Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 120

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 120

Bài 18. Tiết: 91+ 92

Văn bản

 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

( Trích-Chu Quang Tiềm)

1. Mục tiêu:

 Giúp học sinh

 a.KT- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 b.KN - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 c.TĐ.Giáo dục học sinh thái độ đọc sách ,tỡm hiểu tri thức.

2. Chuẩn bị:

 a. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.

 b. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra:( 5 ): Vở soạn của học sinh (10em) và nhận xét.

*Giới thiệu bài:( 1 ): Giáo sư, tiến sĩ Chu Quang Tiềm, nhà mỹ học, lý luận văn học lớn của Trung Quốc. Ông nhiều lần bàn về đọc sách, phương pháp đọc sách. Ông muốn truyền lại cho các thế hệ sau những suy nghĩ sâu sắc và kinh nghiệm phong phú của bản thân, được thể hiện trong bài viết "Bàn về đọc sách". Đó là bài mới hôm nay chúng ta sẽ học.

 

doc 105 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 120", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19
Kết quả cần đạt
	- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
	- Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu, biết đặt câu có khởi ngữ.
	- Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận, phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận.
Ngày soạn: 08/01/2009 . Ngày giảng: 12/01/2009 
	 14/01/2009
Bài 18. Tiết: 91+ 92
Văn bản
 bàn về đọc sách
( Trích-Chu Quang Tiềm)
1. Mục tiêu:
 Giúp học sinh
	a.KT- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
	b.KN - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
 c.TĐ.Giỏo dục học sinh thỏi độ đọc sỏch ,tỡm hiểu tri thức. 
2. Chuẩn bị:
	a. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
	b. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra:( 5 ): Vở soạn của học sinh (10em) và nhận xét.
*Giới thiệu bài:( 1 ): Giáo sư, tiến sĩ Chu Quang Tiềm, nhà mỹ học, lý luận văn học lớn của Trung Quốc. ông nhiều lần bàn về đọc sách, phương pháp đọc sách. ông muốn truyền lại cho các thế hệ sau những suy nghĩ sâu sắc và kinh nghiệm phong phú của bản thân, được thể hiện trong bài viết "Bàn về đọc sách". Đó là bài mới hôm nay chúng ta sẽ học.
b. Bài mới:
?
HS
GV
?K
HS
?K 
HS
GV
GV 
?TB
GV
HS
GV
HS 
?TB
HS 
?TB
HS 
?K
HS
GV
?TB
GV
?K
HS
GV
?TB
GV
?K
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
gv
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
?
GV
?
?TB
HS
?
HS
GV
?
?
?
?
HS
GV
?
HS
Qua đọc và chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu một số hiểu biết về tác giả Chu Quang Tiềm.
Chu Quang Tiềm (giáo sư, tiến sĩ ), ông nhiều lần bàn về việc đọc sách. Bài viết này là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau.
- Vấn đề đọc sách và phương pháp đọc sách có vai trò quan trọng trong việc tiếp thu tri thức nhân loại của mỗi người. Trong thời gian gần đây, đài truyền hình Việt Nam trong chương trình chào buổi sáng có chuyên mục: "Mỗi ngày một cuốn sách" đã giới thiệu nhiều cuốn sách hay, ví dụ hai cuốn sách được bạn trẻ quan tâm: Nhật ký liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thị Thùy Trâm.
Tên văn bản là" Bàn về đọc sách" cho thấy bài văn này thuộc kiểu văn bản gì?
- Văn bản nghị luận ( lập luận, giải thích một vấn đề xã hội ).
Văn bản nghị luận quy định cách trình bày ý kiến của tác giả theo hình thức nào dưới đây?
1 Hệ thống sự việc.
1 Bố cục theo từng phần: MB, TB, KB?
1 Hệ thống luận điểm.
Nêu yêu cầu đọc văn bản nghị luận: Rõ ràng, mạch lạc, giọng điệu tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò truyện, chú ý các hình ảnh so sánh. GV cùng 3, 4 hs đọc bài.
- Đọc chú thích SGK.
Bài nghị luận gồm mấy luận điểm, cụ thể ra sao?
