Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 76 đến tiết 79

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 76 đến tiết 79

TIẾT 76.77.78

VĂN HỌC

CỐ HƯƠNG

 (Lỗ Tấn) 1. Mục tiêu cần đạt:

a. Kiến thức: - Giúp học sinh thấy được tinh thần phê phán sâu sắc của xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới xã hội mới.

- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm Cố hương. Việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu. Việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt trong tác phẩm.

b. Kỹ năng: rèn cho HS kỹ năng đọc và phân tích nhân vật.

c. Thái độ: giáo dục HS tình cảm đối với quê hương, đất nước.

2. Chuẩn bị:

 a. GV: Nghiên bài, soạn giáo án.

 b. HS : Học bài cũ soạn bài mới.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 76 đến tiết 79", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16
Kết quả cần đạt
 - Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc XH cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới qua “Cố hương”. Thấy được vị trí của hình tượng nhân vật “Tôi”. Tác dụng của sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong việc thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm và xây dựng tính cách nhân vật.
 - Qua giờ trả bài tập làm văn số 3 củng cố kiến thức và kỹ năng làm bài văn tự sự có sự kết hợp yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
Ngày soạn 01/12/ 2008 Ngày giảng 06-08/12/ 2008
Tiết 76.77.78 
Văn học
Cố hương
	 (Lỗ Tấn) 1. Mục tiêu cần đạt: 
a. Kiến thức: - Giúp học sinh thấy được tinh thần phê phán sâu sắc của xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới xã hội mới.
- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm Cố hương. Việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu. Việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
b. Kỹ năng: rèn cho HS kỹ năng đọc và phân tích nhân vật.
c. Thái độ: giáo dục HS tình cảm đối với quê hương, đất nước.
2. Chuẩn bị:
 a. GV: Nghiên bài, soạn giáo án.
 b. HS : Học bài cũ soạn bài mới.
3. tiến trình bài mới:
a. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 3 vở soạn của học sinh
 	b. Dạy nội dung bài mới:
*Giới thiệu bài: 
 Nỗi nhớ quê hương xa vời từng là đề tài cho bao nhà thơ Cổ kim nhưng khi có dịp trở lại quê cũ (Cố hương) Sau nhiều năm xa cách thì không phải ai cũng vui mừng hài lòng. Nhiều năm đi xa, Nhân vật “tôi” trong Cố hương của nhà văn Lỗ Tấn trở về quê nhà bùi ngùi một nỗi buồn tê tái vì cảnh quê, người quê
* Nội dung bài học:
?
G
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
H
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
- Lỗ Tấn xuất thân trong 1 gia đình quan lại sa sút nhưng ông có quan điểm văn học tiến bộ, được coi là bậc thầy của nền văn học TQ hiện đại.ông từng sống ở nông thôn, hiểu rõ cuộc sống cơ cực của người nông dân và những phẩm chất tốt đẹp của họ. Ông luôn tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp của người LĐ.
Giới thiệu đôi nét về tác phẩm?
Nêu yêu cầu đọc truyện?
- Giọng điệu buồn chậm, ngậm ngùi. NV Nhuận thổ: giọng e dè, hơi ngại ngùng. Thím Hai Dương giọng chua chát
Gv đọc 1 đoạn, Hs đọc nối nhau.
Kể tóm tắt ngắn gọn cốt truyện?
Giải thích nghĩa 1 số từ khó Sgk? ( đinh ba, tra, ngũ hành khuyết thổ, tây thi)
Truyện được kể theo ngôi kể nào?
- Kể theo ngôi I: nhân vật xưng tôi. việc người kể chọn ngôi kể 1 cho nhân vật xưng tôi làm tăng đậm chất trữ tình của truyện. Tuy nhiên, nhân vật “tôi” và tác giả Lỗ Tấn không thể đồng nhất. 
Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật tôi? Tìm bố cục của truyện? 
- 3 phần
+ P1: Từ đầu đến: đang làm ăn sinh sống:
 Nhân vật Tôi trên đường về quê
+. P2: tiếp đến -> sạch trơn như quét: nhân vật tôi những ngày ở quê. 
 + P3: nhân vật tôi trên đường rời xa quê.
Trong truyện có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là trung tâm? Vì sao?
- Có 2 nhân vật: Nhuận Thổ và Tôi
- Tôi là NV trung tâm: vì các sự việc và nhân vật trong truyện đều được cảm nhận từ nhân vật tôi.
Văn bản có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
- tự sự + miêu tả và lập luận. Trong đó biểu cảm và lập luận là 2 phương thức biểu đạt chính góp phần làm nổi bật tính trữ tình của văn bản.
Nhắc lại nội dung cơ bản đoạn 1 truyện?
Cảnh làng trong con mắt người trở về sau 20 năm xa cách hiện ra như thế nào?
Cảnh đó dự báo một cuộc sống ntn dang diễn ra nơi cố hương?
- Báo hiệu 1 cuộc sống đang ngày càng tàn tạ, nghèo khổ và xuống cấp.
Trong cảnh ấy, tiếng nói nào vang lên trong nội tâm người trở về? Hãy chỉ cụ thể?
Em đọc được cảm giác gì từ tiếng vọng nội tâm này của nhân vật tôi? 
- Ngạc nhiên đến chua xót
Từ đó em cảm nhận được gì về tình cảm của người trở về cố hương?
(Nỗi buồn tiếc xót xa sau 20 năm trở về quê cũ có sự đổi khác. Trước kia đẹp không ngôn ngữ nào tả được)
Chuyến về thăm quê lần này của nhân vật “tôi” có gì đặc biệt?
Tất cả những điều đó gợi sự liên tưởng như thế nào đến hiện thực cuộc sống nơi cố hương của nhân vật tôi?
- Chứng tỏ cuộc sống nơi làng quê này ngày một nghèo khó, khiến gia đình “ tôi” cũng như nhiều gia đình khác phải rời làng đi nơi khác để tìm cách sinh sống.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong phần chuyện này?
- Chỉ một đoạn văn ngắn nhưng có sự gia tăng yếu tố biểu cảm đã giúp người đọc tái hiện hình ảnh làng quê vừa làm xúc động lòng người.
Từ đó hình ảnh cố hương đã hiện lên ntn trong con mắt và tấm lòng người về thăm quê?
 Tiết 2
Đọc thầm đoạn 2
Những ngày ở quê, NV tôi gặp lại những người quen cũ, họ là ai? cuộc gặp gỡ với nhân vật nào được kể nhiều nhất?
- Thím hai Dương, Nhuận Thổ, nàng Tây Thi đậu phụ. Trong đó cuộc gặp với Nhuận Thổ được kể nhiều nhất.
- Ngoài ra: mẹ , những người đến chào, mua, lấy đồ
Mối quan hệ của “tôi” và Nhuận Thổ được kể trong những thời điểm nào?
- 2 thời điểm: Nhuận Thổ trong kí ức.
 Nhuận Thổ thời hiện tại.
- Giữa quá khứ và hiện tại luôn đan xen vào nhau trong câu chuyện.
Trong kí ức của “tôi” hình ảnh NT gắn với cảnh tượng nào?
Tại sao nhân vật tôi gọi đó là một cảnh tượng thần tiên?
- gợi sự đầy đủ, viên mãn. Đó là cảnh sáng sủa - dấu hiệu của cuộc sống thanh bình và hạnh phúc nơi làng quê mà giờ đây chỉ còn là giấc mơ.
20 năm trước, NT trong suy nghĩ của “tôi” là người như thế nào?
- NT con 1 nông dân, làm bạn thân với “tôi”. Lúc còn nhỏ khôi ngô, khoẻ mạnh, hồn nhiên có vốn sống rộng, nhanh nhẹn, dễ gần gũi và tình cảm.
Điều đó đã tạo nên mối quan hệ ntn giữa tôi và Nhuận Thổ?
Sau 20 năm NV “tôi” trở về quê, gặp lại 1 NT như thế nào? (về hình dáng, trang phục, tính tình hiểu biết).
Tác giả sử dụng biện pháp NT gì để miêu tả Nhuận Thổ?
- Phép so sánh tương phản
Từ đó NT thời hiện tại là người như thế nào?
- Hiện tại, NT đã thay đổi hoàn toàn theo chiều hướng xấu đi. Sự thay đổi lớn nhất ở NT đó là tính nết: trước kia hồn nhiên dễ gần, thông minh, hiểu biết nhiều thì nay tự ti, đần độn và có phần tham lam ( lấy 1 đôi bàn dài, 4 chiếc ghế dựa, 1 bộ tam sự, 1 cái cân, xin tất cả các đống tro -> chỉ chờ khi nào họ lên đường là mang thuyền đến chở).
