng Chợ Dầu buộc phải rời làng đi tản cư cùng gia đình. ở nơi tản cư, nghe tin đồn làng mình theo giặc, ông vô cùng khổ tâm và xấu hổ. Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn.
3. Bố cục
2 phần
+ Từ đầu đến đôi phần: Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
+Còn lại: Diễn biến tâm trạng của ông khi nghe tin làng mình được cải chính.
II. Phân tích.
1. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.(25)
+Quay phắt lại, lập bập hỏi lại cổ ngẹn đắng, da mặt tê rân rân, lặng đi
Không thở được, giọng lạc hẳn đi.
+Cúi gằm mặt xuống mà đi.
- Tâm trạng xấu hổ và nhục nhã khi tin dữ dội đến với ông quá đột ngột, quá bất ngờ khiến ông sững sờ không thể tin vào điều đó.
+ Nằm vật ra giường
+ Nhìn lũ con, nước mắt cứ giàn ra, ông nắm chặt tay, rít lên “ chúng nó cũng là trẻ con làng việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi rẻ rúng đấy ư?...
+ Nguyền rủa những kẻ làm hại đến danh dự của làng.
+ Than: Chao ôi! cực nhục chưa, cả làng việt gian, bán nước
- Thể hiện nỗi cay đắng, tủi nhục, uất hận của 1 người dân làng chợ Dầu khi nghĩ đến hậu quả của hành động phản bội đó.
+ Gắt vợ vô cớ, trằn trọc, thở dài,
+ 3.4 ngày không ra ngoài nghe ngóng,để ý, chột dạ,nơm nớp
- Những cay đắng tủi cực, xấu hổ đã diễn tả cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề, trở thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai.
+ Hay là về làng
+ Về làng tức là bỏ k/c, bỏ cụ Hồ tức là làm nô lệ.
+ Làng thì yêu thật, làng theo tây thì phải thù.
- Cuộc đấu tranh nội tâm giữa yêu làng và thù làng diễn ra quyết liệt ở ông Hai điều đó càng làm ông đau xót và tủi hổ hơn.
+ Trò truyện với con trai út, nước mắt ròng ròng “ anh em có biết cho bố con ông không, cụ Hồ trên đầu.......
- Những lời tâm sự với con của ông hai thực chất để ông t ... ền Trung
bố mẹ: ba, tía, má, bọ, mạ, mụ
Mũ nón
Giả vờ Giả đò
Ghiền Nghiện
Vào vô
Cái bát cái chén Cái tô
Vừng mè
Thuyền ghe
Quả dứa Quả thơm
Nón Nón (cả mũ)
Hòm (đựng đồ đạc) Hòm (Quan tài)
Trái (bên trái) Trái(quả)
Bắp (bắp chân) Bắp (ngô)
Nỏ (cái nỏ của nó) Nỏ: Không, chẳng
Ô dù
Bài tập 2(10)
-> Có những từ ngữ địa phương như trong mục 1à vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác. Điều đó cho thấy Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán. Tuy nhiên sự khác biệt đó không lớn, bằng chứng là những từ thuộc nhóm này không nhiều.
->Một số từ ngữ địa phương trong phần này có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân. Vì những sự vật hiện tượng mà những từ ngữ này họi tên vốn chỉ xuất hiện ở một địa phương . Nhưng sau đó phổ biến dần dần trên cả nước.
VD: Sầu riêng, chôm chôm
Bài tập 3:(5)
- Phương ngữ được lấy làm chuẩn của Tiếng Việt
(Từ toàn dân là phương ngữ Bắc Bộ)
Trong những phương ngữ Bắc có tiếng Hà Nội. Phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới đều lấy phương ngữ có tiếng thủ đô làm chuẩn toàn dân.
Bài tập 4(5)
- Chi, dứa, nờ, tui, răng, mụ
- Thuộc phương ngữ miền Trung: Quảng Bình.
