Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 96 đến tiết 100 năm 2010

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 96 đến tiết 100 năm 2010

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

 ( Nguyễn Đình Thi )

A. Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức : Hiểu được nội dung của văn nghệ , sức mạnh và khả năng kỳ diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người ; biết được nghệ thuật viết văn nghị luận đặc sắc của tác giả .

 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng đọc ,cảm thụ ,phân tích văn bản ; học cách viết văn nghị luận .

 3. Thái độ : Có ý thức trân trọng nền văn học nghệ thuật nước nhà .

B. Chuẩn bị :

 - GV : Soạn bài ; bảng phụ .

 - HS : soạn bài , đọc kỹ văn bản ; gạch chân câu luận điểm .

C. Tiến trình hoạt động :

 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS .

 2. Bài cũ :- Nêu những hiểu biết của em về văn bản “Bàn về đọc sách” ?

 - Qua văn bản em rút ra bài học gì về cách đọc sách ?

 3. Bài mới : * Giới thiệu : Văn nghệ là gì ? Tại sao con người lại cần văn nghệ ? – Hôm nay các em sẽ tìm hiểu điều đó qua văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi .

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 96 đến tiết 100 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 21	 NS : 02/01/10
Tiết : 96 - 97 Văn bản	 ND : 04/01/10
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ 
	( Nguyễn Đình Thi )
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Hiểu được nội dung của văn nghệ , sức mạnh và khả năng kỳ diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người ; biết được nghệ thuật viết văn nghị luận đặc sắc của tác giả .
	2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng đọc ,cảm thụ ,phân tích văn bản ; học cách viết văn nghị luận .
	3. Thái độ : Có ý thức trân trọng nền văn học nghệ thuật nước nhà .
B. Chuẩn bị :
	- GV : Soạn bài ; bảng phụ .
	- HS : soạn bài , đọc kỹ văn bản ; gạch chân câu luận điểm .
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS .
	2. Bài cũ :- Nêu những hiểu biết của em về văn bản “Bàn về đọc sách” ?
	 - Qua văn bản em rút ra bài học gì về cách đọc sách ?
	3. Bài mới : * Giới thiệu : Văn nghệ là gì ? Tại sao con người lại cần văn nghệ ? – Hôm nay các em sẽ tìm hiểu điều đó qua văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu chung :
- HS đọc chú thích sao:
- Hãy nêu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Đình Thi ?
( Dẫn vài tác phẩm tiêu biểu )
- Em biết gì về xuất xứ của tác phẩm ?
( Lúc đó tác giả mới 24 tuổi- trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp )
- Thể loại của tác phẩm ?
* Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản :
- Chú ý ngắt hơi đúng các câu dài 
- GV đọc + HS đọc : hỏi từ khó SGK 
- Bài văn thuộc văn gì?Có thể chia thành mấy đoạn? - Nêu nội dung mỗi đoạn?
( Đ 1: đến “cách sống của tâm hồn” ;
 Đ2: tiếp đến “không rời trang giấy” ; 
 Đ3: còn lại )
- Mỗi đoạn có những luận điểm gì ?
- Cho biết những luận điểm trong ba đoạn có quan hệ với nhau như thế nào?
( Thể hiện thành hệ thống luận điểm : vừa có sự giải thích cho nhau vừa tiếp nối tự nhiên để làm rõ sức mạnh đặc trưng của văn nghệ )
* Hướng dẫn phân tích:
-Trong đoạn 1, theo tác giả thì tác phẩm nghệ thuật có những nét đặt trưng gì về nội dung ?
- Nhưng có phải thực tại có gì tác giả ghi lại nguyên xi hay không ?