Những nguyên nhân cơ bản nào khiến NT lại có sự thay đổi kỳ lạ đó?
- Nguyên nhân là do: đông con, nhà nghèo, mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại cường hào đầy đọa-> nảy sinh từ lối sống lạc hậu của người dân, 
Từ đó em hiểu gì về thực trạng xã hội phong kiến Trung Quốc?
- Hiện thực đen tối đau khổ của xã hội phong kiến TQ đương thời.
Chi tiết “Tôi” khóc và Nhuận Thổ cũng khóc khi chia tay đã nói lên điều gì về tình bạn khi xưa của hai người?
- Cho dù cuộc sống có thay đổi hoàn toàn nhưng tình bạn và cao đẹp, trong sáng của “tôi” và NT không bao giờ thay đổi
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Nhuân Thổ sau 20 năm?
(Nhuận Thổ là nhân vật điển hình của người nông dân Trung Quốc với cuộc sống nghèo khổ an phận, đau thương cùng tình trạng tư tưởng ngu muội của dân chúng trong xã hội thực dân phong kiến đầu thế kỉ XX
Tiết 3
Ngoài Nhuận Thổ còn nhân vật nào cũng được kể từ hai thời điểm xưa và nay?
Trong kí ức nhân vật “Tôi” chị Hai Dương được gọi là “nàng Tây thi đậu phụ”. Cách gọi ấy có ý nghĩa gì?
- Bộc lộ tình cảm thân thiện đối người phụ nữ láng giềng đã từng là một người đẹp người đẹp nết.
Trước và sau 20 năm, người phụ nữ ấy hiện ra trước mặt “tôi” với bộ dạng, hành động, lời nói như thế nào?
Em có nhận xét gì về sự thay đổi này?
- Thay đổi toàn diện cả hình dáng tính nết.
->Sự thay đổi về tính tình vì đó là biểu hiện suy thoái của lối sống đạo đức ở làng quê.
Những thay đổi đó là tạo ra một thím hai Dương ntn?
- Xấu xí, tham lam đến độ trơ chẽn, lưu manh mất hết vẻ lương thiện của người nhà quê
Nhận xét bút pháp nghệ thuật được sử dụng?
Qua cuộc gặp gỡ với 2 người của “tôi” tác giả muốn ta hiểu gì về cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương của ông?
- Con người cảnh vật thay đổi do sự xa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nông dân.
- Tác giả chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn tính cách bản thân người lao động.
Chứng kiến sự thay đổi của cố hương, tâm trạng của nhân vật tôi ntn?
- Buồn bã xót xa trước cảnh thay đổi theo chiều hướng lụi tàn của quê hương trước tình trạng tinh thần lạc hậu mụ mẫm của dân chúng 
Nhân vật “Tôi” cùng gia đình rời xa quê hương lại cảm thấy không một chút lưu luyến và vô cùng lẻ loi, ngột ngạt. Tại sao vậy? 
- Vì cố hương không còn trong lành, đẹp đẽ, ấm áp như xưa, cố hương bây giờ chỉ còn là xóm làng tiêu điều nghèo hèn từ cảnh vật đến con người.
Khi rời Cố hương nhân vật tôi mong ước điều gì?
Em tưởng tượng ntn về cuộc sống mới trong mong ước của nhân vật tôi ?
Vì sao khi mong mỏi và hi vọng cuộc đổi mới cho cố hương nhân vật tôi lại nghĩ đến con đường đi mãi sẽ thành?
- Cũng như con đường trên mặt đất. Mọi thứ trong cuộc sống không tự có sẵn nhưng nếu muốn có thì bằng sự cố gắng và kiên trì sẽ có tất cả.
- Con đường đi lên cho tất cả hình ảnh của tương lai, đổi mới đó là niềm tin hi vọng của nhà văn về một ngày mai tươi sáng đối với cả dân tộc.
Những phương thức biểu đạt nổi bật nào được sử dụng trong đoạn cuối văn bản?
- Biểu cảm nghị luận
Từ đó nhân vật tôi đã bộc lộ tư tưởng tình cảm nào với “cố hương”?
- Tin vào cuộc đổi đời của quê hương hi vọng về ngày mai tươi sáng đối với tất cả dân tộc
- Đó là một biểu hiện của một tình yêu quê mới mẻ và mãnh liệt.
Nhận xét đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
Nội dung cơ bản của truyện?
I. Đọc và tìm hiểu chung
1.Tác giả tác phẩm