- Ba luận điểm tương ứng với 3 phần sau:
- Phần 1( Từ đầu đ phát hiện thế giới mới) tác giả khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
- Phần 2 ( Tiếp đ tiêu hao lực lượng) Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Phần 3 ( Còn lại ): Bàn về phương pháp đọc sách ( cách chọn sách và phương pháp đọc sách ).
Tóm lại: Đoạn trích bàn về vấn đề đọc sách chủ yếu trên 3 bình diện: Sự cần thiết và ý nghĩa đọc sách; cách chọn sách; cách đọc sách, các ý liên quan chặt chẽ với nhau, 2 ý sau là trọng tâm.
Đọc phần 1 và nêu nội dung của phần này?
Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đã đưa ra luận điểm căn bản nào?
- Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.
Nếu học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập thì theo tác giả đọc sách có quan hệ với học vấn như thế nào?
- Học vấn là những hiểu biết của con người, một mặt do đọc sách mà có. 
- Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
Sự cần thiết của việc đọc sách được tác giả phân tích bằng các lý lẽ nào?
- Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại: Là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại, được mọi thế hệ cẩn thận lưu giữ.
- Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý báu này. Nhưng học vấn luôn rộng mở ở phía trước, muốn nâng cao học vấn cần kế thừa những thành tựu của ông cha để lại trong sách.
Những cuốn SGK em đang học có phải là di sản tinh thần không? Em đã được thừa hưởng những gì từ việc học những cuốn SGK đó? Cho ví dụ.
SGK cũng nằm trong di sản tinh thần đó. Vì nó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà chúng ta có may mắn được tiếp nhận.
Ví dụ: tri thức về tiếng Việt và văn bản trong SGK ngữ văn giúp ta có kỹ năng sử dụng đúng và hay ng2 PT trong nghe, đọc, nói, viết....
Những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách.
Tiết 92
Chuyển ý: Với cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, thấu tình đạt lí, tác giả chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc sách trong con đường học vấn của mối người. Đọc sách là con đường tích lũy và nâng cao tri thức. Đọc sách là tự học. Đọc sách là học với thầy vắng mặt... Đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với mỗi con người. Dù văn hóa nghe, nhìn thực tế cuộc sống đang là những con đường học tập quan trọng khác nhưng không bao giờ có thể thay thế được cho việc đọc sách. Nhưng đọc sách có dễ không?
Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì cần phải đọc sách như thế nào? Để hiểu được điều đó, tác giả tiếp tục lí giải ở phần tiếp theo.
Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Thu Quang Tiềm đã chỉ ra những sai lạc nào thường gặp trong việc đọc sách?
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống" chứ không kịp tiêu hóa, không kịp nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
Như vậy, tác giả đã chỉ ra một cách xác đáng hai thiên hướng sai lạc thường gặp, đó là:
- Đọc sách không chuyên sâu, tham lam, hời hợt.
- Đọc lạc hướng.
Tác giả đã giải thích về cách đọc chuyên sâu và cách đọc không chuyên sâu như thế nào?
- Đọc chuyên sâu là đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn.( Ví dụ cách đọc của các học giả trẻ hiện nay).
Nhận xét về thái độ bình luận và cách trình bày lý lẽ của tác giả.
- Xem trong cách đọc chuyên sâu, phê phán cách đọc không, chuyên sâu.
- Phân tích qua so sánh, đối chiếu và dẫn chứng cụ thể.
Em nhận thức được gì từ lời khuyên này của tác giả?
- Đọc sách để tích lũy và nâng cao học vấn, cần đọc chuyên sâu tránh tham lam, hời hợt.
Nhận xét của tác giả về cách đọc lạc hướng như thế nào?
- Đọc lạc hướng là tham nhiều mà không vụ thực chất.
Vì sao có hiện tượng đọc lạc hướng?
