Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 64: Tập làm văn Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 64: Tập làm văn Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Tập làm văn

ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM

TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

v MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp Hs:

 - Hiểu thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.

 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn.

 * TRỌNG TÂM: Phân biệt các khái niệm và cũng cố lý thuyết bằng ví dụ.

 PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

· Bảng phụ, các đoạn văn ở các văn bản truyện.

v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ổn định lớp :

KT sĩ số + vệ sinh .

2.Kiểm tra bài cũ :

Kiểm tra:

? Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là gì ? Cho ví dụ và giải thích ?

( Gọi 01 HS trả lời và 01 HS khác nhận xét ) .

G.v nhận xét , đánh giá và ghi điểm .

3. Tổ chức hoạt động dạy – học

 Giới thiệu : Nói đến tự sự không thể không nói đến nhân vật . Nhân vật là yếu tố trung tâm của tác phẩm tự sự , nhân vật được miêu tả trên nhiều phương diện : ngoại hình , hành động , nội tâm , trang phục mà còn ở phương diện ngôn ngữ .

Ngôn ngữ nhân vật thể hiện trong tự sự bao gồm : ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại – một phương tiện vô cùng quan trọng mà hôm nay thầy trò ta cùng tìm hiểu ở bài học này .

 G.v ghi bảng

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 64: Tập làm văn Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01 / 12
Ngày dạy : 04 / 12
Tuần : 13
Tiết 64
Tập làm văn
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Hs:
 - Hiểu thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn.
 * TRỌNG TÂM: Phân biệt các khái niệm và cũng cố lý thuyết bằng ví dụ.
 : PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
Bảng phụ, các đoạn văn ở các văn bản truyện.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp :
KT sĩ số + vệ sinh .
2.Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra: 
? Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là gì ? Cho ví dụ và giải thích ?
( Gọi 01 HS trả lời và 01 HS khác nhận xét ) .
G.v nhận xét , đánh giá và ghi điểm .
3. Tổ chức hoạt động dạy – học 
 Giới thiệu : Nói đến tự sự không thể không nói đến nhân vật . Nhân vật là yếu tố trung tâm của tác phẩm tự sự , nhân vật được miêu tả trên nhiều phương diện : ngoại hình , hành động , nội tâm , trang phục mà còn ở phương diện ngôn ngữ .
Ngôn ngữ nhân vật thể hiện trong tự sự bao gồm : ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại – một phương tiện vô cùng quan trọng mà hôm nay thầy trò ta cùng tìm hiểu ở bài học này .
F G.v ghi bảng
Hoạt động của Thầy 
Ø Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
G.V : Treo bảng phụ ( Đoạn trích trong tác phẩm “Tức nước vỡ bờ”
-Nhân vật chị Dậu .
-Gọi 02 HS đọc : ( nam : tên cai lệ , nữ : chị Dậu .)
Hỏi : Qua đoạn trích vừa đọc , em hãy cho biết cách xưng hô của chị Dậu ( bằng lời ) , tác giả đã khắc họa tính cách nhân vật chị Dậu ( diễn biến tâm lí ) bằng ba lượt lời với ba cách xưng hô như thế nào ?
G.V chốt : Lời nói của nhân vật trong tác phẩm tự sự làm cho đoạn văn có không khí như cuộc sống thật và bộc lộ được tính cách , sự chuyển biến tâm lí trong nhân vật ð Ngôn ngữ là phương tiện khắc họa tính cách nhân vật khá rõ nét .
Hoạt động của Trò
-HS quan sát và đọc đoạn trích .
( Đọc phân vai )
-Lượt lời 01 : “ Cháu” : thể hiện sự nhún nhường .
-Luợt lời 02 : “Tôi” : Tức giận .
-Lượt lời 03 : “Bà” : tức giận tột cùng .
Nội dung cần đạt
I. TÌM HIỂU ĐỐI THOẠI , ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Gọi HS đọc đoạn trích văn bản “Làng” ( Kim Lân ) SGK .
Hỏi : Ba câu đầu đoạn trích là lời của ai nói với ai ? Tham gia câu chuyện có mấy người ? 
Hỏi : Dấu hiệu nào cho ta biết điều đó ?
G.V : Một trong những dạng thức của lời nói ,trong đó có lượt lời của người nói ( lời trao ) , người nghe đáp lại ( lời đáp ) ; Mỗi phát ngôn đều hướng đến một câu chuyện hay một vấn đề nào đó : Đối thoại 
GV : Thầy đang giảng bài và hỏi , các em ( trả lời ) , đó là đối thoại ( tham gia có hai người trở lên ) .
( GV treo bảng phụ )
-Đối thoại : Là hình thức đối đáp , trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người . Thể hiện bằng dấu gạch đầu dòng
Hỏi : Ví dụ , nếu thầy đang giảng bài và đặt câu hỏi cho HS ở lớp nhưng có 02 bạn ngồi cạnh nhau nói chuyện riêng . Như thế có phải là đối thoại không ?
Gọi HS đọc câu thứ ba của đoạn trích :
Hỏi : Câu “Hà , nắng gớm , về nào” , ông Hai nói với ai ? Vì sao ?
G.V : Câu nói to của ông lão chẳng ai đáp lại , nội dung ông nói chẳng liên quan gì đến chủ đề mà hai người đàn bà tản cư trò chuyện ( Ông nói bâng quơ , đánh trống lảng để tìm cách thoái lui . Đấy không phải là một lời đối thoại vì đối thoại phải có ít nhất hai người tham gia . Đó chỉ là lời độc thoại .