- Mẹ suốt là bài thơ Tố Hữu viết về một bà mẹ Quảng Bình. Những từ ngữ địa phương trên đây thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê về tình cảm suy nghĩ tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy. Làm tăng sự sống động gợi cảm của tác phẩm.
-Trong giao tiếp phần lớn là hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức không nên dùng từ ngữ địa phương.
- Chỉ nên dùng từ ngữ địa phương trong khi giao tiếp ở phạm vi địa phương, gia đình bạn bè nói cùng phương ngữ.
 c. Luyện tập ,củng cố:(4)
- Em hóy lấy vớ dụ về 5 từ địa phương nơi em sinh sống
- Gv sửa và hướng dẫn học sinh.
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà(1)
 - Ôn tập hoàn chỉnh các bài tập.
 - Sưu tầm thêm các từ ngữ địa phương
 - Đọc bài: Ôn tập tiếng việt.
Ngày soạn 26/11/ 2008 Ngày giảng 29/11/ 2008
Tiết 64 - Tập làm văn 
Đối thoại, độc thoại 
và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
1. Mục tiêu: 
a.KT- Giúp học sinh hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm. Đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
b.KN- Rèn kỹ năng nhận diện và tập hợp và sử dụng các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn tự sự.
c.TĐ-Giỏo dục học sinh ý thức sử dụng độc thoại ,đối thoại trong viết văn và giao tiếp.
 2. Chuẩn bị:
 a. T : Nghiên bài, soạn giáo án.
 b. H: Học bài cũ, chuẩn bị bài ở nhà.
3. Phần thể hiện khi lên lớp:
a. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.(4)
*Giới thiệu bài: 
 - Để khắc hoạ nhân vật nhà văn thường chú ý miêu tả những phương diện nào: Phương diện ngôn ngữ với hai hình thức đối thoại và độc thoại. Vậy đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự thể hiện ntn(1)
 b. Nội dung bài mới
?
?
?
?
?
hs
gv
?
hs
?
?
hs
?
gv
?
hs
?
G
?
?
?
?
G
Trong ba câu đầu của đoạn trích ai nói với ai?
- Cuộc nói chuyện của những người phụ nữ đi tản cư đang nói chuyện với nhau.
Tham gia cuộc nói truyện ít nhất phải có mấy người?
- ít nhất phải có 2 người phụ nữ tham gia.
Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?
- Có 2 lượt lời qua lại. ND nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức thể hiện trong đoạn văn bằng dấu gạch đầu dòng (2 lượt lời qua lại)
+ Lượt 1: Người PN A: Sao bảo
+ Lượt 2: Người PN B: ấy thế mà
Đó là đối thoại. Vậy em hiểu thế nào là đối thoại trong văn bản tự sự? 
Câu “ hà nắng gớm về nào” Ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu dùng để đối thoại không? Vì sao? 
- Câu nói trống không của ông Hai.
- Không phải là đối thoại. ND ông nói không hướng tới một người tiếp truyện cụ thể nào cả cũng chẳng liên quan gì đến chủ đề mà hai người đàn bà tản cư đang trao đổi. Hơn nữa sau câu nói to của ông chẳng ai đáp lại.
(Thực ra ông chỉ nói với chính mình một câu bâng quơ, đánh trống lảng tìm cách thoái lui)
Trong đoạn trích còn có câu nào ông Hai nói một mình nữa, hãy chỉ ra? Thể hiện điều gì?
- Thể hiện tâm trạng dằn vặt và đau đớn của ông khi nghe tin làng theo giặc.
Thế nào là độc thoại? dấu hiệu nào để nhận biết lời độc thoại?
Những câu như “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?” chúng cũng bị hắt hủi rẻ rúng đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu ..Là những câu ai hỏi ai?
- tự hỏi chính mình, diễn ra trong suy nghĩ của ông Hai.
Cùng là tự nói với chính mình nhưng trong những cách nói trên có gì khác nhau?
- (1) tự nói thành lời, trước lời tự nói có dấu gạch ngang.-> gọi là độc thoại.
