Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 83, 84: Ôn tập học kỳ I

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 83, 84: Ôn tập học kỳ I

ÔN TẬP HỌC KỲ I

A. Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức : Nắm vững các nội dung cơ bản của cả ba phần ( Văn , Tiếng Việt , Tập làm văn đã học trong học kỳ I .

 2. Kỹ năng : Biết cách vận dụng những kiến thức ,kỹ năng đã học một cách tổng hợp ,toàn diện để giải được các bài tập thực hành .

 3. Thái độ : Ý thức nghiêm túc trong học tập , trong kiểm tra .

B. Chuẩn bị :

 - GV : Soạn bài ; hệ thống nội dung kiến thức , các bài tập thực hành ; bảng phụ .

 - HS : Soạn bài kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I , giải trước bài tập .

C. Tiến trình hoạt động :

 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS

 2. Bài cũ : Học thuộc một bài thơ em thích , nêu tác giả , nội dung chính ?

 3. Bài mới : * giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học .

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 83, 84: Ôn tập học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 18	 NS : 03/12/09
Tiết : 83 - 84 	 ND : 05/12/09
ÔN TẬP HỌC KỲ I 
A. Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thức : Nắm vững các nội dung cơ bản của cả ba phần ( Văn , Tiếng Việt , Tập làm văn đã học trong học kỳ I .
 2. Kỹ năng : Biết cách vận dụng những kiến thức ,kỹ năng đã học một cách tổng hợp ,toàn diện để giải được các bài tập thực hành .
 3. Thái độ : Ý thức nghiêm túc trong học tập , trong kiểm tra .
B. Chuẩn bị :
	- GV : Soạn bài ; hệ thống nội dung kiến thức , các bài tập thực hành ; bảng phụ .
	- HS : Soạn bài kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I , giải trước bài tập .
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 
	2. Bài cũ : Học thuộc một bài thơ em thích , nêu tác giả , nội dung chính ?
	3. Bài mới : * giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn ôn tập từng phân môn :
- Phân môn Văn bản em đã học gồm mấy phần lớn ? 
- Truyện trung đại gồm những văn bản nào ? trích trong tác phẩm gì?
 - Thế nào là “Truyền kỳ mạn lục” ?
- Thế nào là “ Vũ trung tuỳ bút” ?
- Em hiểu “Hoàng Lê nhất thống chí nghĩa là gì?
- “Truyện Kiều” và “Truyện Lục Vân Tiên” về hình thức có điểm gì giống nhau ?( Chữ viết , thể loại)
- Tóm tắt cốt truyện “Làng” của Kim Lân?
- Nêu nội dung chính truyện “Lặng lẽ Sa Pa”?
- Truyện “Chiếc lược ngà” kể về ai ? ai kể ? ngôi thứ mấy ? Kể việc gì?
- Em đã học những truyện nào của nước ngoài?
- Kể tên những bài thơ hiện đại đã học? 
- Em thuộc bài thơ nào nhất ?
- Trong những bài thơ đã học ,những bài thơ nào có hình ảnh người lính ?
- Kể tên những văn bản nhật dụng đã học?
- Nêu chủ đề của từng văn bản ?( Vấn đề hội nhập và bản sắc văn hoá dân tộc ; vấn đề chiến tranh và hoà bình ; Quyền trẻ em 
* hướng dẫn ôn tập Tiếng Việt :
- Phần tiếng Việt em đã học những nội dung nào 
- có những phương châm hội thoại nào?
- Cách dẫn trực tiếp khác cách dẫn gián tiếp chỗ nào ? Có những cách phát triển từ vựng nào ?- Phần tổng kết từ vựng gồm những nội dung gì ?- Em biết những phép tu từ nào ?
*Hướng dẫn ôn phần Tập làm văn :
- Phần Tập làm văn em đã học những nội dung lớn nào ?
- Văn thuyết minh khác với thuyết minh ở lớp 8 ở chỗ nào ?
- Văn tự sự học ở lớp 9 có điểm gì giống và khác văn tự sự học ở các lớp dưới ?
*TIẾT 2 :
- Câu 1: 
a) Chép thuộc bốn câu đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”?
b) Nêu cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đó?
 - Câu 2 :
“Chuyện người con gái Nam xương” của Nguyễn Dữ có nhiều yếu tố kỳ ảo . Hãy chỉ ra các yếu tố đó và cho biết ý nghĩa?
- Câu 3: 
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng 
- Hãy phân tích đoạn trích để làm rõ điều 
đó ?
I. Nội dung ôn tập :
A. Phần văn bản :
- Truyện trung đại :
