Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 125

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 125

I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

 A/ Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 B/ Kĩ năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 C/ Thái độ: Yêu thích văn chương, ham mê đọc sách

II/ Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ và tài liệu, tranh ảnh có liên quan.

 HS: Trả lời câu hỏi SGK.

III/ Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, tích hợp, thảo luận,.

 

doc 74 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 125", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
CHU QUANG TIỀM
Tuần 20
Tiết 91-92
ND:
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 A/ Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
 B/ Kĩ năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
 C/ Thái độ: Yêu thích văn chương, ham mê đọc sách
II/ Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ và tài liệu, tranh ảnh có liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III/ Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, tích hợp, thảo luận,... 
IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp. (2p) 
Kiểm tra bài cũ: (5p_7p) 
Nhắc lại các thể loại văn bản, giai đoạn văn học các tác phẩm đã học ở học kì I.
 (GV hỏi HS tại chỗ không ghi điểm)
Giới thiệu bài mới: (30p_35p) 
@Sách được xem là kho tàng tri thức của nhân loại, thế nhưng việc đọc sách đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp, phải lựa chọn những loại sách phù hợp và có cách đọc. Vậy cách đọc sách như thế nào là phù hợp, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
KNêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm. (GV nêu thêm “những điều cần lưu ý”- SGV tr.3).
HĐ2. Hướng dẫn Đọc – tìm hiểu VB.
@GV đọc mẫu phần I . Hướng dẫn đọc và gọi HS đọc hết VB.
1.Tìm hiểu các luận điểm qua bố cục. 
@Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề.
K Bố cục văn bản: 3 phần
- “Học vấn...thế giới mới”: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách.
- “Lịch sử...lực lượng”: Các khó khăn, sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay.
-Phần còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.
2.Phân tích tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách: (HS đọc thầm phần I).
@Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy việc đọc sách có ý nghĩa gì?
@Sách có tầm quan trọng như thế nào?
KHS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời câu hỏi. GV có thể tổ chức cho HS tranh luận dạng đối thoại về tác dụng vai trò của sách trong cuộc sống. 
(GV giả định tình huống có HS khác cho rằng đọc sách không hay bằng lên mạng online, xem phim, chơi games,)
( 7 phút )
3.Phân tích lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách khi đọc.
@Đọc sách có dễ không?
KMuốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết chọn lựa sách mà đọc?
KTheo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?
4.Phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách.
(Cho HS đọc thầm phần cuối).
KTìm hiểu cách lập luận, trình bày của tác giả về phương pháp đọc sách.
5.Phân tích tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản.
KBài viết Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
KNêu giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
@GV chốt ý và gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 7
HĐ3.Hướng dẫn luyện tập.
KPhát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài Bàn về đọc sách.
I/Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Xem SGK tr.6.
II/Đọc – tìm hiểu văn bản.
1.Bố cục văn bản 
 Phần 1: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách.
 Phần 2: Các khó khăn, sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay.
 Phần 3: Bàn về phương pháp đọc sách.
2.Phân tích:
 a.Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách
 -Ý nghĩa:
+Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, thành tựu loài người tìm tòi, tích luỹ.
+Những sách giá trị có thể xem là cột mốc trên đường phát triển học thuật của nhân loại.
+Sách trở thành kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay.
 -Tầm quan trọng:
+Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+Đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới.
 b.Cách lựa chọn sách khi đọc:
-Hai thiên hướng sai lạc thường gặp:
+Sách nhiều khiến ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”.
+Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.