- Do sách vở ngày một nhiều ( chất đầy thư viện) nhưng những tác phẩm cơ bản, đích thực nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển, trong khi người đọc lại tham nhiều mà không vụ thực chất.
Tác hại của cách đọc lạc hướng được tác giả phân tích như thế nào?
- Lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng, vô phạt, bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách cơ bản, quan trọng.
Tác giả đã có cách nhìn và trình bày như thế nào về vấn đề này?
- Báo động về cách đọc sách tràn lan, thiếu mục đích.
- Kết hợp phân tích bằng lý lẽ với liên hệ thực tế: Làm học vấn giống như đánh trận và kẻ trọc phú khoe của.
Em nhận được lời khuyên nào từ việc này?
- Đọc sách không được đọc lung tung, tùy tiện, với quyển nào đọc quyển ấy mà cần có mục đích cụ thể.
Từ đó em có liên hệ gì đến việc đọc sách của mình?
- Học sinh tự bộc lộ.
Chuyển ý: để tránh những sai lệch trên về đọc sách, tác giả đã đưa ra ý kiến về lựa chọn sách đọc và cách đọc sách có hiệu quả nhất.
Đọc phần 2 của văn bản:
Tác giả khuyên chúng ta chọn sách như thế nào?
- Chọn cho tinh không cốt lấy nhiều. Đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc cho kỹ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
Em hiểu thế nào là sách phổ thông, sách chuyên môn, cho ví dụ.
- Sách phổ thông: sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dân thế giới hiện nay đều phải biết ( SGK các cấp).
- Sách chuyên môn: sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
Theo tác giả, thế nào là đọc sách để có kiến thức phổ thông?
- Đọc để có kiến thức phổ thông là đọc rộng ra theo yêu cầu của các môn học ở trung học và năm đầu đại học, mỗi môn phải chọn từ 3 đ 5 quyển xem cho kỹ, tổng hợp cũng chẳng qua trên dưới 50 quyển... kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay cả học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được.
Vì sao tác giả đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông?
- Đây là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh các bậc trung học và năm đầu đại học.
- Các học giả cũng không thể bỏ qua để có kiến thức phổ thông.
- Vì các môn học có liên quan đến nhau, không có học vấn nào cô lập.
Quan hệ giữa phổ thông và chuyên sâu trong đọc sách liên quan đến học vấn rộng và chuyên được tác giả lý giải như thế nào?
- Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi hãy nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào.
Nhận xét về cách trình bày lý lẽ của tác giả?
- Kết hợp phân tích lý lẽ với liên hệ, so sánh.
Từ đó em thu nhận được gì từ lời khuyên này của tác giả về cách chọn sách?
- Đọc sách cần chuyên sâu nhưng cần cả đọc rộng. Có hiểu rộng nhiều lĩnh vực mới hiểu sâu nhiều lĩnh vực.
Theo tác giả cách đọc sách đọc sách đúng đắn nên thế nào?
* Có hai ý kiến về cách đọc sách đáng để mọi người suy nghĩ, học tập:
- Đọc kỹ, đọc đi đọc lại, đọc nhiều lần đến thuộc lòng nhất là những quyển sách có giá trị.
- Đọc với sự say mê, ngấm nghĩ, suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, kiên định mục đích.
Tác giả đã chỉ ra tác hại của lỗi đọc hời hợt ra sao? ( Tác giả chế giễu tai hại lối đọc hời hợt ra sao?)
- Như người cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa, ý loạn tay không mà về, như trọc phú khoe của, lừa mình dối người, thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
Cả cuộc đời học tập, tích lũy kinh nghiệm của bản thân, giáo sư, tiến sĩ Chu Quang Tiềm muốn nhắc nhở chúng ta cách đọc sách thiết thực, có hiệu quả nhất, đó là: không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc, vừa suy nghĩ " Trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do" nhất là đối với các quyển sách có giá trị. Không nên đọc sách tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch. Thậm chí đối với một người nuôi chí lập nghiệp trong một môn học vấn thì đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Theo Chu Quang Tiềm, đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức. Đó c ... đã học thế nào là bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), hôm nay chúng ta thực hành cách làm bài nghị luận về dạng này.