+ Truyện văn xuôi : “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ) ; “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Phạm Đình hổ) ; “Hoàng Lê nhất thống chí” (Ngô Gia Văn Phái) ; 
+ Truyện văn vần : “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) ; “Truyện Lục Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu)
- Truyện hiện đại :
+ Truyện trong nước : “Làng” (Kim Lân) ; “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) ; “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) 
+Truyện nước ngoài : “Cố hương” (Lỗ Tấn) ; “Những đứa trẻ” (Macxim Gorky )
- Thơ hiện đại :
+ “Đồng chí” (Chính Hữu) ; “ Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) ; “Bếp lửa” (Bằng Việt) ; “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật)“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”(Nguyễn Khoa Điềm) ;“Aùnh trăng”(Nguyễn Duy)
- Văn bản nhật dụng:
+ “Phong cách Hồ Chí Minh”(Lê Anh Trà) ; “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” (Garxia Mackét) ; Tuyên bố thế giới về sự sống còn ,quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”
B. Phần Tiếng Việt :
- Các phương châm hội thoại ; Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ; thuật ngữ ; Sự phát triển của từ vựng ; Trau dồi vốn từ .
- Tổng kết từ vựng : Từ xét về cấu tạo , xét về nghĩa , xét về nguồn gốc , Các phép tu từ từ vựng 
C. Phần Tập làm văn :
- Văn thuyết minh : 
+ Kết hợp các biện pháp nghệ thuật .
+ Kết hợp miêu tả .
- Văn tự sự :
+ Kết hợp với miêu tả nội tâm .
+ Kết hợp với nghị luận .
+ Đối thoại ,độc thoại ,độc thoại nội tâm .
+ Người kể chuyện .
II. Luyện tập :
Câu 1 :
a) HS chép đủ và đúng bốn câu thơ (SGK)
b) – Giới thiệu vị trí bốn câu thơ , tác phẩm ? tác giả ? nội dung bốn câu thể hiện ?
 - Hai câu đầu gợi không gian ,thời gian : Xuân quamau , ánh sáng rực rỡ trong không gian rộng lớn .
 - Hai câu sau : miêu tả bãi cỏ non trải rộng đến tận chân trời , giữa màu xanh ấy nổi bật cành lê với bông hoa trắng ,làm bức tranh sinh động có hồn .
 - Bốn câu thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của tác giả , tạo bức tranh xuân tuyệt đẹp .
Câu 2:
- Chi tiết kỳ ảo : đoạn cuối truyện :
+ Phan Lang nằm mộng ,sáng ra thả rùa .
+ Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu .
+ Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan 
->Ý nghĩa:Tạo kết thúc có hậu : thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời trong nhân dân ; hoàn chỉnh vẻ đẹp của Vũ Nương : phục hồi danh dự cho nàng .
Câu 3 :
A. – Giới thiệu chủ đề truyện : 
 - Dẫn tác phẩm ? tác giả ?
B. – Hoàn cảnh câu chuyện : Ông Sáu đi kháng chiến , con chưa biết mặt cha ,
 - Ông Sáu về : Con không nhận cha .
 - Tình cảm ông Sáu dành cho con :lúc ở nhà , khi vào chiến khu .
 - Tình cảm bé Thu dành cho cha : lúc ông Sáu ra đi 
 C. Khẳng định tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh 
	4. Hướng dẫn về nhà :
	- Học bài , nắm kỹ nội dung đã ôn , tập giải đề trong SGK 
	- Học thuộc các bài thơ .
Tuần :18	 NS : 12/12/09
Tiết : ôn tập 	 ND : 15/12/09
ÔN TẬP HỌC KỲ I 
 ( Giải đề cương )
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Củng cố , khắc sâu những kiến thức tổng hợp cả ba phân môn đã học 
	2. Kỹ năng : Biết vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập thực hành .
	3. Thái độ : Ý thức cẩn thận ,nghiêm túc trong làm bài .
B. chuẩn bị :
	- GV : Soạn bài ; các bài tập và gợi ý giải đáp .
	- HS : Học thuộc các bài thơ ; giải trước đề cương .
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 
	2. Bài cũ :
	3. Bài mới : * giới thiệu : Nêu yêu cầu của tiết học .
	 * Tiến trình bài dạy :
*Hướng dẫn ôn tập :
- Câu 1 :Có câu thơ: “Không có kính rồi xe không có đèn”
a) Chép tiếp các câu còn lại cho đủ khổ thơ ?
b) Cho biết tên bài thơ ? Tác giả? Hoàn cảnh sáng tác ?
c) Từ “trái tim” trong câu thơ cuối của đoạn vừa chép được dùng với nghĩa nào ?