-Cách lựa chọn:
+Chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+Cần đọc kĩ các sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+Không xem thường đọc sách thường thức, sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình. “Trên đời...ngắn gọn”.
 c.Phương pháp đọc sách: (lựa chọn sách đọc)
 §äc nhiÒu mµ kh«ng nghÜ – c­ìi ngùa qua chî nhiÒu ch©u b¸u -> vÒ tay kh«ng
§äc kh«ng cèt lÊy nhiÒu
 Chän tinh
Chän 1 quyÓn gi¸ trÞ = 10 quyÓn kh«ng quan träng 
§äc nhiÒu lÇn mét cuèn
§äc s¸ch chØ ®Ó trang trÝ bé mÆt – kÎ träc phó khoe cña => PhÈm chÊt tÇm th­êng thÊp kÐm 
 §äc kÜ
§äc tËp thµnh nÕp nghÜ s©u xa...-> thay ®æi khí chất
§äc ®Ó cã kiÕn thøc phæ th«ng -> ®äc chuyªn s©u
“ S¸ch cò tr¨m lÇn xem ch¼ng ch¸n
Thuéc lßng ngÉm nghÜ mét m×nh hay”
-Phải vừa đọc vừa suy nghĩ, “trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do”, nhất là đối với các quyển sách có giá trị.
-Cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
=>Đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
 d.Tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản:
-Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình.
-Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
-Cách viết giàu hình ảnh. Nhiều chỗ, tác giả dùng cách ví von thật cụ thể và thú vị.
III/Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK tr.7.
IV/ Luyện tập
4/ Củng cố: (5p_7p) 
Nêu ý nghĩa của việc đọc sách. 
Đọc sách như thế nào là đúng phương pháp?
GV giáo dục tư tưởng cho HS về việc lựa chọn sách để đọc và giới thiệu vài quyển sách cho HS tham khảo.
5/ Dặn dò: (2p_4p) 
Đọc lại văn bản, nắm vững các luận điểm và lí lẽ.
Học thuộc Ghi nhớ.
Chuẩn bị bài mới: Tiếng nói của văn nghệ.
Tiết 93-TV: Khởi ngữ.
V/ Rút kinh nghiệm: 
*************************************************************************
KHỞI NGỮ
Tuần 20
Tiết 93
ND:
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 A/ Kiến thức: 
 -Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
 -Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đè tài của câu chứa nó.
 B/ Kĩ năng: Biết đặt những câu có khởi ngữ.
 C/ Thái độ: Yêu thích, ham học môn tiếng Việt
II/ Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, tích hợp, thảo luận, quy nạp... 
IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. (2p) 
2.Kiểm tra bài cũ: (5p_7p) 
Nhắc lại những kiến thức trọng tâm của chương trình TV học kì I.
3.Giới thiệu bài mới: (30p_35p) 
 @ Khởi ngữ là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong văn nói, văn viết? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1.Hình thành kiến thức về khởi ngữ.
GV gọi HS đọc rõ các câu ở I.1.
Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu đó về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ
HĐ2. Làm việc với phần Ghi nhớ.
KCác từ ngữ in đậm đó là khởi ngữ. KVậy khởi ngữ là gì?
KTrước khởi ngữ, có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào?
@GV chốt ý và gọi HS đọc vài lần phần Ghi nhớ.
HĐ3. Hướng dẫn Luyện tập.
1.Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích. (Cho HS đọc từng đoạn trích và nhận diện khởi ngữ).
2.Viết lại các câu bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ.
I/Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ:
-Chủ ngữ trong câu chứa từ ngữ in đậm:
Câu a: anh; câu b: tôi; câu c: chúng ta.
-Phân biệt các từ ngữ in đậm với CN:
+Vị trí: Các từ ngữ in đậm đứng trước CN
+Quan hệ với VN: Không có quan hệ C-V với VN.
1.Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
2.Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.
II/ Luyện tập:
1.Các khởi ngữ:
a.Điều này; b.Đối với chúng mình; c.Một mình; d.Làm khí tượng; e.Đối với cháu
2.Câu được viết lại:
a.Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b.Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
4/ Củng cố: (5p_7p) 
Khởi ngữ là gì? Trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ nào?
5/ Dặn dò: (2p_4p) 
Học thuộc Ghi nhớ. Làm các bài tập tương tự với bài 1,2 ở SGK.