? Vậy , em hãy cho biết : thế nào là độc thoại ? 
GV : Treo bảng phụ :
-Độc thoại : Lời của người nào đó nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng . Khi người độc thoại phát ra thành tiếng thì có dấu gạch đầu dòng phía trước lời nói .
Hỏi : Trong đoạn trích còn có câu độc thoại nào của ông Hai nữa Hai không ? 
Hỏi : Những câu ( trong đoạn trích ) : Chúng nó là bằng ấy tuổi đầu” là những câu của ai hỏi ai ?
G.V : Gọi HS đọc lại đoạn này .
Hỏi : Tại sao trước những câu hỏi này không có gạch đầu dòng ?
G.V : Đây chỉ là một “mạch ngầm” diễn ra trong đầu ông Hai ( chúng không phát ra thành tiếng ) . Diễn tả suy nghĩ , tâm trạng đau đớn khi ông nghe tin làng mình theo giặc .
-Là độc thoại nhưng không phát ra thành tiếng ( lời ) nên gọi là độc thoại nội tâm ( GV treo bảng phụ )
Hỏi : Qua phần tìm hiểu ở đoạn trích , các hình thức diễn đạt ( đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm ) , ngôn ngữ của nhân vật có tác dụng gì trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện ? 
-Gợi : Hình thức đối đáp . Cảm nhận của em về suy nghĩ của ông Hai ở các câu độc thoại làm cho đoạn trích trở nên sinh động không? 
Hỏi : Nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào ?
G.V : Các hình thức đối thoại và độc thoại tạo ra không khí như cuộc sống thật , đi sâu vào nội tâm nhân vật , bộc lộ được tính cách và chuyển biến trong tâm lí nhân vật Nghĩa là làm cho câu chuyện sinh động hơn . 
G.V : Gọi lần lượt 03 HS :
Hỏi : Thế nào là đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm ? Tác dụng ? 
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
G.V : gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập .
Hỏi : Tái hiện cuộc đối thoại này , tác giả khắc họa tính cách , tâm lí ông Hai ra sao ? Câu chuyện sinh động không ? Vì sao ?
GV yêu cầu sưu tầm đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa trước khi vào bài tập trong SGK.
G.V : Ngôn ngữ nhân vật được coi là”chiếc chìa khóa mầu nhiệm” để người đọc khám phá thế giới nội tâm nhân vật rất phong phú , phức tạp và đầy bí ẩn .
G.V : Treo bảng phụ và gọi HS đọc đoạn trích “Lão Hạc” – Nam Cao và gọi HS tìm hiểu phân tích nhân vật Lão Hạc qua cách miêu tả ngôn ngữ đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm .
G.V : Nhận xét .
-03 HS đọc .
-Hai người phụ nữ tản cư nói với nhau .
-Hai lượt lời , trước mỗi lượt lời đều có xuống dòng , dấu gạch đầu dòng . 
-Không . Vì không hướng đến một vấn đề ( bài học ) .
-Ông Hai nói với chính mình . Câu nói này không hướng tới một người tiếp nhận cụ thể nào , cũng không có ai đáp lại .
-Nói với chính mình ; không có lời đáp của người nghe .
-Có . Câu : “Chúngnhục nhã thế này” .
-Ông Hai tự hỏi mình .
-Vì không phát ra thành tiếng như các lượt lời trong đối thoại .
-Tạo cho câu chuyện có không khí gần gũi , thật như cuộc sống đang diễn ra trong thực tế sinh động ( Hai người phụ nữ trò chuyện , ông Hai dằn vặc ) 
-Ông Hai – người rất nhạy cảm . Nhà văn giúp người đọc cảm nhận được chiều sâu tâm lí nhân vật .
-Trả lời dựa vào ghi nhớ SGK .
-02 HS đọc đoạn trích ( phân vai )
-Thảo luận nhóm
-04 HS .
-Ngôn ngữ nhân vật là một phương tiện nghệ thuật để nhà văn khắc họa tính cách và phẩm chất nhân vật khá rõ nét .
a) Đối thoại : Là hình thức đối đáp , trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người . Thể hiện bằng dấu gạch đầu dòng .
b) Độc thoại : Lời của người nào đó nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng . Khi người độc thoại phát ra thành tiếng thì có dấu gạch đầu dòng phía trước lời nói .
c) Độc thoại nội tâm : Nói một mình nhưng chỉ diễn ra trong suy nghĩ , không thành tiếng ( không có dấu gạch đầu dòng ) . 
Tác dụng : 
Tái hiện lại thực tế trong tác phẩm , khắc họa được tính cách nhân vật , làm cho câu chuyện sinh động .
II. LUYỆN TẬP :
1. Phân tích hình thức đối thoại trong đoạn trích :
-Tái hiện cuộc đối thoại này , tác giả làm nổi bật tâm trạng chán chường , buồn bảtrong cái đêm sau khi ông Hai nghe tin làng theo giặc . 
	4. Củng cố :
Viết đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn , sử dụng hình thức đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm .
( HS chia nhóm thực hiện )
-GV : gọi đại diện các nhóm trình bày .
-Nhận xét của các nhóm .
-Nhận xét , sửa chữa của GV .
	5. Hướng dẫn học ở nhà
 -Viết đoạn văn sử dụng đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm với đề tài :
	“Công cha , nghĩa mẹ , ơn thầy”
	Hình thức : Tự sự – Kể về câu chuyện mà em và bạn cùng tâm sự nhau sau khi dự lễ 20 / 11 ở trường về .
- Các emvề nhà làm bài tập , cố gắng sử dụng tốt các loại ngôn ngữ nhân vật trong văn bản tự sự .
 - Chuẩn bị bài học sau : Luyện nói tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_64_tap_lam_van_doi_thoai_doc.doc