* Dạy bài mới:
HS
?
?
GV
HS
?
?
?
?
?
?
GV
HS
GV
GV
HS
GV
Đọc 4 đề SGK trang 64, 65.
Các đề bài trên yêu cầu nghị luận về vấn đề gì?
Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
Đề 2: Nghị luận về "diễn biến cốt truyện".
Đề 3: Nghị luận về "thân phận Thúy Kiều".
Đề 4: Nghị luận về "Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh".
Các từ "suy nghĩ", "phân tích" trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào?
- Đề 1, đề 3, đề 4 yêu cầu "Suy nghĩ'' là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.
- Đề 2 yêu cầu "Phân tích" là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết...) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm.
Chép đề lên bảng.
Đọc lại đề bài.
Để làm bài nghị luận chúng ta phải qua mấy bước? Đó là những bước nào?
- 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý,lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa chữa.
Nội dung bước tìm hiểu đề.
- Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về nhân vật ông Hai: Tình yêu làng quyện với lòng yêu nước - một nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân (ông Hai) trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nội dung bước tìm ý.
Điều gì là nét nổi bật ở ông Hai?
Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào?
+ ở nơi tản cư ông Hai nghĩ đến những ngày hoạt động kháng chiến giữ làng cùng anh em, đồng đội.
+ Tình cờ nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc ông đau đớn, buồn tủi, xấu hổ, bẽ bàng...
+ Khi tin đồn được cải chính ông Hai lại rạng rỡ, hào hứng kể chuyện làng.
Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ một cách sinh động, thú vị tình yêu làng và lòng yêu nước ấy (tâm trạng, cử chỉ, hành động, lời nói...)
Hướng dẫn học sinh dựa vào bước tìm hiểu đề, tìm ý để xây dựng dàn bài cho đề trên.
Làm việc theo 3 nhóm ( )
 Nhóm 1: dàn ý phần mở bài
 Nhóm 2: dàn ý phần thân bài
 Nhóm 3: dàn ý phần kết bài.
Gọi học sinh thông qua dàn ý từng phần
Bổ sung và sắp xếp lại ý kiến học sinh cho hợp lý.
Tiếp tục chia nhóm để học sinh tập viết bài văn dựa trên dàn ý đã xây dựng.
Chú ý cần liên kết các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong bài bằng các phép liên kết.
Lấy dẫn chứng trong tác phẩm phục vụ cho các luận cứ khi nghị luận.
 Nhóm 1: Viết phần mở bài.
 Nhóm 1: Viết phần thân bài.
 Nhóm 1: Viết phần kết bài.
Hướng dẫn:
* Mở bài: có nhiều cách.
- Từ khái quát đến cụ thể (Từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật).
- Nêu trực tiếp suy nghĩ của người viết: tình yêu làng, sự gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn là một tình cảm sâu nặng của con người Việt Nam nói chung, đặc biệt là những người nông dân nói riêng. Lịch sử văn học dân tộc từng xây dựng thành công nhiều nhân vật mang tình cảm đáng quý ấy. Ông Hai trong truyện ngắn "Làng" Kim Lân là một trong những trường hợp tiêu biểu như thế.
* Thân bài:
* Kết bài: Ông Hai trong "Làng" là một nhân vật tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Qua truyện ngắn này, tác giả khắc họa thành công hình tượng người nông dân yêu làng, yêu nước hồn nhiên chất phát nhưng rất xúc động. Hình tượng ông Hai vừa phản ánh chân thực những nếp cảm, nếp nghĩ của người nông dân Việt Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp 
I, Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ( )
Đề bài:
- Giống nhau: Đều là kiểu bài nghị luận.
II, Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ( )
