TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 .
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức : Củng cố và khắc sâu kiến thức làm văn tự sự có yếu tố biểu cảm ,đối thoại ,độc thoại ,độc thoại nội tâm ; yếu tố nghị luận .
2. Kỹ năng : Nhận biết được ưu ,khuyết điểm ,nguyên nhân và có hướng sửa chữa đúng .
3. Thái độ : Ý thức nghiêm túc cẩn thận khi viết văn .
B. Chuẩn bị :
- GV : Chấm bài, hệ thống các lỗi sai của HS và ghi sẵn trên bảng phụ.
- HS : Học ôn cách làm bài văn tự sự .
C . Tiến trình hoạt động :
1 . Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS
2 . Bài cũ :
Tuần : 17 NS : 01/12/09 Tiết : 81 ND : 03/12/09 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 . Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức : Củng cố và khắc sâu kiến thức làm văn tự sự có yếu tố biểu cảm ,đối thoại ,độc thoại ,độc thoại nội tâm ; yếu tố nghị luận . 2. Kỹ năng : Nhận biết được ưu ,khuyết điểm ,nguyên nhân và có hướng sửa chữa đúng . 3. Thái độ : Ý thức nghiêm túc cẩn thận khi viết văn . B. Chuẩn bị : - GV : Chấm bài, hệ thống các lỗi sai của HS và ghi sẵn trên bảng phụ. - HS : Học ôn cách làm bài văn tự sự . C . Tiến trình hoạt động : 1 . Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 2 . Bài cũ : 3 . Bài mới :* Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu tiết học * Hướng dẫn trả bài : - GV chép lại đề : HS đọc -Nhắc lại các bước làm văn ? - Đề bàiyêu cầu làm gì ?Em đã kể chuyện gì ? Chuyện đó có thật không?Đề yêu cầu kể có yếu tố gì ? - Dàn bài gồm những nội dung nào? -Em đã viết gì ở mở bài? - Thân bài em viết thành mấy đoạn ? Gồm những nội dung gì ? - Em đã vận dụng yếu tố đối thoại ,độc thoại ,độc thoại nội tâm vào bài văn chưa? - Kết bài em ghi nội dung gì? - HS trả lời GV chốt ý . - Treo bảng phụ (dàn bài) * Gv nhận xét chung bài viết. - Ưu điểm : Về phương pháp viết văn ; Về bố cục ;Về nội dung ; . . . - Nhược điểm : Về cách diễn đạt ; Về chữ viết ; nội dung chuyện ; . . . * Hướng dẫn sửa lỗi sai. - Bảng phụ :( đoạn văn của HS ) - HS đọc : - Theo em đoạn văn nằm ở phần nào của bài văn ? Vì sao em biết ? - Bạn có sử dụng yếu tố gì ? - Như vậy , có nội dung, nhưng về hình thức thì thế nào ? - Các em hãy viết lại thành đoạn văn đúng - GV cho HS viết nháp , gọi 1 em lên bảng viết -> Lớp nhận xét . - GV khái quát ý - Bảng phụ : Đoạn văn đã sửa. - GV phát bài : - Đọc bài văn khá - Phát huy các bạn có điểm số cao ; nhắc nhở bạn điểm thấp . * Đề bài : Nhân ngày 20/11 ,kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ . 1. Tìm hiểu đề : - Kể một kỷ niệm có thật . - Kể kết hợp miêu tả nội tâm ,nghị luận . 2 . Dàn ý A. Mở bài :( 1,5đ ) -Giới thiệu chuyện : xảy ra với ai ? lúc nào? Ơû đâu? - Lý do em kể lại ? B. Thân bài : (7đ) - Nguyên nhân có chuyện . - Diễn biến ( có đối thoại ,độc thoại ,...) - Kết thúc ( nghị luận ) C. Kết bài : (1,5đ) - Khẳng định tình cảm thầy trò : cách giữ tình cảm đó; 3. Nhận xét : a) Ưu điểm : - Đa số các em nắm được phương pháp làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm; có nghị luận . - Bố cục hầu hết đủ ba phần . - Nắm được yêu cầu của đề bài . - Nhiều em có ý thật . b) Nhược điểm : - Một số em trình bày bài rất cẩu thả. - Diễn đạt vụng về, nội dung kể sơ sài. - Chưa biết cách đưa yếu tố miêu tả nội tâm vào bài viết. - Nhiều em còn chép sách. - Chữ viết chưa rõ nét , sai chính tả nhiều . 