- Điều nhắn gửi đó là những gì ?
- Để làm rõ luận điểm này tác giả đã dẫn chứng như thế nào?( Truyện Kiều ; Anna Karênina )
- Vậy nội dung của nghệ thuật là gì ?
- HS trả lời -> lớp nhận xét 
- GV khái quát ý -> chuyển tiết 2
* Tiết 2 :
+ HS đọc đoạn 2: Nội dung nói gì ?
- Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
- Để giải thích điều này tác giả đã dẫn chứng những ai ? với mỗi đối tượng văn nghệ có tác dụng gì? 
- Vậy ,nếu không có văn nghệ thì đời sống con người sẽ thế nào? ( cuộc đời khô cằn , )
+ HS đọc đoạn 3 : Nội dung của đoạn?
- Như đã phân tích trong nội dung của văn nghệ những yếu tố nào đã tạo nên sức mạnh của văn nghệ?
- Tư tưởng trong nghệ thuật phải thế nào?
- Vậy nghệ thuật có sức mạnh kỳ diệu ở chỗ nào?
* Hướng dẫn tổng kết :
+ Thảo luận : 
- Nêu nhận xét về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi ?Nhằm thể hiện nội dung gì ?
- Nhóm trình bày bảng phụ -> lớp nhận xét .
- GV khái quát ý : Phát huy nhóm khá .
- Chốt ghi nhớ -> HS đọc ghi nhớ .
* Hướng dẫn luyện tập :
- HS đọc luyện tập : Nêu yêu cầu ?
- Nêu cảm nghĩ của em về một tác phẩm văn nghệ mà em thích ? Tác phẩm đó tác động đến em như thế nào ?
I. Tìm hiểu chung :
 1. Tác giả :( 1924 – 2003) – Quê Hà Nội .
- Nhà văn , nhà thơ, nhà viết kịch , soạn nhạc, viết lý luận văn học .
- Viết văn từ trước Cách mạng Tháng Tám 1945
 2. Tác phẩm : 
- Viết 1948 , sau đó in trong tập : “Mấy vấn đề văn học” (1956)
- Nghị luận văn học .
II. Đọc – hiểu văn bản :
Đọc – từ khó :
Bố cục : 3 đoạn 
- Đ1: Nội dung phản ánh của văn nghệ.
+ Tác phẩm nghệ thuật không chỉ xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại, mà còn là nhận thức , là tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ .
- Đ2 :Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống con người , nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu , sản xuất của dân tộc ta những năm kháng chiến 
- Đ3: Văn nghệ có khả năng cảm hóa, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm .
Phân tích :
 a) Nội dung phản ánh của văn nghệ :
- Tác phẩm nghệ thuật mượn chất liệu ở thực tại 
-Nhưng nghệ sĩ không chỉ ghi lại những cái đã có mà còn muốn nhắn gửi một điều gì mới mẻ .
- Lời gửi của nghệ thuật không những là bài học luân lý, một triết lý, một lời khuyên , mà còn là tất cả những cảm xúc ,tình cảm .
=> Là phản ánh hiện thực cụ thể , là dời sống tình cảm con người qua cái nhìn và cảm nhận của người nghệ sĩ .
 b) Vai trò ý nghĩa của văn nghệ dối với đời sống con người :
- Với những người bị giam cầm : văn nghệ là sợi dây nối họ với đời sống bên ngoài .
- Với người lao động lam lũ : văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống 
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
- Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng .
- Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan trừu tượng mà lắng sâu thấm vào những cảm xúc ,những nỗi niềm 
 c) Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ :
- Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn nghệ sĩ vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng .
- Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta .
- Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn 
=> Với mỗi người : nghệ thuật có thể làm thay đổi mắt nhìn ,óc nghĩ và tâm hồn thực sự được sống ; Với xã hội : nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội 