Chuẩn bị bài mới: Các thành phần biệt lập.
Tiết 94-95:TLV: Phép phân tích và tổng hợp - Luyện tập.
V/ Rút kinh nghiệm: 
*************************************************************************
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Tuần 20
Tiết 94
ND
I/ Mục tiêu cần đạt:
 A/ Kiến thức: Giúp HS hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
B/ Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng phép phân tích tổng hợp vào đời sống hàng ngày.
II/ Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, tích hợp, thảo luận,... 
IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. (2p) 
2.Kiểm tra bài cũ: (5p_7p) 
Nêu lại yêu cầu làm các kiểu bài thuyết minh và tự sự đã học ở học kì I.
3.Giới thiệu bài mới: (30p_35p) @GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng
 KTrong văn bản nghị luận, song song với việc sử dụng các dẫn chứng, luận cứ nhằm nêu rõ luận điểm, người ta còn phải vận dụng các phép phân tích tổng hợp từng ý từng phần mới thành bài văn hoàn chỉnh. Vậy phép phân tích tổng hợp là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1: Đọc văn bản.
@GV gọi 2 HS đọc văn bản.
HĐ2: Tìm hiểu phép phân tích. 
@Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì?
@Hai luận điểm chính trong văn bản là gì?
@Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra hai luận điểm đó?
@Vậy em hiểu phép phân tích là gì?
HĐ3: Tìm hiểu phép tổng hợp.
KSau khi đã nêu một số biểu hiện của “những qui tắc ngầm” về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận gì để “chốt” lại vấn đề? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong bài văn?
K Thường ở cuối bài văn.
@Vậy phép tổng hợp là phép lập luận như thế nào?
HĐ4: Luyện tập.
(Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.)
1.Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách...học vấn”?
2.Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào?
3.Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào?
4.Qua đó, em hiểu phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận?
I/ Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:
1)Đọc văn bản “Trang phục”(SGK-9,10):
2)Trả lời câu hỏi
* Chủ đề: Trang phục.
* Hệ thống luận điểm:
- Nêu ra quy tắc ăn mặc nói chung 
(Đoạn văn 1).
- Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh 
(Đoạn văn 2)
- Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức
(Đoạn văn 3)
- Ý kiến tổng hợp nhận xét chung 
(Đoạn văn 4)
* Cách lập luận:
- Từ chủ đề lớn, tách thành các vấn đề nhỏ và lần lượt đi làm sáng rõ từng vấn đề.
- Giữa cá ... ng hoạt động giao tiếp, có những trường hợp ta rất khó phát hiện được ý đồ của người cùng giao tiếp với mình. Vì sao vậy? Vì trong lời nói của họ có thể có ẩn chứa một nội dung giao tiếp, một ý đồ gì đó mà ta khó có thể hiểu được. Do đó, để hiểu được ý đồ của người giao tiếp ta cần phải xét thật kĩ trong từng hoàn cảnh giao tiếp. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về ẩn ý trong lời nói khi tham gia giao tiếp.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
@Cho HS đọc đoạn trích nêu ở mục I.
KQua câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút” em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái?
KCâu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không?
HĐ2: Làm việc với phần Ghi nhớ.
Cho HS đọc vài lần phần Ghi nhớ.
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện tập.
1.Đọc lại đoạn trích mục I.
KCâu nào cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên?
KTừ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy?
2.Hãy cho biết hàm ý của câu:
-Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá.
3.Câu chứa hàm ý trong đoạn trích?
4.Đoạn văn trích “Làng” của Kim Lân.
@Những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không?
I/ Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
 1/ Bài tập SGK/74
-Câu thứ nhất “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”
=>Thể hiện sự tiếc rẻ vì không còn thời gian
-Câu thứ hai “Ô! Cô còn quên..đây này”
=> không chứa ẩn ý gì.
 2/ Kết luận
1.Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
2.Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
II/ Luyện tập.