4. Chữa lỗi : * Đoạn văn sai : Cô giáo lúc này mới giảng dạy , tuy bạn có nói tục nhưng vì quá xúc động nên đã lỡ nói ra. Giờ đây cô đã tha thứ cho bạn ,còn các em thì sao. Các bạn tha thứ ,tha thứ , cả lớp bậc cười . - Đoạn thân bài : phần cuối diễn biến chuyện : có đối thoại . - Đối thoại chưa đúng : chưa tách lượt lời thoại . - Từ sai chính tả , sai nghĩa; chưa sụt đầu dòng . * Viết đoạn văn đúng: Cô giáo lúc này mới giải thích : - Tuy bạn có nói tục, nhưng có thể do bạn quá xúc động , nên đã lỡ lời . Nên cô tha thứ cho bạn , còn các em thì sao? Các bạn đồng thanh : - Tha thứ ! Tha thứ ! . . . Cả lớp bật cười . 5. Phát bài : 4 .Hướng dẫn về nhà : - Về nhà ôn lại lí thuyết - Chuẩn bị thi học kì I - Soạn bài đọc thêm : + ”Những đứa trẻ” + Chú ý tóm tắt truyện khoảng 10 dòng . Tuần : 17 NS : 05/12/09 Tiết : 82 Văn bản ND : 07/12/09 Hướng dẫn đọc thêm : NHỮNG ĐỨA TRẺ ( Trích : Thời thơ ấu ) M. Go-rơ-ki A . Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức :-Biết rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương của người thân - Hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ- ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng cảm thụ , đọc diễn cảm văn bản tự sự và học tập cách viết văn tự sự ngôi kể thứ nhất . 3. Thái độ : Giáo dục tình cảm yêu thương những người có hoàn cảnh khó khăn , bất hạnh . B . Chuẩn bị : - GV : - Đọc các tài liệu có liên quan đến tác giả, tác phẩm - Soạn bài định hướng tiết dạy. - HS : -Soạn bài theo hướng dẫn Sgk ; tóm tắt đoạn trích . C . Tiến trình hoạt động : 1. Ổn định :- Kiểm tra sĩ số HS 2. Bài cũ : - Tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện ngắn “ Cố hương” - Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong truyện ? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Nêu văn bản thứ hai phần văn học nước ngoài , tác phẩm văn học Nga với doạn trích “Những đứa trẻ” * Tiến trình bài dạy : * Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả ,tác phẩm. - Dựa vào phần chú thích dấu sao em hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả M. Go-rơ-ki? - Em biết những tác phẩm nào của ông ? - Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm và xuất xứ của đoạn trích ? - HS trình bày -> nhận xét. - GV nhận xét -> Khái quát vài nét chính về tác giả, tác phẩm. * Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. + Cách đọc theo giọng nhân vật . - GV đọc + HS đọc -> Nhận xét ; hỏi từ khó . - Truyện kể về ai ? Kể việc gì ? Ai kể?Hãy tóm tắt ngắn gọn ? - HS tóm tắt nội dung cốt truyện. - GV nhận xét -> treo bảng phụ( tóm tắt ) - Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung của từng đoạn ?( Đ1: đến “cúi xuống” ; Đ2: đến “nhà tao” ; Đ3: còn lại) * Hướng dẫn phân tích: . + HS đọc đoạn 1: - Em hiểu gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ ? - Quan hệ giữa hai gia đình như thế nào ? - Tại sao bọn trẻ lại chơi thân với nhau ? - Đọc đoạn trích tự thuật này em cảm nhận tình bạn giữa bọn trẻ như thế nào ? Tại sao tác giả lại khắc ghi sâu sắc và kể lại xúc động đến như vậy? + Hs đọc đoạn 2 của văn bản ( 2-3 em ) - Tìm những đoạn văn, câu văn thể hiện sự quan sát tinh tế của Aliôsa khi nhìn nhận về những đứa trẻ ?Khi kể chuyện mẹ chết chúng thế nào ? - Khi lão đại tá xuất hiện những đứa trẻ thế nào ? - Gv nhận xét -> khái quát kiến thức. + HS đọc đoạn ba : - Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của M. Gorơki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong văn bản này? - Từ đời thường liên tưởng truyện cổ tích có ý nghĩa gì? - Tại sao trong truyện Aliôsa không nhắc tên ba đứa trẻ?