III. Tổng kết :
- Bố cục chặt chẽ , hợp lý, cách viết giàu hình ảnh , nhiều dẫn chứng , từ ngữ bóng bẩy , giọng văn chân thành , xúc động .
- Vai trò ý nghĩa của văn nghệ trong cuộc sống .
* Ghi nhớ (17)
IV. Luyện tập :
 1. Cảm nghĩ về một tác phẩm văn nghệ :
- có thể bài thơ , truyện , bộ phim , bức tranh ,
	4. Hướng dẫn về nhà :
	- Học bài , ghi nhớ ; đọc lại văn bản , học thuộc các câu luận điểm .
	- Soạn bài mới : “Các thành phần biệt lập”
	+ Nắm khái niệm , tên các thành phần biệt lập.
Tuần :21	 NS : 03/01/10
Tiết : 98 Tiếng Việt 	 ND : 05/01/10
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Hiểu được thế nào là thành phần biệt lập ; nắm được hai thành phần biệt lập : tình thái, cảm thán về công dụng của mỗi thành phần trong câu ; 
2. Kĩ năng: Nhận diện và sử dụng đặt câu có hai thành phần đã học 
3.Thái độ : : Ý thức sử dụng thành phần biệt lập làm cho lời nói thêm sắc thái biểu cảm tạo sự gần gũi thân mật giữ người nói và người nghe.
B. Chuẩn bị :
 	- GV : Soạn bài ; phiếu học tập bài 4 ; bảng phụ .
- HS : Soạn bài ; giải trước các bài tập .
C. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số của lớp.
2. Bài cũ : -Khởi ngữ là gì? Cho ví dụ? 
	 - Chuyển các câu sau thành câu có khởi ngữ : ( bảng phụ)
	 a) Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
	 -> Thuốc, ông giáo không hút, rượu, ông cũng không uống .
	 b) Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
	 -> Nhà tôi, tôi cứ ở, việc tôi, tôi cứ làm. 
3. Bài mới: * Giới thiệu : Nêu các thành phần phụ của câu – HS biết những thành phần nào ?-Bài học hôm nay là một trong các thành phần phụ : “Các thành phần biệt lập”
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu thành phần tình thái:
+ Bảng phụ : 2 câu văn có từ gạch chân :
- HS đọc :
- Các từ chắc, có lẽ ở 2 câu thể hiện mức độ nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào ?Cho biết mức độ tin cậy của 2 từ ?
- Hãy bỏ từ gạch chân và đọc lại hai câu , cho biết nghĩa của của sự việc nêu trong hai câu có khác không ? 
* Hướng dẫn tìm hiểu thành phần cảm thán :
+ Bảng phụ : 2 câu văn có từ gạch chân 
- HS đọc :
 - Các từ ồ ,trời ơi ở hai câu có chỉ sự vật sự việc gì không ?
 -Nhờ những từ ngữ nào mà ta hiểu được lý do người ta kêu ồ ,trời ơi ?
 - Vậy các từ ồ , trời ơi đó dùng để làm gì ?
- Qua phân tích hãy cho biết thế nào là thành phần tình thái ? Thế nào là thành phần cảm thán ?
- HS trả lời - GV chốt ý ghi nhớ : HS đọc 
- Các em vừa tìm hiểu 2 trong 4 thành phần biệt lập . Vậy thế nào là thành phần biệt lập ?
* Hướng dẫn luyện tập :
+ HS đọc bài 1 : nêu yêu cầu ?
- Hãy tìm thành phần biệt lập trong mỗi câu ?
- GV gọi HS đọc từng câu và trả lời 
+ HS đọc bài 2 : Yêu cầu làm gì ? 
- Thảo luận : Hãy sắp xếp các từ theo mức độ tin cậy từ thấp nhất đến cao nhất ?
- Nhóm ghi bảng phụ -> lớp nhận xét .
- GV chốt ý : phát huy nhóm khá .
+ HS đọc bài 3 : Nêu yêu cầu ?
- Trong ba từ tình thái đó từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy , từ nào chịu trách nhiệm thấp nhất ?
- Vì sao tác giả Nguyễn Quang Sáng lại dùng từ chắc?
+ HS đọc bài 4 : Nêu yêu cầu ?
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm xúc của em khi thưởng thức một tác phẩm văn nghệ có dùng câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán ?
- HS viết nháp :
- GV gọi 2 em đọc -> lớp nhận xét 
- GV khái quát ý : phát huy em khá .