d) Viết một đoạn văn diễn dịch (5-7 dòng)phân tích hình ảnh người lính trong đoạn thơ đó ?
- Câu 2: Hãy kể lại nội dung truyện “Làng” của Kim Lân bằng lời kể của ông Hai .
- GV gợi ý HS lập dàn bài 
- Câu 3 : Cho câu thơ : “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” 
a) Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo ?
b) Nêu tên bài thơ ? tác giả ?
c) Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có những nghĩa nào?
d) Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?
- Câu 4 : 
a) Chép chính xác 8 câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng bích” 
b) Trong đoạn thơ vừa chép có điệp ngữ “buồn trông” lặp lại bốn lần , có tác dụng gì ?
- Câu 5: Em có suy nghĩ gì về cách sống .tâm hồn và suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ?
- GV gợi ý HS làm dàn bài 
- Câu 6 : 
- Thế nào là cách dẫn trực tiếp ?
- Hãy trích dẫn ý kiến sau đây theo cách dẫn trực tiếp : 
“Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc ,vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng” ( Hồ Chí Minh, “Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”)
- Câu 7 :Có câu thơ “Câu hát căng buồm với gió khơi” 
a) Hãy chép tiếp ba câu còn lại thành khổ thơ hoàn chỉnh?
b) Cho biết đó là khổ thơ thứ mấy , trong bài thơ gì ? tác giả?
c) Viết đoạn văn ngắn phân tích khổ thơ đó ?
- Câu 8 :
Viết một đoạn văn về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con qua lời kể của ông Sáu .
- Câu 9 : 
- cho các câu văn sau : “Bài thơ “Đồng chí” kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc . Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí , đồng đội của người lính ,là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ”
a) Chép chính xác ba câu thơ cuối của bài thơ ?
b) Cho biết tên của tác giả ?
c) Viết tiếp các câu văn trên thành đoạn văn từ 7-10 dòng ,trong đó có một câu hỏi tu từ ?
- Câu 10 : Đoạn kết thúc một bài thơ có câu “Trăng cứ tròn vành vạnh”
a) Hãy chép tiếp những câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ ?
b) Cho biết tên tác phẩm ,tác giả
c) Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì ? Từ đó nêu chủ đề bài thơ ?
I. Nội dung :
Câu 1:
a) HS chép thuộc khổ thơ .
b) tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật ; Sáng tác 1969 lúc tác giả tham gia chiến đấu ở tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ.
c) Từ “trái tim” : nghĩa chuyển -> chỉ người lính lái xe với nhiệt tình cứu nước ,với lòng yêu nước nồng nàn .
d) Đoạn văn :Khổ cuối “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ,nhà thơ Phạm Tiến Duật đã cho thấy rõ hơn những chiếc xe biến dạng nhưng vẫn tiến ra chiến trường . Đó là những chiếc xe móp méo, thiếu các phụ tùng . Vậy mà xe vẫn chạy , chính nhờ người lính lái xe . Những người lính với trái tim đầy nhiệt tình cách mạng , một tình yêu Tổ quốc sâu sắc đã tiến lên đánh thắng kẻ thù xâm lược .
Câu 2: -> Yêu cầu : chuyển ngôi kể thứ nhất (Ông Hai xưng tôi ) - kể theo trình tự diễn biến câu chuyện ,đủ các sự kiện .
A. Tôi tự giới thiệu : quê quán, hoàn cảnh ,lý do phải tản cư .
B.- Tuy xa làng nhưng tôi luôn nhớ làng : khoe làng 
 - Ở phòng thông tin tôi rất vui với tin thắng giặc 
 - Ở quán nước bất ngờ nghe tin làng theo giặc : Tôi đau đớn , tủi hổ ,xót xa ; về trốn ở trong nhà ,chỉ trò chuyện với con nhỏ 
 - Nhưng rồi nghe tin cải chính : làng tôi không theo giặc .
C. – Tôi vui mừng đi khoe với mọi người 
Câu 3:
a) HS chép thuộc tám câu thơ (SGK)
b) Tác phẩm “Bếp lửa” của Bằng Việt 
c) Từ “nhóm” được nhắc lại bốn lần ,gồm nhiều nghĩa :
- Nghĩa đen : làm cho ngọn lửa cháy lên 
- Nghĩa bóng: khơi lên những tình cảm tốt đẹp :+Tình yêu thương chăm sóc con cháu trong cảnh thiếu thốn ;+ những kỷ niệm tuổi thơ đầm ấm bên bà ; 
d) *Hình ảnh bếp lửa: 
- Luôn gắn liền với người bà : nhớ bếp lửa cháu nhớ bà.
- cảnh bà nhóm bếp là nhóm tình thương yêu chăm sóc ,là tình bà cháu ấm áp thân thương 