( để câu chuyện đậm màu sắc cổ tích ) * Hướng dẫn tổng kết bài. - Nhận xét nghệ thuật kể chuyện của nhà văn ? - Qua đó nhằm thể hiện nội dung gì ? - HS trả lời -> lớp nhận xét. - GV nhận xét -> Chốt kiến thức ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ * Hướng dẫn luyện tập : - HS đọc lại văn bản Chú ý diễn cảm . I . Tìm hiểu chung. 1. Tác giả ( 1868 _ 1936 ) - Là nhà văn lớn của Nga và của thế giới thế kỉ XX. 2. Tác phẩm : - Trích chương 9 của tiểu thuyết tự thuật “Thời thơ ấu” (gồm 13 chương) II . Đọc - hiểu văn bản. 1. Đọc- từ khó: 2. Tóm tắt : Sau gần một tuần ,tôi -Aliôsa- mới gặp lại ba anh em con ông đại tá Ốpxianicốp . Tôi kể chuyện bắt chim, chuyện dì ghẻ, chuyện cổ tích cho chúng nghe. Lão đại tá bắt gặp ,đã tống tôi ra khỏi sân nhà lão . Nhưng chúng tôi vẫn tìm cách lén lút gặp nhau luôn . 3. Bố cục : 3 đoạn - Đ1: Tình bạn trong sáng . - Đ2: Tình bạn bị ngăn cấm . - Đ3: Tình bạn vẫn tiếp diễn . 4. Phân tích. a) Hoàn cảnh những đứa trẻ : - Đều mồ côi ,sống thiếu tình thương . +Aliôsa : con nhà lao động nghèo . + Ba đứa trẻ : con nhà quý tộc. - Bọn trẻ quen nhau tình cờ : Aliôsa cứu thằng em bị ngã xuống giếng -> chúng chơi thân với nhau vì có cảnh ngộ giống nhau. => Tình bạn trong sáng hồn nhiên. b) Những quan sát và nhận xét của Aliôsa. - “ Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” -> Sự so sánh chính xác . => Sự đồng cảm của Aliôsa - “ Chúng lặng lẽ đi vào nhà khiến tôi nghĩ đến những con ngỗng” -> So sánh chính xác thể hiện dáng dấp và thế giới nội tâm của chúng . . c) Chuyện đời thường và truyện cổ tích. - Bọn trẻ nhắc đến dì ghẻ - Tôi nhắc đến mẹ , đến bà -> Liên tưởng đến truyện cổ tích => Thể hiện sự thiếu thốn và khao khát tình yêu thương . III . Tổng kết : - Tự thuật : so sánh chính xác, đối thoại ngắn gọn , lồng truyện cổ tích hợp lý . - Tình bạn thắm thiết bất chấp mọi cấm đoán . * Ghi nhớ : (234) IV . Luyện tập : 1. Đọc diễn cảm: 4 .Hướng dẫn về nhà : - Học bài , ghi nhớ . - Soạn bài mới : “Tập làm thơ tám chữ” (tiếp ) Tuần : 17 NS : 10/12/09 Tiết : 83 - 84 ND : 12/12/09 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ ( T2) Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức :- Nắm chắc hơn và có hệ thống đặc điểm thể thơ : vần ,nhịp ; khả năng miêu tả, biểu cảm phong phú của thơ tám chữ. 2 . Kĩ năng : - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ ca ;Nhất là thơ tám chữ. - Nhận diện đúng và thực hành làm được thơ tám chữ . 3 . Thái độ : - Qua hoạt động làm thơ tám chữ nhằm phát huy tinh thần sáng tạo hứng thú trong học tập. B . Chuẩn bị : - GV : - Sưu tầm một số đoạn thơ tám chữ - Soạn bài định hướng tiết dạy. - HS :- Chuẩn bị trước các bài tập GV đã cho ở tiết 54. C . Tiến trình hoạt động : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 2. Bài cũ : - Nêu hiểu biết của em về thể thơ tám chữ ? Kể tên bài thơ tám chữ nào em đã học ? 