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
* Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu: nghị luận về nhân vật trong tác phẩm.
- Phương pháp: Xuất phát từ sự cảm, hiểu của bản thân.
* Tìm ý:
- Phẩm chất điển hình của nhân vật ông Hai: tình yêu làng gắn bó, hòa quyện với lòng yêu nước.
- Các biểu hiện của phẩm chất.
2, Lập dàn bài.
3. Viết bài.
HS
?
HS
GV
vừa có ý nghĩa khơi dậy nhiều tình cảm tốt đẹp nơi bạn đọc.
Đọc lại bài xem cấu trúc đã đủ 3 phần chưa?
- Kiểm tra sự liên kết giữa các câu, đoạn xem đã chặt chẽ, lô gíc chưa.
- Kiểm tra lỗi dùng từ đặt câu, lỗi chính tả.
Khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần phải chú ý những gì? Bài gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần?
- Đọc ghi nhớ SGK trang 68.
Chép đề bài lên bảng.
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo bố cục ba phần: MB, TB, KB.
4. Kiểm tra và sửa chữa.
III, Bài học: ( )
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
- Các phần của bài nghị luận:
+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nêu ý kiến đánh giá.
+ Thân bài: nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật; phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu, xác thực.
+ Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm.
- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ riêng về tác phẩm.
- Giữa các phần, các đoạn cần có sự liên kết hợp lý, tự nhiên.
III, Luyện tập: ( )
 Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
c, Hướng dẫn học ở nhà: ( )
	- Nắm vững và vận dụng các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện.
	- Viết phần thân bài: Suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc của Nam Cao.
Ngày soạn: 28/02/2009	 Ngày giảng: 02/03/2009
Tiết 120 - Tập làm văn	
luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện
 ( hoặc đoạn trích )
1, Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
	- Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước.
	- Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kỹ năng tìm ý, lập ý, kỹ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2, Chuẩn bị: 
a, Giáo Viên: Chuẩn bị một số đề trong SGK: lập dàn ý, cách viết theo 	 bố cục ba phần.
b, Học Sinh: Học bài cũ, lập đề cương đề bài cho về nhà.
3, Tiến trình bài dạy:
* ổn định tổ chức: ( ) Kiểm tra sĩ số lớp 9A: 9B : 	
a, Kiểm tra bài cũ: ( 15’ )
	? Nêu nội dung chính của bố cục 3 phần trong bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
	Trả lời: Bố cục bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm 3 phần: MB, TB, KB.
	- Nội dung chính mỗi phần như sau:
	+ Mở Bài: Giới thiệu tác phẩm: Tác giả, tác phẩm, nhân vật và nêu ý kiến 	đánh giá sơ bộ.
	+ Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác 
	 phẩm.
	 Có phân tích, chứng minh bằng cứ tiêu biểu và xác thực.
	+ Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm.
b, Bài mới:
* Giới thiệu bài: ( ) Tiết học hôm nay chúng ta luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) chuẩn bị cho bài làm số 6 làm tại nhà.
* Dạy bài mới:
GV
?
HS
?
HS
GV
HS
?
?
GV
?
Gợi dẫn học sinh nhắc lại các kiến thức đã học ở tiết 118,119.
Thế nào là bài nghị luận về tác phẩm (hoặc đoạn trích).
- Theo ghi nhớ SGK trang 63.
Những yêu cầu đối với bài nghị luận về tác phẩm (hoặc đoạn trích).
- Theo ghi nhớ SGK trang 68.
Chép đề lên bảng.
Đọc lại đề bài.
Đề bài thuộc thể loại gì?
Đề nghị luận về vấn đề gì?
Giá trị nghệ thuật, nội dung của đoạn trích được thể hiện trong việc xây dựng diễn biến tâm lý nhân vật. Đó là bé Thu và ông Sáu.
Tác giả xây dựng nhân vật trong các tình huống cơ bản nào?
I, Ôn tập bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). ( )
II, Luyện tập:
Đề: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện "chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.
1. Tìm hiểu đề.
- Thể loại: Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện.
- Nghị luận vấn đề: Nhận xét đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích "chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.
2. Tìm ý, lập dàn ý:
a, Nhân vật bé Thu: Thái độ, tình cảm và hành động đối với ba.
?
HS
?
Tác giả xây dựng nhân vật ông Sáu trong các tình huống nào?
- Trong đợt nghỉ phép.
- Sau đợt nghỉ phép.
Nhận xét, đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn truyện trích " Chiếc lược ngà ".
- Về nghệ thuật và nội dung.
* Khi ông Sáu vừa về đến nhà: nghe gọi con bé giật mình, tròn mắt nhìn, nó ngơ ngác, lạ lùng... con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt... mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên má! má!
* Ba ngày ông Sáu ở nhà:
Cố tình không gọi ba, cự tuyệt tình cảm của ông Sáu: gọi trống không, hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm.
* Trong buổi chia tay: tình cha con cảm động: "Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ tới thì nó bỗng kêu thét lên: Ba...Ba!"
b, Nhân vật ông Sáu:
* Trong đợt nghỉ phép:
- Đầu tiên là sự hẫng hụt, buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy.
- Ông kiên nhẫn chờ đợi đứa bé gọi ba bằng cách tạo cơ hội gần gũi, vỗ về, chăm sóc...
- Khi ra đi lòng vẫn nặng trĩu với cảm giác buồn và bất lực.
- Khi đứa con bất ngờ lao tới và thét lên tiếng "ba" thì hạnh phúc tột đỉnh.
* Sau đợt nghỉ phép:
- Say sưa, tỉ mẩn làm chiếc lược ngà trên có khắc dòng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu con ba".
- Trước khi trút hơi thở cuối cùng "hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được" trong trái tim của nhân vật ông Sáu.
c, Nhận xét và đánh giá.
 * Về nghệ thuật: cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ nhưng vì xảy ra trong hoàn cảnh thời chiến nên vẫn đảm bảo tính hợp lý trong vận động của cuộc sông thực tế.
- Người kể ngồi thứ nhất, vừa là người tham gia vào một số sự việc của câu chuyện.
- Nhân vật sinh động, nhất là các biến thái tình cảm và hành động của nhân vật bé Thu.
- Ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ.
* Về nội dung:
- "Phụ nữ tình thâm" vốn là nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng - Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng thường ít bộc lộ ra một cách ồn ào, lộ liễu. Tuy nhiên trong đoạn trích "chiếc lược ngà", tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, chỉ có trong chiến tranh và nhờ có tình huống ngày mà tình phụ tử đã được nén chặt để sau đó bùng nổ thành một cảm xúc nhân văn sâu sắc, cảm động. Nói cách khác, tác giả đã tô đậm và ca ngợi tình phụ tử như một lẽ sống mà vì nó con người có thể bình thản hy sinh cho lý tưởng.
GV
HS
GV
Dựa vào nội dung đã xây dựng trong phần tìm ý, hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo 3 phần MB, TB, KB.
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm lập dàn ý cho một phần của bài văn.
- Làm việc theo nhóm (7')
- Các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
Chốt lại các nội dung cơ bản của từng phần.
Trên cơ sở dàn ý các nhóm đã xây dựng, hướng dẫn các em viết từng phần của bài. ( )
Nhóm 1: Viết mở bài.
Nhóm 1: Viết phần thân bài đoạn về người cha.
Nhóm 1: Viết phần kết bài.
Gọi 1 số em đại diện các nhóm đọc đoạn văn của mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- Hướng dẫn học sinh sửa chữa lỗi diễn đạt...
3, Viết bài.
c, Hướng dẫn học ở nhà: ( )
	- Tiếp tục ôn lí thuyết về thể loại nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
	- Tiếp tục viết bài hoàn chỉnh theo dàn ý đã làm ở lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 19-Bai 23.doc