Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 70: Tập làm văn Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 70: Tập làm văn Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Tập làm văn

NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

v MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp Hs:

 - Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn bản tự sự.

 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này khi đọc cũng như khi viết văn.

 Trọng tâm: Biết thay đổi ngôi kể trong văn tự sự nội dung kể thay đổi.

v PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

-Bảng phụ, các đoạn văn tự sự.

-Máy chiếu , màn ảnh

-Giấy trong ( HS ghi kết quả thảo luận ) .

-Máy vi tính ( CNTT ) .

v CHUẨN BỊ :

-G.V : + Soạn G.A điện tử .

 + Chuẩn bị máy chiếu

-HS : + Học bài cũ .

 + Xem trước bài mới .

v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp :

Kiểm tra sĩ số + nhận xét trực nhật .

2. Kiểm tra bài cũ :

? Thế nào là đối thoại ? Phân biệt độc thoại và độc thoại nội tâm trong VBTS?

? HS thực hành phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích “Làng” ( Kim Lân )

( HS thực hiện bằng cách quan sát màn ảnh máy chiếu ) .

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 70: Tập làm văn Người kể chuyện trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12 / 12
Ngày dạy : 14 / 12
Tuần : 15 
Tiết : 70
Tập làm văn
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Hs:
 - Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn bản tự sự.
 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này khi đọc cũng như khi viết văn.
 Trọng tâm: Biết thay đổi ngôi kể trong văn tự sự nội dung kể thay đổi.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
-Bảng phụ, các đoạn văn tự sự.
-Máy chiếu , màn ảnh
-Giấy trong ( HS ghi kết quả thảo luận ) .
-Máy vi tính ( CNTT ) .
CHUẨN BỊ :
-G.V : + Soạn G.A điện tử .
	 + Chuẩn bị máy chiếu 
-HS : + Học bài cũ .
	 + Xem trước bài mới .
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp :
Kiểm tra sĩ số + nhận xét trực nhật .
2. Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là đối thoại ? Phân biệt độc thoại và độc thoại nội tâm trong VBTS? 
? HS thực hành phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích “Làng” ( Kim Lân )
( HS thực hiện bằng cách quan sát màn ảnh máy chiếu ) .
G.v nhận xét và ghi điểm
3. Tổ chức hoạt động dạy – học :
Gọi 01 HS kể lại một câu chuyện về gương người tốt việc tốt . GV giới thiệu :
Tự sự là kể người , kể việc tức là phải đưa vào tác phẩm diễn biến của sự việc hoặc cuộc đời của nhân vật . Vì vậy , ngoài các nhân vật và tình tiết sự việc , văn bản tự sự còn có yếu tố quan trọng không thể thiếu : người kể chuyện . Vậy , người kể chuyện đóng vai trò gì trong văn bản tự sự ? Đó cũng là nội dung mà thầy trò ta cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay . 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
Ø Hoạt động 1: Tìm hiểu về người kể trong văn bản tự sự.
Gọi HS đọc ví dụ SGK.
Hỏi: Chuyện kể về ai và về việc gì?
Hỏi: Ai là người kể chuyện đó?
Hỏi: Những câu “ giọng cười như đầy tiếc rẻ” “ những người con gái sắp ... như vậy” ....là nhận xét của người nào về ai?
G.V : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm và qui định thời gian ( 05’)
Yêu cầu : Căn cứ vào đâu có thể nhận xét: người kể chuyện dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi người, mọi hành độïng, tâm tư tình cảm của các nhân vật.
G.V : Chuẩn kiến thức trên máy .
Hỏi :Trong các văn bản tự sự đã học, người kể thường đứng ở vị trí nào? ( kể tên các văn bản: Làng, chuyện người con gái Nam Xương, truyện Kiều ...)
G.V : gọi 02 HS :
-HS 01 : Kể tóm tắt lại truyện Truyện người con gái Nam Xương .
