Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 72: Văn bản Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 72: Văn bản Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Văn bản

CHIẾC LƯỢC NGÀ

(Nguyễn Quang Sáng)

v MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp Hs:

- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.

- Nám được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.

 - Trọng tâm: đọc, tóm tắt, tìm hiểu chung về tác phẩm.

 -Tiết 2 : Diễn biến tâm lí bé Thu và tình cảm anh Sáu dành cho con .

v PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

-Chân dung nhà văn.

-Máy chiếu , màn ảnh

 -Tranh minh họa cảnh cha con anh Sáu chia tay .

v CHUẨN BỊ :

 -GV : soạn G.A , chuẩn bị đồ dùng dạy học .

 -HS : Đọc và trả lời các câu hỏi phần : Đọc – hiểu .

v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số + vệ sinh .

2. Kiểm tra bài cũ :

 Kiểm tra:

? Kể tóm tắt lại tác phẩm “ Chiếc lược ngà” và cho biết vài nét về tác giả – tác phẩm ?

( Câu chuyện xoay quanh chiếc lược ngà do tác giả ghi lại qua lời kể của một chiến sĩ cách mạng lớn tuổi . Trong những năm kháng chiến chống Pháp , ông Sáu thoát li đi kháng chiến lúc bé Thu , con gái ông chưa đầy một tuổi . Hoà bình lập lại , ông về thăm gia đình . Con gái không nhận ra cha , vì vết sẹo trên mặt làm cho ba em không giống người trong bức ảnh chụp mà em đã biết . Suốt ba ngày ở nhà , bé Thu tìm cách xa lánh , giận dỗi , nhất định không chịu gọi ông là ba . Mãi cho đến lúc ông Sáu lên đường , cô bé mới nhận cha và đeo chặt lấy ông