- (2) tự hỏi chính mình, không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Trước lời tự hỏi không có dấu gạch nối.-> gọi là độc thoại nội tâm.
Qua 2 câu tự nói với chính mình của ông Hai thể hiện điều gì?
- Thể hiện tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai trong phút giây nghe tin làng Chợ Dầu 
theo giặc
Độc thoại nội tâm là gì? khác với độc thoại như thế nào?
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Trong đoạn trích em thấy nhân vật bà Hai có mấy lượt lời?
Ông Hai có mấy lượt lời?
Vì sao Ông Hai bỏ lượt lời một?
Em có nhận xét gì về lượt lời 2, 3 của Ông Hai?
Yêu cầu HS xác định nội dung bài tập.
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự(15)
* VD 1: Đoạn trích 
+ Sao bảo
+ ấy thế
- Đối thoại là hình thức đối đáp giữa 2 hoặc nhiều người. Thể hiện bằng gạch đầu dòng ở lời trao và lời đáp.
* VD2:
+ “Hà, nắng gớm, về nào” -> câu nói trống ông Hai tự nói với chính mình.
+ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm tay sai
-> tâm trạng dằn vặt đau đớn.-> gọi là độc thoại.
- Độc thoại là lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với 1 ai đó trong tưởng tượng. Khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có dấu gạch nối.
+Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?” chúng cũng bị hắt hủi rẻ rúng đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu
->Đây là những câu ông Hai nói với chính mình không thành lời mà âm thâm diễn ra trong suy nghĩ tâm trạng của ông Hai.
->gọi là độc thoại nội tâm.
- Độc thoại nội tâm là những câu tự nói với chính mình, không phát ra thành lời, không có dấu gạch đầu dòng.
II. Luyện tập(20)
Bài tập 1:
Bà Hai: 2 lượt lời
L1: - Này thầy nó ạ
L2: - Thầy nó ngủ rồi à.
L3: - Tôi thấy người ta đồn
Ông Hai: 2 lượt lời
L1: Gì?
L2: Biết rồi.
- Thể hiện tâm trạng chán trường đến mức không muốn nói đến các chuyện đang làm ông đau lòng ông ấy nữa (Chợ Dầu theo giặc)
- Lượt 2,3 ông Hai đều trả lời cộc lốc thể hiện sự miễn cưỡng bất đắc dĩ của ông khi buộc phải trả lời Bà Hai ->làm nổi bật tâm trạng buồn bã đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng theo giặc.
Bài tập 2:
Gợi ý: Viết ĐV sử dụng hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm.
 c. Luyện tập củng cố(3)
- HS nhắc lại nội dung của bài
d. Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà:(2)
 - Học ghi nhớ hoàn chỉnh bài tập 2.
 - Chuẩn bị cho tiết luyện nói.
Ngày soạn: 28/11/ 2008 Ngày giảng 01/12/ 2008
Tiết 65 -Tập làm văn 
Luyện nói 
tự sự kết hợp với nghị luận 
và miêu tả nội tâm
1. Mục tiêu: 
a.KT-Giúp học sinh biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. 
b.KN-Trong khi kể có kết hợp miêu tả nội tâm nghị luận có đối thoại và độc thoại
c.TĐ-Giỏo dục học sinh ý thức sử dụng yếu tố tự sự và nghị luận khi viết văn
2. Chuẩn bị:
 a.Phần thầy: Nghiên cứu bài, soạn giáo án
 b.Phần trò: Lập dàn ý bài tập ở nhà.
3.Phần thể hiện khi lên lớp
a.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS(3)
*Giới thiệu bài: Nói và ngghe là một trong những hoạt động diễn ra thường xuyên một kĩ năng được vận dụng khá nhiều có vai trò ý nghĩa quan trọng để giúp các em rèn kĩ năng vào luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận miêu tả nội tâm. Tiết học hôm naycụ trũ chỳng ta đi tỡm hiểu(2)
b.Nội dung bài dạy:
Gv
?