-HS 02 : Tâm sự của một quyển sách bị lãng quên . 
=> Nhận xét về người kể và ngôi kể trong hai câu chuyện ?
GV khái quát các câu trả lời của HS : rút ra kết luận ( ghi nhớ SGK)
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập . ( đoạn trích SGK ) .
Cho HS đọc đoạn yêu cầu:
Hỏi : Người kể là ai? Kể điều gì?
Hỏi: Hạn chế và ưu điểm của cách kể ở ngôi 1? ( Bé Hồng có nhìn thấy và cảm nhận được tâm trạng và cảm xúc của người mẹ khi cậu nằm trong lòng mẹ không?)
GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 02 
Và hướng dẫn HS làm ở nhà .
Phân 3 nhóm: mỗi nhóm đặt mình là nhân vật người đó, kể chuyện.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-HS đọc 
- Kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên.
- Người kể vắng mặt.
- Những câu văn đó là nhận xét của người kể chuyện nhập vào vai anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta những vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện.
HS triển khai đội hình thảo luận nhóm : 04 nhóm . Mỗi nhóm có nhóm trưởng và thư kí . 
F Thư kí nhóm ghi nội dung thảo luận của nhóm vào giấy trong .
F Các nhóm cử đại diện trình bày trên máy chiếu .
-HS ghi vở .
-Người kể giấu mình , không xuất hiện > vô nhân xưng .
-Nghe
- ( Ghi nhớ SGK / 193 )
- Người kể:nhân vật“ tôi”bé Hồng (ngôi 1).
* Ưu điểm của ngôi kể:
+ Diễn đạt cảm xúc tâm tư tình cảm miêu tả những diễn biến tâm lí phức tạp.
+ Nhân vật bộc lộ suy nghĩ về sự việcchủ quan.
* Hạn chế:
- Không miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiềugây sự đơn điệu trong giọng văn.
-HS làm ở nhà .
LƯU BẢNG
I. VAI TRÒ NGƯỜI KỂ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ :
* Ví dụ : SGK / 193 – 194
2. Nhận xét :
- Kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên.
- Người kể vắng mặt.
-Người kể như nhập vào anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh .
- Căn cứ vào: người kể chuyện vắng mặt, mọi sự việc nhân vật đều được miêu tả, người kể có khi nhập vào một nhân vật đưa ra những nhận xét .
 GHI NHỚ SGK / 193
II. LUYỆN TẬP :
Bài 1: Đoạn trích Trong lòng mẹ
- Người kể:nhân vật“ tôi”bé Hồng (ngôi 1).
* Ưu điểm của ngôi kể:
+ Diễn đạt cảm xúc tâm tư tình cảm miêu tả những diễn biến tâm lí phức tạp.
+ Nhân vật bộc lộ suy nghĩ về sự việcchủ quan.
* Hạn chế:
- Không miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiềugây sự đơn điệu trong giọng văn.
Bài 2: Chuyển đoạn văn
4. Đánh giá :
? Hãy cho biết vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự ?
? Nhận xét vai trò người kể và ngôi kể trong hai đoạn trích sau :( HS quan sát màn ảnh )
* Hàng năm cứ vào cuối thu , lá ngoài đường ruing nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc , lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường . 
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng .
* Chị Dậu xám mặt , vội vàng đặt con xuống đất , chạy đến đỡ tay hắn :
-Cháu van ông , nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc , ông tha cho !
-Tha này ! Tha này !
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu .
Hình như tức quá không thể chịu được , chị Dậu liều mạng cự lại :
-Chồng tôi đau ốm , ông không được phép hành hạ !
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp , rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu 
Chị Dậu nghiến hai hàm răng :
-Mày trói ngay chồng bà đi , rồi bà cho mày xem !
5. Hướng dẫn học ở nhà :
 - Thấy được ngôi kể, người kể ảnh hưởng như thế nào đối với nội dung câu chuyện.
 - Làm chuyện ngôi kể “ ông Hai” ngôi 1 ( trong 1 đoạn tùy chọn).
 - Chuẩn bị tiết: Lặng lẽ SaPa.
G.v nhận xét và đánh giá tiết học .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_70_tap_lam_van_nguoi_ke_chuye.doc