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1001Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 72: Văn bản Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16
Tiết : 72
Ngày soạn : 13 / 12
Ngày dạy : 
Văn bản
CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Nguyễn Quang Sáng)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Hs:
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.
- Nám được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
 - Trọng tâm: đọc, tóm tắt, tìm hiểu chung về tác phẩm.
 -Tiết 2 : Diễn biến tâm lí bé Thu và tình cảm anh Sáu dành cho con .
 PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
-Chân dung nhà văn.
-Máy chiếu , màn ảnh 
	 -Tranh minh họa cảnh cha con anh Sáu chia tay .
CHUẨN BỊ :
 -GV : soạn G.A , chuẩn bị đồ dùng dạy học .
 -HS : Đọc và trả lời các câu hỏi phần : Đọc – hiểu .
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số + vệ sinh . 
2. Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra:
? Kể tóm tắt lại tác phẩm “ Chiếc lược ngà” và cho biết vài nét về tác giả – tác phẩm ? 
( Câu chuyện xoay quanh chiếc lược ngà do tác giả ghi lại qua lời kể của một chiến sĩ cách mạng lớn tuổi . Trong những năm kháng chiến chống Pháp , ông Sáu thoát li đi kháng chiến lúc bé Thu , con gái ông chưa đầy một tuổi . Hoà bình lập lại , ông về thăm gia đình . Con gái không nhận ra cha , vì vết sẹo trên mặt làm cho ba em không giống người trong bức ảnh chụp mà em đã biết . Suốt ba ngày ở nhà , bé Thu tìm cách xa lánh , giận dỗi , nhất định không chịu gọi ông là ba . Mãi cho đến lúc ông Sáu lên đường , cô bé mới nhận cha và đeo chặt lấy ông  
3. Tổ chức hoạt động dạy – học 
Các em thân mếnï ! Tình cha con là tình cảm muôn thuở , có tính nhân văn bền vững . Và trong hoàn cảnh éo le , ngặt nghèo của chiến tranh thì tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao . Tiết học hôm nay , thầy trò ta cùng đến với tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích nhân vật bé Thu.
-Gọi 01 HS tóm tắt cốt truyện của đoạn trích :
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến . Mãi đến khi con gái lên tám tuổi , ông mới có dịp về thăm nhà , thăm con . Bé Thu kông nhận ra cha vì sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết . Em đối xử vớiba như với người xa lạ . Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi . Ở khu căn cứ , người cha dồn hết tình cảm yêu qúy , nhớ thong đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng . Trong một trận càn , ông hi sinh . Trước lúc nhắm mắt , ông còn kịp trao cây lược cho người bạn . 
-Gọi HS đọc lại tình huống khi anh Sáu mới về nhà và bé Thu không nhận anh là cha.
Hỏi : Diễn biến tâm lí bé Thu thay đổi qua mấy giai đoạn ? Đó là những thời điểm nào ?
Hỏi: Những từ ngữ hình ảnh nào chứng tỏ bé Thu không nhận anh Sáu là cha và chỉ ra diễn biến tâm lí đang diễn ra trong lòng cô bé?
Hỏi: Phản ứng tâm lí đó của Thu diễn ra trong mấy hoàn cảnh cụ thể? Phân tích tâm lí của Thu trong từng hoàn cảnh đó?
Hỏi: Vì sao bé Thu có phản ứng đó? Có phải em hỗn láo với cha không?
G.V : Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách . Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh , bé còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt , éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó noun nhận những khả năng bất thường , nên nó không tin ông Sáu là ba nó chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo , khác với hình ba mà nó biết .
Phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên , nó còn chứng tỏ em là cô bé có cá tính mạnh mẽ , tình cảm của em sâu sắc , chân thật , em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba . 
Ø Hoạt động : Hướng dẫn phân tích nhân vật Thu (Tiếp).
- Gọi HS đọc đoạn văn.
Hỏi: Buổi sáng cuối cùng khi anh Sáu lên đường, thái độ và hành động của Thu thay đổi như thế nào? (Hãy tìm những chi tiết thể hiện sự thay đổi, so sánh với hoàn cảnh trước để đánh giá).
G.V : Giới thiệu tranh minh họa .
Hỏi: Hình dung và phân tích tâm trạng tình cảm của Thu khi gọi và ôm ba? Vì sao Thu có sự thay đổi đó?
Hỏi: Nếu chứng kiến cảnh này em sẽ cảm thấy như thế nào? (Xúc động).
Hãy lý giải tâm trạng của người kể chuyện “Như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình”.
Hỏi: Em hiểu gì về nhân vật bé Thu qua đoạn trích? Đánh giá như thế nào về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
Hỏi : Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của ông Sáu với con ?
G.V : Chiếc lược , một vật quý giá thiêng liêng với ông . Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng tình cảm yêu mean , nhớ mong của người cha đối với đứa con xa cách . Nhưng rồi , một tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông . và ông hi sinh khi chưa kịp vào tay con chiếc lược ngà .
Hỏi : Hãy cho biết suy nghĩ của em về tình cảm ấy ? về cuộc chiến và tâm hồn người lính ? 
G.V : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm ( 03 phút ) .
Yêu cầu : Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào ? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện ?
Ø Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết.
Nhận xét gì về nghệ thuật trần thuật của tác giả?
Hiểu gì về ý nghĩa câu chuyện? HS đọc ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-HS đọc .
-Hai thời điểm :
+ Trước khi nhận ra ông Sáu là cha
+ Sau khi nhận ra ông Sáu là cha.
- Khi anh sáu định ôm hôn con – Thu hốt hoảng, tái mặt bỏ chạy, thét lên. 
=> Sự sợ hãi xa lánh.
- Khi mẹ nó bảo nó mời ba vô ăn cơm - con bé nói trổng, không chịu kêu ba và khi cần nhờ cha chắt nước cơm dùm => tỏ thái độ ương ngạnh bất cần.
=> Cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc và chân thật với người ba -> tâm lý tự nhiên.
- Thái độ: biểu hiện qua khuôn mặt sầm lại, đôi mắt mênh mông.
- Hành động: gọi thét “ba” chạy đến ôm chầm bíu chặt không muốn rời.
=> Sự thay đổi đột ngột và đối lập với những hành động của nó lúc trước => sự nghi ngờ về cha đã được giải tỏa, ân hận hối tiếc vì sự đối xử trước, tình yêu và nỗi nhớ mong bùng ra mạnh mẽ, hối hả cuống quýt.
-Chứng kiến cảnh ngộ phải chia tay , không cầm được nước mắt , người kể như có ai đó làm cho trái tim mình đau nhói . 
=> Cô bé có tình cảm thật sâu sắc mạnh mẽ, cá tính cứng cỏi nhưng cũng rất hồn nhiên ngây thơ => nhà văn am hiểu tâm lí trẻ.
- Trong chuyến về thăm nhà: háo hức gặp để ôm con vào lòng, suốt ngày quanh quẩn 
- Khi ở chiến trường trong khu căn cứ: ân hận vì đã đánh con, làm cây lược ngà rất kì công. Ông vui mừng , sung sướng dành tâm trí và công sức để làm .
=> Tình cảm cha con thắm thiết , sâu nặng , chúng ta cảm thấy thấm thía những mất mát đau thương, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao người, bao gia đình.
-HS chia thành 04 nhóm . 
-Truyện được kể theo lời của người bạn ông Sáu . 
-Người kể chủ động điều khiển tâm trạng , cảm xúc của mình xen vào ý kiến bình luận .
-HS phát biểu dựa vào ghi nhớ .
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
1. Hình ảnh bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà
a. Trước khi Thu nhận ông Sáu là cha
-Gặp anh Sáu : hốt hoảng , tái mặt bỏ chạy , thét lên .
-Không gọi ba , nói trổng .
Ä Sợ hãi , xa lánh ; ương ngạnh .
-Cá tính mạnh mẽ , sâu sắc , chân thật ð Tâm lí tự nhiên .
b) Sau khi nhận ra cha :
-Thái độ : Khuôn mặt sầm lại , đôi mắt mênh mông .
-Hành động : gọi thét “ba” , chạy đến ôm chặt lấy không muốn rời .
Ä Tình cảm sâu sắc mạnh mẽ , cá tính cứng cõi nhưng thật hồn nhiên .
2. Tình cha con sâu nặng ở ông Sáu
-Khi về thăm nhà : háo hức muốn ôm con vào lòng . 
-Khi ở căn cứ : ân hận vì đánh con , làm cây lược ngà .
=> Thấm thía những mất mát đau thương, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao người, bao gia đình.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật: Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ.
2. Nội dung: Ghi nhớ SGK.
4. Đánh giá :
? Thái độ và hành động của Thu như thế nào khi ông sáu về và khi ông đi ? Hãy giải thích ?
? Hãy đóng vai bé Thu và kể tóm tắt lại đoạn trích ? 
	5. Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm nội dung, nghệ thuật.
 - Chuẩn bị bài: Kiểm tra tiếng Việt.
G.v nhận xét và đánh giá giờ học .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_72_van_ban_chiec_luoc_nga_ngu.doc