- Lỗ Tấn (1881 – 1936) nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, quê ở phủ Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang.
- Truyện “Cố hương” viết giai đoạn 1918 – 1922 in trong tập “Gào thét” xuất bản năm 1923.
2. Đọc và tóm tắt:
Sau 20 năm xa quê, nhân vật “Tôi” nay mới có dịp trở về thăm quê cũ với ý định đưa gia đình đi nơi khác sinh sống. So với ngày trước, cảnh vật và con người nơi quê xưa thật tàn tạ, nghèo hèn, xơ xác, tiêu điều. làm cho “tôi” thấy buồn thương quê mình. “Tôi” buồn bã rồi rời quê với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ được đổi thay.
II. Phân tích
1. Nhân vật Tôi trên đường về thăm quê cũ:
+. Đang độ giữa đông, âm u giá lạnh.
+ Xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im dưới vòm trời màu vàng úa.
+. Không nén được thốt lên: A! đây thật có phải làng cũ mà 20 năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không?
- Tâm trạng buồn, thương cảm và tình cảm yêu quí đến xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình.
+. Trở về sau hơn 20 năm xa quê với ý định: Từ giã làng quê thân yêu lần cuối; vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu; đem gia đình đến nơi đất khách để làm ăn sinh sống.
 Hình ảnh Cố hương hiện lên trong con mắt người về thăm quê thật tiêu điều, xơ xác và đáng thương. 
2. Những ngày Tôi ở cố hương. 
a. Cuộc gặp gỡ với Nhuận Thổ.
*. Trong quá khứ.
+. Cảnh thần tiên kỳ dị. Gắn với: Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm ; Một bãi trồng toàn dưa hấu; đứa trẻ 11 – 12 tuổi cổ đeo vòng bạc, khuôn mặt tròn trĩnh, da bánh mật, đội mũ lông chiên, cổ đeo vòng bạc sáng nhoáng,
- Gợi cuộc sống thanh bình, đầy đủ, ấm no, hạnh phúc chốn làng quê.
+. NT hay bẽn lẽn, bẫy chim sẻ tài, biết nhiều chuyện lạ lùng
gọi anh – xưng em.
- Tình bạn gắn bó, thân thiện, bình đẳng.
* Trong hiện tại:
+. Cao, da vàng sạm, nếp nhăn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng lên.
+. Mũ rách tươm, áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm,
 +. Bàn tay nặng nề thô kệch nứt nẻ như vỏ thông.
+. Dáng điệu cung kính chào rành mạch: “Bẩm ông”
+. Đần độn đến mụ mẫm.
-Thay đổi hoàn toàn theo chiều hướng xấu đi: diện mạo già nua tiều tụy, tính nết tự ti và tham lam, đần độn đến mụ mẫn, cam chịu.
Nhưng ở Nhậm Thổ có 1 điều duy nhất không thay đổi-> tình bạn trong sáng và những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.
b. Cuộc gặp gỡ chị Hai Dương
+ trước: Xoa phấn, lường quyền không cao,khá đẹp 
+. Sau 20 năm: trên dưới năm mươi, lưỡng quyền nhô ra, môi 
mỏng dính, chân nhỏ xíu giống hệt chiếc compa tiều tuỵ xấu xí 
Lời nói: ái chà! Anh làm quan.
Miệng lẩm bẩm
Hành động: giật luôn đôi tất.
- Thay đổi toàn diện cả hình dáng tính nết: Xấu xí tham lam đến độ trơ chẽn lưu manh mất hết vẻ lương thiện cuat người nhà quê
=> Cuộc sống quẩn quanh và bế tắc nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ con người ngày một khổ sở hèn kém và bất lương
3. nhân vật Tôi trên đường rời quê.
+ cảm thấy lẻ loi, ngột ngạt
+. Mong ước thế hệ con cháu không bao giờ cách bức nhau, không vất vả thiếu thốn có 1 cuộc sống mới.
- Mong ước Làng quê bình yên, tươi đẹp, con người tử tế thân thiện 
+Trên mặt đất vốn làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi
- Ông muốn thức tỉnh người dân làng mình không chịu cuộc sống nghèo hèn áp bức và Tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no hạnh phúc cho quê hương.
III.Tổng kết 