- Bảng phụ ( đoạn văn mẫu )
I. Thành phần tình thái
1.Hai câu văn :
 -Chắc, có lẽ: Thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu ;
+ Chắc có độ tin cậy cao hơn có lẽ .
2. Nhận xét: Không có hai từ đó thì nghĩa sự việc nói trong câu không đổi vì sự việc vẫn cứ xảy ra .
II. Thành phần cảm thán .
1.Hai câu văn :
 -Ồ, trời ơi: Không chỉ sự vật ,sự việc .
2.Nhận xét: 
- Nhờ thành phần câu tiếp sau đã giải thích cho ta hiểu tại sao người nói dùng từ cảm thán .
3. Nhận xét: các từ đó giúp người nói giải bày nỗi lòng mình .
* Ghi nhớ ( 18)
* Thành phần biệt lập : Không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu ,dùng để diễn đạt thái độ , cách đánh giá của người nói đối với sự việc nêu trong câu hoặc với người nghe .
III. Luyện tập:
 1. Tìm các thành phần biệt lập :
a) có lẽ -> tình thái
b) Chao ôi -> cảm thán .
c) hình như -> tình thái 
d) chả nhẽ -> tình thái .
 2. Sắp xếp từ ngữ:
-Dường như / hình như / có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
 3. Nhận xét :
-Các từ: chắc, hình như, chắc chắn :
+ chắc chắn có độ tin cậy cao nhất;
+ hình như có độ tin cậy thấp nhất.
-> Tác giả dùng từ chắc vì tác giả chưa chắc chắn lắm , nhưng cũng không thấp đến mức hình như 
 4. Viết đoạn văn :( có thành phần biệt lập )
 Em đã học truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng trong học kỳ I , nhưng đến nay em vẫn còn nhớ . Trong đó nhân vật bé Thu là cô bé thật cá tính . Trời ơi ,những chi tiết nói việc bé không nhận ba thật hấp dẫn .Nhưng em nghĩ việc bé không nhận ba chắc chắn thể hiện tình yêu ba sâu sắc của bé.
	4. Hướng dẫn về nhà :
 	- Học thuộc bài , ghi nhớ ; viết lại đoạn văn bài 4 vào vở .
	- Soạn bài: “Nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống”
	+ Bài cũ : thế nào là phân tích và tổng hợp?
 + Chỉ ra những hiện tượng tốt, hiện tượng xấu trong đời sống .
	+ Đọc kỹ hai văn bản SGK và trả lời câu hỏi để viết bài soạn.
Tuần : 21	 NS : 03/01/10
Tiết : 99 Tập làm văn 	 ND : 05/01/10
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC , HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG .
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được một hình thức nghị luận trong phạm vi trường THCS: nghị luận về một hiện tượng trong đời sống.
 	2. Kĩ năng:Nhận diện được bài văn và viết được bài văn bản nghị luận xã hội.
3.Thái độ : Ý thức viết , nói rành mạch, thuyết phục về một vấn đề nghị luận xã hội.
B. Chuẩn bị.
1. GV : Soạn bài ; bảng phụ 
2. HS : Soạn bài ; Đọc kỹ văn bản .
C. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số của lớp.
2. Kiểm tra: -Thế nào là phép phân tích, tổng hợp? 
 	 - Phân tích bản chất của lối học đối phó ?
3. Bài mới: * Giới thiệu : Trong cuộc sống hàng ngày của các em, chúng ta có thể gặp rất nhiều sự việc, hiện tượng như: một vụ đụng xe, vụ cãi lộn, một việc quay cóp khi làm bài, một hiện tượng nói tục, hút thuốc, đam mê trò chơi điện tử, bỏ bê học tậpVậy có khi nào các em nhìn nhận, đánh giá, nêu tư tưởng quan niệm của mình về những sự việc, hiện tượng đó chưa? Hôm nay, chúng ta thử làm điều đó nhé.
 	 * Tiến trình bài dạy :
*Hướng dẫn tìm hiểu bài :
+ HS đọc văn bản :
- Văn bản bàn luận về vấn đề gì? Vấn đề đó thể hiện ở phần nào của bài văn ?(Đề bài : câu luận điểm )
- Để làm rõ luận điểm , tác giả nêu lên những luận cứ nào ? 
- Theo tác giả bệnh lề mề có những biểu hiện như thế nào ?
- Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó ?
- Tác giả cho biết bệnh lề mề có những tác hại gì?
- Tác giả đã nêu ra những biện pháp khắc phục như thế nào?
- Bài viết đã đánh giá hiện tượng này như thế nào ? ( Phê phán rất gay gắt nhưng có lý lẽ và dẫn chứng xác đáng ,có tính thuyết phục cao )
- Hãy chỉ ra bố cục bài văn ? ( Mở bài : nhan đề ; Kết bài : đoạn cuối ; còn thân bài) Em có nhận xét gì về bố cục bài văn ?
- Qua tìm hiểu hãy cho biết thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống ?
Yêu cầu làm bài thế nào? Nội dung? Bố cục?
+ HS đọc ghi nhớ .
* Hướng dẫn luyện tập :
+ HS đọc bài 1 : 
- Thảo luận :Hãy liệt kê những sự việc hiện tượng tốt đáng biểu dương trong nhà trường và ngoài xã hội ?
- Nhóm ghi bảng phụ : lớp nhận xét .
- GV khái quát : phát huy nhóm khá .
+ HS đọc bài 2 : 
- Theo em đậy là hiện tượng gì ? Có đáng viết một bài văn nghị luận không ?Vì sao ?
- Hãy nêu các biểu hiện của hiện tượng hút thuốc lá ?
- Theo em nguyên nhận nào có hiện tượng hút thuốc lá trong thanh thiếu niên ?
- Hãy nêu các tác hại của hút thuốc ?
- Cần có những biện pháp nào để ngăn chặn hiện tượng hút thuốc lá ?
I. Tìm hiểu về bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống :
 * Văn bản : “Bệnh lề mề”
-Vấn đề nghị luận : Bệnh lề mề.
 2. Luận cứ :
- Biểu hiện của bệnh lề mề:
+ Coi thường giờ giấc : hội họp đi trễ , thành bệnh .
+ Việc riêng không dám trễ nhưng việc chung đến muộn cũng không thiệt gì mình .
- Nguyên nhân :
+ Thiếu tự trọng và không tôn trọng người khác .
+ Không có trách nhiệm với việc chung .
- Tác hại :
+ Gây hại cho tập thể , cho người đúng giờ 
+ Tạo tập quán không tốt .
-Biện pháp khắc phục :
+ Mọi người phải tôn trọng nhau .
+ Chỉ hội họp khi cần thiết .
 3. Bố cục : 3 phần .
- Bố cục mạch lạc và chặt chẽ : đi từ biểu hiện -> nguyên nhân -> tác hại -> biện pháp khắc phục .
* Ghi nhớ ( 21)
II. Luyện tập.
 1. Sự việc ,hiện tượng tốt :
-Giúp bạn học tập tốt. 
-Góp ý phê bình bạn khi bạn có khuyết điểm.
-Bảo vệ cây cối, cơ sở vật chất trong nhà trường.
- Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ.
- Trả lại của rơi cho người đánh mất.
 2. Nhận xét :
- Hiện tượng hút thuốc lá trong thanh thiếu niên .
-> Là bài văn nghị luận nêu hiện tượng , nguyên nhân ,tác hại, và biện pháp xóa bỏ hiện tượng đó .
- Hệ thống luận điểm :
+ Biểu hiện : 
+ Nguyên nhân :
+ Tác hại :
+ Biện pháp ngăn chặn .
4. Hướng dẫn về nhà :
- Học bài , ghi nhớ và tìm hiểu một số hiện tượng trong đời sống xã hội.
	- Soạn bài: “Cách làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống”.
 	+ Nhắc lại các bước làm bài văn .
	+ Tìm những hiện tượng tốt , hiện tượng không tốt trong cuộc sống .
Tuần : 21	 NS : 05/01/10
Tiết : 100	 Tập làm văn 	 ND : 07/01/10
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT SỰ VIỆC , HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG.
 A.Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: - Giúp HS nắm được cách làm một bài nghị luận nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.
2. Kĩ năng: - Biết được các dạng đề cà các bước viết một bài văn nghị luận xã hội.
3. Thái độ : Ý thức tầm quan trọng nhu cầu nghị luận trong cuộc sống .
B. Chuẩn bị :
	- GV : Soạn bài ; bảng phụ .
	- HS : Soạn bài , lập dàn ý trước .
C. Tiến trình hoạt động :
1. Oån định : Kiểm tra sĩ số của lớp.