 * Hình ảnh ngọn lửa :
- Là những kỷ niệm ,là niềm tin nâng bước cháu đi lên 
- Là sức sống ,lòng yêu thương bà dành cho cháu .
Câu 4: 
a) HS chép thuộc tám câu thơ (SGK)
b) Tác dụng của điệp ngữ :
- Cụm từ “buồn trông” nằm ở đầu các câu lục trong thể thơ lục bát tạo âm hưởng trầm buồn ; nhắc nhiều lần : nỗi buồn kéo dài .
- Điệp ngữ góp phần diễn tả tâm trạng buồn khổ kéo dài triền miên , nặng nề , lo âu , sợ hãi ; 
Câu 5:
A.- Giới thiệu tác phẩm, tác giả, nhân vật và phẩm chất nhân vật
B –Hoàn cảnh sống và làm việc :
 + Sống ở đỉnh cao Yên Sơn 
 + Công việc : 
 - Anh vẫn bộc lộ những phẩm chất :
 + Yêu nghề, say mê công việc ,
 + Có suy nghĩ về nghề rất đẹp
 + Có hành động :sống có khoa học, 
 + Giản dị ,khiêm tốn 
 + Hiếu khách , 
C. – Anh Thanh niên là tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70 của thế kỷ trước .
 - Ý thức học tập anh thanh niên của em .
Câu 6 :
- Cách dẫn trực tiếp : SGK
- Đoạn văn : Trong “Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng” , chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “ Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc ,vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
Câu 7 :
a) HS chép đúng khổ thơ SGK 
b) Là khổ thơ cuối trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận 
c) Đoạn văn : Trong khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” tác giả Huy Cận cho ta thấy cảnh đoàn thuyền trở về sau một đêm đánh cá . Mặt trời đã hiện ra . Nó như đội biển mà lên đã đem lại màu mới ,tươi sáng ,rực rỡ , cho biển cả cho người lao động . Gió nổi lên ,thuyền căng buồm để nhanh chóng vào bờ . Thuyền và mặt trời cùng chạy đua: mặt trời càng lên cao thuyền càng gần bến . Một viễn cảnh mở ra , cá phơi đầy với muôn màu sắc huy hoàng . Chỉ bốn câu thơ tác giả đã diễn tả niềm vui cực độ và sự khẩn trương của đoàn thuyền về bến sau một đêm lao động vất vả ,căng thẳng .
Câu 8: Đoạn văn :
 Sau tám năm đi kháng chiến tôi được về thăm nhà . Con tôi đã tám tuổi , nó không nhận ra tôi vì vết thẹo trên má tôi do chiến tranh để lại . Suốt ba ngày ở nhà ,tôi cố gần nó nó lại càng xa lánh tôi .Tôi đau khổ vô cùng ,không biết làm thế nào cho con hiểu . May sao bà ngoại nó đã giải thích lý do có vết thẹo trên má tôi . Hôm tôi đi bất ngờ nó nhận cha trong tiếng kêu như xé ruột gan mọi người . Nó ôm chặt tôi ,hôn khắp mặt hôn cả vết thẹo . Tôi sung sướng vô cùng ,cảm thấy nỗi đau dịu đi . Nhưng rồi cha con tôi phải chia tay nhau , tôi lên lại chiến khu .
Câu 9 :
a) HS chép đúng ba câu cuối 
b) Tác giả Chính Hữu .
c) Viết tiếp đoạn văn :
 Bài thơ . . . người chiến sĩ. Giữa cảnh rừng hoang một đêm khuya đầy sương muối ,những người lính chủ động chờ giặc tới . Họ được sưởi ấm bởi tình đồng chí , đã giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và của mọi thiếu thốn gian khổ . Đặc biệt hình ảnh “Đầu súng trang treo” vừa rất thực vừa gợi ra nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú và sâu xa. Đó là sự gắn bó giữa thực tại và mộng mơ , giữa chiến tranh và hòa bình, giữa chất thép và chất trữ tình , giữa cuộc đời người chiến sĩ và thi sĩ . Phải chăng nhờ đó mà người lính đã lập nên chiến tháng lẫy lừng ?
Câu 10 :
a) HS chép thuộc khổ thơ .
b) Tác phẩm “Aùnh trăng” của Nguyễn Duy.
c) Hình ảnh vầng trăng mang nhiểu ý nghĩa :
- Là hình ảnh thực : trăng theo con người từ nhỏ đến lớn .là bạn tri kỷ (nhân hóa) -> hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ .
- Là hình ảnh biểu tượng : 
+ Quá khứ nghĩa tình ,chung thủy 
+ Là tình cảm tròn đầy , là sự nghiêm khắc nhắc nhở con người : đừng quên quá khứ , sống có ân nghĩa thủy chung .
-> Chủ đề: Con người đừng quên quá khứ ,phải sống có đạo lý “uống nước nhớ nguồn”
	4. Hướng dẫn về nhà :
	- Học thuộc các bài thơ ; các bài ôn tập ; 
	- Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9t18.doc