1a.Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Đây là cách dùng “hình ảnh” để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật.
b.Từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái:
mặt đỏ ửng; nhận lại chiếc khăn; quay vội đi: Cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Cô định kín đáo để khăn làm kỉ vật mà anh thanh niên lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên nên gọi trả lại.
2.Hàm ý của câu: “Tuổi già ... sớm quá”
-Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy.
3.Câu chứa hàm ý trong đoạn trích:
Cơm chín rồi!
Hàm ý đó là: “Ông vô ăn cơm đi!”
4a. Hà, nắng gớm, về nào...: không chứa hàm ý, là câu nói lảng (đánh trống lảng).
b.Tôi thấy người ta đồn: câu nói dở dang
4/ Củng cố: 	(5p_7p) 
@ Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
5/ Dặn dò: (2p_4p) 
Học thuộc Ghi nhớ SGK tr. 75.	
Hoàn chỉnh các bài luyện tập vừa làm.
Chuẩn bị bài mới: Nghĩa tường minh và hàm ý (tt).
Tiết 124: TLV: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
V/ Rút kinh nghiệm: 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
*************************************************************************
TIẾT 124
ND:	
I/ Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
A/ Kiến thức: Hiểu rõ thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
B/ Kĩ năng: Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
C/ Thái độ: Yêu thích văn chương, ham học môn làm văn.
II/ Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, tích hợp, thảo luận,... 
IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. (2p) 
2.Kiểm tra bài cũ: (5p_7p) 
Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)? (5đ)
Nêu cách làm kiểu bài này. (5đ)
3.Giới thiệu bài mới: (30p_35p) 
 Tuần trước các em đã tìm hiểu cách làm một bài văn nghị luận về một truyện ngắn, đoạn trích. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. GV ghi tựa lên bảng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS đọc văn bản để tìm hiểu bài NL về một đoạn, bài thơ.
@Yêu cầu HS đọc kĩ VB (SGK tr.77)
KVấn đề NL của VB này là gì?
KVB nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ?”
K Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?
K Chỉ ra các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài; nhận xét về bố cục của văn bản. (Liên kết tự nhiên về ý và diễn đạt).
K Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không?
HĐ3: Gọi HS đọc kĩ phần Ghi nhớ.
HĐ4: Hướng dẫn HS luyện tập.
K Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ ở văn bản trên, hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này.
I/ Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
 1. Đọc văn bản “Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời” (Hà Vinh)
 2. Trả lời câu hỏi
-Vấn đề NL: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
-Những luận điểm về hình ảnh mùa xuân:
 +Mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó, hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu.
 +Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
 +Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân trên.
-Người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, đã phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ.
-VB tuy ngắn nhưng được bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông thường.
Mở bài: Đoạn 1.
Thân bài: đoạn 2,3,4,5.
Kết bài: Đoạn còn lại.
-Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha, trìu mến. Lời văn toát lên sự rung động của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải.
GHI NHỚ SGK/ 78
1.Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
2.Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, ...Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
3.Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
II/ Luyện tập:
Có thể nêu luận điểm về kết cấu, về giọng điệu trữ tình hay về ước mong hoà nhập, cống hiến của nhà thơ.
4/ Củng cố: (5p_7p) 
Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
Để có nhận xét, đánh giá cần phân tích các yếu tố nào?
Yêu cầu về bố cục, lời văn của bài nghị luận này như thế nào?
5/ Dặn dò: (2p_4p) 
Học thuộc Ghi nhớ SGK tr.78.
Hoàn chỉnh phần Luyện tập.
Chuẩn bị bài mới, học vào tiết 125:
Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
V/ Rút kinh nghiệm: 
Tiết 125
ND:
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I/ Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
 A/ Kiến thức: Biết cách viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.
 B/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ , cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
 C/ Thái độ: Yêu thích, ham học môn làm văn.
II/ Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, tích hợp, thảo luận,... 
IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. (2p) 
2.Kiểm tra bài cũ: (5p_7p) 
Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? (4đ)
Để có nhận xét, đánh giá cần phân tích các yếu tố nào? (4đ)
Yêu cầu về bố cục, lời văn của bài nghị luận này như thế nào? (2đ)
3.Giới thiệu bài mới: (30p_35p) 
 Ở tiết học trước các em đã bước đầu tìm hiểu thế nào là bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một cách cụ thể hơn về cách làm một bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ hay một đoạn thơ được trích. GV ghi tựa lên bảng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các dạng đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
@Gọi HS đọc 8 đề bài (SGK tr.79-80).
KCác đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
KCác từ trong đề bài như phân tích, cảm thụ và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm?
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các bước làm bài NL về một đoạn, bài thơ.
@GV giới thiệu đề bài trong SGK.
@HS đọc kĩ phần Tìm hiểu đề và tìm ý để hiểu được yêu cầu, phương pháp thực hiện bước đầu tiên này.
@Hướng dẫn HS đọc kĩ phần Lập dàn bài trong SGK theo từng phần để nắm vững yêu cầu, cách làm đối với mỗi bước 
(kết hợp phân tích và nhận xét).
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc văn bản trong SGK và nhận xét về cách tổ chức, triển khai luận điểm của người viết.
KTrong VB trên, đâu là thân bài?
ở phần này, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương?
KNhững suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với Mở bài và Kết bài ra sao?
KVB có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?
KRút ra yêu cầu cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
HĐ4: Gọi HS đọc kĩ phần Ghi nhớ tr.83
và củng cố thêm để các em nắm vững cách làm.
HĐ5: Hướng dẫn HS luyện tập theo yêu cầu của SGK.
@Lập dàn ý chi tiết theo các phần Mở bài, 
Thân bài, Kết bài.
I/ Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
@Yêu cầu về kiểu bài, đối tượng nghị luận, định hướng đề.
-Phân tích: chỉ định về phương pháp.
-Cảm nhận: Ấn tượng, cảm thụ của người viết.
-Suy nghĩ: nhấn mạnh nhận định, phân tích của người làm bài.
II/ Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
-Mở bài: “Quê hương ... rực rỡ”: Dòng cảm xúc dạt dào, lai láng chảy suốt đời thơ Tế Hanh.
-Thân bài: “Nhà thơ ... của Tế Hanh”: Cảm nhận về cảm xúc tinh tế của Tế Hanh khi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên.
-Kết bài: Phần còn lại: Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương và ý nghĩa bồi đắp tâm hồn người đọc của bài thơ.
(Hình ảnh, ngôn từ bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện một tâm hồn phong phú, rung động tinh tế. 
Những suy nghĩ, ý kiến của người viết được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu ... của bài thơ;
 nối kết với Mở bài và Kết bài chặt chẽ, tự nhiên: Nhận xét bao quát; phân tích, chứng minh và đánh giá, khẳng định ý nghĩa của bài thơ.
-VB ngắn, tập trung trình bày, nhận xét về những giá trị đặc sắc nhất. Tác giả nắm vững đặc trưng của tác phẩm văn học (thơ trữ tình) và đã rút ra luận điểm từ các luận cứ cụ thể, rõ ràng.
+Bố cục mạch lạc, sáng rõ.
+Người viết đã trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến với Quê hương.
*Ghi nhớ SGK tr.83.
III/ Luyện tập:
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
(theo yêu cầu gợi ý SGK tr.84).
4/ Củng cố: (30p_35p) 
Nêu nội dung từng phần trong dàn ý bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
5/ Dặn dò: (2p_4p) 
Học thuộc lòng Ghi nhớ.
Hoàn thành dàn ý chi tiết cho đề bài Luyện tập.
Nộp bài viết số 6 (ở nhà) để chuẩn bị cho tiết trả bài vào tuần sau.
Chuẩn bị bài mới: Trả bài viết số 6.
Tiết 126:VH: Mây và Sóng.
V/ Rút kinh nghiệm: 
*************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 9 HKII1.doc