2. Bài cũ :Nêu hiểu biết của em về nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống? Có yêu cầu về nội dung và hình thức gì của dạng bài này? 
 	3/ Bài mới: * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết dạy 
* Hướng dẫn tìm hiểu đề bài :
+ HS Đọc 4 đề bài trong SGK
- Thảo luận : 
- Các đề bài trên có điểm gì giống và khác nhau? Chỉ rõ? 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Lớp nhận xét .
- GV chốt ý : phát huy nhóm khá .
- Em hãy nêu một số đề bài dưới dạng như đề mẫu đã cho?
- HS nêu đề – GV nhận xét .
* Hướng dẫn cách làm bài văn :
+ HS đọc đề bài SGK (24)
- Nhắc các bước làm bài Tập làm văn ?
-Đề thuộc loại văn gì? Đề nêu sự việc, hiện tượng gì? Đề yêu cầu làm gì? 
- Nêu các phần dàn bài ?
- Phần mở bài em nêu nội dung gì ?
- Phần thân bài là nội dung gì ?
- Bạn Nghĩa có những việc làm như thế nào 
 Mỗi việc làm của Nghĩa nói lên điều gì? 
- Vì sao Thành đoàn TP HCM phát động học tập Phạm Văn Nghĩa ?
- Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn ấy thì có tác dụng gì? 
- Phần kết bài là nội dung gì?
- Bước ba trong làm văn là gì ?
- HS viết nháp mở bài 
- Gọi HS đọc -> lớp nhận xét 
- GV khái quát : phát huy em khá .
- Bước đọc và sửa chữa có tác dụng gì?
- Vậy cách làm bài văn nghị luận sự việc hiện tượng đời sống như thế nào ?
- HS trả lời -> GV chốt ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ 
* Hướng dẫn luyện tập :
- HS đọc bài : Nêu yêu cầu ?
- Nêu nội dung phần mở bài ?
- Phần thân bài gồm những ý nào ?
- Phần kết bài là nội dung gì?
I. Đề bài nghị luận về một sự việc ,hiện tượng đời sống :
* Bốn đề bài:
-Giống : Đề cập đến một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Khác:
+ Có sự việc , hiện tượng tốt đáng biểu dương(đ 1,4 )
+ Có sự việc , hiện tượng không tốt cần phê phán, nhắc nhở ( đề2,3)
+ Có đề nêu câu chuyện (đề 4) 
+ Có đề có mệnh lệnh .
* Đề tương tự :
II. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống .
* Đề (24)
 1. Tìm hiểu đề 
- Văn nghị luận : Hiện tượng người tốt, việc tốt .
-Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
 2. Tìm ý và lập dàn ý :
A. Mở bài :
- Giới thiệu gương tốt Phạm Văn Nghĩa .
B. Thân bài :
-Những việc làm tốt của Nghĩa :
+ Giúp mẹ trồng trọt, chăn nuôi -> thương mẹ.
+ Thụ phấn cho bắp -> Thực hành .
+ Làm tời kéo nước -> Sáng tạo .
- Học tập gương tốt của Nghĩa : yêu lao động .sáng tạo , có tình yêu thương .
C. Kết bài :
-Nêu ý nghĩa giáo dục của tấm gương bạn Nghĩa.
- Rút ra bài học cho bản thân.
 3. viết bài văn :
- Viết đoạn mở bài .
 4. Đọc và sửa chữa :
* Ghi nhớ : (24)
III. Luyện tập :
* Lập dàn bài đề 4:
A. Mở bài :
- Giới thiệu gương chăm học của Nguyễn Hiền .
B. Thân bài :
- Hoàn cảnh lúc nhỏ của Nguyễn Hiền .
- Tinh thần ham học của chú bé Hiền .
- Tính cách của Nguyễn Hiền : tự trọng 
- Em học tập Nguyễn Hiền ở điểm nào ?
C. Kết bài :
- Ý nghĩa câu chuyện Nguyễn Hiền 
- Bài học cho bản thân 
	4. Hướng dẫn về nhà :
	- Về nhà học thuộc ghi nhớ và làm dàn ý tất các đề bài ở phần I bài học.
	- Ôn lại kiến thức về văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống.
	- Soạn bài “Chương trình địa phương.”: Chuẩn bị đúng yêu cầu của bài .
 	+ Xác định trước một hiện tượng phổ biến ở địa phương ta .
	+ Tìm hiểu biểu hiện , nguyên nhân, tác hại , biện pháp phòng chống ( nếu là hiện xấu) phát huy (nếu là hiện tương tốt).

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9t21.doc