?
H
Gv
?
gv
gv
hs
gv
Các nhóm đã lập đề cương ở nhà cho nên các nhóm chao đổi để có một đề cương nói thống nhất hợp lí. Mỗi nhóm cử đại diện của mình lên bảng trình bày trước lớp bài nói cảu mình. Yêu cầu cả lớp theo dõi và chuẩn bị nhận xét.
Yêu cầu nhận xét nội dung trình bày có đúng đủ, sát với yêu cầu của đề không?
Đọc yêu cầu.
Nhóm 2 lên trình bầy sau khi đã hội ý thống nhất.
Lưu ý: Có nhiều lí do chứng tỏ nam là người bạn tốt (Yêu cầu lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục thực sự)
Nam có kết quả ht cao
Từ trước đến nay nghiêm túc kỉ luật cao
Luôn giúp đỡ bạn bè vô tư.
Tổ 3 lập đề cương bài 3. Sau đó đại diện lên trình bầy cần lưu ý: Ngôi kể chuyển sang ngôi thứ nhất.
Yêu cầu nói: Nói theo trình tự.
- Mở đầu : nói vào nội dung gì. kết thúc.
- Kĩ năng nói: Tự nhiên rõ ràng, mạch lạc
- Tư thế: Ngay ngắn nghiêm túc, đàng hoàng tự tin, hướng vào người nghe thu hút họ vào nội dung cần nói.
Yêu cầu người nghe chú ý trật tự nghe để nhận xét.
- Học sinh nhận xét
GV tổng kết nhắc nhở lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể lớp.
Đề 1(10)
Yêu cầu của đề 1: Đã gây cho bạn chuyện gì? hay khi nào? ở đâu? hậu quả ra sao?
- Sau khi gây tâm trạng của em ntn?
(ân hận day dứt, khổ tâm nhưng khó nói lời xin lỗi. Vì sao có tâm trạng đó? Có thể là không đủ can đảm phải hạ mình, cảm thấy xấu hổ mất mặt) Một tâm trạng phức tập khó khăn biết sai nhưng không đủ can đảm nói lời xin lỗi.
- Sau đó em sử sự ntn
- Rút ra bài học kinh nghiệm.
Đề 2(10)
Gợi ý: Giới thiệu buổi sinh hoạt lớp: Ngày giờ địa điểm.
- Nội dung buổi sinh hoạt: Giới thiệu khái quát
- Bình xét kết quả hạnh kiểm trong tuần ý kiến của tổ bạn Nam phê bình Nam Vì một vài lí do nhỏ nào đó mà Nam mới vi phạm.
- Em đưa ra ý kiến bác bỏ khẳng định Nam là người bạn tốt.
VD: Có thể là không làm bài tập đi học muộn vì phải giúp đỡ bạn trong lớp 
hoặc trong trường hợp gia đình khó khăn cho nên mới vô tình mắc khuyết điểm. Khẳng định Nam là người bạn tốt.
Đề 3(15)
Đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất. Xưng tôi
-Thể hiện sâu sắc độc thoại nội tâm khi bày tỏ niềm ân hận (Vd tại sao sự hồ đồ thói ghen tuông trong con người mình lúc bấy giờ nó lại lớn như vậy? Giá như mình nói với nàng đó là lời của con. Điều có thể đã trở thành không thể. Tất cả là thói ghen tuông gia trưởng mà xã hội phong kiến đã cho mình quyền được tự quyết định định.
Đêm đêm nhìn vào chiếc bóng trên tường lại làm mình thêm đau đớn ân hận xót xa. Nàng hãy tha thứ cho mình
 c.Luyện tập ,củng cố (4)
- Gv goị hs đọc lại bài viết của mỡnh đó làm 
 d.Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà.(1)
- Viết lại bài cho hoàn chỉnh, tập nói ở nhà
- Chuẩn bị bài sau:Ôn tập viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm. viết bài tập làm văn số 3.	

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 13.doc