- Bố cục chặt chẽ sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật (Hồi ức hiện tại đối chiếu đầu cuối tương ứng). Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Kết hợp các phương thức biểu cảm (Tự sự miêu tả, nghị luận, biểu cảm)
-Thuật lại chuyến về quê của nhân vật tôi những dung cảm trước sự đổi thay của làng quê,tác giả ,phê phán xã hôi phong kiến,lễ giáo phong kiến.
c.Củng cố, luyện tập:
	? Nêu cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong truyện Cố hương?
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà
- Tóm tắt truyện- phân tích nội dung nghệ thuật, học ghi nhớ.
- Hoàn chỉnh phần luyện tập
- Đọc tóm tắt văn bản: Những đứa trẻ.
Ngày soạn 02/12/ 2008 Ngày giảng 10/12/ 2008
Tiết 79 
Trả bài tập làm văn số 3 
1. Mục tiêu bài dạy:
a. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại các kiểu kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong bài tập làm văn số 3. Thấy được ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình để từ đó có phương hướng khắc phục và sửa chữa.
b. Kỹ năng: Rèn cho Hs có kỹ năng tạo lập văn bản theo yêu cầu.
c. Giáo dục Hs ý thức học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực hành.
2. Chuẩn bị:
 a. GV: chấm bài, tổng hợp lỗi điển hình, tổng hợp điểm.
 b. HS: Lập dàn ý ở nhà.
3. Dạy nội dung bài mới:
* Dạy bài mới.
?
?
?
?
?
Nhắc lại nội dung yêu cầu của đề bài?
Đề bài thuộc thể loại nào? Nội dung yêu cầu của đề?
Đối với đề bài trên. Mở bài giới thiệu ý nào?
Phần thân bài có nội dung gì?
Kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận ở chỗ nào?
I. Đề bài:
Nhân ngày 20/11 kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ
*Tìm hiểu đề
-Thể loại: Tự sự
- Nội dung: Kể một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
II. Lập dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu tình huống
Nhân ngày 20/11 kể cho các bạn nghe kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
2.Thân bài:
Đó là kỉ niệm gì, xảy ra vào thời điểm nào? Đáng nhớ ở chỗ nào?Có yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực về tình thầy trò.
3. Kết bài:
Cảm xúc tình cảm của em
III. Nhận xét chung
*ưu điểm:
- Xác định được yêu cầu của bài
- Bố cục rõ ràng. Kể được kỉ niệm đáng nhớ với thầy cô giáo cũ.
- Bước đầu biết kết hợp yếu tố miêu tả , đối thọai, độc thoại và nghị luận.
Bài viết sạch đẹp, khoa học.
*Nhược điểm.
- Còn một số bài của học sinh bỏ qua khâu tìm hiểu đề mà khi viết bài yếu tố tự sự còn ít chủ yếu phát biểu cảm nghĩ. Song cảm nghĩ sơ sài chưa gây ấn tượng
- Đặc biệt diễn đạt lủng củng, Viết lan man. Trong khi kể chưa biết kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Nhiều bài đã có lời đối thoại song chưa biết cách trình bày lời đối thọai : VD: Thành, Tú, Sượm, Minh, Soản.
- Đại đa số các bài chưa có yếu tố độc thoại nội tâm.
- Bài viết sơ sài. Viết phần mở bài chưa nêu được kỷ niệm đáng nhớ được kể là gì, hoặc giữa phần mở bài và kết bài khập khiễng. Còn mắc lỗi diễn đạt, sai lỗi chính tả.
IV.Chữa một số lỗi sai cơ bản.
Kỉ niệm luôn ẩn hiện trong đầu-> Kỉ niệm luôn khắc sâu
Một ngày thật đặc biệt. Đó là ngày 20/11, ngày dành cho các thầy cô giáo. Ngày đó là ngày vui và lớn nhất dành cho các thầy cô.
->Ngày lễ tôn vinh các thầy cô giáo
(Ngày hội của các thầy cô)
Dủ nhau ->Rủ nhau
Dữ chúng tôi -> Giữ chúng tôi
Chong nhà -> Trong nhà
V. Công bố điểm
Đọc một số bài khá
c. Củng cố, luyện tập:
- Y/c học sinh viết phần mở bài.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Tự sửa lỗi bài của mình
- Bài yếu yêu cầu viết lại
 - Ôn tập tập làm văn

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 16.doc