3. Bài mới :* Giới thiệu bài. * Hướng dẫn ôn lại thể thơ tám chữ : - Vì sao gọi là thơ tám chữ ? - Nhắc lại đặc điểm của thể thơ 8 chữ ?Vần ,nhịp - HS trình bày -> nhận xét. - GV nhận xét -> chốt lại kiến thức. * Hương dẫn luyện tập : + Bảng phụ ( bài thơ ) : HS đọc - theo em bài thơ thuộc thể thơ gì ? - Vì sao em biết ? - Hãy thêm một số từ thích hợp về vần ,về ý của đoạn thơ ? - Hãy ngắt nhịp bài thơ ? - HS trình bày -> nhận xét. - GV nhận xét -> Bổ sung sửa chữa. + Bài tập 2: - Nhớ lại những bài thơ đã học có bài nào đoạn nào thuộc thể thơ tám chữ ? - Chỉ ra vần nhịp trong từng bài thơ ? * Hướng dẫn làm thơ tám chữ: + Thảo luận : - Viết một khổ thơ tám chữ ca ngợi cảnh đẹp quê hương em ? - Nhóm trình bày bảng phụ -> lớp nhận xét - GV khái quát : phát huy nhóm khá . *TIẾT 2 : ( HS sưu tầm trước theo nhóm ) - Các nhóm lần lượt lên trình bày những bài thơ đã sưu tầm . - Phân tích vần nhịp ,nội dung . - Lớp nhận xét - GV chốt kiến thức , phát huy nhóm khá . - Bảng phụ ( khổ thơ Nguyễn Công Trứ ) - HS đọc khổ thơ : - Ý tác giả muốn nói gì ? (mỗi người cần biết cách làm thơ , chứ không chỉ riêng thi sĩ mới biết làm thơ ) - Bài thơ có vần gì ? - Được ngắt nhịp như thế nào ? I . Đặc điểm của thể thơ 8 chữ. - Mỗi dòng có 8 chữ . - Có thể chia khổ bốn câu , hoặc không chia khổ - Vần :+ Chân – lưng + Liền – lưng - Nhịp : đa dạng , theo mạch cảm xúc . II . Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ. 1 . Điền từ : Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non Yêu biết mấy những con đường ________ Qua công trường mới dựng mái ________ Yêu biết mấy những bước đi dáng ______ Của đời ta chập chững buổi đầu tiên Tập làm chủ tập làm người xây dựng Dám vươn mình cai quản lại thiên ______ 2. Tìm bài thơ tám chữ : - Bếp lửa . - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. - Khổ cuối “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” III . Tập làm thơ tám chữ. 1. Khổ thơ : Quê hương em vùng đất đỏ bazan Đường quanh co ,đồi dốc dẫn vào làng Dân quê em làm nghề nông là chính Xanh ngắt cà phê lớp lớp thẳng hàng . 2. Sưu tầm thơ tám chữ : + Trình bày thơ tám chữ : + Phân tích những bài thơ vừa tìm . + Ghi đoạn thơ hay vào vở . * Khổ thơ : Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ Như người yêu khác hẳn với tình nhân Biển dù nhỏ không phải là ao rộng Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân . ( Nguyễn Công Trứ ) 4 . Hướng dẫn về nhà : - Về nhà học bài – học thuộc các khổ thơ . - Chuẩn bị kiểm tra chất lượng học kỳ I . - Soạn bài “Ôn tập Tập làm văn” Tuần : 17 NS : 03/12/09 Tiết : 85 ND : 05/12/09 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN ( t2) Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức : Tiếp tục củng cố khắc sâu những kiến thức Tập làm văn ở lớp 9 và so sánh với phần Tập làm văn đã học ở các lớp dưới . 2. Kỹ năng : Biết vận dụng kiến thức làm văn để giải các bài tập ứng dụng . 3. Thái độ : Ý thức trong cách làm một bài văn đúng yêu cầu . B. Chuẩn bị : - GV : Soạn bài ; bảng phụ . - HS : Giải trước các câu hỏi trang 220 . C. Tiến trình hoạt động : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 2. Bài cũ : Hãy phân biệt đối thoại ,độc thoại ,độc thoại nội tâm ? Các yếu tố này có vai trò gì trong văn bản tự sự ? 3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học . * Tiến trình bài dạy : * Hướng dẫn ôn tập (tt) -Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới ? - Ở lớp 9 có thêm yếu tố gì nữa ? + Thảo luận : - Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả ,biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự ? - Theo em ,liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu dạt duy nhất hay không ? - Nhóm trình bày -> lớp nhận xét - GV chốt ý :phát huy nhóm khá . + Bảng phụ : (sơ đồ các yếu tố kết hợp ) - Các yếu tố nào có thể kết hợp với : + Tự sự ? + Miêu tả ? + Nghị luận? +Biểu cảm? +Thuyết minh ? + Điều hành ? - Giải thích tại sao bài Tập làm văn tự sự của HS luôn phải có đủ ba phần :mở bài, thân bài ,kết bài ? ( Nhà văn do cá tính sáng tạo của họ ) - Khi học Tập làm văn tự sự đã giúp được gì cho em khi học các văn bản tương ứng ? - Học phần văn bản và Tiếng Việt giúp cho em được gì trong khi học Tập làm văn ? * Hướng dẫn luyện tập : + GV ghi đề : HS đọc đề - Nhắc các bước làm một bài Tập làm văn ? - Đề bài yêu cầu làm gì ? ( Chỉ phân tích tâm trạng lúc ông Hai nghe tin làng theo giặc ) - Nêu các phần một dàn bài ? - Phần mở bài là nội dung gì ? - Phần thân bài gồm những nội dung nào ? - những chi tiết nào thể hiện tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc ? - Về ngôn ngữ trong truyện như thế nào ? - Phần kết bài là nội dung gì ? - HS trả lời -> lớp nhận xét - GV khái quát ý I. Ôn tập : (tt) 7. So sánh : - Giống : có nhân vật ,sự việc ,cốt truyện ,ngôi kể. - Khác ở lớp 9 có thêm :kết hợp yếu tố biểu cảm miêu tả nội tâm, nghị luận ,đối thoại ,độc thoại , độc thoại nội tâm . 8. Giải thích : - Vẫn gọi là văn bản tự sự vì các yếu tố kia chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là tự sự . - Một văn bản thường vận dụng nhiều phương thức biểu đạt . 9. Sơ đồ kết hợp : + Miêu tả + nghị luận + biểu cảm + thuyết minh + Tự sự + biểu cảm + thuyết minh + miêu tả + biểu cảm + thuyết minh + Tự sự + miêu tả + nghị luận + miêu tả + nghị luận + Không kết hợp được . 10. Giải thích: - Nhằm rèn luyện theo chuẩn mực , làm đủ các thao tác cho thành thạo . 11. Tích hợp giữa Tập làm văn với văn bản : - Do hướng tích hợp : +Các văn bản có thể làm mẫu cho Tập làm văn ; +Lý thuyết TLV có thể giúp HS phân tích kỹ hơn văn bản . 12. Tích hợp giữa văn bản ,Tiếng Việt với Tập làm văn : - Học Văn bản giúp ta học cách kể chuyện , cách miêu tả nội tâm , ; - Học Tiếng Việt sẽ học cách dùng từ , đặt câu , sử dụng phép tu từ . II. Luyện tập : * Đề : Trong truyện ngắn “Làng”nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc . Em hãy phân tích để làm rõ ? 1.Tìm hiểu đề : - Phân tích tâm trạng nhân vật : 2. Tìm ý , lập dàn ý : A. Mở bài : - giới thiệu tác phẩm ,tác giả , nhân vật , B. Thân bài : - Hoàn cảnh ông Hai :yêu làng lại phải xa làng - Diễn biến tâm trạng khi nghe tin làng theo giặc: + đau đớn xót xa , tủi hổ chỉ trốn trong nhà , trò chuyện với con nhỏ , + giữ tình cảm trung thành với cách mạng . - Ngôn ngữ nhân vật đặc sắc , làm bộc lộ tâm trạng . C. Kết bài : - Tình huống bất ngờ giúp bộc lộ tâm trạng nhân vật cụ thể . 4. Hướng dẫn về nhà : - Học ôn cả hai bài ôn tập Tập làm văn - Soạn phần kiểm tra cuối học kỳ (221) - Giải đề cương ôn tập .
Tài liệu đính kèm: